1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0

    Việc rada phát hiện được địch và việc lock được địch để bắn tên lửa là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn. Giống như việc cậu cầm trong tay khẩu AK-47 và phát hiện thấy thằng địch chạy trước mặt là một chuyện, cậu có bắn được nó hay không lại là chuyện khác vì nó còn phụ thuộc cậu ngắm bắn thế nào cho trúng (tất nhiên nếu cậu không nhìn thấy nó thì chả cần nói nữa). Rada cũng vậy, nếu phát hiện máy bay tàng hình mà chỉ là những thông tin cảnh báo chứ không thể xác định chính xác tọa độ thì không thể bắn được .Tất nhiên phát hiện được vậy để mà báo động, xục xạo khu vực nghi ngờ thì cũng đã tăng được đáng kể cơ hội rồi, còn hơn thấy bom nổ sát người mới biết nó đến.
    Thời chiến tranh VN thì rada cảnh giới thì có thể phát hiện các tốp máy bay địch từ xa hàng trăm km trong điều kiện lý tưởng không bị gây nhiễu. Nhưng tầm lock của máy bay địch của SA-2 chỉ tầm vài chục km, chưa kể bị nhiễu chủ động, lo tránh Shrike nên xác xuất bắn hạ giảm thê thảm. Không có chuyện cứ phát hiện được là tiêu diệt được ngay đâu.
    ...........
    - Ý tớ là phản biện ý bác Soulessman, chú ý kỹ câu hỏi của bác ý! Còn máy bay tàng hình mà bị radar cảnh báo từ xa phát hiện thì có còn gọi là tàng hình không? Còn ý tớ là khi máy bay đã lọt vào tầm bắn của tên lửa và bị radar dẫn bắn phát hiện ra thì việc tín hiệu phản xạ nó to hay nhỏ không thành vấn đề? Chỉ nói riêng về tầm bắn thôi, hiển nhiên là tên lửa đối không chứ có phải Cruiser xuyên lục địa đâu mà tầm xa hàng trăm, hàng ngàn cây số? vươn xa tới mức của radar cảnh báo tầm xa? ví dụ của cậu về khẩu AK không được kín kẽ lắm, đúng là nếu để cậu bắn theo cảm tính thì còn phụ thuộc cậu có phải là thiện xạ hay không! Nhưng với trình độ radar tên lửa bây giờ, bị "nhìn" thấy thì cũng coi như hết đường sống rồi, ví dụ như cậu vô hình chung đã bỏ qua hết tất cả những tiến bộ về điện tử quân sự hiện đại rồi.
    - Kết luận lại máy bay tàng hình có vai trò gì? Nếu cứ lan man như thế này?
    - Nói thêm về nhiễu tự nhiên, radar cảnh báo của các máy bay dân dụng về chừng mực nào đó kỹ thuật vẫn đủ sức nhận diện thế nào là nhiễu tự nhiên (các vùng không khí loãng, xoáy..v.v.) huống chi radar quân sự, nếu nhiễu máy bay tàng hình giống tự nhiên đến mức trông trên radar nó giống đám mây gió xoáy chẳng hạn, thì có ngày bị máy bay dân sự đâm bổ vào không kịp tránh. Bởi vì máy bay dân sự chỉ bay thẳng ở độ cao định trước, có đi qua vùng turbulence thì phi công cũng nhắc hành khách thắt dây an toàn thôi, chỉ trường hợp khẩn họ mới xin hạ độ cao bay tránh.
    [/quote]
  2. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Bambo có vấn đề đọc hiểu hay sao vậy . Ý của cậu tôi thấy chẳng khác gì mấy so với ý của History channel mà tôi viết lại. Chỉ agressive hơn thôi.
    Trao đổi thêm với bambo về một số ý kiến dưới đây:
    Với máy bay stealth do cường độ tín hiệu phản xạ lại quá yếu, lại được nhiễu tích cực bảo vệ, nên phải đợi nó vào rất gần radar mới "may ra" bắt được.
    Nhưng khi đó thấy tín hiệu nhưng có nhận diện ra được đó là tín hiệu của steatlh ra khỏi các tín hiệu khác hay không thì là chuyện khác. Thực tế là đa số các radar đã không lọc nó ra được.
