1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    LOL.
    Xem ra ku bulubuloa còi vẫn không to được bằng ku Dog mệt chán buồn đau kết hợp dở hơi.
    Còn ku soundlessman nếu còn băn khoăn cái đoạn nguồn này nguồn kia của ku Dog thì xem cái tóp này:
    http://www.ttvnol.com/quansu/526305/trang-39.ttvn
    Bắt đầu của nó thì từ cỡ trang 24 thì phải. Tóp Giới thiệu Su27SKM với Su35 gì đấy. Xem xong thì chắc hiểu tại sao ku Dog không ''thích'' đưa nguồn gì đấy ra. Trong đấy cũng có cả chuyện đã bàn về Su hào với xơ mít, với lại F-22.
    À quên. Lâu không thấy ku Soundlessman vô, nên nhắc một cái là Dog với Huyphúc mệt chán buồn đau kết hợp dở hơi tuy 2 nick nhưng là một dog thôi.
    Ku dog vẫn chưa giảng giải hộ tớ cái chỗ radar cơ khí chính xác kia kìa. Lần này tớ có thể sẽ không đòi link trích dẫn đâu, vì chắc cậu nói đúng ngay phát đầu.
    LMAO
  2. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Câi đám tia cực tím lại luyên thuyên rồi. Haicaráy Tuất nhớ là thành bvien đắc lực hạng nhất của **a này. Chính là một trong những tác giả của tên lửa tầm tia cực tím hay là laser tự hội tụ đi trong chân không, chiên ra bốc phét. Các chiên ra này vẫn chưa giải thích được tại sao F-22 có động cơ tốt thế mà vẫn chậm như rùa.
    To bác Soundlessman. Bác nhầm hoàn toàn về radar của F-22, Tuất đã trình bầy nguyên lý của nó trong trang trước, cùng topic này. Phải nói rằng, Kỹ thuật radar Nga bao giờ cũng trội hơn một bậc. Họ có những hệ thống phòng không nổi tiếng, và không có lý gì họ không áp dụng những tiến bộ kỹ thuật đó lên radar không chiến và tên lửa không chiến. Người Nga đầu tiên đặt cược khả năng không chiến vào sức mạnh radar. MIG-15BIS là máy bay không chiến đầu tiên trên thế giới trang bị radar dẫn bắn, rồi bản cải tiến của nó, MIG-15BIS-P là máy bay không chiến đầu tiên trang bị radar quét.
    Người Nga cũng là những người đầu tiên thực hiện không chiến quá tầm nhìn, đặt ưu thế không chiến vào sức mạnh radar. Họ thực hiện điều đó trên MIG-25, sau này, cùng MIG-31, người Mỹ cũng đóng con MIG-25, gọi tên là F-15. Đến nay, MIG-31 vấn là hình mẫu của máy bay không chiến, với hệ cơ động cực mạnh và khoang radar to nhất trong các máy bay không chiến.
    Người Nga cũng là những nhà kỹ thuật đầu tiên đặt radar mảng pha lên máy bay không chiến. Đó là radar của MIG-25 ban đầu, Tuất đã nói trang trước.
    Để hiểu được rõ radar mảng pha, ưu thế của nó so với radar chảo, nhược điểm của nó, các phương hướng khắc phục nhược điểm của nó, ta cần tìm hiểu chút.
    Đi ngược lại kỹ thuật, ta tìm hiểu cấu tạo radar của MIG-15BIS. Nó chỉ có radar dẫn bắn, nhằm khoá mục tiêu. Đây là radar chảo, hướng thẳng vào mục tiêu. MIG-15BIS-p tăng cường thêm một radar quét. Nhờ dó, phi công có thể tìm kiếm mục tiêu, sau đó bắn bằng radar khoá. Trên MIG-15 và các máy bay sau đó, hai radar này rời nhau. MIG-21 sử dụng chung một màn hình và bàn điều khiển, nhưng thực hiện hai chế độ ở hai giai đoạn khác nhau. Sau này, người ta trang bị nhiều radar chảo, có thể đeo thêm trên giá bom cho nhiều nữa. Mỗi radar chảo thường theo dõi một mục tiêu. Nó có thể ngoáy đảo để theo dõi nhiều mục tiêu luân phiên với tốc độ cao. Nhưng thời gian ngoáy cơ khí của nó chậm. Đây là radar pha (headline radar).
    Radar mảng pha ban đầu cấu tạo gồm nhiều chảo lắp trên một mặt. Tâm mỗi chảo là đầu thu phát. Một radar mảng pha đơn giản có các đầu thu phát này gắn liền với nhau. Như vậy, có thể coi radar mảng pha đơn giản như một giàn đèn pha, mà các bóng gắn liền di chuyển đồng bộ. Điều này làm tăng diện tích antena so với radar chảo, đồng thời, do khoảng di chuyển các đầu thu phát nhỏ nên thời gian di chuyển nhanh. Nhưng radar kiểu này vẫn dùng cơ khí để thay đổi hướng chùm chiếu, nên không thể nhanh được. Đây là phương pháo tạo chùm cơ học.
