1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Đoạn này bạn có nhầm giữa U-2 và SR-71 không?
    Theo tớ biết U-2 không có ưu thế về tốc độ, nó chỉ có ưu thế về độ cao và thời gian bay. Khi đạt độ cao tới tầng bình lưu nó hoạt động gần như tầu lượn, Vào được dòng không khí đối áp nhiều lúc còn tắt động cơ khi hành trình để tiết kiệm nhiên liệu.
    Và hình như đây là loại máy bay khó hạ cánh nhất trong các loại máy bay được sản xuất hàng loạt trên thế giới?
    Anh em nào có thông tin khác trao đổi thêm nhé!
  2. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Theo kênh History channel,
    Mọi người thường nghĩ Stealthy là invisible, nhưng với tập thể những người thiết kế ra Stealthy aircraft của Mỹ, stealthy được định nghĩa là "low visible and in different form".
    Khái niệm xuất phát rất đơn giản.
    Trên màn hình radar sẵn đã có cả vài chục tín hiệu nhỏ như con kiến và lớn như con bồ câu (nhiễu thiên nhiên: đỉnh núi, đám mây, ổ gà không khí, nhiễu loạn không khí, luồng khí của các máy bay khác, gió, tia vũ trụ dội ra từ các đám mây, etc). Cái này là bản chất không thể tránh được.
    Máy bay Stealthy của Mỹ phản hồi tín hiệu radar rất nhỏ hầu như không nhận thấy, và nếu có thì gần như (virtually) không có đặc trưng riêng mà lại giống với các tín hiệu ngẫu nhiên của thiên nhiên, khiến đối phương không biết cái tín hiệu quan sát được đó là của máy bay hay của các thứ khác. Tín hiệu của F-117 và B-2 được "nguỵ trang" thành hình hài của tín hiệu ngẫu nhiên của thiên nhiên.
    Do đó, thành công của F-117 và B-2 là ở chỗ đối phương hoặc là không thấy, hoặc có thể nhìn thấy bạn trên radar nhưng không nhận ra là đó là tín hiệu máy bay.
    Nguyên tắc này cũng thấy trong binh chủng đặc công. Đặc công của ta bôi đất vẽ hình lên người rồi bò vào ngay trước họng súng địch, địch nhìn thấy nhưng không bắn, không phải vì không nhìn thấy anh ấy, mà nhìn thấy rồi nhưng lại nghĩ là cục đất hay cái gì đấy.
    Đối phương chỉ có thể phỏng đoán và chọn bắn ngẫu nhiên vào một trong các chùm tín hiệu, may mắn thì đúng tín hiệu của F-117. Nhưng khi đó tên lửa cũng chưa chắc sẽ trúng vì tín hiệu của F-117 nhập nhằng vào với tín hiệu thiên nhiên nên đầu thu tín hiệu lúc được lúc mất, không clear cut được mục tiêu, do đó khó điều khiển bắn tự động, phải điều khiển bắn manually, cái này thì đòi hỏi kỹ năng cao của trắc thủ.
    Trận 12 ngày đêm 72 ta thấy tín hiệu và nhận định (chứ không khẳng định) là B-52 và hầu hết phải bắn điều khiển bằng tay quay (chứ không phải bắn điều khiển tự động do không có đủ thông tin), và phải bắn rất nhiều tên lửa vào tất cả các tín hiệu.
    --
    P/S: Tuat / Huyphuc81_nb có truyền thống post thông tin rất sai lệch có chủ đích và tô vẽ không cần thiết, phân tích khác người. Mong sao ở đây các bạn không bị "ngộ độc".
  3. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    He he, các bác cải nhau vui quá, tốc độ của máy bay nói chung muốn nói là bao nhiêu thì phải phân biệt ở độ cao nào, sea level hay altitude.