    Nếu đã lọc nó ra được rồi thì hầu hết cũng là quá muộn, vì máy bay đã vào dưới lower limit của tầm bắn tên lửa.
    Chưa nói đến xác suất bắn trúng mục tiêu có tín hiệu yếu như vậy cũng sẽ thấp hơn nhiều so với bắn mục tiêu thông thường.
    Lấy tạm số liệu chiến tranh Việt nam, xác suất bắn hạ địch của tên lửa không đối không là +16 ăn 1, của SAM-2 là >10 ăn 1 theo số liệu ta (có đợt bắn hàng trăm quả không được chiếc nào), dao động up to 65 ăn 1 theo số liệu Mỹ. Đó là bắn F-4, F-105 có tín hiệu mạnh, chứ F-117 thì tỷ lệ sẽ còn rớt xuống nữa.
    Vậy nên bắn Stealth mới khó, mà thực tế nó là như thế, qua 4 cuộc chiến tranh Iraq 1 và 2, Apganistant, Nam tư với hàng ngàn phi vụ xuất kích đi lẻ mà chỉ có mỗi một chiếc bị hạ là một sự thực không thể phủ nhận về thành công của F-117.
    Bác tôi (lính kỹ thuật Mig-21 trong chiến tranh, về sau là giáo viên Trưởng hệ Vũ khí (?không nhớ tên) của trường Kỹ thuật KQ đường Trường Chinh cho đến những năm 90s) cho biết máy tính chỉ trợ giúp được phần nào chứ không "chắc chắn nhận dạng", "phân biệt được với các vật thể bay khác" được đâu.
    Do đó, bên cạnh màn hình radar chỉ thị mục tiêu do máy tính còn có một màn hình raw-data có trắc thủ trinh sát trực tiếp để tìm kiếm địch bị máy tính bỏ sót.
    Trong quá khứ đã có một ví dụ điển hình về nhầm lẫn của radar: Ngày 26/04/1972, Sở chỉ huy Quân chủng ra lệnh cho phòng không Hà nội tấn công mãnh liệt vào các "mục tiêu radar" của B-52. Tên lửa bắn hơn 90 đạn, không quân xuất kích hơn 40 lượt Mig-21, đánh dữ dội vào các đám mây. Nhưng hôm đó B-52 lại tuyệt đối không vào, từ đó nảy sinh tư tưởng không tin ta thấy được B-52 (Đánh thắng B-52, thượng tướng Hoàng Văn Khánh).
    Hôm đó radar đã không phân biệt được các đám mây tích điện tầm cao với máy bay.
    Gần đây thì (theo báo An ninh thế giới), đầu thu của vệ tinh Nga cũng từng nhận diện nhầm năm 80s tín hiệu mặt trời phản xạ lại thành tín hiệu tên lửa vượt đại châu. Hay năm nào đó báo động nhầm có xâm phạm trong khi đó chỉ là đám mây giông tích điện trên đỉnh núi cao.
    Năm 2003, tên lửa S-300 của Ucraina tập trận đã nhầm lẫn đánh giá, chọn chiếc Tu-134 của Nga đang bay trong cùng khu vực chứ không chọn chiếc máy bay mục tiêu giả, bắn rơi luôn chiếc này. Ban đầu Putin còn phủ nhận khả năng máy bay bị trúng tên lửa, vì cho rằng hệ thống rất hiện đại, không có khả năng nhận diện nhầm.
    Cũng năm 2003, tên lửa Patriot của Mỹ bắn rơi chiếc Tornado của Anh đang hạ cánh, trước đó F-15 bắn rơi 2 trực thăng chuyển quân. Tất cả đều do radar đã nhận diện nhầm mục tiêu (Tornado bay ổn định hạ độ cao thì tưởng Scud, UH-60 thì tưởng Mig-29 Iraq bay thấp).
    Xa hơn nữa thì trong trận 3/8/64, radar pháo hạm của Mỹ trong một ngày khí tượng xấu đã nhầm lẫn nhiễu thiên nhiên với tàu ngư lôi Việt nam và tấn công dữ dội vào các mục tiêu radar đó, thậm chí còn nghe được tín hiệu ngư lôi đã bắn, rồi gọi cả F đến trợ chiến. Hôm đó không có tàu nào của ta tham chiến cả. Năm 66 thì địch cho F-4 bay chậm cho ra tín hiệu hệt F-105 ném bom lừa KQ ta lên bắn rơi một số.