    F-22 tự hào với radar mảng phần tử tích cực. Radar này có nhiều đầu thu phát làm việc độc lập, pha sóng của mỗi đầu thu phát này được điều khiển bằng máy tính chung. Nhờ làm lệch pha dao động các đầu thu phát này, việc đổi hướng chùm chiếu được thực hiệt bằng điện, nên có thể tạo ra 1000 chùm chiếu khác hướng trong một giây. Các chùm chiếu này làm việc luân phiên nhiều chế độ: tìm kiếm, khoá, dẫn bắn, đồ bản, phân tích nhận dạng....Phương pháp nhận dạng và cơ cấu radar này Tuất đã nói ở trang 7,8,9.
    Radar mảng phần tử tích cực sau khi được trang bị cho F-22, quay trở lại trang bị cho F-15 và F-18. Nó khác radar mảng pha đã nói trên ở chỗ không còn đĩa radar trông như có nhiều chảo hay dẫy máng nữa. Tuy nhiên, khả năng đồng bộ pha của các phần tử nhỏ này không tốt như radar Nga, nên có thể coi radar của F-22 gồm 2000 radar nhỏ hoạt động không ăn ý lắm. Điều này làm giản khả năng chiến đấu của máy bay. Đồng thời, cấu tạo phần tử gồm những thanh sâu, cắm thành dãy đứng hoàn toàn không cho phép sử dụng bước sóng dài dm. Đứng nói là m của MIG-31. Quan sát radar APG-79 của F-18 đã được các bác trình bầy trên topic này, thấy rõ điều đó. (Radar này cùng loại của F-22, Tuất cũng đã đăng sau trang đó chút)
    Tuất cũng đã nói về nguyên lý của khả năng nhận dạng, theo dõi nhiều mục tiêu, tầm rất xa của radar Nga. Ở đây không nói đến nhiều dải tần và nhận dạng bằng dải tần chống vô hình nữa, mà chỉ nói đến vấn đề tạo chùm. Electronic beam scanning antenna là tên phương pháp tạo chùm điện tử. Đây cũng là một kỹ thuật cốt lõi, để đạt ưu thế để làm nhiều nhiệm vụ cùng lúc.
    Thực chất, cái mà người Mỹ gọi là mảng phần tử tích cực thì người Nga vẫn gọi là mảng pha, nhưng người ta đã tiến một bước dài. Cơ cấu tạo chùm bằng điều phối pha được áp dụng ban đầu trên MIG-31, sau đó được áp dụng rộng rãi trên các máy bay khác, kể cả đồ cổ MIG-21(phase, không phải headline). Nhìn bề ngoài, radar không gồm nhiều máng hay pha lõm, mà gồm nhiều tấm phẳng chữ nhật, mỗi tấm điều khiển bởi mạch bán dẫn ngay trên đó, dữ liệu thu về cũng được các mạch suy luận song song ngay trên miếng đó sử lý trước khi đưa về máy tính trung tâm. Việc tạo chùm và đổi hướng chùm được thực hiện hoàn toàn bằng điện. Do đó, tốc độ tạo chùm và luân phiên nhiều chế độ như của F-22 đã được thực hiện từ cuỗi thập niên 1980. Kiểu antena này cho phép sử dụng bước sóng dài, nhiều dải bước sóng, là ưu thế tuyệt đối trong nhận dạng và chống tàng hình. Thực chất, "mảng phần tử tích cực" chỉ là một bước phát triển sơ khai của radar tạo chùm điện tử. Và cho đến nay, 6 nnăm sau thế kỷ 20, người Mỹ mới tạo chùm điện tử được trên máy bay không chiến. Cốt lõi ưu thế của người Nga là mạch suy luận song song, nó như mộtk loại máy tính tốc độ cực cao. Phương Tây dựa hoàn toàn vào máy tính Paul Newman truyền thống, gặp khó khăn trong việc đồng bộ phase các phần tử (cấu tạo máy tính của F-22 Tuát cũng đã trình bầy. chênh lệch phase chỉ 1/10 tỷ giây).
    Thế người Nga có radar "phần tử tích cực" kiểu của F-22 không. Nói ra thì ngượng. Ngày nay, kiểu này được người Nga áp dụng cho những máy bay rẻ tiền, máy bay cổ hiện đại hoá. Radar này có lợi điểm là kích thước nhỏ, thay đổi được dải công suất phát chùm. Cũng như F-22, nó có những lợi điểm giảm độ ồn và cũng dùng máy tính trung tâm như F-22. Đây là hình ảnh của hệ thống FARAON. Người Nga vẫn gọi là mảng pha, chỉ có F-22 mới đẻ ra cái tên rất kêu là "mảng phần tử tích cực". FARAON trang bị cho MIG-21, SU-17 Fitter-C, SU-25 Frogfoot, MIG-AT. Cường độ phát xạ tối thiểu chỉ cần 150w. Các máy bay có kích thước khoang điện tử lớn của Nga chả tội gì dùng thứ "mới Mỹ cũ Nga" này.
