1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    LMAO. Post of the day - bài viết hay nhất trong ngày. 5 sao!
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Có bác nào tìm được film hoặc ảnh của F22 thực hiện cobra hoặc các động tác phức tạp kiểu như vậy không ạ!!!
    Các kỹ thuật này theo người Nga khoe, là thể hiện đỉnh cao của cấu trúc máy bay và động cơ. Hình như người Mỹ cũng chả phản đối
    Mà nghe các bác nói nhiều tới F22, em cũng đi tìm đọc thì thấy choáng cho trình độ quảng cáo của Mẽo thật: Họ bảo động cơ này có 1 không 2 cả về lực đẩy lẫn lái khí thải, trong khi đó mới là lái khí thải 2 chiều phương đứng, trong khi việc lái khí thải 3 chiều của Nga thì ai cũng biết là có từ bao nhiêu năm nay rồi, hài thật
    Còn điểm nữa em chưa hiểu là tại sao lực đẩy lớn thế, trọng lượng còn nhẹ nữa mà chiếc F22 này tối đa chỉ đạt M2+ thôi nhỉ? Trong khi trọng lượng nặng hơn, động cơ yếu hơn các dòng máy bay nga sô đạt tốc độ tối đa cao hơn.
    Tìm mãi không thấy tốc độ leo cao của F22 là bao nhiêu, có bác nào biết không ạ???
    Đi đọc quảng cáo động cơ, thấy cái AL-41F của ngố lực đẩy tới 20tấn lực, lái khí thải 3 chiều, thì thằng động cơ của F22 có vẻ kém tới 25% (35000lbf ~ 15800kf) các bác nhỉ!
    Bác bulu... ơi, khí động học đâu phải dùng cho dogfight bác, nó phục vụ cho cả việc tiết kiệm nhiên liệu, tăng tầm bay, tốc độ bay, và cấu trúc khỏe cho phép chịu đựng lớn hơn, tăng tính sống còn, tăng tuổi thọ máy bay... chứ bác.
    Ví dụ như phải bay bò sát vào mục tiêu, kéo cao thả bom rồi bò sát về, ông nào kéo cao tốt hơn thì rõ ràng giảm thiểu thời gian lộ mặt, giảm xác suất ăn đòn. Gia tốc kéo cao hơn đảm bảo lúc chạy trốn thì nhiều khả năng sống hơn. Bay lắt léo phức tạp hơn thì đảm bảo luồn rừng vượt núi tốt hơn. Cấu trúc vững thì lỡ có quả gì đó nổ gần máy bay tăng khả năng sống mà về băng bó.....
    Em thấy bác ghét bác Tuất thế thì cũng phải ghét mấy cái site quảng cáo tâng F22 lên mây xanh chứ nhỉ??? Ngọai trừ khả năng tàng hình và avioníc (chưa ai kiểm chứng cả) thì việc họ bốc thơm động cơ và khung sườn con F22 này cũng chả kém bác Tuất khen con Mig25 .
    Được kien0989 sửa chữa / chuyển vào 23:02 ngày 09/05/2006
  3. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    Đúng vậy, về cấu trúc khí động học và cơ khí thì máy bay Nga vẫn dẫn đầu. Cái này bọn Mỹ vẫn công nhận. Nhưng điều đó không có nghĩa là máy bay nó "trung bình yếu" như cậu Tuất nói!
    Ngay cả vấn đề thrust/weight cậu ta còn xuyên tạc lung tung.
    Hai dòng máy bay Nga vs. Mỹ phát triển định hướng khác nhau. Kẻ tám lạng, người nửa cân. Nếu chỉ đem cái khí động học chuyên dùng trong dog fight để so sánh cái nào hơn thì hơi thiển cận. Bọn Mỹ từ CT VN đã muốn phát triển hệ thống điện tử để thoát ra khỏi cảnh dog fight rồi. Bây giờ nó lại chú trọng về khả năng tàng hình hy sinh các tính năng khác.
    Nói về CT VN, nơi làm vũ khí Nga nổi tiếng, thì cũng có Afghanistan làm tên lửa phòng không vác vai của Mỹ nổi tiếng ( cho dù nó không chuyên, và chả bao giờ cần dùng bọn này khi đánh nhau).
    Vấn đề quảng cáo thì bọn nào chả thế, để kiếm tiền phải biết quảng cáo, không biết quảng cáo là ngu chứ hay ho gì!!
    Tớ nói về F-22 chỉ vì cậu Tuất đang sắn váy lên chửi nó thôi. Còn tớ vẫn hâm mộ vũ khí Nga hơn!!
  4. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    He he he hum nay mới kiếm ra được một số bài viết mà chắc bác tuất nhà ta đã đọc và dẫn chứng vào đây so sánh. Mấy cái bài đó cũng viết tèm lem và có hằng hà sa số những bài góp ý xây dựng.
    Về động cơ và các cơ chế khí động học Nga luôn dẫn Mỹ. Hầu như máy bay nào phát triển đối đầu với máy bay Mỹ Nga cũng vượt về tốc độ cũng như sự linh hoạt. Bạn gì ở trên nói đúng sau chiến tranh VN Mỹ chú trọng nặng về cá thiết bị điện tử, thông tin liên lạc hỗ trợ vân vây để có thể tấn công mà không phải đối đầu. Nga thì phát triển máy bay mạnh về tốc độ cũng như các tính năng để chiếm ưu thế dog fight. Khả năng tích hợp thông tin cũng như tiếp nhận chia sẻ thông tin phối hợp cùng các hệ thống khác chưa chắc Nga đã theo kịp. F-22 thậm chí khi hết vũ khí có thể gọi sự hỗ trợ của tên lửa hành trình tầm xa và trực tiếp điều khiển nó.
