1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Chú Dog đau đầu người yêu dở hơi ơi!
    Cái radar tầm trước 200km tầm sau 80 km bữa nay đã được chú xào từ xơ mít 31 sang dòng su hào 27 rồi à! Tài thật đấy!
    Ngày trước thì xơ mít 31 là mini AWAC, giờ củ su hào 27 gì đó cũng là mini AWAC. Cái nước Nga này chắc đến khổ vì cái nạn loạn mini AWAC.
    Mà cái chuyện su hào được sử dụng kỹ thuật ''hướng đó'' của cái radar bước sóng mét nào đó của xơ mít 31 ý, cũng lại là bí mật Nga nữa hả?!!
    Cứ như chú, ngồi nhà máy bê tông Chèm mà biết cả bí mật bên Nga la tư, không so với Khổng Minh ngồi lều cỏ mới uổng. Mỗi tội hình như ngày xưa Khổng Minh đeck biết xào nấu thì phải, nên người gầy đét. Chẳng bù cho chú Dog.
    Từ lẩu từ lâu rồi, tớ đã bảo chú Dog cố đi mà tìm mà đếm xem dân Nga nó lắp được bao nhiêu cái radar bước sóng mét lên cho Mig 31. Chú lại chẳng nghe. Hay đấy là cái bí mật mà Nga nó quên không tiết lộ cho chú hở Dog?!!
  2. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Đề nghị sử dụng có dấu.
    các bác só sánh một máy bay thế hệ 3+ và một máy bay thế hệ 4+ có vẻ cập cợi quá, càng cập cợi hơn khi sử dụng chữ không dấu, lại xuống dòng thư thơ.
    ke ke ke ke ke ke ke. Tuất xin nhăcd lại vài ba điểm
    Máy bay chiến đấu có những tính năng chính:
    Không chiến tầm ngắn.
    Không chiến tầm xa. Đánh chặn máy bay và hộ tống máy bay ném bom.
    Ném bom và tên lửa đối đất hạng nặng (tấn công mặt đất).
    Bám theo trận đánh trên bộ, tấn công những mục tiêu mới xuất hiện và tấn công xe cộ. (chống tăng và hỗ trợ tầm ngắn)
    Theo dõi mặt biển và tấn công tầu chiến, tầu ngầm.
    Từ những tính năng đó, người ta chế tạo ra:
    Máy bay không chiến chuyên nghiệp.
    Máy bay tấn công mặt đất tiền tuyến.
    Máy bay tấn công mặt đất tiền tuyến tầm ngắn và chống thiết giáp hạng nặng.
    1: Máy bay không chiến chuyên nghiệp, Interceptor: đòi hỏi máy bay linh hoạt trong không chiến tầm ngắn và mạnh cho không chién tầm xa. Để không chiến tầm xa, những yêu cầu nền tảng là động cơ lớn để có gia tốc, tầm bay và tốc độ lớn, khoang điện tử và tải trọng nặng để mang khí tài điên tử lớn. Thật hài hước là cho rằng những máy bay chậm như rùa có thể đối chọi với những máy bay bay rất nhanh trên không. Ít ra, kẻ bay nhanh không chiến đấu được cũng chạy được. Một máy bay nặng nề cho không chiến tầm xa mà lại linh hoạt cho không chiến tầm ngắn cần có những giải pháp kỹ thuật hết sức tiên tiến.
    Dựa trên những nền tảng đó, mới tính đến vũ khí và khí tài mang theo.
    2: Tấn công mặt đất tiền tuyến (tiếng Nga là MFI), thường gọi là fighter.
    Máy bay cần tải trọng và khí tài điệnt ử lớn để mang nhiều vũ khí và tấn công chính xác. Máy bay cũng cần mang theo nhiều loại khí tàiđể phát hiện, theo dõi, tấn công những mục tiêu rất khác nhau, như thiết giáp, công sự, trận địa phòng thủ rộng hay đội hình bộ binh. Thông thường, người ta chế ra các máy bay đa năng, vừa không chiến vưìa tấn công mặt đất và tầu biển. Để không chiến, nó cần linh hoạt và có gia tốc, tốc độ lớn. Kết hợp các tính năng đó trên một máy bay là điều khó khăn. Vì vậy, trước những năm 1960, mới phân ra rõ ràng tấn công mặt đất và không chiến. Nhưng sau đó, các tiến bộ kỹ thuật mới đã làm cho fighter trở thành máy bay chủ lực.
