1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BTT

    BTT Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    496
    Đã được thích:
    495
  2. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Ngay cả khi chế độ dẫn bắn như cũ, khi lock bị lộ đi nữa thì nó chỉ lộ khi bắn trước, và bắn trước thì đã chiếm được khá phần trăm thắng lợi rồi. Nó có radar và máy tính mạnh, với cái RCS tổ chảng của Su --> đủ sức cho nó lock và bắn nhiều thằng cùng một lúc, và khi cả một hội cùng bắn thì xác suất dính chắc chắn là cao. Khả năng cao là F sẽ chơi xa gần phối hợp.
    Khi Su tránh đòn thì có thể phải giảm tốc và hạ độ cao, F có thể lao sầm sập tới bồi luôn đòn tiếp. Nếu sống sót tiếp được đòn này thì cận chiến, viễn cảnh ít SU chống nhiều F...
    Nếu phải chuồn thì nó đã xả hết đạn, đang siêu âm, đốt đít hết cỡ, Su còn đang lấy độ cao và tăng tốc, chắc là zọt được thôi...
    Tất nhiên Su sẽ phải phát triển biện pháp tự vệ điện tử chống đòn phủ đầu, nhưng đấy lại là chuyện mâu và thuẫn mất rồi. Chắc bác ko nghĩ rằng F sẽ ko được trang bị đồ mới đấy chứ?
    Dù sao chuyện bọn Mẽo đốt tiền vào F22 thì ko có gì phải bàn.
    Nếu chục năm nữa Su có radar AESA soi tàng hình như ngắm hoa đào tết thì anh em tha hồ khoái chí, nhể...
  3. nghiemtuananh

    nghiemtuananh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    vũ khí của nga vẫn ưu việt hơn của mỹ về mặt tính năng.......chỉ ít hơn về sồ lương thôi.........
  4. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    ....................
    - Vấn đề không đơn giản như cậu nghĩ đâu! F22 như cậu nghĩ thì chỉ là đi cắn trộm thôi, mà thời bình thì ai đi cắn trộm làm gì? Còn khả năng dẫn bắn của F22 để không bị lộ, phụ thuộc rất lớn vào data link từ AWACS. Mà AWACS khi xảy ra không chiến sẽ là mục tiêu bị triệt hạ đầu tiên, như thế lấy đâu ra mà cắn trộm nữa? Với điều kiện đối thủ của Mỹ cũng có tiềm lực không quân, như Nga chẳng hạn, chứ không phải là những đối thủ dưới cơ Mỹ như VN hay Iraq. Vì như tớ đã nói ở trên, vũ khí + máy bay hiện đại của Mỹ chưa lần nào thử sức với Nga, mà chỉ đánh với các đối thủ có không lực vừa ít vừa yếu so với Mỹ, không có vũ khí triệt hạ AWACS nên Mỹ có lợi thế theo kiểu hiệu ứng domino, khiến cho đối thủ không có một cơ hội nào trước Mỹ. Vấn đề chỉ trở lên sáng tỏ hơn một chút về sức mạnh may bay Nga và Mỹ qua cuộc tập trận 2005 giữa Mỹ vào India thôi.
    - F22 chỉ là máy bay tàng hình, vũ khí khí tài radar của nó "tàng hình đến đâu là cả vấn đề. Giống như cậu có khả năng tàng hình, nhưng quần áo mặc trên người cậu có tàng hình theo cậu không? nếu quần áo không tàng hình theo người thì cậu vẫn bị lộ! Chỉ có cách là không mặc quần áo thì mới thực sự tàng hình (thì giống như F22 không mang vũ khí, chỉ bay chơi vậy thôi).
    - Hiện tại bộ "quần áo" (radar +khí tài) mà Mỹ mặc cho F22 mới chỉ là bằng chất liệu "nylon" có độ trong nhất định, khiến cho nó khó bị "nhìn" thấy hơn so với là mặc quần áo bằng vải bình thường, chứ chưa đến mức tàng hình theo máy bay được. Đây là điểm then chôt.