    Nếu chỉ nhắm vào 1 khía cạnh để chỉ trích F-22 thì không công bằng cho lắm. Ví dụ tích hợp radar của F-22 và khả năng supercruise của nó thì chưa chắc nó chạm mặt được ai. Từ xa tít nó đã thấy máy bay địch và dĩ nhiên ước lượng được nó có khả năng dog fighter với máy bay đó hay không? Nếu nhắm không xong nó vù đi trước, cho thằng kia bật afterburner lên cũng chưa chắc dí theo kịp.
    Có bài báo bố láo nói rằng F-22 khoe là tàng hình bật radar lên thì còn gì tàng hình. Điều đó đúng với các loại radar khác nhưng với radar F-22 thì không. Radar F-22 có khả năng scan rất lẹ cộng với việc thay đổi tần số cũng cực lẹ do đó rất rất khó phát hiện được. Có thể những loại radar tân tiến hơn sau này như electronically steered phased array của S-300PMU-2 phát hiện được.
    Còn vần đề tàng hình thì nói thẳng ra chả có gì tàng hình được. Không bằng cách này hay cách khác vẫn có thể detech được thôi. Ví dụ như những em tàng hình Mỹ khoe thì hình như vẫn phát hiện được khi dùng radar băng tầng thấp giống như cách F-117 bị phát hiện và bắn rớt.
    Nhìn tổng thể F-22 có điểm mạnh và yếu. Không ai có thể chế được 1 con hoàn hảo từ tốc độ đến kĩ thuật điện tử hỗ trợ được. Mỗi bên chọn cho mình 1 hướng đi riêng thì dĩ nhiên sẽ thành tựu cao hơn về mặt đó. Đem con người ta ra chê từ trang 1 đến giờ mà chỉ nhắm vào 1 điểm là không công bằng.
    Người Nga giỏi nhưng vấn đề là người Nga nghèo. Các máy bay phát triển đối đầu chỉ dừng ở bước hoàn thành thử nghiệm. Trên cơ bản là hay ho như thế. Không đem ra sản xuất, không đem ra xài sao biết được có còn vấn đề gì nảy sinh ra tiếp hay không? F-22 có đem ra sản xuất, có đem ra xài mới phát hiện nhiều điểm thiếu sót và mới sửa chữa. Cứ nhìn thực tế rằng Mỹ có hơn trăm em F-22 trong khi Nga chưa biết sản xuất được bao nhiêu em đối kháng với em này. Nga sau khi LX tan vỡ thiếu ngân sách trầm trọng, các dự án liên tục bị đình trệ và các kĩ thuật điện tử cũng dần lỗi thời. Lấy 1 ví dụ đơn giản như hiện nay Mỹ bắt đầu dồn tiền cho các dự án máy bay không người lái, ngay cả Châu Âu cũng đã có một số thành tựu thì Nga ngay đến các dự án phát triển máy bay bình thường cũng còn phải chật vật đắn đo suy nghĩ. Chưa gì đã thấy dứt đuôi vụ này.
    Nhưng phải nói ghiền nhất em Su-47 Nhìn cặp cánh là ngất ngây rồi!
    Anyway đi quảng cáo dùm Lockheed con Sabre Warrior: http://www.lockheedmartin.com/wms/findPage.do?dsp=fec&ci=15534&rsbci=15049&fti=0&ti=0&sc=400
    Được soundlessman sửa chữa / chuyển vào 02:33 ngày 10/05/2006
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Nói về tên lửa phòng không nhỏ vác vai. Thì Stinger trong chiến tranh Apganistan nhỏ. Vừa nhỏ về tỷ lệ thắng, vừa nhỏ về số lượng mục tiêu thực tế. Tên lửa SAM-7 đến nay vẫn phụt ở Iraq và Apganistan. Trong chiến tranh Việt Nam, nó đạt tỷ lệ hạ rớt máy bay trên 40%, đến nay vẫn giữ kỷ lục (à, nó thua kỷ lục 100% hay hơn nữa như một số người nói về Stinger). Tất nhiên nó giữ luôn kỷ lục của tên lửa nhỏ về số lần tham chiến và số mục tiêu bị hạ.
    Vấn đề lực đẩy và điều khiển lực đẩy:
    Trong các topic trước, khi Tuất chưa động đến F-22. Các bác đã thả sức quảng cáo, làm người Mỹ cũng phải ngượng. F-22 có lực đẩy 3 chiều và mang tên lửa tầm tia cực tím....
    Người Nga cũng có một đời động cơ hiện đại giống kiểu F-22, đó là một trong những dạng lái lực đẩy của AL-35 và AL-37. Nhưng người Nga sau đó không dùng kiểu lái lực đẩy ngoài này. Mấu chốt vấn đề ở vật liệu. Để lái được lực đẩy trong như người Nga, cần vật liệu chống sóng điện từ và hồng ngoại, chịu được dòng khí tốc độ cao. Những động cơ dòng SU-27 trước dây chỉ có tuổi thọ ống phụt này 500 giờ, sau đó mới nâng lên 1000 giờ vào đầu thế kỷ 21. Ống xả của người Nga gồm chièu tấm nhỏ kết thành, làm bằng gốm. Kiểu lái lực đẩy ngoài thì sử dụng ống xả bình thường, hai tấm lái lực đẩy giống như đuôi lái ngang khi cần chặn vào đó.