    [​IMG]
    Radar được cấu tạo từ các tấm phẳng, mỗi tấm có một mạch suy luận riêng. Đây là một vaìi loại, bên dưới là Moskit của MIG-23 tân trang
    [​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    Đây là bras của SU-35, radar cổ sử dụng khớp cơ học. Tuy nhiên, kết hợp kỹ thuật tấm phẳng dể sử dụng bước sóng dài. Phương pháp tạo chùm cơ khí vẫn còn nhiều ưu điểm, cụ thể nhất là chùm hẹp, dải tần hẹp, hướng chùm chính xác và thông tin mang về cho máy tính trung tâm nhiều lần hơn. Do đó, tạo chùm điện tử tầm xa vẫn rât đắt. Ưu thế của Bras so với các đời trước là kết cấu cơ khí. Radar có hai khớp, hệ thống điện tử hỗ trợ một phần nên khớp đứng ít di chuyển, tốc độ tạo chùm của khớp ngang đạt 100 lần /giây. (hướng ngang tạo chùm điện tử kết hợp thay đổi hướng khớp). Bras và một số đời khác đã sử dụng trạck from scan, đây là kỹ thuật sử dụng máy tính trung tâm mạnh để tách động tác bám (track, lock) ra khỏi tạo chùm. Kỹ thuật này làm nhiều radar lớn quay về tạo chùm cơ khí.
    Bên phải là OSA của MIG-29. Phần radar giống như ZHUK. Nhưng đây không hoàn toàn là một radar. Trong ảnh là phần trong khoang mũi MIG-29, hệ thống này có các chức năng radio, hồng ngoại, laser kết hợp radar. Radar chưa sử dụng track-from scan toàn bộ, nhưng luân phiên scan góc rộng và trach. Khi không luân phiên, khả năng theo dõi cùng lúc là 16. Khi luân phiên, máy bay theo dõi 8 và tấn công 4 cùng lúc. OSA sử dụng tạo chùm điện tử.
    [​IMG] [​IMG]
    Radar F-22 có khả năng scan rất lẹ cộng với việc thay đổi tần số cũng cực lẹ do đó rất rất khó phát hiện được.
    Đây là điểm sai của Soundlessman. Radar F-22 không hề thay đổi tần số lẹ để tránh phát hiện, nó vẫn dùng một khoảng bước sóng được thiết kế thích hợp với antena. Nó sử dụng phương pháp mở rộng dải bước sóng xung quanh một bước sóng ban đầu. Cường độ phát xạ rải đều trên dải đó, nên ở mỗi khoảng hẹp trong dải, cường độ rất yếu, trách các phương tiện phát hiện thụ động. Nhưng nguyên lý này chỉ dùng được cho các máy báo động radar Phương Tây. các máy mày phát hiện máy bay bị chiếu bởi chùm xung bức xạ mạnh trên dải bước sóng hẹp. Các phương tiện trinh sát radio của SU đa năng hơn nhiều như thế, mục tiêu là phát hiện các nguồn phát radio bất kỳ, như máy thông tin. Do đó, radar của F-22 hoàn toàn không tránh được SU ở chế độ thụ động. Dùng nguyên lý này, F-22 và các máy bay Phương Tây vẫn không thể tăng tầm lên quá 200km, phát hiện tàng hình do chưa thể dùng bước sóng dài.
    Rõ ràng, nhận dạng bằng khả năng phản xạ với các tần số khác nhau và nhận dạng bằng doppler quay không có gì phải nghĩ. Việc sử dụng bước sóng dài phụ thuộc vào cấu tạo antena, điều này lại phụ thuộc vào các "tiểu computer" ngay trên phần tử.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 01:08 ngày 11/05/2006
  3. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Đây không liên quan đến máy bay, nhưng là môt điẻn cao của radar. CHúngta đều biết radar thì cổng kềnh nặng nề ăn nguồn cao, đặc biệt là nhiễu mặt đất. Nhưng áp dụng cho bộ binh thì có nhiều ưu điểm. Khi cảnh giới, bộ binh rất khó nhận ra mục tiêu xung quanh. Các phương tiện quan sát hiện nay vẫn bí trong sương mù bão cát. Đây là radar cho bộ binh, giải quyết các khâu trên. Tự động nhận ra mục tiêu chuyển động với tốc độ 2km/h, dùng trên rừng thấp, sa mạch, mặt nước. Tầm 2km với người, 4km máy bay hay xe. Nặng cả giá 14kg, máy không vác vai 6kg. Công suất tiêu thụ 7w. Kết hợp với hệ thống quan sát N-23, điều khiển 12,7mm hoặc 7,62mm hoặc chống tăng AGS-17 . Cũng tạo chùm diên tử như thường.
    Radar bộ binh FARA-1. Hết thời các chú chiến binh rình nấp.
    [​IMG] [​IMG]
    Tuất cũng đã nói về hệ điện tử trên SU. Một trong những thế mạnh đạt được bởi kết hợp laser-hồng ngoại và radar. Đây là OLS -52Sh của SU-35. Hệ thống gồm camera hồng ngoại tách mầu độ phân giải cao. Máy tinhs nhận dạng và theo dõi mục tiêu, đo xa laser, đèn chiếu laser (cho dẫn dường). Nhận dạng theo dói cac mục tiêu trên đất và trên không
    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 01:54 ngày 11/05/2006
  4. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    Chiên ra Tuất sau khi bảo Thrush/weight của F22 chỉ bằng 1, nên rất yếu. Đến khi tớ so sánh với các loại khác kể cả của Nga, thì lại xoay ra máy bay Nga dẫn khí đẩy trong 3 chiều !