    3: Một nhóm máy bay tấn công mặt đất đặc biệt là hỗ trợ tầm ngắn chống thiết giáp hạng nặng. Đây là những máy bay nhỏ, nhào lộn tốt, mang giáp tốt, bắn tên lửa nhỏ rất chính xác để chống xe và trự thăng, cũng tấn công nhiều loại mục tiêu trên bộ bằng tên lửa và bom.
    Một số loại máy bay dược thiết kế chuyên nghiệp cho một mục tiêu, như SU-22 chuyên tấn công mặt đất hoặc MIG-31 chuyên không chiến. Một số loại máy bay thì các đời nhỏ cho các tiónh năng riêng được chế tạo trên cơ sở một đời chung, ví dụ như các loại F-4 và SU-27.
    F-18 là máy bay thế hệ 3, xếp tương đương SU-22. Nếu so với F-35 thì quá thấp đời, mặc dù chúng cùng được ra đời đầu thập niên 1990. SU-35 và SU-37 là hai máy bay rất giống nhau, thực tế là hai phiên bản thiên về mặt đất và thiên về không chiến, cùng áp dụng những tiến bộ tương tự. Tuy nhiên, SU-37 ra đời đúng lúc Liên Xô tan rã, đến khi sự phát triển tăng tốc trở lại thì đã có những thiết kế máy bay tốt hơn (SU-47). Do đó, cặp bài này chỉ có SU-35 là được sản xuất nhiều.
    Tính năng máy bay phụ thuộc mạnh vào tính năng của thiết bị điện tử, điều này khó khăn về so sánh, Tuất sẽ trình bầy sau. Sau đây, là một số so sánh về nền tảng cơ bản (flat form).
  3. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Để giúp các bác mới vào khỏi bị ngộ độc thức ăn do bác Tuất gây ra, tớ xin đính chính lại.
    Kiểu phân loại máy bay của Tuất là từ thời....chiến tranh Vietnam. Bây giờ người ta chia làm 4:
    1- Long range bombers: loại này chỉ còn Mỹ Nga dùng, có thể không kể đến.
    2- Ground Attack aircrafts: dùng hỗ trợ lục quân
    3- Multi purpose aircrafts
    4- Naval aircrafts
    Trên thực tế chỉ có loại 3 và 4. Máy bay ngày nay ko còn phân chia chức năng nhiều như xưa. 1 chiếc có thể vừa là không chiến, vừa làm nhiệm vụ yểm trợ cũng được. Như vậy loại 2 có thể nhập vào loại 3,4.
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    À, sỹ phú thông thái ạ, Long Range Bomer không được coi là máy bay chiến đấu. Đơn giản là chúng hầu như không có khả năng không chiến. Trên đây là những máy bay chiến đấu, tức là có khả năng chiến đấu trên không. Đến nay, loại này đqã phát triển to lớn như máy bay ném bom chiến lược thời thế chiến, nhưng không thể xếp Long Range Bomer vào đó được.
    Phân loại của Sỹ Phú thì SU-35 đang nói đến, cùng SU-33, SU-32 là gì. Chúng đều được thiết kế để thích hợp với tầu sân bay, nhưng cũng đều được thiết kế để sử dụng sân bay dã chiến.
    Ground Attack aircrafts: A-10 và F-4 đều là máy bay tấn công mặt đất, nhưng chúng hoàn toàn khác nhau, và không thể xếp cùng một nhóm máy bay được. Cũng như không thể để A-10 và F-18 vào một nhóm, cũng như không thể để SU-25 và SU-35 vào một nhóm. Cùng là tấn công mặt đất của một hãng, nhưng SU-25 và SU-22 rất khác nhau.
