1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Kỹ thuật track from scan phụ thuộc rât nhiều vào nhận dạng.
    Đây là mô tả nhận dạng theo đồ thị thời gian (hay khoảng cách cúng thế). Đồ thị thời gian mỗi mục tiêu và hướng quay của mục tiêu có đậc điểm khác nhau. So sánh với mẫu có thể nhận ra.
    Ảnh trái, mầu càng đậm chỉ vùng phản xạ càng mạnh, mạnh nhất là cửa hút gió. Ảnh phải là đồ thị thời gian sóng phản xạ của chiếc MIG-29
    [​IMG] [​IMG]
    Hiệu ứng doppler cho tốc độ tương đối của đầu thu và mục tiêu, khi quay mục tiêu trước đầu thu, tốc độ tương đối của các bộ phận mục tiêu khác nhau. Nhờ vậy, phương pháp doppler quay nhận được ảnh ba chiều.
    Phát hiện mục tiêu trên không. Do mục tiêu trên không chuyển động tóc độ cao, nên hiệu quả doppler mạnh dễ bị phát hiện.
    Ở mục tiêu mặt đất, tốc độ chuyển động của mục tiêu thấp. Đến ngày nay, radar của F-22 vẫn chưa chống được nhiễu mặt đất do sử dụng sóng ngắn. F-22 phát hiện mục tiêu mặt đất bằng độ chính xác cao, tạo bản đồ ba chiều. Mục tiêu mặt dất chuyển động làm sai bản đồ này và bị phát hiện.
    Phương pháp đồ bản và doppler quay mới được áp dụng trên radar mới nhát của F-22. Radar APG-77 thử nghiệm lần đầu trên không ngày 11-6 năm 2004. Năm 2007, APG-79 tương tự dùng cho F-18. Một phiên bản nữa cho F-15 cũng năm 2007.
    Wide band radar là tên radar sử dụng nhiều băng sóng phát. Tuy nhiên , ở phương Tây, radar bước sóng dm chỉ sử dụng trẻn đất và trên tầu. CÒn máy bay của họ hoàn toàn sử dụng radar một bước sóng. Các radar một bước sóng không thể nhận dạng bằng đồ thị phản xạ theo băng sóng, chống vô hình. Cũng như để chống nhiễu mặt đất và mặt biển.
    Có thể thấy, sau cuộc khủng hoảng năm 2001, Mỹ không phát triển radar F-22 theo hướng tăng cường khả năng phát hiện và tầm. mà người ta tìm cách tàng hình bằng giảm công suất phát, giảm độ ồn, chống phát hiện....Các linh kiện mới độ nhậy cao được áp dụng cho mục tiêu này. Nhưng rõ ràng, các tính năng nhanh nhậy kín đáo không thể thay thế cho tầm xa, chính xác.
    To bác Soundlessman
    Kiểu lái lực đẩy 2 chiều của F-22 người Nga có một động cơ là AL-35, ở trang trước http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-15.ttvn . Su-27LL-PS thử nghiệm dùng AL-35 từ năm 1989, đến nay đã 17 năm rồi (Ảnh động cơ AL-35 lái lực đẩy 2 chiều giống F-22 trang trước chính là máy bay này).
    Kiểu này tàng hình radar và hồng ngoại rất tốt. Nhưng nó cồng kềnh và giảm khá nhiều lực đẩy. Mà lúc cần lái lực đẩy cúng là lúc cần lực đẩy mạnh để máy bay phục hồi tốc độ sau cú vòng.
    Động cơ AL-41 có 2 lớp cửa sập. Lớp trong là ống xả động cơ, bao quanh lớp này là lớp chống hồng ngoại và radar. Cấu tạo hai lớp giống nhau được ghép từ nhiều mảnh. Tuy nhiên, góc chắn hồng ngoại không tốt bằng của F-22 hay AL-35.