    Sao không đưa tốc độ của F22 ra so sánh đi nào?? Bài viết của cậu cóc có con số, chỉ có lải nhải kiểu cảm tính : "chậm như rùa, chậm như rùa, chậm như rùa" (liền 3,4 bài gì đó)
    Và rất là khổ, bây giờ cậu lại chuyển qua nói về Rađar để chứng minh F22 chậm như rùa!
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Bác này, đúng là bù lu bù loa. Trang nào Tuất chẳng bảo tốc độ tối đa của F-22 khoảng M1,8. Một số trang WEB linh tinh thì cố gắng nói: "F-22 thuộc lớp máy bay có tốc độ M2". ?????? M1,8 thấp quá nên cố thêm tí tẹo. Các con số về lực đẩy của F-22 và SU thì Tuất đưa bao nhiêu lần rồi.
    Đây, F-22 biểu diễn nhào lộn. Có thể gọi đây là F-22 bay Corba.
    http://warfare.ru/video/2004/f22.wmv
    Còn đây, SU bay ngược. Đợi 100 năm nữa thì máy bay Mỹ bay ngược được.
    http://warfare.ru/video/WMV/su35.wmv
    http://warfare.ru/video/WMV/su35-2.wmv
    http://warfare.ru/video/2004/su35.wmv
    http://warfare.ru/video/WMV/su37.wmv
    http://warfare.ru/video/WMV/su37-2.wmv
    Này thì SU-47, máy bay chiến đấu thế hệ 5. Thực ra đây chỉ là Mẫu thử nghiệm mang động cơ cũ. Một cái là S-32, một là S-37. Sau đó, S-37 được thay đổi chút thành SU-47. Tuy nhuên, ở đây đã nhầm S-37 và S-47. Không có mẫu thử nào có tên S47.
    http://warfare.ru/video/WMV/s47.wmv
    http://warfare.ru/video/2004/s-37.wmv
    Động cơ lái lực đẩy AL-41F, đây là kiểu động cơ AL-41 lực đẩy nhỏ, được dùng trong thử nghiệm. Kiểu lái của F-22 giống AL-35. Kiểu lái F-22 không thể điều chỉnh áp suất đốt trong động cơ bằng thay đổi tiết diện cửa xả. Việc thay đổi tiết diện cửa xả chp phép động cơ làm việc được ở dải tốc độ rất khác nhau, rất cao và rất thấp vẫn tiết kiệm dầu. Cộng thêm việc thiếu bào khí trước điều khiển được, F-22 là máy bay khá ù lỳ. (bào khí trước điều khiển được cũng dể máy bay thích nghi với dải tốc độ rộng )
    http://warfare.ru/video/2004/al41f.wmv
    Nói qua chút vè lịch sử bào khí trước. Máy bay truyền thống trước đây hoạt động tự cân bằng khí động. Cấu tạo máy bay có trọng tâm khối lượng ở trước. Đuôi máy bay dài ra lắp đuôi đứng và ngang. Mục đích khi máy bay lệch hướng thì tâm khí động lùi lại sau đuôi, đẩy máy bay ổn định trở lại đường bay (tự ổn định). Nhưng ngày nay, sự phát triển của bào khí trước làm kết cấu ngược lại. Trong rất nhiều máy bay, đuôi ngang bỏ đi, thay vào đó là bào khí trước ở đầu máy bay. Ngày nay, các máy bay ổn định bằng máy tính. Hệ thống này phát hiện các sai số hướng trục dọc và điều chỉnh cưỡng bức hệ thống khí động để máy bay cân bằng trở lại, chứ không tự cân bằng.
    Phương pháp này có hai lợi điểm lớn, một là nếu đuôi dài, việc chuyển hướng máy bay chậm, do không thể làm trục dọc lệch nhiều với hướng bay. Cũng vì điều đó mà máy bay tự cân bằng sẽ mất cân bằng khi bay không đúng tư thế: ngửa, ngược hay tốc độ chậm quá. Do đó, máy bay tự cân bằng không thể biểu diễn được corba chẳng hạn. Máy bay cân bằng cưỡng bức, có thêm bào khí trước hay lái lực đẩy có thể bẻ hướng trục dọc lớn so với hướng bay, đổi hướng nhanh và ít mất tốc độ.
    Hai là, đơn giản hoá các thiết bị lái. Máy bay đơn giản có ba tấm: cánh và đuôi đứng, thậm chí chỉ còn hai tấm: cánh không đuối đứng. Điều này tạo máy bay nhẹ, tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, đơn giản hoá quá sẽ làm máy bay giảm chất lượng đường bay:ngoáy đảo, không bay được tốc độ quá cao hay quá thấp. Rât nhièu máy bay chiến đấu trên thế giới theo hướng đơn giản hoá 3 tấm. Hướng 2 tấm thì còn đang thử nghiệm.
