1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ca_ba_sa

    ca_ba_sa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
  2. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0

    Không thể thay thế F-22 và F-15. Dây là hai máy bay có tính năng hoàn toàn khác nhau, cho mục dích sử dụng khác nhau. Cũng không thể coi F-15 là máy bay lạc hậu được. F-15 là tên một nhóm, chứ không phải một loại máy bay. Nếu như theo cách gọi này, thì các SU-17, đến SU-37 đều là một loại (Flanker).
    Nếu dùng cho chiến đấu trên không thuần tuý, F-22 không so sánh được với F-15. Tốc dộ, động cơ khoẻ, gia tốc... của F-15 đều trội, cũnh như khả năng bay xa và mang nhiều vũ khí. Ngoài ra, F-15 mang được thiết bị điện tử lớn hơn. Trong trường hợp này, F-15 hoàn toàn hơn F-22 vì đây là mẫu máy bay thích hợp để chiến đấu trên không.
    F-22 là máy bay tấn công mặt đất đột kích. Nó có tốc độ thấp, tầm bay ngắn và mang ít vũ khí. Ưu điểm của nó là ít phản xạ sóng radar, có thể sử dụng nguôn fthông tin khác để bay vòng vèo qua các trậm radar đối phương mà không phải bật radar. Điều đó cho phép nó thực hiện các cú đột kích luồn sâu, tấn công các mục tiêu như là mục tiêu quan trọng hay hệ thống phòng không, mở màn cho một chiến dịch không quân tiếp theo của những loại máy bay khác.
    F-35 là máy bay nhiều tác dụng, nó có thể chiến đấu trên không, tấn công mặt đất hay tầu biển, con F-22 ít tính năng chuyên dùng đột kích.
    Nhìn ngứa mắt nên chỉnh 1 tí! F-22 không phải để thay thế toàn bộ F-15 mà chủ yếu thay thế cho loại F-15C
    So sánh về tốc độ F-15C hoặc F-15E đều đạt max là Mach 2.5, F-22 chỉ đạt được tới Mach 2.42 (số liệu mới nhất). Tuy nhiên F-22 không dùng afterburner vẫn bay được max là Mach 1.72. climb rate của F-22 cũng cao hơn hẳn các version của F-15.
    Về vũ khí đối không không ai thua ai vì cả F-15 lẫn F-22 đều cơ bản mang được 8 missiles và có thể gắn thêm nếu cần thiết.
    Động cơ khỏe: Động cơ F-15C mỗi bên cung cấp 23.45k pound lực đẩy, F-15E là 29k pounds, F-22 là 35k pounds
    Range: F-15C là 2.1k miles, F-15E là 2.4k miles, F-22 là 2k miles
    BVR: F-22 hoàn toàn vượt trội tất cả các phiên bản F-15. Thông tin classified nhất của F-22 là hệ thống radar vì F-22 có thể sử dụng radar để dò tìm đối phương mà đối phương không bắt được tín hiệu radar của nó. Không có chuyện "bay vòng vèo qua các trậm radar đối phương mà không phải bật radar."
    F-22 hoàn toàn không phải máy bay tấn công đột kích mặt đất. Nó hoàn toàn có khả năng không chiến trên không. Chỉ khác là nó không hay nói chính xác là chưa từng tham gia dog fight cự ly gần nên không thể nói hiệu quả của nó nhưng nếu muốn nó diệt máy bay không chiến đối phương là việc không quá khó. BVR là tất cả những gì nó có để hạ đối phương. Trong 1 cuộc tập diễn ra tại căn cứ không quân Nevada vào tháng 3 năm 2003, 1 F-22 hạ 5 F-15C mà không hề hần gì. Trong 1 cuộc tập khác vào tháng 11 năm 2005 cũng tại Nevada, 33 F-15C bị diệt khi đối đầu với 8 F-22 mà F-22 hoàn toàn không tổn thất.