    Thật khó có thể giải thích tại sao, một máy bay có tỷ lệ lực đẩy lớn mà tốc độ lại chậm như rùa. Còn nhiều vẫn đề mà mafia fighter F-22 cần phải giải thích cho mâu thuẫn trong các quảng cáo. Khó có thể nói một máy bay quá chậm mà lại thắng trong không chiến, trong khi đối phương chỉ cần tăng tốc là "nhà vô địch" không có cơ hội giao chiến.
    Không nói đến những động cơ mạnh nhất mới nhất cho các SU, ta chỉ so sánh bằng động cơ AL-31 đời đầu dùng cho SU-35.
    SU-35 có khối lượng cất cánh từ 18,5 tấn đến 34 tấn, trọng lượng cất cánh đầy đủ vũ khí trang bị 24 tấn. Động cơ có lực đẩy tối đa 13,5 tấn nhân 2 bằng 27 tấn, nó đã có điểm gia tốc vượt xa F-22 bây giờ. Dù lý luận thế nào thì F-22 cũng chỉ đạt M1,8 tối đa, trong khi SU-35 đạt trên M2,3. Ngày nay, động cơ cho SU đạt gần 40 tấn, cho dù nó mang nặng nhất vấn gia tốc hơn F-22.
    Nói thêm về MIG-25. Các cửa xả dạng nhiều tấm ghép ngày nay bắt đầu từ máy bay này, năm 1964. Các kỹ thuật điều khiển áp lực động cơ, ổn định và lái tự động bằng máy tính cũng xuất phát từ máy bay này. Lùi về lịch sử hàng không, máy bay CF-5 của Canada là máy bay đầu tiên lái bằng mạch điện máy tính. Nhưng những năm 1950, máy tính tương tự còn nhiều hạn chế. Máy bay đầu tiên ổn định và lái máy tính có thể kể đến SU-100 ném bom siêu âm đường dài, nhưng đây là chương trình dừng khi còn đang thử nghiệm (máy bay SB-70 tương tự cũng vậy, do đó SU-100 không được chi tiền tiếp tục). MIG-25 là máy bay đầu tiên sử dụng máy tính số cho điện tử hàng không
    Hệ thống tự động điều khiển áp suất động cơ có cửa xả máy bay kiểu "cửa sập máy ảnh" dùng 12 mảnh ghép là tiền thân các cửa xả hiện đại. MIG-25 cũng là máy bay đầu tiên sử dụng bào khí trước điều khiển được.
    Mikoyan về hưu trong thời kỳ Khorusov làm loạn Liên Xô. Nhưng điều đó không ngăn cản MIG-25 trở thành mấu mực của các máy bay không chiến. Máy bay được Mỹ học theo, năm 1972 cho ra đời F-15. Năm 1974, bên Nga cũng cải tiến và gọi bằng tên mới MIG-31. Đến tận đầu thế kỷ 21, các máy bay MIG-31, F-15 vẫn là những máy bay không chiến chủ lực của Nga Mỹ. (vì vậy, nếu Mỹ sắp tới có dùng SU thì cũng là đã có tiền lệ )
    MIG-25 trong 3 năm đầu (1964 đến 1967) chưa đủ độ vững chắc khung cánh. Năm 1967, máy bay mới đủ khả năng chịu gia tải để đạt các đặc điểm vận động tốc độ cao. Một trong những ưu thế về công nghệ là máy bay sử dụng khung vỏ hàn. Đến tận sau những năm, 1990, khi công nghệ hàn của Paton phổ biến, phương Tây mơí sử dụng được kết cấu hàn ở các vị trí chịu điều kiện khắc nhiệt.
    Ban đầu, máy bay sử dụng động cơ R-15, lực đẩy 15 tấn/20 tấn (đốt đít và không đốt đít). Cũng ngay trong năm 1968, phiên bản động cơ R-15 mới được trang bị, cho lực đẩy và thời gian bay tăng. Máy bay đạt vận tốc tối đa M3,2. Tàm trên 3000km. Tuy nhiên, khi bay hết tốc độ, tuổi thọ của động cơ chỉ còn vài giờ.Sau đó, máy bay sử dụng nhiều đời động cơ turbojet khác nhau. Ngày nay, động cơ R-15 vẫn được sử dụng nhiều cho tên lửa.
    Năm 1975, MIG-31 sử dụng turbofan D-30F6. Đây là tên một loại động cơ có rất nhiều đời dùng cho cả dân sự và máy bay chiến đấu. Lúc đó, động cơ này cho lực đẩy tổng cộng 19 tấn /30 tấn. Khối lượng cất cánh tối thiểu/tối đa là 22 tấn /46 tấn. Như vậy, ngay từ lúc ra đời, tỷ lệ lực đẩy của máy bay này đã vượt rất xa F-22 ngày nay. Lúc đó, máy bay cũng đi tiên phong về hệ thống điện tử. Mấu chốt đạt được bởi khoang điện tử lớn nhất trong các loại máy bay chiến đấu thời đó. Zaslon S-800 là radar mảng pha đầu tiên dùng cho máy bay chiến đấu, cho phép MIG-31 là máy bay đầu tiên trên thế giới theo dõi/tấn công tầm xa nhiều mục tiêu cùng lúc.
    Ngày nay, kết cấu máy bay này có diện tích lớn, khả năng vô hình hạn chế, nên người ta tìm nhiều hướng phát triển máy bay chiến đấu khác với MIG-25. Tuy nhiên, chưa hướng nào đạt thành công.