    Tóm lại, trong hoàn cảnh nào đấy, điều kiện thiên nhiên nào đấy, các mục tiêu cho cùng ra tham số thì máy tính sẽ khó mà nhận diện được.
    Bambo chưa đọc các sách về PK-KQ nên mới nói như vậy. Bambo chắc cũng chưa được nghe các cựu chiến binh kể chuyện.
    Tín hiệu mục tiêu không bao giờ ổn định như bambo nghĩ. Máy bay chỉ cần thay đổi độ cao là tín hiệu lập tức yếu đi (rời xa tâm búp sóng chiếu). Máy bay đổi hướng lập tức hình hài và cường độ tín hiệu thay đổi (nhìn từ trước, nhìn bên ngang, nhìn từ đuôi, nhìn từ trên xuống và dưới lên khác nhau). Máy bay bay vào hướng ngược nắng lập tức nhạt nhoà tín hiệu (infrared). Máy bay ngay sau khi bắn/thả vũ khí xong lập tức tín hiệu yếu đi. Máy bay đang bay clear sky mà tạt vào rìa mây hay bay chui vào mưa hay vào sau luồng khí đối lưu trong ngày nắng nóng thì tín hiệu lập tức bị nhạt nhoà thậm chí mất dấu ngay vào tín hiệu thiên nhiên. Máy bay bay thấp đi qua gần đám mây trên đỉnh núi thì tín hiệu sẽ biến mất ngay (nhiễu địa vật che nên mất dấu) v. v.
    Theo tài liệu của Mỹ tôi từng đọc thì ngay cả tín hiệu máy bay bay thấp trên biển cũng khác với bay thấp trên đồng bằng hay bay thấp trên vùng núi vì đặc điểm khí tượng ở các vùng đó là khác nhau.
    Thực tế chú tôi (phi công Mig-21 đánh đợt 72) và bác tôi từng thấy trên màn hiện sóng kể lại là rất nhiều chấm sáng nhấp nháy lúc to lúc nhỏ, lúc có lúc không, các mảng sáng động đậy co bóp. Sỹ quan dẫn đường quân chủng KQ Lê Thành Chơn thì mô tả tương tự, những tín hiệu nhạt nhoà, những hình mạng nhện căng phồng ra rồi lại co vào liên tục, tách ra rồi nhập lại, có khi lại bỗng nở bung ra như bong bóng nước.
    Khi phóng tên lửa là lúc tín hiệu khoẻ nhất; phóng ra rồi địch làm các động tác lẩn tránh là tín hiệu sẽ chập chờn ngay, tên lửa rất dễ bị mất lock, đó là một trong những nguyên nhân mà tỷ lệ tên lửa bắn trượt trong chiến tranh của cả ta và Mỹ lớn đến như vậy.
    Ngay trên cũng đã có một ví dụ.
    Bambo tìm đọc các đoạn sử liệu của chính nhà ta, đã được post bên mục "Không chiến trên bầu trời Bắc Việt" và "Tranh luận về tên lửa ..." để biết thực tế chiến đấu.
    Bây giờ không phải lúc cứ hô hào mãi về chiến thắng vĩ đại nữa.
    Được kqndvn2 sửa chữa / chuyển vào 06:29 ngày 13/05/2006
  3. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    bác kqndvn này. Bác chẳng hiểu gì về radar cả. Mà bảo bao nhiêu lần rồi, bác cứ nhận vơ là ở Hà Nội, bà con với người này người nọ làm gì.
    Ai bảo bác máy tính không quan trọng. Ngày nay, máy tính đóng góp phần quan trọng nhất của radar. Ngay từ những ngày đầu, máy tính (lúc đó là máy tính tương tự) cũng đã là thành phần quan trọng nhất của radar.
    Kỹ thuật chống radar thế nào. Tuất đã nói về nhiễu tiêu cực. Tuất cũng đã noid về nhiễu tích cực. Nhưng bác lảm nhảm nhiều quá, nên Tuất nói lại cho bác nghe.