    Còn hai ca ra say, đại diệncho nhóm bệnh nhân ngộ cữ lại xuất hiện đó à. Tuất không hơi đâu mà tiếp chuyện mấy người. Văn vở của Hải cà sáy ở đây là gì, không thể so sánh được F-18 và SU-35 thì cho rằng, không so sánh được vì chúng là hai loại máy bay khác nhau. !!!! Nhưng mà cách phân nhóm đấy có vẻ không được chặt chẽ lắm. Nếu không phân loại được thì....là máy bay đa năng.
    Quay lại tiếp, trình bầy về nền tảng cơ bản (flat form) của F-18 và SU-35.
    Sinh nhật và nhiẹm vụ ban đầu:
    F/A-18 Hornet Thay thế cho các máy bay F-4 Phantom II (phiên bản tấn công mặt đất của F-4), A-7 Corsair (máy bay tấn công mặt đất loại nhỏ, A-6 Intruder (tấn công mặt đất. Như vậy, nhiệm vụ cơ sở của F-18 là tấn công mặt đất. Thực chất, tên đầy dủ là F/A-18 máy bay chiến đấu trên không F và tẫn công mặt đất A). Cuối năm 1987, xuất hiện (C= một chỗ và D= 2 chỗ). Thế nhưng hai năm sau, phiên bản này mới được bổ xung tính năng tấn công mặt đất ban đêm bằng camera hồng ngoại. Nhìn chung cho đến nay, khả năng tự động phát hiện mục tiêu hồng ngoại của máy bay Mỹ vẫn hoàn toàn chưa có (phát hiện mục tiêu hồng ngoại là sử lý tín hiện đến từ camera, kết hợp với các phương tiện kách như radar và laser để đo đạc đánh giá mục tiêu tự động). Camera hồng ngoại thể hiẹn trên màn hình trộn tín hiệu (head-up display). Một nhược điểm là phương tiện tấn công ban đêm này là pod đeo ngoài. F-18 C bắn đầu có radar doppler nhận dạng mặt đất. bản Supper to hơn là F-18 È mới xuất hiện năm 1999 và sản xuất với số lượng đáng kể năm 2001. Bản này được chế tạo to hơn và áp dụng những ký thuật điện tử mới, để cạnh tranh với SU-33, SU-35. Nhưng kết cấu không thay đổi nhiều, máy bay vẫn có hệ thống khí động quá nhỏ để áp dụng những kỹ thuật lái tự động mới. F/A-18G "Growler" là máy bay tác chiến điện tử, sẽ được mua sau này.
    Nhìn chung, F-18 thích hợp dùng trên tầu sân bay, cần những đường băng rất tốt.. Máy bay cất cánh lần đầu năm 1978. Năm 1983, máy bay F-18A (một chỗ) và F-18B (hai chỗ) được trang bị. Trang bị rộng đầu những năm 1990
    SU-35 là ấn bản tiếp theo của SU-33. Nó được thiết kế như là máy bay dùng trên hạm đội. Chức măng chính là MFI (một cách phân loại của Nga), máy bay tiền tuyến. Đây là những máy bay đa năng, riêng SU-35 thiên về tấn công mặt đất (cùng cặp với không chiến SU-37). Máy bay sử dụng được sân bay dã chiến. Ra đời cùng thời, đầu những năm 1990. Nhìn chung, về khí động, máy bay F-18 các đời không có gì đặc biệt, không thể so với SU luôn làm ngạc nhiên các Airshow vì những bài bay nổi tiếng. Về chi tiết, trình bày sau vài số liệu cụ thể.
    Kích thước:
    chi tiết..........................SU-35...........F-18 đầu(ABCD)..Supper(EF)
    Sải cánh......................15.16m ........11.43 m...................12.62 m
    dài.................................21.96m ........17.07 m..................18.31 m
    cao................................6.84m...........4.66 m ...................4.88 m
    diện tích cánh.............62m2.............37.16 m2...............46.45 m2
    trọng lượng rỗng........18400kg ......10,810 kg..............13.387 kg
    trọng lượng tối đa.......34000kg......25,401 kg..............29.937 kg
    Động cơ :
    F-18 ABCD dùng hai động cơ F404-GE-402 Mỗi động cơ lục đâỷ 7, 5 tấn
    F-18 EF dùng hai động cơ F414-GE-400 Mỗi động cơ lực đẩy 9,5 tấn.
    ban đầu, SU-35 dùng hai động cơ AL-31, mỗi động cơ lực đẩy 13,5 tấn. Sau này, những cải tiến của AL-31 đưa lực đẩy tiếp tục lên cao.