    Một nghiên cứu mang tính tham khảo của Bộ Quốc Phòng Anh thì F-22 hoàn toàn hơn hẵn Eurofighter. Trong một nghiên cứu khác khi cho F-15C, Rafale, EF-2000, and F-22 đối đầu với Su-35 của Nga trang bị tên lửa chống radar tương tự như AIM-120 Advanced Medium Range Air-to-Air Missile (AMRAAM) thì tỷ lệ kill:loss như sau:
    Rafael 1:1 (ngang cơ)
    EF-2000 4.5:1
    F-15C: 1:1.3 (F-15C thua Su-35)
    F-22 10:1
    Tuy nhiên đây chỉ là nghiên cưu trên giấy
    Ban than_dau_tuat viết bài có quá nhiều chi tiết không chính xác.
    ..............
    Tớ ko hiểu nhiều về vụ máy bay chiến đấu, xin góp ít thông tin mới đọc được, có gì mong bỏ quá!
    Hôm trước tớ có đọc được thông tin nói rằng các nhà phân tích quân sự của Mỹ tỏ ra thất vọng về F -22A sau các thử nghiệm cho đến bây giờ. Đại ý nói là F-22 sẽ rụng nhiều nếu gặp phải các máy bay chiến đấu cùng thế hệ (G5) hiện đại của Nga. Các nhà phân tích này nói rằng F-22 quá đắt và rất nhiều các tính năng trong thiết kế trên thực tế ko đặt được như mong muốn.
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Có tin các nhà quân sự Nga tuyên bố: Các loại máy bay "tàng hình" của Mỹ (F-117, f-22, B-2 và... nếu có)... với công nghệ hiện tại thì chỉ có thể tàng hình với hệ thống radar hiện có ở phần còn lại của thế giới (kễ cả Mỹ).
    Nga đã "đoán trước" kế hoạch... của Mỹ nên đã nghiên cứu và sản xuất thành công hệ thống radar thế hệ mới...
    Hiện tại, đối với hệ thống radar mới của Nga không tồn tại "thuật ngữ" máy bay tàng hình.
    Anh em có biết thêm gì về thông tin này không?
  4. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Các bạn tham khảo thêm ý kiến của một số chuyên gia Mỹ trong lĩnh vực máy bay chiến đấu: Pierre Sprey và James Stevenson để so sánh với bác Than_Dau_Tuat nhé. Cho có dẫn chứng khoa học .
    Pierre Sprey là nhân vật có uy tín trong không quân Mỹ. Pierre Sprey là thành viên tích cực và là một trong những người sangs lập nhóm có tên gọi "Mafia Tiêm Kích" hay là "fighter mafia", một tổ chức hay là hiệp hội nửa chính thức mà các phi công Mỹ đã chiến đấu trên máy bay tiêm kích tham gia vào. Họ đóng vai trò là các nhà phân tích và đánh giá, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của không quân Mỹ. Họ tham gia tích cực vào phát triển các chương trình phát triển F-15, F-16 và A-10.
    James Stevenson cũng nổi tiếng không kém, ông ta đã từng làm biên tập tờ Topgun Journal.
    -----------------------------------------------------------------------------------------------
    http://www.cdi.org/program/document.cfm?DocumentID=3389&from_page=../index.cfm
    Is the F-22 Worth the Money?

    Pierre Sprey was one of the founding members of the so-called ?ofighter mafia? ?" the group that conceived America?Ts most successful modern combat aircraft: the F-15, the F-16, and the A-10.
    James Stevenson is the former e***or of the Navy Fighter Weapons School?Ts Topgun Journal and the author of two comprehensive books on the Navy?Ts F-18 and A-12 aircraft.
    The two part briefing (see links below) produced by these experts assessed from history what characteristics separate air-to-air fighter winners from the losers, and how the Air Force?Ts F-22 (now assessed by the Government Accountability Office to cost $361 million per aircraft) compares. The results of the analysis are not what the Air Force would agree with and have significant implications for America?Ts conventional military power, should we in the future have to face an opponent with a competent air force. In short, proceeding with the F-22 program will make the United States weaker, not stronger.