    Trước những năm 1990, máy bay không chiến tàng hình F-117A được coi là "cách mạng". Nhưng việc người Nam Tư bắn hạ nó, làm cách mạng trở thành một hiện tượng.nhìn trong này sẽ thấy, duy nhất có một chiếc tấn công mặt đất ( cột Attack) mang họ F (chiến đấu trên không).
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ac/index.html
    Chiếc F-22 liệu có hơn gì không??? nhìn vào cột kết hạch phát triển (trang trước), có thể thấy máy bay F-22 liên tục bị cắt giảm với tốc độ chóng mặt. Sau năm 2001, người ta đầu tư thêm cho nó, nâng giá một chiếc từ 144 triệu lên 200 triệu. Nhưng dù có tăng thêm tính năng thì số lượng chỉ còn 178 chiếc, giao hàng đến 2003. Với số lượng này, F-22 chỉ là một thành phần rất nhỏ trong không quân Mỹ. Vì điều đó, dĩ nhiên F-15 vẫn là máy bay chiến đấu chủ lực của Mỹ. Điều đó cho thấy, đến 2015, người Mỹ vẫn cõi MIG-25 là mẫu mực của máy bay không chiến. Lúc đó, thiết kế này đạt trên 50 năm tuổi, cho thấy sự thành công ngoài sức tưởng tượng của Mikoyan.
    Riêng về động cơ dùng cho MIG-25 và MIG-31.
    Trước khi MIG-25 ra đời, người Nga đạt đỉnh cao về động cơ máy bay chiến đấu, kiểu trục Tumansky hồi đó là lõi của các động cơ máy bay chiến đấu ngày nay. MIG-21 là máy bay chiến đấu đầu tiên sử dụng động cơ hai trục ***g nhau R-11 tỷ số nén 7 (sau đó R-13 đưa tỷ số nén lên 9). MIG-21, MIG-23 là các máy bay chiến đấu M2. Điểm khác hai máy bay này là MIG-23 có khoang điện tử lớn, nó là máy bay đầu tiên dòng MIG sử dụng điện tử để chiến đấu tầm xa. Tuy nhiên, MIG-23 ra đời sau MIG-25.
    MIG-25 được thiết kế như là máy bay chiến đấu M3. Tỷ số nén của động cơ R-15 quay lại mức 4. Động cơ này là hậu duệ của các động cơ RD-1 và RD-3, thiết kế Nga trước và trong thế chiến (có nhiều loại động cơ R-1, có cả turbine đồng trục, ly tâm và động cơ tên lửa). Hiệu suất và tuổi thọ của R-15 thấp. Cùng với hệ máy tính, cửa hút và cửa xả điều khiển được, động cơ này thích hợp với dải tốc độ rộng. Kết cấu động cơ đơn giản, rẻ. Khi máy bay hoạt động, toàn bộ động cơ ngâm trong dòng khí nóng 600 độ, cách nhiệt với động cơ bởi cái phíc bạc nguyên chất. Đây là động cơ lý tưởng cho tên lửa, ngay cả ở độ cao thấp, nó vẫn hoạt động tốt và cho lực đẩy lớn. Đây là động cơ khong bypass (turbojet)
    Trong thời gian đó, động cơ D-30 được sản xuất dùng cho các máy bay vận tải, nó có tỷ số nén cao hơn, tỷ lệ bypass lớn (turbofan). Nhưng động cơ này kích thước lớn và không dùng được trong tốc độ cao. Mãi đến nqăm 1975, việc tăng áp suất đốt cải thiện động cơ này. Tuy được dùng cho máy bay chiến đấu với tên D-30F6, nhưng ban đầu hiệu suất sử dụng nhiên liệu vẫn còn hạn chế. Sau đó, áp suất đốt được tăng đến 25atm, tỷ lệ bypass di chuyển từ 0,6 đến 2. Đặc biệt, D-30F6 so với các động cơ chiến đấu khác rất nhẹ. Động cơ dòng AL thừa hưởng các kỹ thuật này, nhưng được thiết kế lại, tăng cường các khả năng chiến đấu và giảm sử dụng nguyên liệu hiếm. Giá thành của AL rất rẻ. Thông thường, các máy bay thử nghiệm sử dụng động cơ turbojet, động cơ D-30 hay động cơ tên lửa trong thử nghiệm. Sau đó, người ta cải tiến một ấn bản động cơ AL cho từng loại máy bay. Động cơ AL-31 ban đầu sau đó cải tiến thành các đời AL-35, AL-37 và AL-41. Mỗi đời như vậy có nhiều kiểu riêng. Lực đẩy ban đầu của AL-31 rất thấp, trong những ấn bản SU-27 đầu, lực đẩy khoảng 13 tấn mỗi cái. Ngày nay, các AL-31 có lực đẩy từ 13 tấn đến 15 tấn. Các kết cấu lái lực đẩy cũng được áp dụng từ AL-31 đến AL-41. Thông lường là lái lực đẩy 3 chiều trong kiểu ống chụp. Riêng động cơ AL-35 có thử nghiệm lái lực đẩy ngoài kiểu F-22, cả 2 chiều và 3 chiều, phương án này cồng kềnh. Một hạn chế của lái klực đẩy ngoài, là khi nó hoạt động, lực đẩy động cơ giảm đáng kể, trong khi chính lúc đó là lúc máy bay cần động cơ hoạt động mạnh. (phần lớn các tình huống không chiến, khi máy bay đổi hướng, nó mất tốc độ, cần lực đẩy mạnh để duy trì tốc độ. Thông thường cánh lái lực đẩy ngoài không tiếp xúc với dòng khí đẩy.)
