1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ktqsminh

    ktqsminh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    374
    Các bạn có thể cho biết tính năng của tên lửa đối không tầm xa [thông số kỹ thuật , khả năng % tiêu diệt mục tiêu] .
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Em thấy các bác tranh luận về mấy cái này nhiều quá. Thực sự thì cũng có ai trong chúng ta thực sự biết mấy loại này tính năng thực sự ra sao đâu, toàn qua tài liệu quảng cáo rồi cộng thêm tình cảm cá nhân để phán xét. Riêng em thì em chua ghét trò không chiến bây giờ, chả thấy địch đâu đã bắn tùm lum, kém nghệ thuật hơn thời Việt nam nhiều. Về vụ thích cái gì khen cái đó thì chả cần dẫn chứng đâu xa, bác nào chơi loạt game không chiến F-22, F-16, Mig-29 của Nova Logic chắc không lạ. Game về loại nào thì loại đó là vô địch nện địch cứ như không, chẳng qua là thêm vài tham số về tầm xa của rada ta so với địch, bán kính lock được địch, xác suất bắn trúng của tên lửa, ... là mọi chuyện khác hẳn ngay. Bao giờ chúng nó đối đầu thật sẽ biết, tranh cãi trên tham số kỹ thuật quảng cáo chả để làm gì. Trước thời chiến tranh VN, ai vui tính nhất khi so thông số Mig-17 với F-4 mà dám bảo Mig-17 có cơ hội hạ F-4 chắc sẽ bị chửi không tiếc lời. Tiện đây, các cao thủ giải thích hộ em 1 chi tiết với:
    - Với tên lửa dẫn bằng rada kiểu AIM-120 thì khi máy bay mẹ quay đít vào đối phương thì nó còn bay tới đích được không. Chơi mấy trò của Nova Logic thấy quan sát đối phương cả 2 bán cầu trước và sau cứ như 1 ấy. Em chơi chỉ cần lock được địch (bao giờ ta chả lock được nó trước ) là xả hết sạch đám tên lửa vào tốp địch rồi ...quay đít chuồn hết tốc lực, địch có làm kiểu gì cũng không đuổi kịp ta (đến tầm nó lock được mình) mà vẫn chưa dính tên lửa của ta. Chơi dăm lần phát nhàm không thèm chơi nữa hoặc không thèm dùng AIM-120 mà dùng AIM-9 thôi, chấp địch xài tên lửa tầm xa trước, ta né vài phát cho vui rồi đến gần mới cần chiến.
  3. Bac_gia

    Bac_gia Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ: Trích từ kiên098... viết:
    bôi đậm phóng to tô mầu cái ý kiến của ông bac_gia, mà vì câu đó mà tôi nhận xét, nhá! Ông nhìn lại cái câu ông phát biểu xem với cách nhìn của người biết sử dụng internet, thì tôi diễn giải sai hay đúng.
    Cái trò của ông nhiều người diễn rồi, bỏ đi không có lại ngượng. Ông có giỏi có tài, có hiểu biết thế nào trả lời trực tiếp vào vấn đề chiếu xạ radar khi bắn, vào vấn đề tần số phát xung radar, vào vấn đề gia tốc - vận tốc máy bay....
    Chứ nhại quảng cáo như vẹt thì xin lỗi ông, ở đây nhiều nhân tài hơn ông nhiều lắm. Khỏi cần thêm!!!
    [/QUOTE]
    Does this forum allow personal-attack?
    Rõ ràng khả năng đọc hiểu của cậu có vấn đề. Cậu cũng không đọc hai tài liệu mà tôi đã gửi. Đọc lại bài trả lời của tôiở trên đến bao giờ hiểu thì thôi nhé. Đối với tôi, forum này là nơi để giải trí không hơn không kém, vì sao tôi lại phải có nghĩa vụ giải thích những vấn đề chuyên môn sâu hơn với những kẻ mà tôi không biết là có thể hiểu được những gì mà tôi post lên hay không? Qua những gì mà cậu viết, tôi rất nghi ngờ khả năng đọc hiểu của cậu. Có câu ngạn ngữ, đại ý bạn không thể cố giải thích cho một con bò hiểu những gì mà nó không thể hiểu, trừ phi chính bạn là một con bò, vì thế tôi stop ở đây. Tâm lý hiếu thắng khi tranh cãi những vấn đề tủn mủn đã có thể làm phát rồ trí não của một kẻ, mà tầm hiểu biết và trí thông minh có giới hạn.
    Cuối cùng, ai đó nói với tôi rằng có những nơi mà "lợn tàng bò ngoạ" thì không thể trông đợi gì nhiều hơn thế này.
    Được bac_gia sửa chữa / chuyển vào 18:47 ngày 20/05/2006
  4. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    chán thế, bác lại lôi game vào, mà lại cái thể loại game Arcade mới buồn, radar "God''s eyes" thì làm gì chả lock được từ sau đít, bác chơi game nào có điểm số sim cao ấy, khác ngay ...