    -------------------------------------------------------------------------------------------
    Tham khảo thêm ý kiến của Pierre Sprey
    http://www.cdi.org/pdfs/Sprey%20Quarter%20Century.pdf
    Tahm khảo thêm ý kiến của James Stevenson
    http://www.cdi.org/pdfs/F-22%20Presentation%20CDI%204-7-06.pdf
    Được steppy sửa chữa / chuyển vào 17:16 ngày 27/04/2006
  5. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Bác check lại giúp em bác ơi. Rada mà có khả năng tiêu diệt tầu chiến và máy bay chiến đấu thì chắc là lại bản nâng cấp của rada trên xe tăng bay Mig-25 mất rồi. Còn phụ thuộc vào việc nó đeo cái gì để cho cái rada ấy dẫn đường nữa chứ ạ.
  6. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Su-35 mới của Nga dùng ra đa "Irbis" loại này mạnh hơn ra đa của Su-30MKI gần như ra đa ASEA có khả năng tiêu diệt tầu chiến ở tầm 300 km và máy bay chiến đấu ở tầm 170 km tầm quét ở phía sau khoảng 70 km ? về ký hiệu vì có mấy loại nên không rõ là N031 hay NO35 ? Nếu đặt ra đa thụ động ( passive ) thì tàng hình phải cẩn thận đấy chứ. Nhiều nguồn của Nga gọi Su-35 mới là Su-27SM2 ( Сf-27Сo2 )
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Với hệ thống ra đa mới này Su-35 mới có khả năng datalink khá mạnh với các máy bay khác cũng như với các hệ thông mặt đất, bờ biển hay chiến hạm khả năng chống nhiễu cũng như gây nhiễu cũng tốt.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Khả năng phát hiện mục tiêu từ xa trong điều kiện có nhiễu và hợp đồng với các ra đa ngoài vùngh nhiễu làm cho Su-35 mới có thêm sức mạnh
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. 313230

    313230 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Em dịch lại câu đó nhé:
    Su-35 mới của Nga dùng ra đa "Irbis" loại này mạnh hơn ra đa của Su-30MKI gần như ra đa ASEA có khả năng tiêu diệt tầu chiến ở tầm 300 km và máy bay chiến đấu ở tầm 170 km tầm quét ở phía sau khoảng 70 km ?
    Thông tin viết đậm là thông tin chính, thông tin viết thường là bổ ngữ cho thông tin viết đậm
    Đại khái Su 35 (dùng ra da irbis..) có khả năng tiêu diệt tầu chiến ở tầm 300km
    Không biết dịch thế đúng không bác gufloil?
    Bác Tuất cũng rất hay có kiểu viết thế này rất gây hiểu nhầm nhé
  8. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    ------------------------------------------------------------------------------------
    Đấy là yêu cầu tối thiểu của máy bay đời mới bây giờ và Su-35 phải vượt hơn Su-30MKI nó có sử dụng nhiều ứng dụng của máy bay thế hệ 5 tương lai của Nga,Bạn vào trang Su-30MKI để xem thêm
    Avionics: The Su-30MKI features an all-weather, digital multi-mode, dual frequency, forward facing NIIP N-011M radar which has a 350 km search range and a 200 km tracking range. The radar can track and engage 20 targets and engage the 8 most threatening simultaneously. These targets can include cruise/ballistic missiles and even motionless helicopters. The radar is combined with a helmet mounted sight system, which allows the pilot to turn his head in a 90º field of view, lock on to a target and launch the TVC-capable R-73RDM2 missile. The radar''s forward hemisphere is ±90º in azimuth and ±55º in elevation. The N-011M ensures a 20 metre resolution detection of large sea targets at a distance up to 400 km, and of small size ones - at a distance of 120 km.
    http://www.bharat-rakshak.com/IAF/Aircraft/Specs/index.html
    Trên thực tế máy bay của Nga còn trang bị tên lửa không đối không KS-172 có tầm bắn đến 400 km ( loại xuất khẩu là 300 km ) dùng để đánh AWACK, nhưng tầm ra đa chỉ so sánh với máy bay chiến đấu ( Su-27 ) hay tầu chiến- Còn tầu sân bay và AWACK là các mục tiêu lớn.