    Xem cái link về F-22 này nhá, của Nga chứ không phải của Mỹ đâu
    Link: http://www.aeronautics.ru/nws002/f22/
    Trích Technical Specifications & Comparison Table
    Max speed at sea level: 1448 km/h
    Max speed at altitude: M2.5+
    Supercruise speed: M1.5+
    Service ceiling: 19800m
    Max initial rate of climb: sustained rate of climb: 203.2 m/s
    Combat range on internal fuel: 3220 km
    và một số thông số khác so sánh với F-15C, Su-37 và S-37.
    muốn tham khảo về avionics thì vào đây: http://www.aeronautics.ru/nws002/f22/systems.htm
    Chúc các bác dzui dzẻ
    Được Condor sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 12/05/2006
  4. kien2476

    kien2476 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/07/2002
    Bài viết:
    6.180
    Đã được thích:
    12.822
    Một số hình ảnh về F35
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    To bác Condor.
    he. Đây là bài biết của Venik tháng giêng năm 2000.
    Cũng năm đó, trên nhiều tạp chí đều nói rằng F-22 có tốc độ M2,5+. Nhưng cũng những năm đó, nhiều phân tích đã chỉ ra con số M2,5 khó tin, vì cấu tạo của F-22 không phải là máy bay tốc độ cao.
    Không hiểu thế nào nữa, đến năm 2001 thì quốc hội Mỹ ồn ào lên về F-22, một số bài viết trên các tạp chí lớn còn nhạo là "máy bay mafia". Đây là cuộc kủng hoảng lớn của F-22, dẫn đến việc cắt giảm chương trình mua đến năm 2013 từ 750 chiếc xuống chỉ còn 178 chiếc.
    Kể từ đó, người ta ghi lại, F-22 có tốc độ trên M1,8 tối đa. Ngay cả trong này, trước đây cũng từ ghi F-22 có tốc độ tối đa M2,5. Nay đều ghi lại là at altitude chỉ M1,8
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ac/f-22.htm
    http://www.globalsecurity.org/military/systems/aircraft/f-22-specs.htm
    Đây là con số quá thấp, thấp đến mức rất nhiều người mới nghe ngỡ ngàng. (cũng không ngạc nhiên về số lượng sản xuất của F-22).
    Tuy nhiên, các nhà kỹ thuật thì không hề bất ngờ. Nếu nhìn lại, con F-117A cũng là máy bay hy sinh tất cả cho tính tàng hình. Máy bay chỉ có vậ tốc gần 1000km/h tối đa. Chính vì mức độ hy sinh cho tính tàng hình cao như vậy, nên khi rụng ở Nam Tư thì tất cả sụp đổ.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 22:44 ngày 12/05/2006
  6. baylennao

    baylennao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ biết U-2 không có ưu thế về tốc độ, nó chỉ có ưu thế về độ cao và thời gian bay. Khi đạt độ cao tới tầng bình lưu nó hoạt động gần như tầu lượn, Vào được dòng không khí đối áp nhiều lúc còn tắt động cơ khi hành trình để tiết kiệm nhiên liệu.
    Và hình như đây là loại máy bay khó hạ cánh nhất trong các loại máy bay được sản xuất hàng loạt trên thế giới?
    Anh em nào có thông tin khác trao đổi thêm nhé!
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Trong bộ film Eyes in the Sky gồm 02 phần, phần I nói về U2, phần II nói về SR71. Theo đó thì U2 di chuyển trên mặt đất cực kỳ khó khăn do tầm nhìn hạn chế và đôi cánh quá dài. Khi nó taxiing thì phải có 02 xe đặc chủng chạy phía trước và phía sau hướng dẫn phi công di chuyển bằng bộ đàm và quân đội Mỹ dùng loại xe thể thao Chervolet Camaro để làm nhiệm vụ này.
    Còn có một chi tiết là SR71 khi khởi động và cất cánh sẽ tiêu thụ gần hết số nhiên liệu nên khi đạt độ cao cần thiết thì bao giờ cũng phải tiếp nhiên liệu trên không ngay.
    [/quote]
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Đúng rồi.
    U2 chỉ điểm cao ở thời gian bay, tầm bay, độ cao. Máy bay có sải cánh và diện tích cánh rất lớn. Các đặc điểm giảm lực cản cũng được ưu tiên dẫn đến phi công không nhìn được đường băng. Thông thường, máy bay hạ cất cánh bằng tiêu chỉ đường như bác đã tả.