    Radar phát ra sóng mang, nhưng nó không phát đều sóng mang, mà phát theo từng xung. Tuất gọi bước sóng là nói đến tần số sóng mang, tần số là nói đến tần số xung cho phân biệt dễ hiểu. Hồi chiến tranh bảo vệ bầu trời miền Bắc, chưa có hấp thụ radar. Máy bay dùng nhiễu tích cực để tàng hình. Nhiễu tích cự là gì. Máy bay đo đach được bước sóng mang và tần số sung của radar. Nên nó tiên đoán được thời điểm phát xung sắp tới, nó phát đè vào đó tín hiệu giả như tín hiệu phản hồi từ máy bay. Do đó, nó che được tín hiệu phản hồi thật và tạo giai những mục tiêu giả trên màn hình. Để chống điều đó, cần thay đổi bước sóng mang và tần số xung phát. Ngày nay, đó là nhảy tần xung ngẫu nhiên và thay đổi bước sóng bằng máy tính, thực hiện trong tích tắc. Nhưng ngày đó, cần thay đổi cả khối mạch lớn. Trước 12 ngày đêm, trận ta phóng tên lửa nhầm chính do một máy bay tác chiến điện tử làm mục tiêu giả như vậy. Quân ta đã phát hiện chính xác và bắn hạ máy bay B-52 thế nào, trong topic đã nói nhiều. Bác đừng luyên thuyên nữa mà nên đọc kỹ vào.
    Ngày nay, ngoài kỹ thuật thay đổi tần như trên. Máy tính còn nhận rõ chính xác hình dạng chùm phản hổi bằng đồ thị thời gian và đồ thị dải tần. Bác đã không biết gì thì chịu khó ngồi nghe, đừng phát biểu luyên thuyên, tuất có ví dụ đồ thị ở trang trước. Dù máy bay có thay đổi độ cao hay hướng, những mẫu tín hiệu của nó đều được tính toán trước và lưu trong máy tính của radar. Chỉ có đồ luyên thuyên như bác mới nói rằng máy tính không quan trọng. Chính vì nhận ra tín hiệu đặc trưng trên màn nhiễu mà chống được vô hình. Nhận ra được máy bay và núi. Kỹ thuật này gọi là track. (tìm kiếm). Bác nên im đi mà tự nhắc lại câu này 1 nghìn lần: máy tính là thành phần quan trọng nhất của radar, từ ngày radar mới có.
    Cũng cái đồ luyên thuyên như bác mới nói ràng hồi chiến tranh Việt Nam máy tính trợ thủ phần nào. Lúc đó, máy tính tương tự có sẵn trong radar, những tín hiệu trên màn hình chĩnh là những tín hiệu đã chế quan máy tính tương tự. Toàn bộ tín hiệu đã qua máy tính. Nếu không, thì ngay cả giọt nước bay qua antena cũng ché khuất toàn bộ bầu trời.
    Còn nếu coi máy tính là hệ thống nhận dạng, thì chiến tranh Việt nam hoàn toàn không có, lấy đâu ra trợ lực. Dúng là đồ luyên thuyên.
    Bác chẳng hiểu gì về thu phát sóng, chỉ luyên thuyên. Máy bay tàng hình phủ lớp hấp thụ sóng radar. Nhưng lớp hấp thụ này chỉ hấp thụ được sóng cỡ cm. Với sóng dài hơn, nó vô dụng. DO đó, trên màn hình đã quan sử lý máy tính, mục tiêu máy bay tàng hình nổi rõ lên. Đây là phương pháp nhận dậng theo đồ thị bước sóng phản xạ. Chỉ có các radar đối không của Mỹ mới chuyên dùng bước sóng cm Người Mỹ chỉ dùng bước sóng dài hơn để cảnh giới, do họ không nắm được kỹ thuật định vị chính xác bằng bước sóng dài. Máy bay F-117A bị radar cổ lỗ bắn hạ, đừng nói là các radar hiện đại ngày nay. CÒn Iraq và Apgan thì du kích không thích bắn máy bay tầm cao. Trên đời này chỉ mỗi bác bảo F-117 là thành công. Nó đã bị dừng phát triển từ lâu. Ngay cả cái F-22 hiện đại cũng chỉ được mua 178 chiếc từ nay đến năm 2013. Với số lượng ấy, F-22 chính thức đã là một thất bại. Người ta chỉ hy vọng tương lai có hệ thống điện tử tốt hơn cho nó.