    Những bào khí ban đầu không dùng để điều khiển cưỡng bức, mà để thích hợp với tốc độ cao. Mũi máy bay cần chúc xuống tăng tầm quan sát phi công, đồng thời với buồng lái lồi lên, điều này làm mũi máy bay bị đẩy xuống khi bay. Đuôi ngang và cánh dìm đuôi máy bay xuống tạo cân bằng. Điều này làm tăng lực đẩy. Khi tốc độ cao, lực cản không tăng tỷ lệ thuận với tốc độ, mà theo hàm mũ. Do đó, thế cân bằng chống dìm đầu máy bay lệch đi, tuỳ cấu tạo cánh và đuôi ngang mà máy bay bốc lên hay dìm xuống. Với máy bay diện tích đuôi ngang lớn, nó bốc lên và ngược lại. Nếu làm bào khí trước cân bằng với lực dìm mũi, thì tránh được lộn máy bay ở tốc độ cao và tiết kiệm nhiên liệu. Với máy bay có góc nhìn phi công rộng mà không có bào khí trước, khi tốc độ cao, đuôi phải điều khiển bốc đầu mạnh, làm tăng lực cản theo số mũ: không thực hiện được..
    Tuy nhiên, lực bốc đầu hay dìm đầu thay đổi theo tốc độ, nên bào khí trước điều khiển được lợi thế hơn bào khí trước cố định. Góc nghiêng được điều khiển theo tốc độ khác nhau khi bay thẳng và điều khiển tham gia vào lái khi chuyển hướng. Nhờ bào khí trước và chuyển trọng tâm ra sau, các máy bay ổn định điện tử có các thiết bị lái trục dọc xa nhau, trọng tâm ở giữa, chứ trọng tâm không ở trước thiết bị lái nữa.
    Bào khí trước cuả máy bay thực tế xuất hiện trong mẫu thử MIG-21 mang tên YE-6 năm 1958. Máy bay A-12, tiền thân của SR-71 làm bẹp ra có tác dụng tương tự.
    Bào khí trước điều khiển được thực tế có thể thấy ở Concorde và TU-144, SU-100, SB-70. Ở Concorde, khi bay chậm, mũi và bào khí trước chúc xuống, khi bay nhanh thì ngỏng lên.
    Máy bay chiến đấu được sản xuất thực tế đầu tiên sử dụng bào khí trước điều khiển được chính là xe tăng bay nổi tiếng MIG-25, năm 1964. Đây là máy bay đầu tiên sử dụng máy tính số điều khiển khí động và động cơ. Như dã nói, kết cấu này quá mẫu mực. Ngày nay nếu Nga Mỹ, hai nước có không quân mạnh nhất thế giới đánh nhau, thì hồn ma Mikoyan trên thiên đường sẽ vô cùng thích thú: hai bên đều dùng máy bay của ông chiến đấu. Cửa sập đóng mở thay đổi tiết diện cửa xả cũng lần đầu tiên áp dụng ở máy bay này. Bào khí trước kiêm luôn cửa vào động cơ, đóng bới lại và chúc xuống khi bay nhanh.
    Một dạng bào khí trước diều khiển được là mép cánh trước điều khiển được trong máy bay 3 tấm. Điều này giảm tối đa lực cản, tránh hiện tượng bào khí trước làm giảm áp dưới cánh và rất nhẹ. Tuy nhiên, đường bay không ổn định và không điều khiển được khi tốc độ quá thấp hay hướng trục dọc quá lớn.
    Như đã trình bầy, SU thử nghiệm bào khí trước điều khiển được đầu tiên năm 1988 cùng hệ thống điện tử mới. Trước đó SU cùng MIG-29, F-16, F-18....dùng bào khí trước cố định (kéo dài cánh).
    Các máy bay dùng bào khí trước đơn giản hoá khí động thường nhỏ, sử dụng lợi thế nhẹ của cấu hình này:
    IAI Lavi và một bản tầu là Chengdu J-10
    Eurofighter Typhoon
    Saab JAS 39B Gripen
    Dassault Rafale
    Dassault Mirage 2000
    IAI Kfir
    Dassault Mirage III
    Dassault Mirage IV-P
    MiG-39 bỏ di duôi ngang, có bào khí trước thiết kế rất phức tạp.
    Máy bay Su-35 sử dụng hệ khí động phức tạp diện tích lớn. Nó không phải là máy bay nhỏ. Su-47 là cấu hình máy bay linh hoạt nhất hiện nay. Khác biệt lớn nhất của SU-47 so với SU dòng 27 là giảm diện tích cánh và đuôi, tạo điều kiện sử dụng composite để tàng hình.
    Trong khi đó, A-12 gặp mâu thuẫn: gia cường cánh tăng trọng lượng, mà vỏ tàng hình bảo vệ thép bên trong cánh cũng nặng. Hiện A-12 có thể sẽ bị dừng.
    Máy bay Mỹ nói chung rất chậm áp dụng ổn định điện tử và bào khí trước. Máy bay chiến đấu duy nhất của họ dùng bào khí trước điều khiển được là F-15, đứa con còi của MIG-25. Tuy nhiên, F-15 vẫn là máy bay chiến đấu nhanh nhất của Mỹ.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 06:11 ngày 11/05/2006
  6. deltaRhoupsilon_fraternity

    deltaRhoupsilon_fraternity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Tớ không phải dân chuyên nhưng đọc qua thì thấy bác Dog có những cơ sở kỹ thuật vững chắc hơn mấy bác kia. Cho nên tớ vote cho Su
  7. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi bài nào bác tuat cũng đưa cơ sở với số liệu cả chỉ mỗi tội trật lất thôi. Ha ha ha. Không cãi với bác tuat nữa vì có nói cỡ nào cũng là mình sai bác tuat đúng cả. Đã bảo rằng máy bay Mỹ là đồ cổ. Có mỗi mấy cái avionic đáng giá thôi mà giờ bác tuat cũng bảo nó chỉ dùng trang bị cho máy bay rẻ tiền của Nga thì thôi còn gì nữa mà bàn. Kiểu này toàn bộ chính phủ Mỹ bị thiếu iot hết rồi mới mua 183 con F-22 về. Hoặc là mua về chưng viện bảo tàng
    Thêm tí, tớ chẳng biết tẹo nào về radar của F-22, chỉ có đọc bản tóm tắt tính năng và kĩ thuật dày 172 trang của loại radar này nằm trong hồ sơ tích hợp về tính năng chiến đấu của F-22 được soạn thảo dành cho quốc hội để tìm hiểu và thông qua dự án cho F-22.