    Khi sử dụng D-30F6 mới, MIG-31 có tốc độ tối đa còn M2,83(so với M3,2 của MIG-25). Lực đẩy thừa sức đẩy máy bay bay nhanh hơn, nhưng hạn chế tốc độ bởi nhiệt độ động cơ.
    Máy bay chiến đấu thế hệ 5 Nga là MIG-35, SU-47 ban đầu lắp động cơ AL-41 và D-30F6, đầu những năm 1990. Ban đầu, AL-41 có lực đẩy 28,5 tấn cộng hai động cơ. (những mẫu thử nghiệm ban đầu dùng động cơ R-29).
    Một lợi thế nữa của động cơ Al-31..Al-41, động cơ D-30 là thời gian hoạt động của máy bay trên không lớn. Tầm bay không tiếp dầu trung bình của các loại máy bay là 3300km. Chính vì thế, SU-35 mới cần tủ lạnh chứa dồ ăn và cả...toilet như đã trình bầy.
    Các thử nghiệm động cơ 19,5 tấn cho MIG-31 được tiến hành trên cả D-30F6 và AL-41. Một loại động cơ nữa do liên hợp Tumansky tiến hành cũng theo hướng này, với tên truyền thống của họ đầu R, động cơ R-175. Ruy nhiên, chưa có thông tin về lái lực đẩy của những loại động cơ này.
    Động cơ AL-41, cửa xả lái lực đẩy 3 chiều bằng gốm vô hình.
    [​IMG]
  6. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Quan niệm cứ nhiều tiền là có vũ khí tốt là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Người Nga có một đặc điểm cố hữu, là kinh tế đóng kín. Do đó, tuy họ ít tiền nhưng đã có những thời, sản lượng các sản phẩm chủ yếu cao nhất thế giới (than dầu điện vải sắt kim loại mầu ô tô tầu hoả tầu biển....). hay nói cách khác, mỗi người Nga ít tiền, nhưng nhiều hàng. Họ ít tiền do đặc điểm kinh tế đóng kín cố hữu, hàng hoá của họ ít tham gia vào thị trường chung.
    Trong khi đó, thị trường vũ khí Mỹ lại mang nhiều tính mafia. Một bài học đắt giá là thế chiến 2. Đối đầu với Mỹ là người Nhật, từ đầu thập niên 1930 đã có hạm đội tầu sân bay lớn nhất thế giới với những tầu có đường băng dài nhất lúc đó. Mỹ cũng chuẩn bị chiến tranh, nhưng họ dồn tiền vào đóng những thiết giáp hạm to đùng. Mà lúc đó ai cũng biết, giáp có dầy mấy cũng không chống lại được bom và ngư lôi, đại bác lớn mấy cũng không bắn đạn to và xa như bom máy bay. Nhưng các nhà xản xuất tàu sân bay không thể giành được ngân sách từ thiết giáp hạm cho đến sau trận Trân Châu cảng. Ngày nay, F-22 còn được gọi là máy bay mafia cũng như vậy, một giá khổng lồ đem lại một máy bay tính năng chưa thấy gì nổi trội.
    Những máy bay được sản xuất nhiều nhất thế giới thuộc về người Nga. Kể cả thời kỳ máy bay nhỏ số lượng lớn và thời kỳ máy bay đắt tiền. MIG-15, MIG-17, MIG-19 và MIG-21 là những máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất thế giới. Ngày nay, không quân Nga vẫn là đội quân có số lượng áp đảo máy bay chiến đấu trên không với vài nghìn chiếc MIG-31 và SU. Trong đó, người Nga duy trì khoảng vài trăm MIG-31.
    Nói chung ngày nay, máy bay bị đói nhất vẫn là F-22. Chương trình F-22 ban đầu dự định là máy bay chiến đấu chủ lực. Nhìn vào con số hiện tại bây giờ, từ nay đến năm 2015, không quân Mỹ chỉ có 178 máy bay ??? Ngần ấy máy bay chiến đấu chủ lực. ???
    Tất nhiên là không quân Mỹ chẳng thắng được ai nếu dùng 178 máy bay chiến đấu chủ lực. Vậy thì máy bay chiến đấu chủ lực Mỹ vẫn là F-15. Điều đó cho thấy một lỗ hổng lớn trong kỹ thuật quân sự Mỹ. Trong khi thế giới mỗi ngày mỗi hiện đại thì Mỹ vẫn dùng F-15.
    Giá của F-22 trước năm 2001 là $144 triệu. Sau cuộc khủng hoảng cuỗi năm đó, người ta đầu tư thêm, nâng giá lên $200 triệu. Giá của một SU-35 khoảng $35 triệu khi rao bán. Giá một SU-30MK khi bán ra ngoài khoảng $32 triệu. Máy bay SU-47 chưa công khai giá, nhưng vào khoảng 30-40 triệu. Chiếc MIG-35 chậm đưa vào sản xuất do giá cao, nó khoảng $70.
    Bi thương nhất với vũ khí Nga là tăng T-90 và máy bay SU-37. Chúng đều ra dời khi Liên Xô vỡ, chẳng ai muốn hiện đại hoá vũ khí. Trước năm 2000, người Nga chỉ sản xuất vài trăm con T-90. Sau đó, khi kinh tế ổn định trở lại thì họ đã có thiết kế tăng khác. T-90 còn may mắn, thiết kế phần thân xe được chuyển cho Tầu, Ấn và Iran. Máy bay SU-37 đen hơn, người Nga không muốn chuyển giao kỹ thuật này, nên nó hầu như không được sản xuất. SU-35 chỉ ra trước SU-37 vài năm nhưng cũng đủ để kịp trang bị. Còn sau đó, người Nga dồn tiền vào đóng SU-47 và MIG-35.
