1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Nói chung, tôi rất không thích những người phát biểu kiểu chỗ bôi vàng trên kia. Cái định kiến đó làm hỏng mất những sự đánh giá khách quan. Cũng như nhiều bác đã tưởng rằng siêu máy tính xử lý mọi thứ, hay kiên quyết coi lực ly tâm là lực thực....
    Nói về F22, tôi chưa hiểu các bác đang "bênh" nó ở mâu thuẫn này: một mặt khen khí động của nó hơn F15, F16... mặt khác kiên quyết cho rằng Mẽo coi nhẹ khí động học máy bay hơn Nga, máy bay mẽo chủ yếu chơi BVR và ....
    Nếu không coi trọng khí động học, người mẽo chả cần phải có thrust vectoring làm gì cho nó đắt ra, phải ko ạ? Chả cần phát triển động cơ lực đẩy mạnh, super cruiser làm gì phải ko ạ?
    Còn về vấn đề chuyển tần cấp nano sec có bác nào có ý kiến jì không ạ???
  2. Bac_gia

    Bac_gia Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Hà hà, bạn thân mến , bạn làm tôi buồn cười quá. Vâng, yêu hay ghét là quyền của bạn! Tôi không quan tâm đến, xong tôi không hiểu ý bạn. Nếu là định kiến thì đó là định kiến nào, của ai, và với ai? Và nó làm hỏng mất đánh giá khách quan nào? Của ai?
    Được bac_gia sửa chữa / chuyển vào 19:35 ngày 16/05/2006
  3. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Bác chưa hiểu thì tôi giải thích Bác quan điểm rằng đã là chuyên gia quân sự phương Tây nhận xét thì là khách quan.
    Nghĩa rằng đã là chuyên gia qs phương tây có 2 đặc tính vô cùng quý báu:
    1/ Biết tuốt, đúng tuốt: vì là họ có thể "phán" cả 2 hệ vũ khí Nga và phương Tây
    2/ Khách quan (vì họ là người Tây chăng)
    Mà tôi thì hoàn toàn không thích những người quan điểm như vậy nhưng luôn cố đi "dạy" người khác về cách thu thập hay là xử lý thông tin.
    Bác cảm thấy thế nào về các ý kiến của chuyên gia quân sự Nga về đồ Tây phương??? Chuyên gia quân sự Do Thái, Ấn, Tầu... về đồ Tây phương???
    Về F22, bác có thể mở mắt cho anh em biết tại sao với hệ động lực khủng khiếp đó mà nó bay không được nhanh như thế không??? Tốc độ leo cao cũng bình thường như mấy dòng cũ của Nga??? Các thuật bay lắt léo không thực hiện được???
    Em cũng còn lăn tăn nữa là bay trong chế độ stealth thì nó liên hệ với AWASC thế nào nhỉ Rồi việc lỡ vì không nhìn thấy nó mà các F khác quệt phải thì sao
    Mà bác có biết RCS của nó khi mở khoang vũ khí là bao nhiêu ko ạ???
  4. victorcharlie

    victorcharlie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Stealth là đặc tính quan trọng nhất của F/A 22. Mặc dù vậy khả năng năng stealth của F/A 22 đến đâu thì vẫn chưa có những kiểm chứng thuyết phục. Ngoài ra có một số điểm yếu hiển nhiên của F/A 22 khiến còn rất nhiều tranh cãi về vai trò thực sự của máy bay này trên chiến trường.
    - F22 đã chuyển thành F/A 22, để chú trọng hơn khả năng tấn công mặt đất. Tuy vậy, dễ thấy là khoang vũ khí của máy bay này quá bé để có thể tấn công mặt đất hay trấn áp trên không một cách hiệu quả. Nếu dùng giá bên ngoài thì lại mất tính năng tàng hình.
    - Tầm bay của F/A 22 hạn chế, mặc dù điểm yếu này có thể khoản lấp với khả năng tiếp dầu trên không. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy khả năng chiến đấu cũng như sống sót của F/A 22 có hạn chế. F/A 22 không phù hợp để trở thành một máy bay tấn công chủ lực.