    Được soundlessman sửa chữa / chuyển vào 08:43 ngày 11/05/2006
  8. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Dog ơi! Cậu sủa bậy nhiều quá đâm ra lẫn. Tớ đố cậu tìm được cái post nào của tớ nói là tên lửa tầm tia cực tím hay laser tự hội tụ đi trong chân không đấy!!! LOL.
    Tớ mới đưa một cái link đến chỗ cậu xào nấu ra sao. Thế mà cậu đã chẳng biết xấu hổ thì chớ, lại còn vội phong cho tớ làm chuyên gia bốc phét nữa. Thế này thì tớ chẳng dám nhận đâu. LMAO!!!
    Tớ bảo này! Cái chuyện radar của cậu ý, cậu vẫn cứ xào nấu lung tung, sủa bậy sủa bạ. Tớ hỏi cậu cái chuyện cậu viết cái gì mà cơ khí chính xác, rồi gắn phải chính xác gì đấy để đảm bảo tính chính xác hướng cơ mà! Cậu lại cứ lảng đi là làm sao thế?!!
    Tớ bảo Dog cái này nữa nhé: Thỉnh thoảng Dog cũng nên ngừng sủa, rúc mõm vào giữa hai chân một tí mà nghĩ Dog ạ!
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Hì, một trong những thủ lĩnh của phái cực tím nhơn nhơn đưa link cũ của mình ra, mà lại chối phắt. Tuất chả dại tiếp chuyện với phái này. Chỉ riêng sương đọng trong không khí khô hay ly tâm hướng tâm đã mất gần trăm trang. Haircarasy cứ thoải mái, phát minh tiếp tên lửa tia X cũng được, Tuất không ngăn cản và không quan tâm.
    To bác soundlessman , cấu tạo của radar F-22 tuất đã post trên trang 6,7,8,9 gì đó. Năm 2001, sau cuộc khủng hoảng chất lượng, F-22 dược đầu tư thêm, nâng giá lên 200 triệu để hoàn thiện, trong đó có radar mảng phần tử tích cực, trang bị năm 2004. Đến năm 2007, nhưng phiên bản radar này cùng các phiên bản động cơ và những tiến bộ kỹ thuật khác sẽ được trang bị cho F-15, F-18. Radar này được coi là một bước tiến dài về kỹ thuật, nhưng cái gọi là "mảng phần tử tích cực" bên Nga lại sử dụng cho máy bay rẻ tiền, bác xem lại bên trên, cùng trang. Người Nga vẫn gọi là mảng pha. Không thể so sánh Faraon của MIG-21 với radar của F-22 mặc dù chúng cùng một nguyên lý, do radar của F-22 rất đắt đỏ. Tuy nhiên, radar của F-22 mới quá, hiện Mỹ chưa hoàn thiện công nghệ sản xuất (việc hàn xác phần tử vào đế vẫn làm thủ công, dự định vài năm nữa mới có công nghệ hàn tự động)
    Điểm khác biệt radar Nga và Mỹ, từ lâu đời, là người Nga sử dụng nhiều bước sóng. F-22 vẫn là radar 1 bước sóng, chỉ tản rộng bước sóng 3cm ra để chống báo động radar thôi, dải bước sóng F-22 dùng cỡ cm. Còn người Nga, SU sử dụng một số bước sóng từ cm đến dm, MIG-31 dùng từ cm đến m. Ngay cả các radar phòng không nhỏ của Nga cũng dùng nhiều bước sóng, việc F-117A bị tên lửa Nam Tư bắn hạ cho thấy kỹ thuật đó rất phổ biến. Kỹ thuật thụ động đến nay mới được Mỹ áp dụng, còn từ trước đến giờ, họ chỉ dùng báo động sớm radio.
    Khả năng sử dụng nhiều bước sóng rất khác nhau này có thể coi là "mầu", do có mầu, khả năng nhận dang tăng lên, bác thích xem tv đen trắng hơn là mầu sao. Trong tài liệu bác nói đến, người ta nói về "tạo chùm lẹ" và "dải sóng rộng", như Tuất đã nói trên bài trên, cùng trang. Cấu tạo antena của F-22 không cho phép sử dụng các bước sóng lớn.
    Ưu thế về mầu cho phép người Nga từ lâu chống nhiễu mặt đất và phát hiện tàng hình. Tên lửa SAM S-215 của Nam Tư rất cổ, nhưng hoàn toàn quan sát được F-117A trong tầm bắn, là một ví dụ về điều đó.