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Máy bay SU-37, rất giống SU-35. Máy bay này có thân hẹp hơn SU-35, tính không chiến mạnh hơn. Thật ra, hai máy bay SU-37 và SU-35 đều thừa hưởng những thành tựu kỹ thuật giống nhau, SU-35 thiên về đối đất (máy bay tiền tuyến), còn SU-37 thiên về đối không (phòng không).
    Câc tham số của máy bay này gần giống như SU-35. Điểm khác nhau lớn nhất là trang bị điện tử thiên về không chiến. Tầm bay lớn nhất, tốc độ lớn nhất tăng lên một chút do kết cấu thân hơi hẹp lại. (tầm bay 3300km không tiếp dầu, 6500km tiếp dầu một lần, 1400km độ cao thấp không tiếp dầu).
    Trọng lượng cất cánh tối thiểu/không chiến điển hình/tối đa=18,5/25,67/34 tấn (Như SU-33, SU-35. Trọng lượng cất cánh điển hình của SU-35 là hơn 24 tấn, SU-37 cao hơn chút do thiết bị điện tử không chiến lớn hơn. )
    Tốc độ tối đa ngang mặt biển và trên cao: 1400km/h và 2500km/h (giống SU-35).
    Trần bay 18000 mét (chung cho các SU-27)
    Vũ khi mang theo tối đa 8000kg, không chiến thường 1400kg
    Tốc độ leo cao 230m/s, gia tải chịu dược 9G. (trong các máy bay chiến đấu, chỉ có F-15 Mỹ gần đạt xấp xỉ tốc độ leo cao của SU ).
    [​IMG]
    SU-27 ban đầu được thiết kế theo yêu cầu máy bay tiền tuyến (các máy bay tấn công mặt đất tiền tuyến, có khả năng không chiến tự vệ, có thể coi tương đương dạng fighter phương Tây). Lúc này, quan điểm quân sự Nga thay đổi, họ không cần một đội máy bay không chiến cực mạnh để phòng thủ trước cuộc tấn công hạt nhân nữa (máy bay interceptor cho phòng không). Yêu cầu đặt ra là một làn sóng tấn công rộng, mạnh vào sau lưng NATO trong một cuộc chiến bằng vũ khí thông thường (máy bay tiền tuyến, tiếng Nga là MFI). Tuy nhiên, ngay từ đợt bay thử đầu tiên( chiếc thử nghiệm thứ nhất và thứ 2 năm 1977 và 1978), đặc điểm không chiến của nó đã nổi trội so với F-15, máy bay chiến đấu trên không chủ lực của Mỹ. Hơn nữa, giá thành sản xuất và duy trì máy bay này rất nhỏ so với MIG-31, đang là máy bay không chiến chủ lực Nga. Vậy nên lô dầu tiên 270 chiếc lại dành cho lực lượng phòng không (Tiếng Nga PVO ), chuyên không chiến, ký hiệu lô này là SU-27P (tiếng Nga P là đánh chặn, tương đương Interceptor).
    Từ máy bay T-10-8, SU-27 đã mở rộng khoang trước cho radar. Khả năng này của nó rất lớn để trang bị khí tài mới. Máy bay SU-27PU có cấu hình radar giống ngày nay, trước sau hai bên, kết hợp hồng ngoại laser (lúc đó, SU-27PU là máy bay có hệ thông điện tử mạnh nhất trong số các máy bay không chiến có trên thế giới, mệnh danh là mini AWACS). SU-27UB là máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi trước sau. dòng UB và PU kết hợp lại thành máy bay SU-30. Sau này, các máy bay SU tiếp theo đều tiến lên từ SU-30 hai chỗ ngồi trước sau này.
    T-10U-1 bay năm 1985, T-10U-2 năm đó, T-10U-3 năm 1986 là các máy bay huấn sluyện 2 chỗ ngồi.Sau này, dòng máy bay huấn luyện (kỹ hiệu U) sản xuát ở nhà máy Irkutsk.
    Máy bay hải quân đầu tien là T-10-3, năm 1982. Chiếc T-10-25 là máy bay hải quân tứ 2, thử nghiệm thiết bị điện tử, phương tiện trên tầu sân bay năm 1985. Các máy bay T-10K-1 bay 17-8-1987, máy bay T-10K-2 năm 1988. Lần đầu tiên hạ cánh trên tầu sân bay thật sự 1-11-1989 bởi phi công Viktor Pugachev, trên tầu Tbilisi (sau đó đổi tên là tầu Kuznetsov). Ngày 21 cùng tháng, phi công này hạ cánh ban đêm. Dòng SU-27 hải quân sau này thay thế dòng hai chỗ ngồi ngang hàng, thành SU-32, sau đó là SU-33 và SU-35. Su-27K là máy bay đã thắng MIG-29 trong cuộc đua máy bay trên tầu sân bay, trở thành SU-33. Nhà máy Komsomolsk-Amur. 60 máy bay được đóng cho hạm đội Thái Bình Dương.
    Năm 1988, máy bay T-10-24 thử nghiệm với hệ thống lái-ổn định máy tính mới. Đây là bước cách mạng, đưa ra bào khí trước điều khiển đươc và lái lực đẩy. Động cơ AL-31FU được sử dụng, năm 1988. Cùng với điệntử khí động, các thiết bị điện tử khác được áp dụng như màn hình. Liền sau đó, SU-35 xuất hiện từ SU-27M (Ký hiệu M là đa năng, tấn công mặt đất). Các SU-30 mang cấu hình này xuất hiện theo.