    Bác có thành tích 40-50 trang chứng minh sương đọng trong không khí khô. Nay lại định phá nữa à.
    Bác luôn bẻ ngược chuyện của nhà văn Chơn. Kiểu như MIG-21 không thể đuổi được B-52.
    Bạn bambo_layo nói đúng đấy. Khi đã so sánh với mãu và nhận dạng ra được, thì mục tiêu sẽ bị tiêu diệt. Còn cỡ con chim bồ câu thì trong tầm bắn tên lửa, các radar hoàn toàn thu được tín hiệu phản hồi. Quan trọng nhất là kỹ thuật so sánh mẫu để phát hiện. Đây là động tác track. Thuật toán này tồi thì bỏ qua mẫu hoặc cần đến siêu máy tính mà radar không mang theo được.
  4. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    - Tốc độ đạt được tại cuộc tập huấn tháng 3/2006 vừa qua tại căn cứ không quân Nevada F-22 đạt Mach 2.42 khi không mang vũ khí. Trước đó trong thử nghiệm cuối cùng trước khi trình quốc hội thông qua việc sản xuất quả thật F-22 không lên được quá Mach 1.8, không hiểu lý do và cũng không xem chi tiết được bản báo cáo kết quả thử nghiệm, chỉ có xem đoạn băng quay lại thì rõ ràng phi công không tăng thêm tốc độ được nữa, âm thanh cũng quá dở không nghe rõ được vì sao. Nhưng trong việc tập huấn vừa rồi F-22 thật sự đạt được Mach 2.42 và bên KQ đã chụp cơ hội nay xin mua thêm F-22. Cũng trong cuộc tập huấn nảy sinh lỗi gì đó trong thiết kế và phải chi thêm 100 triệu để khắc phục.
    - Theo tài liệu Live Fire Testing F-22 final stage của quốc hội Mỹ: APG-77 can perform a near-instantaneous beam steering in the order of tens of nanoseconds.
    - Tớ nói theo những gì tớ đọc được từ tài liệu nhà và chưa có câu nào chửi bác cả nhé! Bác tuat ăn nói cẩn thận nhé!
  5. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    ......................
    - Có thể tớ đọc hiểu không tốt, nhưng có lẽ cậu xem cái channel đó hiểu không kỹ thì đúng hơn, diễn đạt của cậu không cắt nghĩa. Tớ phải phản bác cho rõ nghĩa, thế thôi.
    - Còn những ý phản bác của cậu thì tớ đọc không thấy nó xuất phát từ sự hiểu biết của cậu, nó chỉ theo kiểu cóp nhặt thông tin lẻ tẻ rồi cậu tổng hợp ra một cái kết luận của riêng cậu.
    - Khi tớ đưa ra ví dụ về diệt B52 là trong điều kiện kỹ thuật radar và khả năng của tên lửa thời đó để so sánh giữa radar bây giờ với máy bay tàng hình. Còn cậu lại cứ loằng ngoằng giữa khả năng của máy bay bây giờ với cả khả năng của radar cách đây mấy chục năm như vậy? (tất cả những nhiễu nọ kia cậu vạch ra ấy). Đơn cử thêm là máy bay tàng hình Mỹ dùng đánh thọc sâu, dọn đường ai cũng biết, thế mà nó còn đi gây nhiễu tích cực với tiêu cực thì hoá ra là "chào các bác em đang đến" à?
    - Còn nữa, xin hỏi bác hồi đánh B52 ta có mấy sư đoàn tên lửa với bao nhiêu quả đạn, có bao nhiều đài chỉ huy và mỗi đài chỉ huy có bao nhiêu chắc thủ, mỗi trắc thủ lái được mấy quả một lúc? mà bắn được nhiều tên lửa thế? vào nhiều mục tiêu như thế? Nếu không có căn cứ nhận dạng thì xin thưa là không tiêu diệt được nó đâu.