    Tốc độ tối đa
    F-18ABCD đạt M1,7
    F-18EF dạt M1,6
    SU-35 đạt M2,3
    Ban đầu, SU-35 thử nghiệm dùng động cơ AL-21 chỉ dạt 2440km/h. Tốc dộ trân là động cơ AL-31 13,5 tấn. Sau này, AL-31 đạt trên 15 tấn.
    Khản năng mang vũ khí. Nhiệm vụ tấn công mặt đất
    F-18: 3-4,5 tấn
    SU-35: 8 tấn.
    Tầm bay. và bán kính chiến đấu.
    Với nhiệm vụ mang nhẹ, F-18 ABCD có bán kính chiến đấu 460km. F-18EF là 650km.
    Của SU-35 là 1500km và 3000km nếu dùng một lần tiếp dầu. (tàm bay không tiếp dầu 3200km nhiệm vụ trung bình). Tầm không tiếp dầu tối đa ở nhiệm vụ mang nhẹ 3500km.
    Tốc độ leo cao và gia tốc không bàn, SU-35 đạt M1 khi leo cao thẳng đứng (F-18 không thể bay thẳng đứng được, đó là thế hệ 3, trong khi SU-35 là 4+)
    Nhưng như trên đã nói, tính năng chiến đấu dựa vào nền tảng hệ thống khí động. Những con số trên tuy cao nhưng không thể hiện được nhiều, trước khi phân tích về hệ thống khí động, xem qua hình ảnh hai loại máy bay này.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 19:12 ngày 26/04/2006
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Như vậy, SU-27 và F-18 ra đời và trang bị cùng một thời điểm (SU-27 ra đời trước vài năm). Nhiệm vụ giống hệt nhau, đều là máy bay đa năng thiên về tấn công mặt đất.
    SU-35 là phiên bản SU-27 ra đời giữa F-18CD và F-18EF. Đều là những máy bay đa năng thiên về tấn công mặt đất và tiện dùng trên tầu sân bay.
    Mới chỉ vài con số cứng quèo trên, thấy rằng F-18 thua quá xa SU-35. Nhưng đó là phần xác của hệ động lực, chúng ta sẽ khảo sát phần hồn của hệ động lực dưới đây. Dễ thấy, ngay cả những nước đệ tử ruột của Mỹ trước đây cũng thích chuyển sang SU (như Malaysia, Thái Lan, Brasil...). Không thể coi F-18 "bé tiền" và "thấp đời", nó khá đắt và mới ra. Thế nhứng những tính năng cứng trên chỉ nhỉnh hơn SU-22 và thua xa SU-24. Còn SU-35 thì hơn hẳn hơn một đời.
    [​IMG][​IMG] [​IMG]
    [​IMG]
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 26/04/2006
  6. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Hôm rồi, VTV2 có chiếu một bộ phim về lịch sử hàng không do Mỹ làm. Đến doạn thế chiến 2. Người ta nói nhiều về chiếc máy bay phản lực P do Mỹ đóng, và không quên nói đó là máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của thế giới. Thực chất, đây là chiéc máy bay rất tồi, nó mang hai động cơ phản lực nhưng dặc tính động lực không bằng những máy bay chiến đấu trên không cánh quạt lúc đó. Đã thế, nó rất ăn dầu và chỉ bay được 30 phút. Vì vậy, nó không bao giờ có thể tham chiế được, thậm chí không rời khỏi nơi đóng nó. Trong khi nó sống dở chết dở đóng mãi không xong thì Đức đã sử dụng khá nhiều máy bay chiến đấu phản lực thật sự ngoài mặt trận, như chiếc Me262 ra dời năm 1942 là loại máy bay chiến đấu tốt nhất của WW2, nó diệt rất nhiều máy bay chiến của ĐỒng Minh. Bộ phim không quen bới móc những nhược điểm của nó. Bất chấp như vậy, chiếc He ra đời năm 1938 vãn là máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của thế giới. Lùi thời gian, năm 1914, mọt nhà kỹ thuật Rumania đã bay thử chiéc máy bay phản lực đầu tiên. Năm 1930-1932, người ý cũng thử nghiệm một chiếc khác. Những động cơ phản lực turbine được người Đức phát triển năm 1931.