  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Là em lôi vào để hỏi đáp thắc mắc về vụ quay đít lại còn lock được không thôi chứ loại game này làm nản lòng từ ông già đến em bé vì mức độ tẻ nhạt của nó. Buồn nhất là cái rada, chả có cái quái gì không nhìn thấy, thậm chí cách xa mấy chục dặm vẫn lock chính xác mục tiêu trên trời cũng như dưới đất, thay đổi mục tiêu tá lả.
  6. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0

    Thực ra cái trò quét radar dấu ko có gì lạ hết. Thay vì phát sóng đều thì nó tập trung lại quét beam, tín hiệu phản xạ mạnh và tầm rất xa, thời gian chùm sóng quét qua rất ngắn nên máy bay địch không nhận thấy bị soi. Tuy nhiên trò này quét và định vị rất mất thời gian. Trong không chiến thì phải cập nhật từng giây một, nó quét qua quét lại thì có khi máy bay địch đã sát nách...
    Hình như bác tuất đã phân tích cái radar của F22 đại ý nó có công suất cao, "xé lẻ" thành từng bó quét riêng rẽ. Mỗi cụm radar nhỏ lại có bộ xử lý riêng, gần như một máy tính cho mỗi bó mạch. Do đó tốc độ cập nhật thông tin rất cao mà vẫn quét dấu ..Nói chung nó có ưu điểm vận hành được đồng thời trạng thái radar chủ động và radar thụ động..vv và vv..Sức mạnh của radar vẫn là ở hệ thống điện tử của nó thôi, tên gọi AESA đã chứng minh rùi...
    Nói đi thì phải nói lại, về lý thuyết Ngố chả lạ gì trò này, nhưng có lẽ công nghệ vi mạch chậm hơn Mẽo nên chưa xuất chuồng..Dù sao trong tương lai gần thì Su sẽ có AESA xài thôi, cái khoang mũi to đùng như mũi trâu nước tha hồ nhét các thứ đồ điện vào, rất hợp ý bác nhé. Lúc đó chắc các F thường coi như giáng cấp toàn bộ.
    Hiện giờ bọn tây vẫn mặc nhiên coi F22 mạnh hơn Su, tương lai Su có AESA thì nó với cái vỏ tàng hình giống như mâu và thuẫn vậy.
    Bọn Mẽo đốt tiền vào F22 và JSF, nhưng biết đâu 20 năm nữa lúc các Su thế hệ 5 vào biên chế thì Mẽo cũng đã hoàn thiện mẫu X33 để cho ra một thằng F37 Tàlỏn nào đó rồi . Thằng này cánh ngược, dogfight hơi chiến, lúc đó tha Ngố tha hồi chửi Mẽo copy
    Nhân tiện về Kh31, em ko nghĩ Ngố lại biến nó thành AAM làm gì, quá nặng nề và đắt tiền. Một serie R27 và R77 các kiểu chả quá đủ hay sao? Tất nhiên, những ưu điểm tốc độ, tầm xa và độ chính xác cao của tên lửa đối đất áp dụng vào những mục tiêu bay giá trên dưới 1 tỉ như AWACS, ném bom tầm xa, tanker (giá cả máy bay, xăng dầu lẫn giặc lái chỉ khoảng 70 triệu - giả sử giặc lái hợp đồng bảo hiểm tính mạng thông thường - nhưng kéo theo một mớ chim chóc hết xăng đứt gánh nữa) thì rất hợp lý...
    ............................................
    - Tớ ngại cậu quá, đang nói chuyện kỹ thuật thì cậu lại cứ chen chuyện tiền nong vào đây. Tớ không quan tâm cái này hay cái kia đáng giá bao nhiêu tiền!
    Ở bài phía trước, tớ đang hỏi cậu là cái radar onboard của F22 cần có công suất phát thế nào, tín hiệu phản hồi thế nào.v.v. mà scan được SU trong khi vẫn tàng hình? Thì cậu lại luyên thuyên sang là avionics của F22 giá hàng trăm triệu đô, rồi đi so với một cái radar mặt đất khác.
    Lý do liên quan đến chuyện này là vì bài viết trước đó cậu bảo là radar của F22 chả cần tàng hình, cứ "scan SU từ khoảng cách 460Km rồi rón rén đón đầu bắn chết SU". Sau khi bị phản bác thì lại chuyển sang là Radar F22 tàng hình vì dẫn bắn với scan là 2 việc khác nhau! Rồi lại dẫn chứng "công nghệ" tàng hình của radar từ bài viết của bác Tuất.
    Tiếp đến là vụ tên lửa Kh-31, lúc đầu thì viết là Kh-31AR, bị vạch sai lại biện minh là viết thế cho người khác dễ hiểu! Tiếp đến thì lại bảo Kh-31 không đủ nhanh để bắn tiêm kích, hài vãi linh hồn khi mà tốc độ của Kh-31 đạt tới Mach 4.5
    Nhưng quan trọng hơn là vẫn cố cãi Kh-31R là tên lửa đối không, rồi so sánh lung tung tiền bạc vào đó. Tớ có bảo Nga nó cải tiến Kh-31 thành đối không từ hồi nào đâu? mà lại nói là "em ko nghĩ là Nga ngố biến nó thành AAM vì quá nặng nề và đắt tiền" ???!!!! Đây là "ý tưởng" của cậu đấy chứ vì chính bài viết của cậu nói là Kh-31 bắn AWACS trên không, nên mới phải tranh luận. Thực sự là cậu có hiểu mình đang nói về cái gì hay phải bảo vệ cái gì không vậy?