    - Còn máy bay đang bay thì có phải thích là tìm được mây với dông mà chui vào để tránh radar đâu? Nói như vậy thì máy bay chả cần tàng hình làm gì cho mệt, cứ bay thấp rồi tìm chỗ nào nhiều nhiễu.v.v.v. mà chui vô là êm chuyện!
    -Vì thế tớ đã phải nói là cứ lan man thì mệt lắm, chủ yếu chúng ta bàn luận xem thực tế nó như thế nào! Để mở rộng hiểu biết thôi.
  6. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Cái này dịch lại từ tài liệu của Nga về SU-35
    http://www.aeronautics.ru/archive/vvs/su35-01.htm
    SU-35 là máy bay Thử Nghiệm dựa trên SU-27 . Nó có đôi cánh nhỏ trước đầu và dùng kỷ thuật fly-by-wire . Máy bay được sản xuất thử nghiệm và đưa ra quảng cáo rầm rộ cho nhiều nước như Nam Hàn , Singapore , Úc và Brazil để tranh bán với F-15 , Eurofighter Typhoon , và máy bay Pháp Dassault Rafale . Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có ai muốn mua . Giá rao bán của SU-35 là 35 triệu USD rẻ hơn rất nhiều so với các đối thủ của nó . SU-35 có vài đặc tính như sau :
    Động cơ AL-31FM sức đẫy 30,865 lbf với 2 động cơ
    trọng lượng máy bay nặng tối đa ( mang đầy đủ nhiên liệu và vũ khí ) là 72, 750 lb
    radar phazotron N011 Zhuk 27 có tầm tìm kiếm 100Km . hiện đang phát triễn loại mới Phazotron Zhuk-PH tầm tìm kiếm 245Km . tất cả đều là radar phased-array . ngoài ra còn có radar nhìn về phía sau đuôi tầm 4Km .
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Về chuyện xung và bước sóng radar, ngoài lề tý để các bác tham khảo:
    Nguyên tắc radar trên máy bay thường dùng bộ thu/phát dùng chung anten, vì thế phải phát sóng theo xung. Xung (pulse) là 1 sóng có thời gian phát rất ngắn. Xung radar phải đảm bảo:
    Độ dài xung đủ năng lượng phản xạ về máy thu, tùy theo cấu hình radar
    Độ dài xung đủ ngắn (ngắn hơn nhiều lần thời gian chờ phản hồi) để có thể đảm bảo mức chính xác (phân giải) của radar khi nhận phản hồi.
    Độ rộng xung có thể là nano giây (nếu biên độ phát mạnh và máy thu nhạy) song tần số phát xung lại ảnh hưởng tầm của radar. Ví dụ khoảng cách 2 xung là 100 ns thì cự ly phát hiện của ra dar là: C*100 ns/2 = 1,5 mét
    Để với được tầm 150km, phải tăng khoảng cách 2 xung lên 150.000/1,5=100.000 lần ~ 10.000.000ns=10ms (vâng ạ, mười mili giây)
    Để tăng tần suất phát sóng, người ta dùng kỹ thuật phát dải rộng, nghĩa là các xung có bước sóng biến thiên tuần hoàn (hoặc theo quy luật nào đó). Số lượng tần số trong dải bao nhiêu thì giảm được khoảng cách xung biểu kiến bấy nhiêu. Phát lặp 10 tần khác nhau thì khỏang cách xung biểu kiến là 1ms, với tầm 150km....
    Kỹ thuật "màu" như bác Tuất nói là kỹ thuật sử dụng các bộ lọc phổ tần, phổ năng lượng... trên sóng về, kết hợp 2 hay nhiều xung có bước sóng khác nhau mới cho ra 1 kết quả tổng hợp về tín hiệu. Trong trường hợp này các nhiễu thiên nhiên bị triệt tiêu hòan tòan vì bản chất của nhiễu thiên nhiên là ngẫu nhiên và phổ tần, phổ năng lượng phân bổ đều.