    - Yếu tố giá thành, với mức độ sản xuất như hiện nay, giá một chiến F/A 22 là $200 mil (bằng giá 6 chiếc Su). Nếu sản xuất ở mức tối ưu nhất giá một chiếc là khoảng $100 mil. Điều này khiến việc chiếm ưu thế về số lượng của F/A 22 so với các máy bay khác la không thể.
    - Điểm cuối cùng, người ta nói rất nhiều về radar tầm 400 km của F/A 22. Tuy nhiên tên lửa đối không tầm xa nhất của Mỹ hiện nay chỉ là 80 km. Điều này có nghĩa là dù có lock được đối phương trước đi nữa F/A 22 cũng phải đợi đến tầm để bắn. Liệu trong khoảng thời gian đó F/A 22 có bị đối phương phát hiện và thậm trí là khai hoả trước hay không? Điều này cần được kiểm chứng. Hơn nữa mọi người đều biết rằng với các máy bay chiến đấu hiện tại, khoảng cách vài trục km sẽ biết mất trong tic tắc. Đến lúc dogfight thì khả năng của F/A 22 lại càng cần được cân nhắc.
  5. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    - Trong cái link "bacgia" gửi bài báo của một chuyên gia quân sự ÚC viết bài so sánh giữa Su30 và các máy bay hiện có + JSF sắp mua của ÚC có một điểm cần làm rõ.
    - Đó là cần phải nhận định xem F22 hơn F35 ở điểm gì? Trong đó quan trọng nhất là tính tàng hình, liệu F22 có khả năng tàng hình tốt hơn F35 không va? tốt hơn như thế na?o? Bởi lẽ các công nghệ được coi là tiên tiến nhất của Mỹ áp dùng cho F22 (radar, thông tin liên lạc.v.v.) đều nhằm vào bảo vệ tính tàng hình của máy bay.
    - Giả sử F35 có tính tàng hình tương đương F22, chỉ kém F22 về phần khí tài và điện tử, hay động cơ không mạnh bằng thì "bacgia" có chú ý đến đoạn chuyên gia này nói ră?ng tính ta?ng hi?nh cu?a F35 co?n phụ thuộc va?o bị "chiếu" tư? đă?ng trước hay đa?ng sau cu?a máy bay, tư? đă?ng sau "nhi?n" lại tính ta?ng hi?nh cu?a máy bay bị gia?m đi rất nhiê?u! Thậm chí khi bay Head-on thì nếu Su có trang bị Radar N011M ESA vẫn phát hiện F35 trong khoảng cách dao động từ 19-37km.
    - Va? cufng theo chuyên gia na?y, F35 ko pha?i la? "hot supersonic performer" nên khi đuô?i theo Su pha?i bật afterburner đê? có thê? can thiệp kịp thơ?i khi Su xuất hiện, nhưng việc na?y lại khiến cho F35 bị detech bởi công nghệ mới có tên là IRST hay bị bắn bởi "optically guided AAMs như R-27ET, R-77T.v.v. Vậy với tốc độ hiện thời của F22, liệu đây cũng là một vấn đề?
    - Vấn đề là Úc quyết định mua F35 bởi tính tàng hình của nó, và khi chuyên gia này coi F22 là phương tiện đối đầu hiệu quả nhất với Su30 mà USA hiện có thì cũng không hề trích dẫn các tính năng của F22, mà chỉ tự nhiên coi như vậy. Vì thế nếu lấy F35 để so sánh với F22 về mặt tàng hình (nếu F22 mà ko tàng hình thì nó cũng chỉ là một loại F15 kiểu mới của Mỹ thôi, ko thể là đối thủ của Su được) thì có lẽ chúng ta sẽ làm rõ được khả năng thật sự của F22 so với SU30 chăng?
  6. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Ngoài chuyện bàn tới F22 lúc bay, em đề nghị các bác am hiểu mở rộng kiến thức cho em về chuyện F22 lúc bắn.
    Theo các cụ nhà em:
    Nó bay chưa chắc đã bom
    Nó bom chưa chắc đã trúng
    Bom trúng chưa chắc đã bị thương
    Bị thương chưa chắc đã chết
    Em hỏi ngu tý: thế F22 khi lock mục tiêu để bắn thì phát xạ radar có làm đối thủ biết không ạ??? Đặc biệt với các vũ khí tầm xa thì thường phải dẫn xạ radar chứ không dùng hồng ngoại được phải không ạ???