    Khi đối không, chống máy bay bình thường không vô hình, bước sóng 3cm được chọn do nó đi thẳng, đem lại thông tin về vị trí mục tiêu chính xác. Các bước sóng dài hơn không chính xác vị trí, nhưng lại phản xạ tốt ở máy bay vô hình. Xe cộ trên mặt đất hiện rõ lên khi người ta quan sát vùng đất bằng nhiều bước sóng khác nhau. Trên biển, dĩ nhiên bước sóng dài có lợi, do không cần độ chính xác như trên không, mà chỉ cần tầm xa và chống nhiễu mặt biển. Cũng như vậy, việc chống các máy bay lớn cũng cần bước sóng dài.
    Bác đọc tài liệu đó, có thể thấy dòng "trạng thái rắn". Đây chỉ việc phát sóng không dùng đèn chân không. Nhớ lại năm 1976, khi MIG-25 bị Mỹ lấy được, người Mỹ đã mỉa mai nó dùng đèn chân không. Lúc đó bán dẫn phát triển quá nhanh và người ta quá hy vọng ở bán dẫn. Nhưng đến năm 2004, người Mỹ lại tự hào lần nữa, đã bỏ đèn chân không ???? Người Nga đã bỏ đèn chân không trong nhiều loại radar từ lâu. Nhưng khớp cơ khí và đnè chân không vẫn có nhiều ưu thế, đặc biệt là thông tin mang về rất lớn, nguyên nhân cốt lõi là chùm rất hẹp, băng tần hẹp. Kết hợp tạo chùm diện tử với tạo chùm cơ khí có thể thấy trong antena Bras trên. Bác cũng đó trong đó ưu thế của F-22 là nhảy tần ngẫu nhiên. Thực ra, việc nhảy tần ngãu nhiên đã được người Nga dùng rộng rãi từ lâu, các radar của họ trang bị cho Trung Đông từ thập niên 1970 đã có. Mà thực ra người Mỹ cũng không xa lạ với nhảy tần ngẫu nhiên, mối F-22 nhạn vơ là lần đầu tiên trang bị thôi.
    Kết hợp nhảy tần ngẫu nhiên và nhiều bước sóng tạo một ưu thế rất lớn cho radar cơ khí. Mỗi bước sóng là một radar làm việc kết hợp trên một antnena, mà vẫn dùng được toàn bộ diện tích antena, chứ không phải chia nhỏ ra như F-22. Như radar của Torm-1 đang được bán cho Iran, nó có thể sử dụng 9 tần số cùng lúc, cho một lượng thông tin khổng lồ trên antena nhỏ đặt nóc xe. Nhiều radar đất đối không còn sử dụng êntna tạo chùm cơ khí hoàn toàn nhưng lại có rất nhiều đầu thu phát.
    Ngày nay, F-22 mới chống được nhiễu mặt đất và mở ra khả năng đo bản đồ 3 chiều chính xác. Còn SU-25 và SU-27 thì có ngay từ lúc mới thiết kế.
    Các bác có thể thấy một điểm chứng tỏ ưu thế của radar không chiến Nga, đó là phương pháp sử dụng tên lửa hồng ngoại của họ. Tuy cùng là tên lửa hồng ngoại nhưng hoạt động của tên lửa Nga và phương tây khác nhau xa. Tên lửa Nga rời máy bay được điều khiển bởi máy tính, radar và hồng ngoại trên máy bay mẹ, lúc này tên lửa chưa khoá dược mục tiêu. Máy bay mẹ lái tên lửa về hướng mục tiêu, sau đó tên lửa mới nhận dạng mục tiêu, khoá và bám. Còn phương Tây, tên lửa phải xác định được mục tiêu rồi mới xuất phát. Do nguyên nhân này, hiện nay tên lửa hồng ngoại Nga duy nhất tấn công mọi hướng. Phương tây dù hết sức nỗ lực, nhưng do radar thiếu chính xác, nên chưa thể thực hiện được. (tấn công mọi hướng gồnm 4 thành phần: nhìn được mục tiêu từ mọi hướng quay của mục tiêu, nhìn được mục tiêu từ phía ta, xuất phát mọi hướng từ phía ta, chạm mục tiêu mọi hướng. Hiện nay, những tên lửa hồng ngoại tiên tiến nhất của phương Tây chỉ nhìn được mọi hướng và chạm mục tiêu mọi hướng, chưa xuất phát được. Tấn công mọi hướng của tên lửa hồng ngoại là một đề tài được nhắc đến rất nhiều đầu thế kỷ 21. Mấy năm gần đây, nó như một mục tiêu mà các nhà kỹ thuật Mỹ đã đến rất gần, nhưng vẫn chưa thể chạm tay được, mặc dù nói đến và nỗ lực rất nhiều. Phương pháp bám của tên lửa Mỹ theo đồ thị xoáy trôn ốc, rất ưu thế, đến gần đây người Nga mới áp dụng được. Nhưng hồng ngoại không chưa đủ.)