    F-12 bay trinh sát bắc việt lần đầu 31/7/1967. Trong chuyến bay này, máy bay tiếp dầu 3 lần. Lần đầu trước khi bay vào Bắc Việt theo hướng đông-tây. Sang đến Thái, tiếp dầu lần nữa rồi bay dọc Trường Sơn. Đến Khe Sanh tiếp dầu lần nữa rồi về. Các chuyến sau do SR-71 thực hiện. Đến 1970, rất ít tên lửa bắn được máy bay này, sau đó vùng Viễn Đông Nga mới trang bị tên lửa đất đối không mới.
    SR-71 và F-12 là hai bản trinh sát và không chiến của A-12, máy bay này đóng 1960. Máy bay sử sụng hơn 90% titan. Nhiên liệu JP-7. Nhiên liệu này rất khó cháy, ném diêm vào diêm tắt. Bật lửa bằng hoá học chứ không bằng điện, mục đích để chứa nhiên liệu ngay trong vỏ máy bay. Máy bay được thiết kế với mép bè ra (một kiểu bào khí tĩnh, nay kiểu mép này thấy trên F-22 và F-35). Diện tích ngoài rất nhỏ và sơn màu tím than để giảm ma sát sinh nhiệt. Ban đầu, mục tiêu thiết kế là ném bom chiến lược (A-12), sau đó là không chiến (F-12). NHưng khả năng chiến đấu rất tồi nên chỉ phiên bản trinh sát SR-71 là được giữ lại dùng. Các máy bay thử nghiệm F-12 sau đó dùng cho mục đích nghiên cứu. Đến nay, vẫn là máy bay sử dụng thực tế có tốc độ cao nhất.
    Sau khi nguy cơ bị bắn hạ tăng lên, người ta chuyển sang phương án sử dụng F-12 để phóng máy bay không người lái. Phương án dùng hai F-12, một chiếc bay đến biên giới Liên Xô để gây tập trung chú ý cho hệ thống phòng không, một chiếc phóng máy bay không người lái. Máy bay không người lái lúc đó hoạt động bằng các phương tiện dẫn đường quán tính, la bàn và đo cao radio nên thử nghiệm tầm xa gặp rất nhiều khó khăn. Công việc chậm trễ rồi kết thúc sau lần thử nghiệm phóng thật trên không đầu tiên. Máy bay không người lái chứa trong khoang tên lửa khi phóng ra gây tai nạn, rơi máy bay mẹ.
    Khi kỹ thuật điện tử phát triển để máy bay không người lái hoàn thiện thì vệ tính cũng hoàn thiện. Từ đó, việc trinh sát sâu trong lãnh thổ Liên Xô chuyển cho vệ tinh.
    Nếu so sánh MIG-25. MIG-25 ban đầu được thiết kế để đánh chặn máy bay ném bom đường dài SB-70. Nhưng chương trình SB-70 sau đó không thành công. Chương trình tương tự bên Nga là SU-100 cũng dừng. Máy bay MIG-25 khó có thể đuổi theo SR-71. Nhưng với U-2 thì MIG-25 quá thừa năng lực để đối phó. Liên Xô không có chương trình nào phát triển đánh chặn SR-71 bằng máy bay có người lái.
    A-12, F-12, SR-71 tuy kém được ứng dụng thực tế nhưng đóng góp rất nhiều vào kỹ thuật hàng không. Kết cấu máy bay này rất cổ (dạng hình trụ cánh tam giác, kiểu của MIG-21). Đây là máy bay thực tế đầu tiên của Mỹ áp dụng bào khí, sử dụng tỷ lệ titan lớn.
    Ngày nay, nhìn vào F-22 và F-35 thấy nhiều điểm tương đồng. Có thể thấy ngay hình dạng mép bè ra. Kết cấu F-22 cũng chủ yếu là titan.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 22:40 ngày 12/05/2006
  8. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
  9. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Hề chú Tuất quảng cáo nhiều về MIG-35, nhân có bài báo giới thiệu qua về nó tôi dịch thử, có điều hình như Tuất xếp nó là 5 thì hơi quá, thực ra nó là MIG-29M nên vẫn chỉ là 4++ (cho 2+ vì nó có tính tàng hình).