    Tớ không gửi được ảnh lên, vậy xin trích đoạn giới thiệu tên lửa Kh-31R theo tài liệu Úc hẳn hoi nhé, vì chỉ tài liệu Úc thường gọi Kh-31R là AWACS- Killer, đúng là Kh-31R chứ không phải Version khác đâu nhé, còn nói thêm cho cậu biết là cách version khác của Kh-31 vẫn chỉ là đối đất hay đối hạm + dầu dò dẫn bắn khác nhau :
    "The supersonic ramjet Kh-31R wasoriginally designed as an anti-radar missile *****ppress NATO airdefences. Since the end of the ColdWar it has evolved an extended range variant,theKh-31MR,andananti- ship variant equipped with a radarseeker. theKh31A/MA. It has no equivalent in the Westerninventory ."
    - Các ý chính như thế để cho thấy cậu không hề có một lập trường nào cả. Cứ nêu vấn đề ra rồi bỏ đó, chẳng hiểu mình đang nói gì và người khác đang hỏi gì!!??? hoặc là sau đó tìm cách chữa cháy bằng các thông tin cóp nhặt mỗi chỗ một mẩu.
    Còn đây là câu trả lời của tớ về vụ F22 (cho riêng cậu, và theo cách của cậu khi lúc nào cũng vẽ ra đủ thứ ưu thế của F22 dựa vào những yếu tố còn chưa được chứng minh hay tưởng tượng ra) :
    - Theo nguồn tin từ bộ quốc phòng Nga, theo lệnh tổng thống Nga, bộ quốc phòng Nga đã hoàn tất việc trang bị mới hệ thống dò tìm và triệt hạ các phương tiện bay có tính tàng hình cho các máy bay tiêm kích của Nga, đặt biệt là nhằm đối phó với dự án F22 của không lực Hoa Kỳ.
    - Hệ thống này là một hệ thống phức hợp bao gồm 3 hệ thống con gộp lại trong một cái hộp kích thước chỉ cỡ vỏ hộp chiếc TV 21 inch, đủ để lắp trên khoang radar hiện có của Su.
    Các hệ thống đó là: hệ thống Radar tầm xa công nghệ mới trang bị ăng ten có độ nhậy khủng khiếp, giả sử bạn bật một bóng đèn 10W ở khoảng cách bằng từ trái đất tới mặt trăng thì ăngten vẫn thu được năng lượng phản xạ. Hệ thống ra đa này dùng để phát hiện các sóng không khí do máy bay bay nói chung gây ra, qua đó tính được khoảng cách, hướng bay và vị trí chính xác của đối tượng. Giống như bạn ném một hòn đá xuống nước ấy, nhờ sóng nước lan toả radar sẽ tính được tâm (là vị trí hòn đá rơi xuống), còn ở đây là sóng không khí và máy bay, các bạn đã hiểu chửa?
    Hệ thống thứ hai đó là thế hệ tên lửa đối không đời mới tầm bắn tối đa 1500km, tầm bắn hữu hiệu 800Km với tốc độ Mach9, có khả năng chịu được gia tốc 48-G, tha hồ mà "manuever", đố cái máy bay nào lượn tốt bằng một nửa loại tên lửa này, tóm lại là không chạy đâu cho thoát nếu bị bắn. Ngoài ra tên lửa còn được trang bị một hệ thống máy tính onboard, có khả năng tính toán độc lập, sau khi được bắn đi, nó tự động tính toán để bám đuổi mục tiêu, tuy nhiên sau mỗi 1/2 giây đồng hồ nó lại tham chiếu với data link từ hệ thống ra đa nói ở trên để đảm bảo là xác định chính xác mục tiêu, một dạng "double check" ấy mà.
    - Hệ thống thứ mà thì thực chất là hệ thống dò tìm quang nhiệt không có gì mới, nhưng hiện giờ nó có một bộ cảm biến hồng ngoại nhậy khủng khiếp, có thể phát hiện ra nguồn nhiệt của một con vi khuẩn cách đó nửa vòng trái đất. Hệ thống này song song với hệ thống radar, cùng phân tích và tổng hợp kết quả khiến cho kết quả tính toán vị trí mục tiêu là không thể sai lệch.
    - Trên nguyên tắc là máy bay nào bay mà chẳng tạo ra sóng không khí, giống như tàu đi dưới mặt nưóc vậy, và do phải dùng động cơ để bay nên không thể không sinh nhiệt. Khi hệ thống này làm việc, chỉ cần làm một phép so sánh nhỏ là nó sẽ xác định được mục tiêu là máy bay tàng hình hay máy bay thông thường. Đó là sau khi xác định vật thể bay, nó quét vào đó một chùm tín hiệu radar kiểu "legacy" (nghĩa là radar kiểu cổ ấy mà, quá dễ phải không?) Nếu không phát hiện được gì thì có nghĩa đấy là máy bay tàng hình. Mà "what''s the hell on earth" tàng hình cơ chứ? quanh đi quẩn lại chỉ có F22, F117A thôi bà con ạ.