    Bù lại, F-22 không như các bác nghĩ, động cơ của nó yếu hơn. Lực đẩy động cơ mới nhất (F100-PW-119) của F-22 là 15,5 tấn hay 31 tấn (70lbs) hai động cơ (9 tấn x 2 = 18 tấn không đốt đít). Trong khi đó F-22 có khối lượng cất cánh tối thiểu/tối đa 25,5 tấn đến 29,5 tấn. F100-PW-232 là ấn bản động cơ cùng dùng những tiến bộ giống động cơ F-22, 232 lắp trên F-16 và F-15 có lực đẩy 8-14,2 tấn(sang năm 2007, động cơ này được trang bị). Động cơ Nga ưu thế hơn ở tốc độ cao, khi đó động cơ của F-22 yếu đi.
    Các động cơ SU-35 ban đầu, đầu thập niên 1990 có lực đẩy tối đa 12,5 tấn, lực dẩy không đốt đít 7,9 tấn. Từ đó đến nay, các đời AL-31F, AL-31P...đã nhiều lần thay đổi. Quan trọng nhất là áp suất đốt và quạt. Lực dẩy 14,3 tấn hiện đang được sử dụng (SU-30MK cắt bớt tính năng lực đẩy, xuất khẩu có lực đẩy hơi nhỏ hơn). MIG-1.41 dùng động cơ của SU. mẫu thử MIG-1.42 dùng động cơ 14,5 tấn AL-41 ban đầu. Máy bay một động cơ S-55 sử dụng loại AL-41F có lực đảy 12 tấn-17,5 tấn. Sau này, khi MIG-1.42 trở thành MIG-39 năm 2004, lực đẩy của mỗi động cơ AL-41TP là 19,5 tấn.
    (các lực đẩy động cơ trên đo khi tĩnh. Động cơ máy bay Nga hoạt động tốc độ cao càng trội ưu thế).
    MIG-31 sử dụng AL-41, R-175 và D-30F6. Động cơ D-30F6 được thiết kế bền hơn AL. Một đặc điểm trội của D-30 là nó hoạt động mạnh hơn ở tốc độ cao. Lực đẩy động cơ thừa sức đẩy MIG-31 lên trên M3, nhưng máy bay giới hạn ở M2,8 do các đặc điểm nhiệt độ.
    SU-47 sử dụng động cơ AL-41.
    Khối lượng cất cánh tối thiểu/tối đa của SU là 18,5 tấn /34 tấn. Khối lượng cất cánh không chiến điển hình là 24-25 tấn. Khối lượng cất cánh tối thiểu tối đa của MIG-31 là 21 tấn-48 tấn. NHư vậy, rõ ràng F-22 có lực đẩy trung bình và yếu. Điều đó giải thích nó mang quá nhẹ và bay chậm.
    Bác Soundlessman cũng nhận định sai về tiến bộ điện tử. MIG-25 là máy bay đầu tiên được thiết kế để không chiến quá tầm nhìn. Máy bay có khang radar rất rộng và trọng tải lớn cho máy tính.. Radar của MIG-25,31 luôn tiên tiên nhất trong số các radar không chiến. Đây là máy bay đầu tiên áp dụng radar mảng pha, radar tạo chùm điện tử
    Đến nay, với con số 178 chiếc máy bay duyệt mua, có thể gọi F-22 là một thất bại được chưa nhỉ.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 11/05/2006
  2. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
  3. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    Tất nhiên rồi, nhưng để tấn công bao giờ cũng khó hơn phòng thủ! Từ xưa ta đã hay chê máy bay Nga về khoản kém cơ động hơn máy bay Nga. Nhưng cũng phải thấy ta có lợi thế sân nhà, không cần xăng nhiều, bọn nó phải đi xa, chọc sâu vào lòng địch thì tiết kiệm năng lượng là quan trọng (nên nó kô được cơ động lắm). Bây giờ bọn nó muồn dùng kĩ thuật tàng hình để thọc sâu. Nếu cứ lôi khí động học ra chửi, thế thì nên chửi cái con B-2 hay F111, máy bay như cục sắt.