    Người Mỹ lúc đó rất lạc hậu về kỹ thuật máy bay so với Đức, nhưng ngày nay, họ nhận vơ là họ chế ra máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên. Sản phẩm của bộ máy tuyên truyền đó là những kẻ hoá rồ lên khi Mỹ kém gì đó. Mà Mỹ thua và kém thì rất nhiều, nên những kẻ đó luôn trong tình trạng hoá rồ, có thể coi như những con trâu điên hùng hục ngợi ca Mỹ. Đây, những kẻ này tính rằng, Mỹ sẽ dùng máy bay phản lực mang tên lửa dò tia cực tím tấn công cả thế giới. Nói thêm là, tên lửa không đối không tìm tia cực tím là một loại vũ khí đặc biệt, cực ưu việt, giúp cho những máy bay tồi của Mỹ thắng được đối phương.
    http://www2.ttvnol.com/quansu/707648/trang-1.ttvn
    http://www2.ttvnol.com/quansu/707648/trang-2.ttvn
    --------------------
    Ta nhìn lại việc người Mỹ học tập chiếc MIG-25, đóng máy bay F-15. Thập niên 1970, khi Liên Xô thiếu những máy bay chiến đấu mới do chính sách bẩn thỉu của Khorusov cuối những năm 1950. Người Mỹ thì rút ra những bài học về cấu tạo máy bay chiến đấu trong chiến tranh Việt Nam, đã thực hiện cách đầu tư nghiên cứu tập trung của Liên Xô, không phân tán ở các hãng nữa. Căn cứ quân sự tuyệt mật Area-51 ở Nevada trở thành nới tập trung nghiên cứu kỹ thuật máy bay của nước Mỹ, ở đây, những chiếc MIG-21 và MIG-23 được cải tiến. Chiếc F-15 được đóng theo kết cấu của chiếc MIG-25, trở thành máy bay chién đấu trên không chủ lực của Mỹ. Về đại thể, phần thân cánh đuôi của F-15 giống hệt MIG-25, thu nhỏ một chút. Nhưng cũng có một vài điểm kách biẹt nhỏ.
    Một trong những điểm khác biệt là kết cấu đuôi đứng hơi nghiêng. Đây là kết cấu để nâng cáo khả năng tự cân bằng. Chiếc MIG-25 hoàn toàn cân bằng bằng máy tính điện tử (ổn định tự động), do ở tốc độ cao, các cơ chế tự cân bằng trở nên không tin cậy. Máy bay F-15 có tốc độ thấp hơn nhiều so với MIG-25 và MIG-31 (F-15 khả năng vận động không chiến chỉ ngang với SU-35, là máy bay đa năng). Cơ chế tự cân bằng đó thích hợp với kỹ năng của phi công Mỹ. Nhưng đuôi đứng nghiêng đó hạn chế khả năng thể hiện của máy tính điện tử tự cân bằng. Sau này, khi máy tính và các thiết bị điện tử càng ngày càng mạnh thì đuôi đứng nghiên càng ngày càng yếu thế hơn đuôi đứng thằng đứng.