    - Kết luận của bộ quốc phòng: cho dù hệ thống này khá là đắt đỏ, giá thành của cái Radar trang bị cho F22 chỉ đủ làm cái hộp chứa 3 hệ thống này thôi, thì không quân Nga hiện giờ hoàn toàn yên tâm ngủ ngon bởi lẽ họ có đủ sức mạnh để bắn hạ virtually everything that fly on earth. Và do đó họ cũng không phải mất tiền để chế tạo máy bay tàng hình của riêng họ làm gì nữa.
    - Có gì bà con cho biết ý kiến nhé! Xin cám ơn.
  7. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Bác kiên, em ko đam mê gì các công thức tính toán, nhưng cũng vẫn lưu ý đến con số. 5s để tránh là con số đưa ra đơn giản tối đa. Nhưng sự việc có lẽ phức tạp hơn.
    Về quy trình bắn tên lửa thì bác gần đúng, có lẽ đúng tuyệt đối cho tên lửa tầm ngắn ko phải của Ngố. Tên lửa beam riding ko cần mắt tên lửa phải lock mục tiêu như tầm nhiệt, chỉ cần đầu dò nó hướng theo góc chiếu xạ là ổn.
    Bọn nó tính toán thì cũng ra kết quả bắn từ 100 km mất khoảng xấp xỉ 1 phút (hoan hô bác giỏi quá), và phi công có 50 s ngồi chơi là đúng.
    Nhưng để tránh tên lửa thì phải thấy tên lửa cái đã. Hiện sensor bi giờ chỉ quét tên lửa trong khoảng ngắn (em ko nhớ bao nhiêu, nhưng nếu mà hơn 10km thì dùng nó làm hệ thống dẫn bắn 360 độ luôn), tuỳ theo hướng bắn head on, bên sườn hay bắn đuổi mà pilot chỉ có tối đa 5s để bung chaff và tránh né. Trừ phi tên lửa xả khói đen mù mịt như F4 hay Mig29 thì dùng ống nhòm tầm nhìn xa hơn 10km để nhìn
    Vậy thời gian 50s ngồi chơi nó làm gì? ĐÂy là vấn đề có tính động tác, chắc bác cũng biết.
    Giả sử khi F bắt đầu bắn, một vài SU nhận thấy có tín hiểu phản xạ do khoang vũ khí mở, các Su bị lock thì nhận thấy hướng chiếu bắn của F. Như thế có đủ cho Su bắn trả?
    Thực tế Su cũng như F, hầu hết khi bay tắt radar, chỉ mấy thằng sếp bật để data link cho đồng đội. SU nào bật radar sẽ bị ngắm bắn đầu tiên, các Su khác chỉ có thể nghe thấy qua điện đài : "holysh*t, i see F" chứ chưa phát hiện được.
    Những Su bị ngắm bắn làm gì? Có lẽ sẽ tắt radar, bật jamming và bay tản ra. Nó ko thể tăng tốc lao vọt lên, chiếu xạ bắn trả..vv.., vì như thế quá là lao xuống mồ. Như vậy là 50s dùng để hô hoán lên cho đồng đội, bay tản ra chuẩn bị tinh thần tránh tên lửa thôi.
    Bắn nhau tầm xa là vấn đề phối hợp đồng đội. Một đấu một thì Su hay F có thể tìm cách tránh và phản công, nhưng có hơn 1 kẻ thù thì lo tránh là tối ưu, vì tránh được 1 bị thằng 2 bắn tiếp là xong. Su và bọn F thường bắn nhau, SU bị bắn lo tránh, SU đằng sau xông lên bắn bọn F đang bắn, vì dẫn đường cho tên lửa cần bay ổn định, như thế F sẽ phải bỏ dở việc dẫn đường để lo chuồn (vây Nguỵ cứu Triệu). Nhưng, theo quảng cáo, F22 sẽ khác.
    Phía bọn F thì đã tản ra từ trước để chiếm vị trí bắn, và có khả năng bắn đồng loạt nhiều Su (cũng là vấn đề động tác), sẽ tiếp chiến với các Su tiếp ứng. Vấn đề là các Su tiếp ứng sẽ phải bật radar và tăng tốc, về mặt kỹ thuật vẫn chậm hơn, vì F đã phát hiện và có thể ngắm bắn Su trước rồi. Chưa nói về mặt động tác, F cũng có đám dự trữ tiếp đón Su đợt 2...
    Nhìn chung Su có 5s thoát ly. Thao tác đơn giản hoá của em quả đốt cháy giai đoạn hơi bị nhiều. Mong bác thứ lỗi
    Bác Mig nông dân, theo em đó là trò quảng cáo tẩy não bà con thôi. Máy bay thường phải dẫn đường cho tên lửa đến đích. Nhưng với tên lửa AMRAAM siêu ưu việt có radar tự dò, sau khi được dẫn bắn trong giai đoạn đầu nó sẽ hoàn thành nốt công việc trong khi chủ cắp đít lủi một mạch . Mẽo quảng cáo ghê thế, nhưng Ngố còn ghê hơn, bảo là R77 của bọn tao cũng giống của mày, nhưng bắn xa hơn, ngắn gọn súc tích
  8. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:- Tớ ngại cậu quá, đang nói chuyện kỹ thuật thì cậu lại cứ chen chuyện tiền nong vào đây. Tớ không quan tâm cái này hay cái kia đáng giá bao nhiêu tiền!