    - PHẢI HIỂU thật rõ rằng tàng hình là yếu tố quan trọng nhất, dẫn đến các lợi thế khác cho F22, đừng bao giờ ví von kiểu cho F22 đối đầu trực tiếp với SU rồi bật radar soi nhau như thế! Mất tàng hình thì F22 chả là cái gì hết, chỉ là một chú F15 cải tiến không hơn không kém. Nếu bật radar soi nhau như thế, nếu đối tên lửa tầm xa với nhau (đọc thêm về tên lửa tầm radar anti-radiation đi trước khi định ví dụ nhé!) thì mày bắn một phát tao bắn lại một phát, có thể là cả hai cùng chết,Mấy cái F22 cậu cho bật radar bị "chết" rồi thì dẫn datalink cho ai? Bay đối đầu bắn nhau thì giả sử tốc độ tên lửa hai bên như nhau, cậu bay SuperCruise nhanh hơn Su bay bình thường thì máy bay cậu chết trước, đấy là theo kiểu logic của cậu. Còn thực tế thì khi lâm chiến máy bay đều bật afterburn, bắn và bay vòng tránh, như thế mới có nhiều chuyện để nói tiếp. Mà với tên lửa tầm xa thì khả năng bay lượn của máy bay đóng vai trò rất lớn trong việc tránh tên lửa của đối phương (sẽ nói về vấn đề này ở dưới).
    - Nhiều người vẫn còn lơ mơ giữa việc diện tích phản xạ nhỏ với lớn. Diện tích phản xạ nhỏ ở mức khiến cho nó tàng hình thì mới có ý nghĩa, còn để radar dẫn bắn nó lock rồi thì to hay nhỏ chẳng khác gì nhau, còn vì bắn nhau với Su mà F22 phải "lộ diện" bởi "đồ nghề đi" kèm thì kết quả cũng thế mà thôi.
    - Về tra lại trong từ điển Cruise nghĩa là gì đi nhé, có thể coi nghĩa là tuần tra cũng được. Khi lâm chiến, tất cả các máy bay đều bật afterburn hết. Còn cậu bay tuần tra thì là ở thế bị động rồi, có phải cứ tự nhiên mà tiếp cận được SU như thế đâu? Cậu phải hiểu chỗ này mới không cố "ví dụ". Còn SU30 về khoản nhiên liệu mà nói thì ăn đứt các F, tính theo thời gian không chiến thực sự thì bao giờ các F cũng hết dầu trước. Nếu cậu không hiểu thì sẽ lại cố cãi là bay "Super Cruise" để đánh nhau.
    - Nếu F22 làm interceptor chẳng hạn, khi đang bay ở phía Bắc bầu trời, thì có báo động SU đánh một vị trí phía Nam, cách đó 1000km, thì F22 không bật tăng tốc lên thì có mà lúc bay đến nơi SU nó bỏ bom xong đi về nhà ngủ rồi! Còn nếu F22 chuyển sang làm nhiệm vụ bay luồn sâu đánh vào quân địch, thì ta còn đang băn khoăn về khả năng tàng hình của F22 thực sự đến đâu, hiện chưa có câu trả lời trong diễn đàn, thì lấy gì đảm bảo không bị phát hiện? Nếu tàng hình tốt thì hoặc radar đối phương không có khả năng phát hiện thì duy nhất có một nhiệm vụ mà F22 sẽ có ưu thế, đó là ném bom mục tiêu cố định theo ảnh vệ tinh, chứ không phải là không chiến, không dính dáng gì tới radar với cả tên lửa! Như vậy mới không có nguy cơ bị lộ bởi "quần áo" mặc trên người.