    @bác kqndvn: bác có nói đến việc "tín hiệu phản xạ từ mặt trời bị nhận là tín hiệu của tên lửa vượt đại châu", đấy là bác đùa hay là thật đấy ạ
  8. Bac_gia

    Bac_gia Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Ngoài lề một chút:
    Nhân thấy các bạn đang tranh luận về Máy bay, Tên lửa, etc. Tôi có một số tài liệu dạng PDF muốn post lên đây cho các bạn tham khảo thêm. Nhưng không biết làm thế naof để upload lên đây. Nếu các bạn hứng thú thì chỉ dẫn cho tôi cách upload.
  9. Bac_gia

    Bac_gia Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    À! OK. Đã upload đuợc rồi. Mới các bạn tham khảo cái này, rất nhiều thông tin hay.
    Su30 vs the rest:
    http://www.uploading.com/?get=S45SH05X
    Precision Guided Munitions:
    http://www.uploading.com/?get=NGFNIORK
    Chúc vui.
    PS: Các bạn lưu ý, sở dĩ tôi post cái này vào đây là vì toàn là các tài liệu giải thích về công nghệ và kĩ thuật của Nga hoặc có dẫn xuất từ Nga, của chuyên gia quân sự Úc đại lợi, viết cho người thậm chí không am hiểu lắm về kĩ thuật quân sự cũng có thể hiểu được, đặc biệt là rất nhiều thông tin so sánh Su-30 với F/A18 A->F, từ góc độ của một chuyên gia quân sự phương Tây <---- khách quan
    Được bac_gia sửa chữa / chuyển vào 16:02 ngày 14/05/2006
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Bận quá.
    Chiên ra quân sự không phân biệt được SU-35.
    Kỹ thuật cánh nhỏ trước (bào khí điều khiển được) được đồng loạt áp dụng trên SU-30 đến SU-35. mỗi đời máy bay này đều có hai dạng. Một là bào khí cố định (kéo dài từ gốc cánh lên, giống MIG-29, F-16...). Hai là bào khí điều khiển được (chiên ra quân sự gọi là cánh nhỏ trước). Chúng khác nhau điều cơ bản là một điều khiển được góc nghiêng, một thì cố định. Chỉ có SU-37 là chỉ có một đời bào khí có điều khiển, không có đời bào khí cố định. Chiên ra quân sự cứ coi bào khí di động là SU-35, bào khí cố định là SU-30.
    Bào khí trước điều khiển được và lái lực đẩy được thử nghiệm trên SU từ năm 1988. Nhưng những mẫu máy bay sản xuất hàng loạt thì sau này mới có.
    Loại SU-35 được giao bán cho Brasil là loại bào khí cố định. Đồng thời, sử dụng động cơ của SU-30MK (xuất khẩu) không có lái lực đẩy và bớt chút năng lực (do hạn chế sử dụng những vật liệu bí mật dẫn đến hạn chế tốc độ quay ). Nước này không mua SU đơn giản vì đối thủ của họ chẳng cần dùng SU-35 để đối đầu, mặc dù bản SU-35 đó giống SU-30MK hơn là SU-35. Trong các nước mua và dự dịnh mua SU có thể kể đến Thái, Iran, Malaysia, Indonesia là những nước truyền thống dùng vũ khí phương Tây. Còn hợp đồng mua F-15 của Nam Hàn thì tai tiếng không phải kể.
    À, tháo hết đồ, lao từ trên cao xuống thì nhiều thứ bay được tốc độ cao không riêng gì F-22.
    Bản chất khác biệt của động cơ F-22 là trong máy nén. Máy nén của F-22 thiết kế theo những hướng sau.
    1: không dùng vành turbine mà dùng kết cấu bán kính (độ dầy giảm theo bán kính để chịu lực). kết cấu này là kết cấu có thể chạy được tốc độ vòng quay cao, đến giới hạn của khả năng ứng lực hướng tâm, phá vỡ bánh turbine.