    Ở bài phía trước, tớ đang hỏi cậu là cái radar onboard của F22 cần có công suất phát thế nào, tín hiệu phản hồi thế nào.v.v. mà scan được SU trong khi vẫn tàng hình? Thì cậu lại luyên thuyên sang là avionics của F22 giá hàng trăm triệu đô, rồi đi so với một cái radar mặt đất khác.
    Lý do liên quan đến chuyện này là vì bài viết trước đó cậu bảo là radar của F22 chả cần tàng hình, cứ "scan SU từ khoảng cách 460Km rồi rón rén đón đầu bắn chết SU". Sau khi bị phản bác thì lại chuyển sang là Radar F22 tàng hình vì dẫn bắn với scan là 2 việc khác nhau! Rồi lại dẫn chứng "công nghệ" tàng hình của radar từ bài viết của bác Tuất.
    Tiếp đến là vụ tên lửa Kh-31, lúc đầu thì viết là Kh-31AR, bị vạch sai lại biện minh là viết thế cho người khác dễ hiểu! Tiếp đến thì lại bảo Kh-31 không đủ nhanh để bắn tiêm kích, hài vãi linh hồn khi mà tốc độ của Kh-31 đạt tới Mach 4.5
    Nhưng quan trọng hơn là vẫn cố cãi Kh-31R là tên lửa đối không, rồi so sánh lung tung tiền bạc vào đó. Tớ có bảo Nga nó cải tiến Kh-31 thành đối không từ hồi nào đâu? mà lại nói là "em ko nghĩ là Nga ngố biến nó thành AAM vì quá nặng nề và đắt tiền" ???!!!! Đây là "ý tưởng" của cậu đấy chứ vì chính bài viết của cậu nói là Kh-31 bắn AWACS trên không, nên mới phải tranh luận. Thực sự là cậu có hiểu mình đang nói về cái gì hay phải bảo vệ cái gì không vậy?
    Tớ không gửi được ảnh lên, vậy xin trích đoạn giới thiệu tên lửa Kh-31R theo tài liệu Úc hẳn hoi nhé, vì chỉ tài liệu Úc thường gọi Kh-31R là AWACS- Killer, đúng là Kh-31R chứ không phải Version khác đâu nhé, còn nói thêm cho cậu biết là cách version khác của Kh-31 vẫn chỉ là đối đất hay đối hạm + dầu dò dẫn bắn khác nhau :
    - Các ý chính như thế để cho thấy cậu không hề có một lập trường nào cả. Cứ nêu vấn đề ra rồi bỏ đó, chẳng hiểu mình đang nói gì và người khác đang hỏi gì!!??? hoặc là sau đó tìm cách chữa cháy bằng các thông tin cóp nhặt mỗi chỗ một mẩu.[/QUOTE]
    -Bác bamboo này, nếu ngôn từ trong các bài trước của em có hơi bóng bẩy đùa cợt thì bác thứ lỗi, từ giờ em sẽ cố nói năng nghiêm túc và thẳng thắn với bác.
    -Việc nghiêm túc đầu tiên em muốn nói là bác chỉ ra những chỗ sai của em... SAI TOẸT. Những bài trước em ko đề cập vì ko muốn chỉ trích, nhưng em có bổ sung và chỉnh một số thông tin mà bác đang đặt câu hỏi hặc nhầm lẫn.
    Em đã tự hỏi bác lờ đi, hay nóng giận nên ko nhận ra, hay vì em trình bày ko tốt, phải trích từng câu giải thích từng chữ, cái này em hơi ngại vì em chỉ tổng hợp trả lời chung là chính.
    -Dẫn chứng đầu tiên là cái vụ tên lửa, cụ thể là Kh31 chống AWACS. EM ko muốn bác cho là em dạy dỗ bác về tên lửa, vậy nên em chỉ đề nghị bác tìm hiểu thêm. Những điều bác nói nhìn chung đều ko đúng, về cả quan điểm của em lẫn về tên lửa.
    Em gợi ý với bác, tên lửa ko chiến là để tấn công tiêm kích, tên lửa đối ko có những loại lớn và tầm rất xa dùng để bắn máy bay ném bom hoặc các mục tiêu kém cơ động (trong đó có AWACS). Cùng là AA nhưng nó khác nhau cơ bản
    Nga ngố đã phân loại như thế từ lâu, và một dòng tên lửa của nó có nhiều phiên bản với các loại đầu dò khác nhau. Bác hãy tự xác minh xem Kh31 đối đất có phiên bản nào dùng để diệt AWACS (Airborne Warning And Control System) ko nhé.
    (bác cho là lão Úc nhầm thì AWACS với radar mặt đất, em thì ko)
    Tất nhiên, nếu bác muốn em trích dẫn đầy đủ thì cứ kêu lại cho em một tiếng, đừng nói là em chơi bài lờ
    - Điều thứ 2 bác càm ràm là về radar của F22, em ko phải chuyên gia kỹ thuật, chỉ tổng hợp thông tin bọn nó cung cấp thôi (có hỏi tại sao). Bác đòi em chứng minh, chả lẽ em lại lôi thông tin quảng cáo ra (mà bản thân em cũng ko tin tưởng tuyệt đối)?