    Còn về tốc độ và lực đẩy, xin thưa là bọn nó công bố thế nào ta biết thế. Chứ mồm to như ông Tuất liệu đã thấy được con F22 tận mắt hay chưa? CHưa nói đến chuyện đo tốc đô của nó.
    Tốc độ tối đa của F22 là xấp xỉ 2.4 M.
    Cũng biết ông Tuất thích lôi Mig 25 ra so sánh về tốc độ. ĐÚng là dở hơi, Mig 25 hy sinh hết các tính năng khác, thành 1 cái cục sắt biết bay, đốt xăng như nước, thì đạt M3 được thôi. Nhưng như thế thì cũng chỉ là máy bay canh nhà gác cổng. Máy bay Nga từ trước đến nay vẫn là để phòng thủ, Mig 25 được sản xuất vì bọn U-2 cứ bay vèo vèo qua đầu mà không làm gì được. Cuối cùng 1 con U-2 bị hạ do SAM chứ kô phải máy bay Nga (đuổi cóc kịp).
    THế cho thấy nếu bọn Mỹ cần 1 máy bay chuyên về khí động học, bay cao, xa, nhanh thì nó cũng làm được, chứ không phải ngu dốt như ông Tuất hay chửi.
    Nhắc lại 1 lần nữa, máy bay Mỹ chuyên dùng tấn công, nên nó kô đốt năng lượng như máy bay Nga để đạt tốc độ cao được. 2 yếu tố tầm bay và tốc độ phải hy sinh cho nhau. Con Mig 25 bật after burn , chạy tối đa công suất mới được 2.8 M, và cũng chỉ là lên gân 1 lúc, chứ bật thế được vài phút là hết xăng.
    Chú Mig 21 nổi tiếng là thế, nhưng hình như bàn bạc về việc bảo vệ Cát Đài gì đó ở Trường sa thì ... hơi khó vì tầm xa thì phải. Trong khi đó máy bay cùng đời của Mỹ đã bay vèo vèo vào Vn ném bom.
    Tớ chỉ nói vậy để so sánh thôi nhá, chứ máy bay Nga vẫn hợp với VN để canh nhà gác cổng.
    Còn xuyên tạc kiểu ông Tuất thì ... tớ nói mấy lần rồi, không nói nữa.
  4. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    Mình có 2 ý kiến phản biện thế này:
    1. Câu hỏi của bác Soulessman: "Radar có thể gọi là phát hiện được F-22 nhưng là phát hiện như thế nào? Có đủ thông tin để dẫn đường cho tên lửa hạ F-22 hay không khi RCS của nó chỉ bằng con chim? Sự dụng tên lửa tìm nhiệt hay hồng ngoại cực tím gì đó thì phải ở khoảng cách như thế nào?"
    ...............
    - Việc tàng hình là giảm tối đa diện tích phản xạ sóng radar, chỉ có ý nghĩa khi đối phương không phát hiện ra trên màn hình radar dò tìm. Chứ một khi mà radar nó quét ra được thì to bằng con chim chứ có bé bằng con kiến thì vẫn bị tiêu diệt ngay. Một thực tế là trong chiến tranh VN, phần lớn các trắc thủ tên lửa của ta đều phải vạch nhiễu tìm thù, trong tầng tầng lớp lớp nhiễu tín hiệu chỉ một dấu hiệu rất nhỏ về sự hiện diện của B52 cũng đủ để ta lái tên lửa tiêu diệt. Với kỹ thuật radar tên lửa thời đó thì việc đối phó với B52 cũng chả khác gì phải đối phó với máy bay tàng hình.