    Ưu thế của F22 là tầm radar rất xa, và để tránh đụng độ tầm gần thì nó phải phóng đạn từ xa. Vậy thì theo các bác việc bắn có làm nó lộ diện hay không ạ.
    Với tầm bắn trên 100km, theo em hiểu nếu máy bay chủ không dẫn bắn thì xác suất bắn trúng cực thấp, không hiểu có sai gì không!!!
    Thêm nữa, các vũ khí của F22 cũng là các vũ khí chưa phải thiết kế riêng cho nó, dẫn tới sóng dẫn bắn vẫn như cũ, dẫn tới đối thủ dù không nhìn thấy nó thì vẫn biết lúc nó bắn, và như thế ưu thế tàng hình tầm xa mất giá trị. Còn để vào gần mới bật radar dẫn bắn và bắn, thì chẳng khác F15 là mấy. Máy bay địch chỉ cần thoát cú đánh đầu tiên thì lập tức F22 phải lâm vào cận chiến, và trong trường hợp này phần thắng chắc hẳn nghiêng về các su hào củ cải của Nga ngố, phải không ạ???
    Mong ý kiến các bác
  8. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    F22 radar mạnh, phát hiện đối phương từ xa, có super cruise - tiếp cận nhanh ko cần đốt đít, ko bị detect, dùng data link dẫn đồng đội vào vị trí thuận lợi, lúc đó mở khoang, lock... bị phát hiện, nhưng nó đã chơi trước đòn phủ đầu bắn hạ hàng loạt. Tiếp đó do tích luỹ vận tốc từ trước, đuổi theo bắn tiếp đối phương rã đội hình bỏ chạy, sau khi xả hết tên lửa thì tăng tốc tối đa zọt luôn...
    Nếu bay một đội hình F22 thì đòn first strike chớp nhoáng có thể giải quyết cơ bản chiến trường, nếu bay đơn hoặc ít thì cũng giống như Mig21 mình đánh F trước kia nhưng hữu hiệu hơn nhiều, đối phương khó có thể phản kích...
    Đó là năng lực của F22.
    Về ý nghĩa chiến thuật, việc bay cùng AWACS ko làm lộ vị trí của F dù đối phương có thể biết có F bay cùng, F vẫn có thể bay siêu thanh ko đốt đít tiếp cận bắn hạ nhanh...
    Ngoài ra có thể tổ chức phối hợp với các F khác, nó đánh đặc công còn F khác giải quyết chiến trường.
    Đối phương có thể có chiến thuật đối phó, nhưng rất khó khăn vì khó đối đầu trực diện với F22. Một số lượng nhỏ F22 có khi cũng giữ được lợi thế về chiến thuật...
    Theo em nghĩ thì ý nghĩa của nó nằm ở đó, không cần miễn cưỡng bắt nó phải dogfight làm gì, cứ làm nhiệm vụ hit n run là được. Nhưng đúng là tầm bay ngắn và ít vũ khí làm giảm hiệu quả - nhất là trong nhiệm vụ SEAD, và kém dogfight thì ko thể coi là air supermarcy tìm và diệt được, trừ khi dùng một số lượng đông...bởi vì đối phương sẽ tìm cách tránh F22 hoặc kéo F22 vào gần, nếu F22 mà bỏ chạy hoặc bị cầm chân thì số phận đội hình ném bom sẽ ra sao?
    Nếu có một con nào đó kiểu như F15 hay Su27 tàng hình thì mới đúng là air superieur thật sự..
    Được viser sửa chữa / chuyển vào 04:47 ngày 17/05/2006
  9. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    AIM-120C medium range missile trang bị cho F-22 có tầm bắn trên 110km.
    RCS của F-22 là classified, RCS khi đóng mở weapon còn classified hơn. Thông tin thu thập được rất ít hoặc có thể không chính xác. Xin nêu một số thông tin mình thu thập được:
    - 1999~2000: frontal RCS của F-22 là 0.001 m ^2 theo thông tin của AW&ST. Sau đó F-22 được phát triển thêm nhiều để giảm RCS nhỏ hơn nữa.