    Tuyên truyền thì luyên thuyên nhiều, đọc cần phải lọc. Tuất chỉ ví dụ một điểm nhỏ. Người ta trước đây thường nói SU có độ ồn radar lớn. Nhưng rõ ràng, SU được thiết kế như mini AWACS, còn những chức năng điện tử mạnh thì các F quẳng lên máy bay trợ chiến, nên SU có công suất phát xạ mạnh là đúng, nhưng điều đó chỉ chứng minh hệ thống điện tử cuả SU hết sức mạnh hơn F thôi. Cũng liên quan đến độ ồn là lưới lọc tần số. các F do chỉ dùng một tần số nên dùng được lưới này, còn SU thì không thể. Đến nay, F-22 bỏ lưới này đi để dùng dải bước sóng rộng, vâỵ lưới này chứng tỏ tiến bộ hay là lạc hậu.
    Radar của F-22 có một ưu thế là máy tính cực mạnh và tin cậy, Tuất đã trình bầy rồi. Nhờ điểm này, họ sử dụng được phương pháp nhận dạng doppler quay. Tuy nhiên, điểm lợi thế này còn mở ra rất nhiều ưu thế khác, nhưng F-22 vẫn chưa tận dụng được (các tài liệu radar F-22 đều nói rằng tương lai mở rộng chức năng là rất lớn). Nhận dạng doppler quay là một tiến bộ kỹ thuật tiên tiến bậc nhất, rất đáng tự hào về mặt kỹ thuật. Nhưng áp dụng thực tế thì không phải mục tiêu nào, nhất là máy bay, đều quay cho nó xem, thậm chí là rất ít giá trị.
    SU hiện cũng đang đứng trước nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, tương lai sáng sủa. Tuất cũng đã trình bầy sơ qua. Một trong những thứ đó là nắp đậy radar bán dẫn điều khiển bằng ánh sáng. (Nắp đậy phủ lớp bán dẫn thay đổi đặc tính điện tử khi chiếu tia cực tím). Nắp này mở ra khả năng tạo chùm điện tử nhanh, đã được áp dụng và đang hoàn thiện (người Nga gọi là tạo chùm khúc xạ, thay cho tạo chùm phản xạ hiện đang dùng phổ biến). Một ứng dụng của náp này mới chỉ được thử nghiệm là lọc tần số điều khiển được, cho phép lọc tần giảm độ ồn nhưng vẫn dùng nhiều bước sóng.
    Đó là hướng phát triển mà các F không có. Hướng nhận dạng hình học hồng ngoại thì cả SU, MIG và F đều đang áp dụng, bắt đầu giai đoạn trang bị.
    Phương pháp track from scan của Nga vẫn đang là một ưu thế rất lớn, có thể, trong tương lai, F-22 sẽ áp dụng ưu thế này, vì máy tính của F-22 rất mạnh. Bản chất của phương pháp này là thế nào. ????? Hiện nay, F-22 sử dụng phương pháp luân phiên. Nếu chỉ nói đến không chiến thì máy bay lần lượt làm các động tác. Một là quét (scan), radar quét không gian xung quanh nhận ra những điểm nghi ngờ. Hai là track, máy bay chiếu chùm vào điểm nghi ngờ để nhận dạng mục tiêu và đo các tham số khác như tốc độ, vị trí chính xác. Ba là lock, khi đã nhận ra chính xác, máy bay chiếu chùm vào mục tiêu để theo dõi từng chuyển động của mục tiêu. Phương pháp luân phiên đạt ưu thế trong F-22 vì nó tạo chùm điện tử, hàng ngàn chùm một giây.
    Thế nhưng, track from scan lại khác. Ban đầu nó được áp dụng trên MIG-25, MIG-31. Bras của SU-35 như trên là một ví dụ. Máy bay cứ tiếp tục scan, nhờ vào ưu thế lượng thông tin đem lại lớn của antena, máy tính nhận ra và theo dõi các mục tiêu. Nói cách khác, phương pháp tạo chùm là dùng đèn chiếu lên từng mục tiêu, còn track from scan là quan sát toàn bộ bầu trời và sử dụng máy tính để tập trung theo dõi trong khối dữ liệu chứ không phải trong chùm chiếu. Vậy, nếu áp dụng diều này, ưu thế của tạo chùm nhanh trong radar F-22 đâm ra....thất nghiệp. Với tốc độ tiến bộ của kỹ thuật máy tính và cấu tạo máy tính rất lớn của F-22, hướng này khó tránh khỏi.
    Tuy nhiên, tạo chùm điện tử bẳng "mảng phần tử tích cực" có nhiều ưu thế. Tạo chùm nhanh và công suất phát xạ thấp, dẫn bắn nhiều loại vũ khí. Trong các cuộc tập trận Đối Kháng Ấn Độ, MIG-21 chiến thắng F-15 một phần vì ưu thế này. Với công suất phát xạ cực thấp, chỉ 150w, máy bay vô hiệu hệ thống báo động radar phương Tây (công suất của F-22 là 4kw, gấp 25 lần). Do các phương pháp đều có ưu nhược, nên trach from scan hay tạo chùm điện tử vẫn được sử dụng chung với các kỹ thuật cổ trong Bras. Ưu thế nổi trội nhất của trach from scan là theo dõi liên tục nhiều mục tiêu. SU-35 là máy bay có thể bắn cùng lúc số tên lửa lớn gắp 2 lần nó mang theo khi tấn công. Vì vạy, nó sư năng lực để vừa tấn công trên không và mặt đất, vừa gây nhiễu vừa đánh chặn tên lửa đối không bắn tới.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 20:55 ngày 11/05/2006
  10. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672

Chia sẻ trang này