    Dòng hai chỗ ngồi ngang nhau chứa đựng ưu thế tiềm tàng tấn công mặt đất đột kích (như SU-24). 27IB (T-10V-1) trở thành một loại SU-34, thay thế nhanh chóng SU-32FN cho mục tiêu tấn công mặt biển đường dài. Đây là kiểu duy nhất có càng nối tăng khả năng cất cánh lên 42 tấn trên tầu. Thân máy bay mở rộng khoảng giữa tăng sức chứa nhiên liệu trong lên 100%.
    Một vài động cơ
    Arkhip-Lyulka AL-21F-3 (11,200 kg) là động cơ được lắp trên máy bay thử nghiệm thứ 1 và 2 dòng SU-27 (T-10-1, T-10-2), năm 1978. Sau này, hãng có tên Saturn-Lyulka. máy bay mang theo chai oxy để tăng khả năng đốt đít và khởi động lại.
    Cùng với việc chế tạo và thử nghiệm máy bay, động cơ AL-31 cũng được phát triển, các máy bay thử nghiệ số 3 và 4(T-10-3/T-10-4) năm 1978. Liều sau đó là T-10-5/6/9/10/11.
    Máy bay T-10-7 mang động cơ AL-31F cải tiến chút, rơi 3-9 năm 1981. Máy bay T-10-12 rơi ngày 23 tháng 12 năm đó giết chết phi công Alexander Komarov, khi thử nghiệm tốc độ cao. Tuy nhiên, cả hai mẫu thử này đều chỉ dùng để thử nghiệm khí động, các mẫu thử khác đã cải tiến khung máy bay để mang khí tài mới. Máy bay T-10-8 năm 1982 có thể coi là chiếc đầu tiên dòng SU-27.
    Máy bay T-10-15 còn có tên P-42 mang động cơ R-32, chuyên để lập kỷ lục.
    Đây là vài hình ảnh về động cơ AL-31F:
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Động cơ AL-31FP
    [​IMG]
    AL-35, hai kiểu thử nghiệm lái lực đẩy ngoài. Kiểu bên trái giống kiểu F-22. Người Nga dã bỏ đi kiểu này vì ảnh hưởng giảm lực đẩy và cồng kềnh.
    [​IMG] [​IMG]
    Động cơ AL-41 là động cơ tiên tiến nhất hiện nay của các máy bay chiến đấu. Nó vừa tiên tiến nhất, vừa lớn nhất thế giới, đúng nghĩa lớn nhất đen ngòm, trong các máy bay chiến đấu thực tế.
    Cũng như AL-31, AL-41 có nhiều đời. Đây là số liệu của loại động cơ AL-41F dùng cho S-55, máy bay chiến đấu nhỏ một động cơ.
    Đường kính / dài / khối lượng : 1180mm / 5000mm / 1850kg
    Lực đẩy không đốt đít / lực đẩy đốt đít / ăn dầu không đốt đít : 11 400kg / 17 500kg / 19,18(mg/N/s)
    Lượng ăn dầu của máy bay F-22 hơi nhỉnh hơn (19,83 không đốt đít, 54,11 đốt đít. Nhỉnh hơn tức là ăn dầu nhiều hơn, kém hơn). Động cơ F-22 cũng yếu hơn động cơ AL-41 trên. Dùng cho SU-47 là động cơ to hơn. Điểm yếu nữa của động cơ F-22, giống như AL-35, là lúc dùng đến lái lực đẩy tối đa thì lực đẩy giảm đi vài tấn.
    Động cơ AL-41F và động cơ AL-37FU.
    [​IMG] [​IMG]
    Cũng như radar, các tiến bộ trong động cơ F-22 được quay trở lại áp dụng cho F-15. Động cơ mới của F-15 có tên F100-PW-232. Động cơ này kích thước bằng AL-41F. Nhưng không lái lực đẩy. Lực đẩy 14,2 / 7,9 tấn, giảm 3,2 / 4,5 tấn lực đẩy (chỉ còn 2/3 AL-41F).
    Động cơ F-22 lực đẩy tối đa 15,5 tấn, kém AL-31F (17,5 tấn). Ngoài ưu thế lái lực dẩy 3 chiều và ăn dầu thấp, các động cơ AL thích hợp vối độ cao thấp hơn.
    Động cơ MIG-39 là AL-41T, lực đẩy 20 tấn, lái lực đẩy 3 chiều tàng hình.
    Động cơ của F22 có lực đẩy tương đương động cơ D-30F6 lắp trên máy bay thử nghiệm S-37 năm 1996 (sau này, máy bay này trở thành SU-47). Lực đẩy 15,5 tấn. Tuy nhiên, không thấy nói đến kiểu lái lực đẩy ở máy bay thử nghiệm này.
    Đây là một vài ý kiến về cuộc tập trận Mỹ Ẫn năm 2004. http://www.cdi.org/russia/313-9.cfm
    Tại sao người Mỹ phải tiến hành cuộc tập trận. Ý Trong này nói lên một điểm. Lâu nay, người Mỹ không không chiến với ai (thực chất, trong các chiến tranh Nam Tư và Iraq, không có không chiến đúng nghĩa).