    Đuôi đứng đôi thẳng đứng điều khiển máy bay chính xác, được dùng cả cho những máy bay cần đường bay chính xác (ví dụ, đẻ ném bom không điều khiển hay bắn súng đạn xuyên giáp). Máy tính ổn định tự động thay thế cho khả năng tự cân bằng mà đuối đứng nghiêng có được. Điều này làm phát triển những ưu thế của đuôi đứng thẳng đứng. Một trong những ưu thế quan trọng, ngoài đường bay chính xác, là giảm lực cản (cơ chế tự cân bằng sẽ hy sinh tốc độ và độ cao của máy bay để đổi lấy cân bằng). Nhờ giảm lực cản, người ta thiết kế được đuôi đứng và đuôi ngang rất lớn, cùng diện tích cánh rất lớn, cho phép máy bay có những đặc điểm khí động ưu việt.
    Bào khí trước được thử nghiệm từ MIG-21. Thiết bị này làm máy bay ổn định và giảm lực cản ở tốc độ rất cao, làm máy bay thích hợp cả với những tốc độ rất thấp và rất cao. Bào khí trước cố định được thay bằng bào khí trước điều khiển bằng máy tính, cộng thêm bộ đuôi rộng, cho phép dòng SU luôn nổi tiếng trong những động tác bay phức tạp. Giảm lực cản cho phép tầm bay xa và mang nặng, cũng cho phép máy bay hoạt động chiến đấu trên không lâu hơn. Giảm lực cản cúng cho phép thiết kế diện tích cánh rất lớn, tạo ưu thế giữ tốc độ khi đổi hướng và bay ở mọi góc đón gió. Những ưu thế về khí động có thể so sánh ở hình ảnh trên: hệ thống khí động của F-18 rất đơn giản so với SU-35. Cũng có thể thấy đuôi của F-18 rất bé, điều này hạn chế những đặc điểm bay cần thiết cho không chiến và ném bom chính xác.
    Việc thay bào khí cố định bằng bào khí điều khiển được, cùng với điều khiển toàn bộ hệ thống khí động bằng máy tính diễn ra sau SU-30. Đến SU-35, có thể quan sát nó tiết bộ quá xa so với F-18.
    Một trong những đặc điểm của máy bay thế hệ 4+ mà SU-35 có được là TVC, điều khiển lực đẩy. SU-35 mang động cơ AL-31 điều khiển lực đẩy 2 chiều. Điều này các F chỉ đến F-22 mới có. Cộng thêm với hệ khí động, máy bay có thể bay thẳng đứng, bay ngược với góc 135 độ. Như trên Tuất đã nói, không bàn đến tốc độ leo cao khi so sánh F-18 và SU-35. Để Tuất tìm hình ảnh rõ hơn về đuôi phụt điều khiển lực đẩy của nó.
    Máy bay SU-27 khi biểu diễn ở Airshow đã một lần bốc cháy vì bay ngược, xộc khí vỡ động cơ. Việc SU-35 bay ngược 130 độ ở M1 được hỗ trợ thêm bởi động cơ có tỷ số nén cao, 25atm. Đây là những động cơ cho phép bay hiệu quả ở dải tốc độ rất rộng, tiết kiệm dầu.
    Những tiến bộ về hệ thống khí động mạnh và điều khiển hoàn toàn bằng điện tử này được áp dụng nhanh chóng trong SU, do kết cấu ban đầu ưu việt của nó. Trong khi đó, về đặc điểm khí động, F-18 chỉ tương đương các máy bay thế hệ 3, như CF-1 của Tầu hay SU-22, SU-24 Nga.
    Nhưng đặc điểm ưu thế đó cho phép SU-30 chiến thắng F-15 trong cuộc tập trận đối kháng Ấn Độ năm 2004. SU-35 thì mạnh hơn rất nhiều SU-30 còn F-15 không chiến tốt hơn nhiều F-18. Thật ra, chưa cần quan sát các đặc điểm khí động ưu việt và diện tích cánh lớn, chỉ với các con số lực đẩy động cơ và tốc độ tối đa ở bảng trên, đã thấy F-18 hầu như không có khả năng không chiến. Nó chỉ bắn được khi trợ chiến báo động sớm cho nó bắn tên lửa từ rất xa.
    -----------------------------
    Đến cuộc tập trận đối kháng Ấn Độ 2005. Bài tập là Ẫn vad Mỹ cùng một bên, cả hai đều tấn công và phòng thủ, tính huống là các máy bay chiến đấu trên không bật hết chức năng, tấn công AWCS. Ấn Độ lại chiến thắng.