    Chính bác nhầm lẫn giữa radar quét và radar dẫn bắn mà bác lại đổ thừa cho em. EM vốn nghĩ do mình cợt nhả ko rõ ràng, nhưng đến hơn 3 lần nói rằng nó quét ko bị lộ, khi dẫn bắn thì ắt sẽ lộ, vậy mà bác vẫn còn nói vậy thì em rất ko ưng.
    Bác đã hỏi làm thế nào mà radar scan của F22 lại ko bị lộ, em đã đề cập đến rồi, lại trích thêm nguồn từ bác Tuất, để cho bác tìm lại mấy bài bác tuất mà xác minh hoặc đọc hiểu. Nếu muốn em tìm hộ thì bác kêu em, em hứa sẽ ko chuồn đâu
    - Điều thứ 3 là vấn đề vận tốc máy bay. Em nhờ bác kien0908 thuyết minh hộ để tăng độ xác tín xem một máy bay tốc độ mach0,6-0,8 tăng lên mach2,5 trong khoảng cách 80km tại thời điểm đối phương có tốc độ từ mach1,5 đến khoảng mach 2 thì thằng nào nhanh hơn? ( ý thức rõ về động cơ AL41 của Su, dù rằng dấu hỏi vẫn nhiều )
    - Điều cơ bản trong lập luận của em là so sánh tính năng phải đặt trong môi trường tác chiến và chiến thuật chung. IRST thì có ý nghĩa gì nếu như F có thể bắn hạ Su từ ngoài 50km? Tin rằng như thế đánh giá đúng mức các tính năng. Hiện em đang chứng minh F22 có khả năng thắng SU nhiều hơn, dựa trên các kịch bản lý thuyết được vẽ ra. Nhưng tất nhiên thực tế thì chưa chắc. Em đang rất muốn nghe các kịch bản Su sẽ chống lại F22 thế nào đây...
    - Nhân tiện, cái quảng cáo của Ngố mà bác trưng ra là một minh chứng rõ ràng cho những tranh cãi gay gắt của mọi người trên này, đúng ko nhỉ?
    Được viser sửa chữa / chuyển vào 20:05 ngày 20/05/2006
  9. Anonymous_boy

    Anonymous_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2006
    Bài viết:
    548
    Đã được thích:
    1
    Các bác cho mình bon chen một chút:
    Các bác cứ bàn đến chuyện F22 bắn Su. Thế Su mà bắn F bằng R77 (thậm chí R77 M1 đời mới) nhất thì sao. Các F chết chắc chứ còn gì nữa, F22 may ra thì tránh được một hai quả. F bắn Su bằng AIM-120 thì Su bắn lại bằng R 77. R 77 là loại active radar homing nên rất lợi hại. Hơn nữa, Su lại có radar rất mạnh nên sẽ track được các F. Chỉ sợ F22 nó tàng hình, nhưng không sao vì các Su mới (Su 27SKM, Su35) đều được trang bị radar mới, có khả năng phát hiện các mục tiêu low-observable. Do đó có thể nói F nhiều khả năng chết với R77 của Su.
  10. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0

    -Bác bamboo này, nếu ngôn từ trong các bài trước của em có hơi bóng bẩy đùa cợt thì bác thứ lỗi, từ giờ em sẽ cố nói năng nghiêm túc và thẳng thắn với bác.
    -Việc nghiêm túc đầu tiên em muốn nói là bác chỉ ra những chỗ sai của em... SAI TOẸT. Những bài trước em ko đề cập vì ko muốn chỉ trích, nhưng em có bổ sung và chỉnh một số thông tin mà bác đang đặt câu hỏi hặc nhầm lẫn.
    Em đã tự hỏi bác lờ đi, hay nóng giận nên ko nhận ra, hay vì em trình bày ko tốt, phải trích từng câu giải thích từng chữ, cái này em hơi ngại vì em chỉ tổng hợp trả lời chung là chính.
    -Dẫn chứng đầu tiên là cái vụ tên lửa, cụ thể là Kh31 chống AWACS. EM ko muốn bác cho là em dạy dỗ bác về tên lửa, vậy nên em chỉ đề nghị bác tìm hiểu thêm. Những điều bác nói nhìn chung đều ko đúng, về cả quan điểm của em lẫn về tên lửa.
    Em gợi ý với bác, tên lửa ko chiến là để tấn công tiêm kích, tên lửa đối ko có những loại lớn và tầm rất xa dùng để bắn máy bay ném bom hoặc các mục tiêu kém cơ động (trong đó có AWACS). Cùng là AA nhưng nó khác nhau cơ bản
    Nga ngố đã phân loại như thế từ lâu, và một dòng tên lửa của nó có nhiều phiên bản với các loại đầu dò khác nhau. Bác hãy tự xác minh xem Kh31 đối đất có phiên bản nào dùng để diệt AWACS (Airborne Warning And Control System) ko nhé.
