1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Nguyên tắc là bao giờ kéo G phi công cũng phải cho bụng máy bay quay ra ngoài, vì vậy máu sẽ dồn xuống chân tay (còn có dồn cài gì nữa hay không thì tự biết) làm chân tay nặng nề rất khó cử động để điều khiển cần lái hay đạp pê đan. Khi đó máu không lên được đầu làm cho não thiếu ô xi và tắt có thể bị mù tạm thời.
    Còn thằng nào khi kéo G mà quay lưng máy bay ra ngoài thì có nguy cơ chết vì vỡ mạch máu não.
  2. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Không chỉ mù tạm thời, mà ngất xỉu luôn-thiếu oxy, não tạm ngừng hoạt động . Nếu lỡ lâu quá thì không chỉ mù tạm thời mà ngu vĩnh viễn luôn, do não thiếu oxy quá lâu.
    Đòn xiết cổ áo của Judo cũng khiến người ta ngất theo nguyên tắc tương tự, là làm não thiếu oxy. Khi xiết đủ mạnh thì hai động mạch cảnh hai bên bị nghẽn, không đưa đủ máu lên não. Hoặc đòn bóp hai bên cổ bằng hai ngón tay nhằm làm nghẽn động mạch cảnh. Hoặc xỉa vào một động mạch cảnh....
    Kiểu kéo G mà quay lưng máy bay ra ngoài thì sẽ gây hiện tượng Red out trước. Các mạch máu trong mắt nổ lốp bốp, máu tràn ra ngoài, cả bầu trời sẽ chuyển thành màu hồng, rồi đỏ, rồi đen xì khi áp lực máu lên não quá cao khiến ngất đi. Ngất được còn may. Vỡ mạch máu não, nếu không chết thì cũng sẽ gần như là chết
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    LRAAM bắn máy bay thì đúng như xe cán chó vậy, trúng cái bụp hoặc trượt là mất hút luôn. Nếu bác lái xe đâm chó bảo phóng nhanh khó đâm trúng, bác thử làm...chó phi thân tránh một con xe lao 100 cây h lao vô cán bác thử xem nó dễ dàng thế nào
    Về đoạn tên lửa lock thì chỉ cần tín hiệu mục tiêu ổn định trong vài s để nhận diện và tính đường bay, sau đó beam đứt quãng để hiệu chỉnh đường bay sao cho ko lộ, đến đoạn cuối 2 mẹ con mới beam hết cỡ hay thằng nhóc tự beam.
    Về khoản chuyển động đột ngột của cobra thì phải làm cả biểu đố thời gian so sánh nữa, ko rõ có đột ngột ko, trực quan sinh động thì nó giống phanh chết giữa trời làm thằng bám sau lỡ đà chạy quá, chứ với thằng ở xa chạy lại thì vẫn đẹp. Nó biến mất trên radar máy bay phía xa làm thằng đó ko bắn được ngay, chứ nó đã bắn rồi thì tên lửa cứ hiệu chỉnh theo đường bay, chỗ nào biến mất thì lao vào đó, có bõ ko nhỉ?
    Khoản chịu G theo nhà em thấy thì do tốc độ và góc ngóc đầu quy định, mà ngóc đầu (hay chúi đầu) là do cánh lái đuôi hoặc/ và vịt quy định. Người ta cứ thiết kế sao cho với mỗi tốc độ khác nhau thì lái đuôi và vịt chỉ bẻ từng nào đó để chúi xuống khoảng 3G, ngóc lên khoảng 9G và duy trì trong từng nào đó thời gian... coi như bảo vệ giặc lái bằng cách cấm sờ bậy
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Giờ phi công nó rút kinh nghiệm , tương 1 lúc 2 quả . Cobra tránh thằng thứ nhất thì lại mất hết khả năng tránh thằng thứ 2 , thế là xong phim . Cobra chỉ có thể là con bài bất ngờ cũng như biểu diển để thể hiện sức mạnh của Airframe của bọn Nga , bài ấy mà cố tình lạm dụng xài hoài xài nhiều thì thế nào cũng lên đường . Máy bay cơ động hơn thì dể cắt vòng , cắt đuôi và đeo bám tốt thì cứ tận dụng nó . Cobra vừa chịu nhiều G dẩn đến khó tỉnh táo quyết định liên tục vừa có nhiều nguy cơ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa .
  5. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0

    The Boeing F-18 Super Hornet performs during
    its demonstration flight, on the first day of
    the 47th Paris Air Show in Le Bourget, North of Paris, Monday June 18, 2007
    [​IMG]
  6. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Con thỏ chạy hơn 2,5M, gần nhanh bằng mũi tên 3,5M, thế thì bắn nhau thế nào
    Alamo R-27: 4M
    Amos R-33: 4,5M
    Acrid R-40: 4,5M
    Adder R-77: 4M
    Cùng nguồn FAS cả.
    Thế mà bác lại đi phong cho con Python là tốc độ cao nhất, với 3,5M
  7. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    chắc chưa bay cùng fighter pilot bao giờ.
    Con thỏ chạy M2.5 nhưng mà là độ cao bao nhiêu? tải thế nào? cái maximum speed đó ko phải lúc nào cũng đạt được.
    thứ 2 là trong cận chiến mà thằng nào cứ táng supersonic thì chết sớm. Tốc độ phải ko đươc cao quá cũng như thấp quá, pilot luôn phải cố gẵng giữ ở corner speed để có được turn radius và turn rate tốt nhất. (tui chưa thấy chiếc fighter nào có corner speed trên M1 cả) Thường là bay > Mach chỉ là khi muốn chạy thôi.
    yeah, F-16 sắp tới thì cũng thành drone thôi. hiện tại thì F-4.
    to JetAce: ngoài khả năng chịu G của pilot bị limit, cái chính vẫn là do airframe của máy bay ko thể chịu G cao như airframe của AA missile được. Tụi pilot Mỹ thường nói đùa là nếu mà muốn vẫn có bạn ở dưới mặt đất thì đừng kéo G cao quá (ám chỉ tụi ground crew vì tụi này sẽ vất vả hơn rất nhiều nếu máy bay kéo G cao). Thực tế là trong thời bình thì máy bay Mỹ đều áp dụng G limit cả để tránh làm tổn hại đến airframe, kéo dài tuổi thọ máy bay. Còn nếu cái nào trong môi trường combat thì tất nhiên là clear cho kéo G thoải mái.
  8. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    chắc là nói sau khi kéo 9G chứ khi sustained G thì làm sao mà nói gì được nữa?
  9. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Là cao nhất trong các loại tên lửa tầm ngắn kiểu như R73, AIM9X, MANTRA... Heat chỉ cần vậy thôi thì mới đánh võng theo máy bay được chứ.
    Thêm nữa là tên lửa tuy chịu G tốt nhưng tuổi thọ ngắn hơn máy bay nhiều, kéo mấy phát chắc ko bắn cũng đem quăng. Máy bay thời bình bay ít đeo đồ chơi là vì thế.
    Được viser sửa chữa / chuyển vào 21:13 ngày 19/06/2007
  10. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Good point.
    Nhắc lại là các tên lửa AA tầm ngắn. Để rõ ràng hơn, thì là các tên lửa AA tầm nhiệt, tầm ngắn, thường dùng trong không chiến tầm gần hoặc dog fight.
    Các tên lửa cậu nêu trên, theo FAS, đều là các tên lửa tầm trung cho tới tầm xa. Tất cả đều có đầu dẫn radar.
    Có loại xuất hiện từ những năm 1960, tầm 40km+, nhưng vẫn coi là tầm xa, có thể là do tương ứng với mức độ của thời kỳ đó.
    Có hai loại có tầm tương đương tầm tối đa của AA-11 Archer. Tuy nhiên, đầu dẫn chủ đạo là radar. Có hai loại có version đầu dẫn IR, nhưng chỉ một trong số đó là IR toàn phần, cái còn lại vẫn phải nhờ command.
    Trọng lượng và kích thước cũng không gần với các tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn.

Chia sẻ trang này