    Điều này cho thấy khả năng không chiến tầm xa, của SU rất tốt. Đặc điểm này đạt ưu thế bởi radar. CHúng ta cũng quan sát hình trên, thấy radar của SU-35 có cả antena trước và sau, điều này F-18 thì thua xa vời. Điểm không nhìn thấy là kết cấu đặc biệt của antena, cho phép dẫn bắn tên lửa radar bán chủ động cả trước sau và sườn. Ngoài ra, cũng cho phép các tên lửa hồng ngoại khoá mục tiêu sau khi xuất phát, ở giai đoạn tên lửa chưa bắt được mục tiêu nó được điều khiển bằng radar. Cũng cho phép tên lửa xuất phát từ mọi hướng và tấn công mục tiêu ở mọi hướng. Hiện nay, R-77 là tên lửa hồng ngoại duy nhất xuất phát thẳng hướng sau được.
    Một trong những thứ mà máy bay Mỹ chưa có là hệ thống phân tích hồng ngoại. Như trên đã nói, F-18 chỉ có camera hồng ngoại, chưa có hệ thống phân tích này. (hệ thống phân tích ảnh hồng ngoại, tìm ra những điểm nguy hiểm, theo dõi chúng, báo động sớm khi chúng có khả năng gây nguy hiểm cho máy bay. Ngay cả camera hồng ngoại của F-18, thứ đủ để ném bom bán đêm, cũng là thiết bị lắp thêm đeo ngoài. SU-35 cũng như các đời SU trước SU-37 khác, sử dụng hệ thống tác chiến điện tử đeo ngoài, đây là thiết bị gây nhiễu và phóng mục tiêu giả, cả giả radar và giả hồng ngoại.
    Một trong những ví dụ về ưu thế của radar SU-35 là phương pháp ném bom không điều khiển theo đạn đạo chính xác. Vị trí và hướng bay, tốc độ của máy bay được radar nhận dạng mặt đất chỉ thị chính xác. Máy bay mang bom bay theo đường đạn, cắt bom ngoài khoảng an toàn. Điều này cho phép ném bom không điều khiển chính xác như bom có điều khiển.
    Trọng tải trong nhiệm vụ mang bom của SU-35 đã lớn gấp đôi F-18. Nay thay bom thường không điều khiển cho tên lửa, lượng thuốc nổ chính xác đến mục tiêu cũng tăng gấp đôi. Như vậy, với các nhiệm vụ tấn công mặt đất, SU-35 mang lượng thuốc nổ hữu ích gấp hơn 4 lần F-18.
    Chi tiết về radar N011 và N012, hệ thống báo động sớm hồng ngoại khá dài, nhưng Tuất sẽ cố gắng trình bầi những đặc điểm nổi bật ở bài sau.
  7. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Loại Su-35 mới không có hai cái cánh nhỏ ở đầu máy bay như Su-30 MKI mà giống như Su-30MKK
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Động cơ của Su-35 mới là hai động cơ 14,5 tấn.
    [​IMG]
  9. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Có thắc mắc nhỏ . Trong không chiến bị đối phương bám đuôi và lock thì rất khó thoát .Tại sao các máy bay chiến đấu không lắp tên lửa bắn ngược . Đề phòng bị bám đuôi . Ngày xưa chưa có tên lửa vẫn thấy máy bay có ụ súng đằng sau , bắn lại những máy bay khắc . Bây h hiện đại rồi , tại sao các chuyên gia không nghiên cứu đến vấn đề này nhỉ . .
  10. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    ----------------------------------------------------------------------------------------
    Đó chính là loại tên lửa tầm gần đấy Nga thì có R-73 bắn quay được rađừng saum180o còn Mỹ có Sidewinder-AIM-9xx bắn quay được ra phía sau 90o.Nay Nga đã có R-73 cải tiến và R-74 bắn thẳng ra phía sau tất nhiên là có bệ phóng quay quay 360o

Chia sẻ trang này