    (bác cho là lão Úc nhầm thì AWACS với radar mặt đất, em thì ko)
    Tất nhiên, nếu bác muốn em trích dẫn đầy đủ thì cứ kêu lại cho em một tiếng, đừng nói là em chơi bài lờ
    - Điều thứ 2 bác càm ràm là về radar của F22, em ko phải chuyên gia kỹ thuật, chỉ tổng hợp thông tin bọn nó cung cấp thôi (có hỏi tại sao). Bác đòi em chứng minh, chả lẽ em lại lôi thông tin quảng cáo ra (mà bản thân em cũng ko tin tưởng tuyệt đối)?
    Chính bác nhầm lẫn giữa radar quét và radar dẫn bắn mà bác lại đổ thừa cho em. EM vốn nghĩ do mình cợt nhả ko rõ ràng, nhưng đến hơn 3 lần nói rằng nó quét ko bị lộ, khi dẫn bắn thì ắt sẽ lộ, vậy mà bác vẫn còn nói vậy thì em rất ko ưng.
    Bác đã hỏi làm thế nào mà radar scan của F22 lại ko bị lộ, em đã đề cập đến rồi, lại trích thêm nguồn từ bác Tuất, để cho bác tìm lại mấy bài bác tuất mà xác minh hoặc đọc hiểu. Nếu muốn em tìm hộ thì bác kêu em, em hứa sẽ ko chuồn đâu
    - Điều thứ 3 là vấn đề vận tốc máy bay. Em nhờ bác kien0908 thuyết minh hộ để tăng độ xác tín xem một máy bay tốc độ mach0,6-0,8 tăng lên mach2,5 trong khoảng cách 80km tại thời điểm đối phương có tốc độ từ mach1,5 đến khoảng mach 2 thì thằng nào nhanh hơn? ( ý thức rõ về động cơ AL41 của Su, dù rằng dấu hỏi vẫn nhiều )
    - Điều cơ bản trong lập luận của em là so sánh tính năng phải đặt trong môi trường tác chiến và chiến thuật chung. IRST thì có ý nghĩa gì nếu như F có thể bắn hạ Su từ ngoài 50km? Tin rằng như thế đánh giá đúng mức các tính năng. Hiện em đang chứng minh F22 có khả năng thắng SU nhiều hơn, dựa trên các kịch bản lý thuyết được vẽ ra. Nhưng tất nhiên thực tế thì chưa chắc. Em đang rất muốn nghe các kịch bản Su sẽ chống lại F22 thế nào đây...
    ....................
    - Okay, cậu trả lời cho tớ thật "sát" các điểm tớ nêu ra dưới đây nhé, đừng lan man.
    *** Về tên lửa dòng Kh-31, và cụ thể là Kh-31R như cậu nói là dùng để bắn AWACS trên không. Cậu cho tớ sai với các lý do là:
    1- Do Nga ngố phân loại như thế từ lâu và thuộc loại AA (Air-to-Air).
    2- Cậu nói "tên lửa đối ko có những loại lớn và tầm rất xa dùng để bắn máy bay ném bom hoặc các mục tiêu kém cơ động"!!!

    3- Cậu lý luận là tốc độ của dòng Kh-31 thấp không dùng đánh tiêm kích được, chỉ dùng đánh AWACS. (cái này tuy hơi lạc đề, nhưng tớ vẩn phải nói để cho cậu thấy cậu sai như thế nào)
    Ngoài ra cậu nói ra chính xác tên lửa đó là Kh-31R, tớ cũng đang nói về nó đấy. Làm gì tớ phải đi tìm hiểu xem phiên bản Kh-31 nào làm gì nữa?? Mà tớ đã trích dẫn về Kh-31R được thiết kế là loại dùng để đánh áp chế Radar mặt đất (air-defence) của NATO-theo tài liệu ÚC.
    Chính vì thế tớ mới không hiểu là cậu có hiểu mình đang tranh luận về cái gì không? Hay thật thà mà nói là tớ có cảm tưởng cậu hiểu đến đâu nói đến đó, chỗ nào "hụt" thì cậu xoay ra bổ xung vá víu, không hề có căn cứ lập trường từ đầu.
    Từ các ý trên của cậu, tớ đưa ra câu hỏi để cậu trả lời, kèm theo "giải mã" các suy luận trong đầu cậu khi viết ra những thứ đó:
    Ở điểm 1. Tớ có tài liệu về phân loại vũ khí đi kèm máy bay của Nga, trong đó nêu rõ các dòng Kh-31 thuộc danh mục Air-to-Surface, không hề có trong AA như cậu nói. Có cần hay có cách nào để tớ gửi cho cậu đọc? Tớ sẽ trích nguyên trang nói về Air-to-Surface của Nga cho. Vậy cậu gán cho là Nga phân loại như thế từ lâu là theo tài liệu nào thế, hay để "chiến thắng" bằng mọi cách trong cuộc tranh luận này cậu tự nghĩ ra như thế?
    - Ở điểm thứ 2, chắc vì cậu hình cái hình của Kh-31 thấy nó to, và trót gán cho nó vào danh mục đối không trang bị trên máy bay rồi nên nghĩ là tên lửa đối không tầm xa phải "rất to" để bay "rất xa" phải không?