    Nước Nga sẽ mang đến triển lãm hàng không quốc tế máy bay chiến đấu mới:
    Theo cục liên bang về hợp tác công nghễ quân sự (FSVTS) Nga, Nga sẽ mang đến triển lãm hàng không Berlin loại máy bay chiến đấu mới nhất của mình đó la loại MIG-29M (hay còn là MIG-35). MIG 29M là loại máy bay được phát triển từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, đó là loại máy bay MIG-29 được hiện đại hoá tối đa.
    Máy bay có hệ thống điều khiển điện số hoá, được trang bị động cơ lái khí thải thế hệ mới nhất (3D chứ không phải 2D như F-22 và Su-27-30) và được trang bị hệ thống điều khiển vũ khí tiên tiến nhất của Nga như hiện đại hoá hệ thống ngắm quang học cho phép máy bay phát hiện kẻ thù từ rất xa mà khong phải bật radar, tức là làm lộ chính mình. Máy bay được trang bị loại radar mới nhất của Nga cho phép phát hiện nhiều loại thiết bị bay cũng như tác chiến chống các mục tiêu trên biển và mặt đất, kể cả các thiết bị có tính tàng hình, hiện có và trong tương lai.
    Máy bay được trang bị các loại vũ khí mới nhất như tên lửa đối không RVV-AE và đối đất Kh-59M Ovod.
    So với các loại máy bay MIG-29 khác, MIG-29M có tầm bay xa hơn do sử dụng đọng cơ mới có tính tiết kiệm cao, và khả năng tiếp dầu trên không, mang được nhiều vũ khí hơn. Ngoài ra buồng lái của phi công - buồng lái thông minh - được trang bị mà hình tinh thể lỏng và thiết bị ngắm bắn mục tiêu trên mũ phi công cải tiến (HELMET???)
    Thân máy bay sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radaer, khiến cho máy bay có độ phản xạ thấp.
    Bác nào ở Berlin đi xem rồi làm quả tường thuật cho bà con nhể.
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Tuất gõ nhầm đấy. Đến lúc phát hiện ra thì không sửa được nữa.
    Trong các trang trước. Nếu tuất nói MIG thế hệ 5 thì các bác chuyển thành MIG-39 hộ. MIG-29,33,35 giống nhau. MIG-35 là thế hệ 4. MIG-39 trông rất khác.
    Cấu hình máy bay phát triển ngược với dòng SU. Trong khi SU là loại có hệ khí động phức tạp thì MIG-39 đơn giản hoá hệ khí động. Nhưng lại tối ưu bằng thiết kế trên siêu máy tính mạnh. Lực đẩy 20 tấn x 2=40 tấn, động cơ AL-41FT lái lực đẩy 3 chiều. SU-35, MIG-35 chỉ là máy bay có tính tàng hình, còn MIG-39 là máy bay tàng hình kỹ. Máy bay làm bằng những vật liệu tiên tiến, diện tích mặt ngoài rất giảm.
    Máy bay có tốc độ trung bình, thấp hơn SU-37 một chút. Tốc độ M2,2. Trong những phương án phát triển MIG thì MIG-1.4 đã được chọn, phương án này đã thắng máy bay MIG-71. MIG-7.1 là máy bay phát triển tiếp theo hướng MIG-31 nhưng giảm diện tích mặt ngoài, tàng hình. MIG-7.1 rất lớn, thiên về không chiến tầm xa. MIG-1.41 thử nghiệm từ đầu 1990. Tháng giêng 1999 tại sân bay Zhukovsky, máy bay MIG-1.44 xuất hiện trước công chúng. Các thử nghiệm tiếp tục đến 2004 thì thay đổi chút thành MIG-39.
    MIG-39 là máy bay đa năng tiền tuyến, thiên về tấn công mặt đất, cùng mục tiêu thiết kế như F-22. Có thể coi đây là hai chương trình đối đầu trực tiếp. Giá máy bay quá đăt (trên 70 triệu). Máy bay được duyệt trang bị sau SU-37. Năm 2004, khi tình hình tài chính đã sáng sủa và bên Mỹ duyệt kế hoạch trang bị F-22 thì Nga mới duyệt MIG-39.
    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 02:22 ngày 13/05/2006

Chia sẻ trang này