    - 2003: theo 1 bản báo cáo viết trong Popular Science thì con số RCS nhỏ nhất mà Mỹ đạt được trong thiết kế máy bay chiến đấu của mình là 5.2 cm^2 = 0.00052 m^2 chỉ không rõ con số này là từ máy bay nào? F-22 hay 1 loại mới đang được phát triển.
    ==> Có thể quăng frontal RCS vào khoảng 0.001 đến 0.00052 m^2 .
    Khi Boeing khoe con Bird of Prey thì RCS của nó là 0.000026 m2 khoảng 1/6 tới 1/8 frontal RCS của F/A-22 ==> F-22 frontal CRS trong khoảng 0.000156 tới 0.000208 m^2
    ==> Không biết đường đâu mà lần
  10. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    .........................
    - Có phải cứ bay super cruise thì là nhanh đâu? cái quan trọng là phải có tốc độ cụ thể. Bay siêu thanh thì cấp M1 cũng là siêu thanh rồi, nhưng nếu cậu bay siêu thanh không đốt đít để tàng hình chỉ đạt tốc độ trên M1 một tí thì để đuổi theo cái SU bay ở tốc độ M2, vẫn phải đốt đít như thường, đó là trường hợp của không những F35 mà thậm chí là cả với F22!
    - Còn bay tàng hình như kiểu F22, phụ thuộc (không biết bao nhiêu %) vào AWACS thì cái bài báo của ông chuyên gia người ÚC đã nói rõ rồi, khi SU tham chiến thì việc đầu tiên là nó làm là triệt hạ AWACS của Mỹ hay Wedgetail AEW&C của Úc (chức năng giống nhau) .
    - Trong tính huống xung đột, ông này nêu rất nhiều cái " nếu" cho kịch bản dùng AWACS thành công: nếu SU không bắn tên lửa tầm xa vào AWACS khiến cho AWACS phải shutdown hay thật sự bị tiêu diệt, nếu các kênh data link của AWACS không bị "jammed" vì nhiễu do SU gây ra.v.v. Vì thế kế hoạch mua F35 để dùng theo kịch bản không chiến này theo ông này cũng khó khả thi, không giải quyết vấn đề về lâu dài. (Nếu cậu chưa đọc thì tìm ở trang trước bài báo của bác "bac_gia" gửi lên ấy). Khi mất AWACS rồi thì tèn ten ten ten...lấy đâu ra mà "hit and run"? rồi phải dùng radar onboard, làm sao có điều kiện lý tưởng mà tàng hình nữa?
    - Tớ xin nêu ra một kết luận như thế này mong mọi người góp ý: Mỹ có khả năng giảm tối đa diện tích phản xạ sóng, thành công làm cho máy bay tàng hình như cái mới nhất là F22 chẳng hạn.
    Nhưng cái máy bay đó chỉ thực sự "tàng hình" khi nó không phải đánh nhau với ai cả, tức là không phải mang radar dẫn bắn, không phải phóng tên lửa hay đuổi theo các máy bay khác không tàng hình nhưng bay với tốc độ gấp đôi hay hơn tốc độ của nó.
    Làm ra máy bay tàng hình là một chuyện, trang bị vũ khí khí tài điện tử thế nào để cho các thứ đó cũng "tàng hình" như máy bay lại là một chuyện khác. Chính vì thế Mỹ phải "gởi gắm" điều này vào AWACS, mà đối phương không dại gì chỉ chiến đầu với F22, F35 hay F15 của Mỹ mà không "đoái hoài" gì đến mấy chú AWACS . Cứ cho là Mỹ sẽ làm cả máy bay AWACS tàng hình đi nữa, thì chính nó cũng lại vấp phải vấn đề mà F22 vấp phải, nghĩa là làm sao dấu được trao đổi radar, data link của nó với các máy bay khác?
    - Trừ khi Mỹ có một thế hệ máy bay không chiến độc lập mạnh với các tính năng bay tiên tiến, không phụ thuộc vào AWACS kèm theo khả năng tàng hình thì lúc đó mới có thể nói đó là một thành công đúng nghĩa, hay phát triển được một loại radar nào đó cũng thực sự "tàng hình" như máy bay. Đó là lý do chúng ta đang hoài nghi về tính ưu việt mà Mỹ có được với F22.

Chia sẻ trang này