    Cái này thì tớ phân tích như sau, và hy vọng là lần này cậu chịu khó đọc kỹ và trả lời sát, bởi lần trước tớ đã từng nói khi dẫn chứng Kh-31 bay với tốc độ 4.5M, không phải là chậm như rùa mà theo "ý " cậu, cậu gán cho nó "nhiêm vụ thích hợp" là dùng để đánh máy bay bà già bay chậm ở tầm xa. Do đó tớ cũng lập luận là Kh-31 đủ nhanh để bắn tiêm kích, nhưng vì MỤC ĐÍCH THIẾT KẾ mà người ta không dùng nó vào nhiệm vụ này.
    Bắt đầu phân tích nhé, dựa trên chính tài liệu về phân loại vũ khí đối không của Nga:
    **Vũ khí Air-to-Surface (đối đất hoặc đối hạm) cần thoả mãn một hay nhiều các tiêu chí sau, đó là:
    A-Có hệ thống dẫn bắn chính xác tự động, có thể nhận dạng mục tiêu của mình trong điều kiện có nhiều mục tiêu khác ở gần xung quanh.
    B-Có tầm đủ xa để máy bay mang tên lửa không rơi vào tầm bắn hiệu quả của đối phương.
    B- Có tốc độ nhanh hoặc rất nhanh để tránh bị tiêu diệt trước khi chạm mục tiêu, để có thể bay xa hơn, để có thể xuyên giáp nếu là chiến hạm.
    C- Có đầu đạn lớn đủ, tầm công phá rộng để tiêu diệt mục tiêu với tối thiểu số tên lửa cần phải bắn. Cụ thể là chiến hạm cỡ Destroyer thì để đảm bảo tiêu diệt, phải có tối thiểu 2 quả bắn trúng, còn loại nhỏ hơn thì 1 quả là đủ.
    **** Từ các yêu cầu trên, ta thấy rất rõ là tại sao các tên lửa đối đất hay đối hạm thường to lớn, không như tên lửa đối không, thường nhỏ gọn dù là tầm xa. Vì để tiêu diệt mục tiêu trên không, đầu đạn không cần phải to khủng khiếp như loại đối đất. Hơn nữa tên lửa đối đất cũng cần bay nhanh, khiến cho động cơ đẩy cũng phải lớn hơn, nhiên liệu cho động cơ cũng nhiều hơn, mà lại không tăng được tầm xa so với tên lửa đối không vì các trọng lượng gia tăng này offset đi khối lượng nhiên liệu đó.
    - Tóm lại, cậu cho tớ thông số kỹ thuật của Kh-31R đi, xem nó bắn xa bao nhiêu với cái thân hình vĩ đại của nó? Rồi so cái kích cỡ này với loại R-33 đối không ấy? Khi mà tên lửa không đối không đang bị yêu cầu khắt khe về giảm trọng lượng kích thước mà lại tăng tầm bắn để máy bay mang được nhiều hơn.
    Sau khi tìm được thông số so sánh giữa hai quả tên lửa này, cậu sẽ hiểu và hãy trả lời cho tớ tại sao người ta lại phải dùng Kh-31R cho đối không (dù chỉ là để bắn AWACS) một cách sai mục đích thiết kế như vậy làm gì? Có lợi gì? Chẳng lẽ chỉ vì nó có cái đầu dò chống radar mà tên lửa đối không cũng có? Khi mà cái thân hình to tổ chẳng của nó không góp gì cho việc tăng tầm bắn?
    Nếu R-33 được cho phép nặng bằng 2/3 quả Kh-31 thôi thì tớ tin chắc rằng nó phải bắn xa ít nhất gấp 4 lần tầm bắn của nó bây giờ. Bởi vì thường thì tên lửa đối không khi tăng tầm bắn chỉ chú trọng về phần động cơ và nhiên liệu (tăng lên) chứ đầu đạn thì vẫn nhỏ gọn như cũ, không cần to làm gì cả. Dưới đây là thông số để so sánh giữa tên lửa R-27R và R-27ER cho thấy điều này:
    R-27R: tầm bắn 30-35Km, đầu đạn nặng 39Kg ( + gia tốc bản thân tên lửa, thừa đủ công phá vỏ các loại máy bay rồi), trọng lượng 253Kg, dài 4m, đường kính quả đạn 23cm.
    R-27ER: tầm bắn 66Km, đầu đạn 39Kg, trọng lượng 350Kg, dài 4.78m, đường kính quả đạn 26cm.
    Sơ qua như thế đã đủ thấy rõ ràng là trọng lượng tăng 97kg và chiều dài tăng 78cm của R27ER chỉ phục vụ cho tăng tầm bay, "bồi bổ" cho phần động lực đẩy mà thôi.
    - Ở điểm thứ 3, nếu Kh-31 vừa bay chậm vừa to tổ chẳng thế thì liệu nó có cơ hội bay được đến mục tiêu ở xa như vậy mà không bị tiêu diệt không? đó là theo ý cậu. Trong khi thực tế thì Kh-31 không hề bay chậm. Cậu suy luận sai cơ bản từ đầu mà vẫn lắt léo quanh co để cho là mình vẫn đúng thì tớ phục cậu quá?
    Tạm thời thế đã.

Chia sẻ trang này