    2: dùng góc nhhiêng cánh turbine nhỏ, thay vào đó là nhiều tầng turbine. Chiến lược thiết kế này có thể coi ngược với MIG-21. Động cơ R-11 của MIG-21 là dộng cơ có số tầng nén thấp. Có có áp suất đốt thấp, chỉ tiết kiệm nhiên liệu trong dải công suất rất hẹp. Nhưng lợi điểm của R-11 là làm việc tốt trong những diều kiện tốc độ và áp suất rất khác nhau, do số tầng nén thấp, động cơ "thoáng gió". Không quân Mỹ dã nhiều lần kinh hoàng khi MIG-21 tăng tốc trong độ cao rất thấp, từ tốc độ ban đầu rất thấp. Nói thế cho dễ hiểu. Nói ngược lại, động cơ của F-22 là động cơ tiết kiệm nhiên liệu, thích hợp với dải công suất rộng (mang nặng nhẹ đều ít ăn dầu). Nhưng động cơ của F-22 là động cơ bí gió, không thích hợp với độ cao thấp và tốc độ cao. So sánh với máy bay F-16 hay F-15, F-22 phải có tốc độ thấp hơn. Một nguyên nhân nữa để F-22 không thể bay nhanh là cửa hút gió và cửa xả không điều khiển diện tích mở. Do đó, khi bay nhanh, áp suất trong động cơ tăng quá cao, khi bay chậm, áp suất quá giảm. Nó không thể bay nhanh bằng SU. Chưa kể, khi vòng lượn, nếu sử dụng lái lực đẩy, thì kiểu lái lực đẩy ngoài tốn lực đẩy lớn. Còn kiểu lái ống trong của AL thì không hề tốn lực đẩy.
    Đó là các lý do, con số M2,5+ năm 2000 bị coi là mafia, sau đó là cuộc khủng hoảng uy tín của F-22, dẫn đến con số chỉ có 178 máy bay được mua đến 2013.
    Trong các chò trơi F-22, có thể thấy một ưu thế không nghiêng cánh khi vòng lượn, nhưng xem các đoạn phim ở trang trước, đây là điều bốc phét. Thậm chí, độ nghiêng cánh khi lượn quá lớn. http://warfare.ru/video/2004/f22.wmv
    Các bác nghĩ gì về con số 178 máy bay F-22 sẽ được mua đến năm 2013. Với con số đó và F-22 là máy bay không chiến chủ lực thì không quân Mỹ yếu thế hơn Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc đừng nói so sánh với Nga. Người Nga vốn định hướng phát triển không quân có ưu tiên tuyệt đối là phòng không. Trong khi đó, người Mỹ ưu tiên tuyệt đối là khả năng tấn công. Điều này dẫn đến, người Mỹ cần một lượng máy bay chiến đấu trên không lớn gấp nhiều lần người Nga. Hay nói cách khác, người Mỹ không coi F-22 là máy bay khônhg chiến chủ lực.
    Chúng ta đã phân tích về điện tử hàng không rồi, nay xem qua một vài con số vè ưu thế của hệ động lực.
    http://warfare.ru/video/2004/al41f.wmv
    Trong hệ động lực, động cơ đóng vai trò quan trọng. Máy bay chiến đấu cần những đặc điểm sau của động cơ để tạo ưu thế, (trừ đi ưu thế về lái lực đẩy 3 chiều trong dĩ nhiên là hơn lái hai chiều ngoài, người Nga thử nghiệm kiểu lái F22 trước 1990 rồi bỏ, đó là động cơ AL-35). Đó là, lực đẩy lớn. Tiết kiệm dầu và tiết kiệm dầu trong dải làm việc rộng (tốc độ cao và thấp, độc cao lớn nhỏ). Vấn đề tiết kiệm dầu liên quan chặt với áp suất đốt và nhiệt độ đốt qui đổi. Áp suất đốt của Nga và Mỹ đều khoảng trên 25. Nhưng nhiệt độ qui đổi trước turbine của Nga là 1650, vượt hơn của Mỹ 1450 (độ K). Người Mỹ ưu thế hơn hệ thống bơm nhiên liệu, nhưng gặp khó khăn với cấu tạo máy nén hiệu quả và turbine phát động làm mát. Do đó, họ phải sử dụng những giải pháp đối phó với tốc độ quá cao của turbine nén và hạn chế nhiệt độ trước turbine phát động.
    http://www4.ttvnol.com/quansu/707648/trang-15.ttvn
    http://warfare.ru/video/2004/al41f.wmv
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 21:01 ngày 16/05/2006

Chia sẻ trang này