    - Còn đây là thông tin về tên lửa, sẽ hiểu tại sao khả năng bay lượn của máy bay có vai trò quan trọng:
    Các loại tên lửa đối không có hình dạng tròn, bay chủ yếu nhờ vào tốc độ chứ không phải là từ lực nâng của cánh như máy bay. Tuy nhiên tên lửa khi bay vẫn chịu các qui luật vật lý giống như một chiếc máy bay. Sau khi được phóng đi, tuỳ theo là tên lửa tầm xa hay gần, động cơ sẽ đẩy quả tên lửa đi trong khoảng thời gian từ 5-20 giây, sau đó tên lửa bay tiếp bằng năng lượng kinetic tích luỹ được ở giai đoạn đầu, vì thế gia tốc ban đầu càng cao, tên lửa bay được càng xa, cái này liên quan đến "missle range" nghĩa là tầm bắn của tên lửa. Vì phải chịu các qui luật vật lý giống như một chiếc máy bay, nên lực cản không khí khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tầm bắn, hay khi tên lửa phải đổi hướng, phải ngoặt hay bay ngóc lên thì nó đều bị mất năng lượng => bị giảm tầm bắn. Nếu tốc độ của tên lửa rơi xuống dưới 1000Km/h thì gần như sẽ bị mất điều khiển. Như vậy có thể thấy với một mục tiêu bay cố định, tên lửa sẽ bay thẳng, duy trì được tốc độ cao và tầm bay xa hơn và kèm theo là dễ điều khiển hơn so với khi bám theo một mục tiêu bay lạng lách lên xuống, do vậy nếu bị đối tên lửa tầm xa với nhau, SU có lợi thế hơn hay F22 có lợi thế hơn cũng rõ một phần. (bài viết về tên lửa bằng tiếng Anh chi tiết hơn nhưng mình chỉ lược qua ý chính như trên)
  5. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25

    Đồng ý với bác hầu hết mọi điểm, chỉ thắc mắc dường như điều em viết nó khác biệt với những điều bác nói đến thế?
    Chúng ta tin chắc rằng Su có khả năng tác chiến độc lập, có khả năng bắn tên lửa diệt radar thụ động, còn F thì ko?
    Cái ví dụ để F và Su tự do bụp nhau chính là đo khả năng tác chiến độc lập đối đầu với nhau thế nào. Liệu radar của F có kém hơn Su ko (dù rằng em cũng rất nghi ngờ quảng cáo của bọn Mẽo)? Su bật máy quét liệu có bị radar thụ động của F tóm ko? Và khi F đã lock bắn thì Su ở đó mà bắn trả. Mà hình như bác đưa ra tình huống cũng khá hay, Su bắn Kh31AR diệt F thế nào nếu nó bay ko có AWACS? Cái trò bật tắt radar lừa tên lửa chắc ko xa lạ...
    Ta đều biết là tàng hình vốn để cắn trộm. F22 rõ ràng là đi cắn trộm còn gì nữa. Chưa ai đặt vấn đề là nó sẽ ko bị phát hiện cả, mục đích của nó là ko bị phát hiện trước khi nó bắn. Và khi nó lock và mở khoang vũ khí thì có phát hiện được liệu có hơi muộn ko?
    Em tưởng super cruise thế là rõ rồi, vận tốc chiến đấu thì phải bật tăng lực toàn phần là điều hiển nhiên. Super cruise là tuần tiểu siêu thanh, khi phát hiện địch nó giúp F tăng tốc nhanh hơn, chiếm được độ cao, tiến vào vị trí tấn công mà ko bị phát hiện (hoặc có nhưng ko ngăn kịp ?), đến lúc nó đốt đít xung phong thì Su có tăng tốc hết cỡ thì chỉ tránh đi chứ làm sao nhanh bằng kịp? Chưa nói lạng lách hay bị giảm độ cao, mất năng lượng...
    Tốc độ và độ cao là sức mạnh của máy bay đánh chặn. F4 nhanh hơn Mig21nhưng bị bắn rụng như táo vì Mig luôn được tích luỹ vận tốc từ trước trong khi F đang rề rề theo đội hình đấy thôi.
    Mig ngày xưa được dẫn đường mặt đất, F thì (theo quảng cáo) có radar quét mà ko bị phát hiện, em thừa nhận rằng bác nghi ngờ điều này rất có lý.
    Xét về khả năng data link, thằng bay sau bật loa chỉ điểm cho đồng bọn bay trước, dù Su nhận thấy có đứa soi, nhưng trong khi xác định đối phương ở đâu thì mấy thằng đằng trước đã vung dao xông tới rồi. Em muốn nói là trong trường hợp này F có thể phản ứng nhanh hơn và sẽ có lợi thế, nhưng tất nhiên thắng thua sau cùng vẫn là đầu óc chiến thuật của con người... Su muốn ngang bằng lợi thế với F22 trường hợp này chỉ còn cách có radar mạnh hơn nó mà thôi.