    2. Bác bulubuloa : "Nhắc lại 1 lần nữa, máy bay Mỹ chuyên dùng tấn công, nên nó kô đốt năng lượng như máy bay Nga để đạt tốc độ cao được. 2 yếu tố tầm bay và tốc độ phải hy sinh cho nhau." .. "Chú Mig 21 nổi tiếng là thế, nhưng hình như bàn bạc về việc bảo vệ Cát Đài gì đó ở Trường sa thì ... hơi khó vì tầm xa thì phải. Trong khi đó máy bay cùng đời của Mỹ đã bay vèo vèo vào Vn ném bom."
    ...................
    - Nếu điều kiện kỹ thuật cho phép Mig21 tiếp xăng trên không và VN có máy bay tiếp xăng thì Mig 21 bay ra bảo vệ Trường Sa là chuyện nhỏ! Tất cả các máy bay Mỹ vào ném bom Hanoi đều được sắp sếp bay từ căn cứ gần nhất có thể, và sau khi hoàn thành ném bom đều phải bốc cao thoát ra biển Đông, ở đó có máy bay tiếp xăng chờ sẵn, nếu không thì hết xăng rơi xuống biển hết! Chứ không phải máy bay mỹ tài đến mức bay vào bay ra vô tư như thế đâu.
  5. la_di_da

    la_di_da Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2003
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Từ xưa ta đã hay chê máy bay Nga về khoản kém cơ động hơn máy bay Nga. ??????????
    [/quote]
    Được la_di_da sửa chữa / chuyển vào 08:17 ngày 12/05/2006
  6. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
  7. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    4.209
    Đã được thích:
    5.444
    hehe Tớ viết nhầm vì vội quá , bác la di la, đó là máy bay Nga cơ động hơn máy bay Mỹ.
  8. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Dog ơi, tớ đã bảo cậu rồi. Rằng cậu nên chịu khó im lặng một tí để nghĩ. Thế mà cậu chẳng nghe.
    Tớ đưa ra cái link dẫn tới chỗ mà tại đó cậu đã vọt lên đỉnh cao của cái sự xào nấu. Tớ đâu có thông thái như cậu để đến nỗi mà toàn đưa link tới những chỗ mình ba hoa bốc phét, hả Dog. Cậu không chịu đọc lại, hay cậu không biết ngượng hả Dog?!!
    Mà cũng như đã nhắc rồi, tớ đố cậu tìm được chỗ nào tớ sáng tác ra cái chuyện sương đọng trong không khí khô, hay tên lửa tầm tia gì đấy, kiểu như phát minh gắn tên lửa vào đít đạn cao xạ 37 ly để bắn hạ tank ở cái tầm pháo tank chỉ bằng pháo tép của cậu ý.
    Những kiểu như thế của cậu thì nhiều lắm Dog ạ. Thế nên tớ chẳng dám qua mặt cậu để phát minh ra cái gì đâu. Nói chung là trước Giáo sư chuyên gia xào nấu của nhà máy bê tông Chèm như cậu thì ít ai dám qua mặt để mà ba hoa bốc phét.
    Còn thì cái chuyện gắn radar với cơ khí chính xác để đảm bảo chính xác hướng ý, cậu không tiếp chuyện thì cũng không sao đâu. Đúng là không nên dại, như cậu đã viết ý Dog. Chứ cứ dại tiếp như lần trước, thì cậu khéo lại một lần nữa chứng tỏ cái bản lĩnh xào nấu của mình.
    LOL. Lần trước xào nấu phô quá nên cái nick mệt chán buồn đau dở hơi phải biến mất. Mấy tháng sau mới đẻ tiếp ra được cái nick Dog. Lần này mà lại dại tiếp thì Dog cậu phải bỏ nick nữa mất. Bỏ nick Dog thì mấy tháng nữa cậu sẽ lại lấy nick gì nhỉ, Dog?
    Bà còn có ai nghĩ ra được nick gì mới cho Dog không? Vui lòng chia sẻ ở đây nhé. Cái này thì bà con cứ phát minh thoải mái nhé. ROTF.