    Sau cuộc tâp trận này, một cuộc tập trận nữa diễn ra cũng năm đó. Năm sau, 2005, cuộc tập trận Đối Kháng Ẫn Độ 2005 Ấn Độ lại thắng. Năm nay không biết Ấn Độ có nhường Mỹ một trận không. Nếu năm nay mà Ẫn Độ thắng tiếp, Mỹ nó chán nó bỏ không chơi nữa.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 17:53 ngày 10/05/2006
  8. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Những máy bay được sản xuất nhiều nhất thế giới thuộc về người Nga. Kể cả thời kỳ máy bay nhỏ số lượng lớn và thời kỳ máy bay đắt tiền. MIG-15, MIG-17, MIG-19 và MIG-21 là những máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất thế giới. Ngày nay, không quân Nga vẫn là đội quân có số lượng áp đảo máy bay chiến đấu trên không với vài nghìn chiếc MIG-31 và SU. Trong đó, người Nga duy trì khoảng vài trăm MIG-31.[/QUOTE]
    Tớ vừa nói xong cậu lại cho ra 3 bài dài tổ chảng, tớc nhìn chóng mặt, tí nữa xỉu, đọc qua đọc lại, không thấy cậu phản biện các chỉ số tớ đưa ra so sánh, mà lại tràng giang đại hải đi cãi tớ về cái Stinger mà tớ chỉ đưa làm ví dụ linh tinh!
    Thêm nữa là cái vụ tên lửa tia cực tím gì tớ cóc tham gia, thậm chỉ cóc đọc bài nữa, chỉ nhìn sơ sơ!
    Và cuối cùng, cậu vẫn tiếp tục đưa ra những chỉ số đứng trơ trọi 1 mình để ngoác miệng ra khen chê. Sau đó lại tiếp tục đưa ra cái lái 3 chiều với 2 chiều để tiếp tục đánh trống lảng. Nói chung là cậu đang tiếp tục ba hoa bốc phét để đánh lạc đề ! Đến chê bai cá nhân cũng lôi chuyện từ topic khác sang.
    Cậu là đàn ông mà cứ thích mặc váy thì thì thôi, tớ chả chấp nữa . Forum có mấy kẻ vô công rồi nghề ngồi post bài dài tít tắp kể cũng đông vui náo nhiệt hơn 1 tị!!!

    À quên, viết xong rồi, mới nhớ mình quote cái đọan kia làm gì ! Nhà nước dồn hết nhân lực đi rèn máy bay, đúc tên lửa thì nó nhiều là phải rồi, có hay ho gì đâu mà khoe !
    Được bulubuloa sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 10/05/2006
    Được bulubuloa sửa chữa / chuyển vào 12:25 ngày 10/05/2006
  9. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Tớ vừa nói xong cậu lại cho ra 3 bài dài tổ chảng, tớc nhìn chóng mặt, tí nữa xỉu, đọc qua đọc lại, không thấy cậu phản biện các chỉ số tớ đưa ra so sánh, mà lại tràng giang đại hải đi cãi tớ về cái Igla mà tớ chỉ đưa làm ví dụ linh tinh!
    Thêm nữa là cái vụ tên lửa tia cực tím gì tớ cóc tham gia, thậm chỉ cóc đọc bài nữa, chỉ nhìn sơ sơ!
    Và cuối cùng, cậu vẫn tiếp tục đưa ra những chỉ số đứng trơ trọi 1 mình để ngoác miệng ra khen chê. Sau đó lại tiếp tục đưa ra cái lái 3 chiều với 2 chiều để tiếp tục đánh trống lảng. Nói chung là cậu đang tiếp tục ba hoa bốc phét để đánh lạc đề ! Đến chê bai cá nhân cũng lôi chuyện từ topic khác sang.
    Cậu là đàn ông mà cứ thích mặc váy thì thì thôi, tớ chả chấp nữa . Forum có mấy kẻ vô công rồi nghề ngồi post bài dài tít tắp kể cũng đông vui náo nhiệt hơn 1 tị!!!

    À quên, viết xong rồi, mới nhớ mình quote cái đọan kia làm gì ! Nhà nước dồn hết nhân lực đi rèn máy bay, đúc tên lửa thì nó nhiều là phải rồi, có hay ho gì đâu mà khoe !
    Được bulubuloa sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 10/05/2006
    [/QUOTE]
    Há há há! Bác này nói em cười bò cả ra!
    Bác tuất tiếp tục dẫn số liệu sai (đọc kĩ lại và tra cứu lại thì sai cả con của Nga và con của Mỹ ), tiếp tục đè vào 1 điểm mà chê, tiếp tục tung hỏa mù. Không dám chỉnh nữa và sợ bác lại dến cho vài ba bài thế kia nữa đọc chắc chít! Những gì cần nói bác bulubuloa nói hộ cả rồi!
  10. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, tham gia tí cho vui.
    Hôm trước đi uống cafe, tự dưng thế nào có một ông già người Hy Lạp ra bắt chuyện tớ, hỏi là người VN hả (vì cái áo phông của tớ).
    Sau màn chào hỏi, ông già này bảo là ông ấy khoái người VN lắm, vì VN là nước duy nhất thắng Mỹ. Sau đó ông ấy chuyển sang nói chuyện vũ khí, nội dung chính thì ông này chê vũ khí Mẽo còn ghê hơn bác Tuất :-) . Ông già cứ ví von về tên lửa của Mỹ, nói là cái mới nhất của Mỹ bây giờ cũng không bằng cái của Nga ngố cách đây 30 năm.
    Nội dung thì chỉ loanh quanh như vậy, nhưng có thêm một góc nhìn từ "người thứ ba".
    (Tớ ở nước ngoài)

Chia sẻ trang này