    Mà bác yên tâm đi, thằng F này chết thằng khác trong nhóm sẽ lên chief thay..
    Bác nói một thôi dài về tên lửa tầm xa, em rút gọn lại thế này, 2 thằng đối đầu cùng bắn, thằng nào bay nhanh hơn thằng đó thắng vì tên lửa nó sẽ trúng mục tiêu trước, bác đồng ý ko?
    Vậy nên nếu Su bắn trả tên lả AR thụ động thì nó cũng chết trước rồi, F chỉ việc làm mấy trò khỉ gạt mấy quả tên lả đó đi là xong. Còn về bay lạng lách để tránh, Su mải biểu diễn death loop trốn tên lửa thì bắn trả vào lúc nào, trong giả thiết là F đã khai hoả trước?
    Cuối cùng thì quan điểm của em đơn giản là ko bắt F làm quá sức, chỉ cần giao đấu cân bằng số lượng với Su và pilot cẩn trọng một tí là sẽ thắng to. Nếu đối phương mạnh bằng hoặc hơn thì cho nó đánh du kích chắc chắn là có lời, ko phải cố làm air superieur làm gì...
  6. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
  7. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    Còn về bay lạng lách để tránh, Su mải biểu diễn death loop trốn tên lửa thì bắn trả vào lúc nào, trong giả thiết là F đã khai hoả trước?
    ..................................
    - Thêm ý cuối trả lời cho cậu.
    Giả sử sau khi đối tên lửa tầm xa với nhau, cả hai đều phải tìm cách tránh bằng cách bay lượn vòng vèo nhất mà máy bay có thể thực hiện được ( thực tế sẽ là như vậy chứ không phải như cậu nghĩ là F22 cứ bay tiếp về phía trước rồi bắn cho SU phát tên lửa tầm gần khiến cho SU không kịp trở tay đâu! Bay tiếp thì toi chứ chẳng còn sống mà bắn.) Thì với khả năng khí động của Su hiện giờ, Su là máy bay có AoA (Agle of Attact) lớn nhất trên thế giới, cái AoA là yêu cầu cơ bản trước khi cậu có thể bắn người khác, như vậy thì theo cậu ai có ưu thế bắn quả thứ 2 hơn ai?
  8. victorcharlie

    victorcharlie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2003
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Rất nghi ngờ thông tin này, Su với F đã đối đầu lần nào đâu mà có con số như vậy? Nếu quả thực như vậy thì Su chết chắc với tên lửa tầm xa của F.
    VC
  9. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
  10. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0

    Rất nghi ngờ thông tin này, Su với F đã đối đầu lần nào đâu mà có con số như vậy? Nếu quả thực như vậy thì Su chết chắc với tên lửa tầm xa của F.
    ................
    - Cậu lại giống cái cậu mà tớ trả lời ở ngay phía trên rồi! Các cậu phải hiểu sâu hơn về các điều kiện không chiến, về chiến thuật không chiến trước khi "ví dụ". Đơn cử là để bắn một quả tên lửa, phải thoả mãn các yếu tố gì? có phải cứ thích là bắn được ngay đâu. Chỉ có thể thoải mái bắn khi mà đối phương nó đứng im cho các cậu bắn. Còn F để bắn được SU thì nó phải có radar dẫn bắn, lợi hại thế nào cậu đọc bài viết phía trên của tớ.
    - Còn tớ rất mong có những ý kiến lập luận lại ý của tớ trên phương diện kỹ thuật, vạch ra chỗ tớ chưa thấu đáo. Chứ các câu hỏi "vu vơ" không có căn cứ thực tế như thế này thì lan man quá! Các cậu cứ thử nghĩ xem là vấn đề của các cậu đưa ra có đi kèm theo những yếu tố khiến cho nó thực tế chưa? hay chỉ đọc qua qua mấy cái tính năng máy bay rồi tưởng chuyện nó chỉ đơn giản có vậy!

Chia sẻ trang này