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 07:26 ngày 26/06/2006
  9. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Việc rada phát hiện được địch và việc lock được địch để bắn tên lửa là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn. Giống như việc cậu cầm trong tay khẩu AK-47 và phát hiện thấy thằng địch chạy trước mặt là một chuyện, cậu có bắn được nó hay không lại là chuyện khác vì nó còn phụ thuộc cậu ngắm bắn thế nào cho trúng (tất nhiên nếu cậu không nhìn thấy nó thì chả cần nói nữa). Rada cũng vậy, nếu phát hiện máy bay tàng hình mà chỉ là những thông tin cảnh báo chứ không thể xác định chính xác tọa độ thì không thể bắn được .Tất nhiên phát hiện được vậy để mà báo động, xục xạo khu vực nghi ngờ thì cũng đã tăng được đáng kể cơ hội rồi, còn hơn thấy bom nổ sát người mới biết nó đến.
    Thời chiến tranh VN thì rada cảnh giới thì có thể phát hiện các tốp máy bay địch từ xa hàng trăm km trong điều kiện lý tưởng không bị gây nhiễu. Nhưng tầm lock của máy bay địch của SA-2 chỉ tầm vài chục km, chưa kể bị nhiễu chủ động, lo tránh Shrike nên xác xuất bắn hạ giảm thê thảm. Không có chuyện cứ phát hiện được là tiêu diệt được ngay đâu.
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Soundlessman
    Lại cực tím rồi. Thật bốc phét không biết ngượng.
    Chỉ trong phim ảnh mới có loại F-22 tốc dộ 2,4 và tốc độ leo cao 350m/s thôi.
    Đây là một rong những trang web truyên truyền của Mỹ, nó chỉ dám tuyên truyền đến nói F-22 có tốc độ M1,8 thôi. Đã bảo mà, ngay ở nước Mỹ người ta cắt giảm số lượng sản xuất F-22 xuống còn 178 máy bay từ nay đến 2015. Còn ở đây, có kẻ bốc phét không ngượng mồn ca hết lời.
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ac/f-22.htm
    http://www.globalsecurity.org/military/systems/aircraft/f-22-specs.htm
    http://www.globalsecurity.org/military/systems/aircraft/f-22-avionics.htm
    "radar đổi chùm được vài ns" ????
    Trong các tài liệu "ngoại hạng", chỉ dám nói đến đổi chùm của APG-77 một ngàn lần / giây. Thế mà ở đây có người dám tạo xung 1 tỷ lần giây, một triệu lần hơn như thế ????. Xin thưa, tạo xung một tỷ lần giây là thế nào. ????
    Là chiều dài mỗi xung vài chục cm ???? với chiều dài này, ngận dạng ra lỗ tai của Soundlessman à. Chiều dài sung này còn ngắn hơn bước sóng của nhiều loại radar(tần số sóng mang, không phải tần số xung phát, nói rõ ra như thế không nhầm)
    Nối tiếp truyền thống tia cực tím, nay lại có phát minh mới, radar có chuyển xung cỡ ns. Hay là công nghệ nano đang phát triển nên có radar nano ????
    Soundlessman vừa bốc phét, cả tập đoàn tia cực tím bám vào ồn ào, như ngày xưa cả tập đoàn này tung hô tên lửa tầm tia cực tím hay sương đọng trong không khi khô.
    To haicáy. Tuất không muốn nói chuyện với nhóm cự tím đâu, ai hơn đâu mà tranh luận mỗi chủ đề với vẩn như tia cực tím hay laser tự hội tụ trong chân không mất hàng 40-50 trang. Lần trước, Tuất chuyển máy tính ở công ty, ghi sắn mật khẩu trong đó mà không nhớ, nên phải tạo nicks mới. Lục mãi trong đám outloock cũ ở nhà mới thấy cái thư đăng kỹ ngày trước ghi pas nick cũ. Mà việc Tuất dùng song song hai nick thì bà con đều biết.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 14:37 ngày 12/05/2006
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 07:29 ngày 26/06/2006

Chia sẻ trang này