    [​IMG]
  9. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Các bác thông cảm. Nhiều người trong box cứ thấy cái gì của Mỹ yếu là nhảy dựng lên. Mà Mỹ thì yếu rất nhiều thứ, nên những người đó luôn trong tình trạng nhảy dựng lên. Trong chiến tranh Việt nam, những máy bay quá cổ của ta đã chiến đấu ngang ngửa với máy bay hiện đại Mỹ đông hơn nhiều, là một ví dụ về ưu thế của máy bay Nga.
    -------------
    Tuất tiếp tục nhé.
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-2.ttvn
    Ở trang 2, Tuất đã đưa một vài thông số kỹ thuật cứng của bản SU-35 đời đầu tiên (ra đời đầu những năm 1990). Chúng ta thấy rằng, SU-27 và F-18 là hai máy bay cùng một nhiệm vụ, ra đời cùng một thời điểm. Người Mỹ thì không đổi tên đời lớn, chỉ thay đổi đời nhỏ (F-18 AB, F-18 CD, F-18 EF). Còn người Nga thì các dời máy bay từ SU-27 đến SU-37 đều là một lớp. SU-35 cùng nhiệm vụ với F-18, ra đời giữa F-18 CD và F-18 EF (bản F-18E và F-18Flà một chỗ và hai chỗ ngồi, bản supper, to hơn bản trước).
    Cũng không thể trình bầy ngắn gọn được, vì các tính năng của một máy bay khá phức tạp.
    So sánh các tham số cứng ở trang 2, thấy rằng trong hai nhiệm vụ chính, là ném bom và tên lửa đối đất hạng nặng và không chiến, SU-35 trội hơn nhiều. Khả năng đối đất hạng nặng thì SU-35 có thể mang gấp 4 lần lượng thuốc nổ hữu ích, và không cần nhiều vũ khí đắt tiền (tên lửa đối đất và bom lượn). Khả năng không chiến thì F-18 hầu như quá yếu, coi như không có khả năng không chiến khi đối đầu với SU-35.
    Trong các trang 3,4,5, các bác cũng đưa thêm nhiều tham số. Trước đây, đã một bác nhảy dựng lên, SU có radar hậu bao giờ. Vâng, đó là điều mà người Mỹ chỉ đến nay mới đạt được chút ít, còn SU-27 các đời đều có radar bốn mặt. Nhưng các tham số cứng chỉ nói được một phần.
    Đến ngày nay, phương Tây vẫn gặp khó khăn rất lớn khi sử lý nhiễu mặt đất và bước sóng lớn của radar. Những máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Tây Âu vẫn phải dùng thiết bị đeo thêm khi thực hiện những nhiệm vụ đối đất yêu cầu radar mạnh. (Pod đeo thêm ở giá bom). SU-27 các đời cũng deo thêm thiết bị điện tử, đó là pod tác chiến điện tử. Nói rõ hơn đó là hộp đựng đạn giả và thiết bị gây nhiễu, bản thân nó là một thứ đạn nên đeo ở giá bom dạn là hợp lý. Chỉ đến đời SU-47, thiết bị này mới được lắp sẵn bên trong, do yêu cầu tàng hình.
    F-18 đến đời CD đã dùng radar quan sát mặt đăt tốt hơn máy bay Tây Âu, nó đã đạt tính năng của SU-27 đời đầu là nhận dạng hình học mặt đất. Nhưng độ chính xác chưa thể đạt được để bay tự động bám địa hình và ném bom thường theo đường đạn chính xác.
    Về hồng ngoại, SU đặc biệt trội, đó là ưu thế của máy bay này các thiết bị hồng ngoại trên máy bay chiến đấu Nga đến nay vẫn độc nhất vô nhị, đảm bảo độ sống sót cao. Sau khi F-18CD ra đời được 2 năm, nó mới được trang bị camera hồng ngoại tương tác với phi công trong màn hình trộn thông tin. (màn hình trộn thông tin là màm hình mỏng, trong suốt, dữ liệu từ máy tính sẽ hiện lên cùng hình ảnh phi công quan sát được xuyên qua màn hình trong suốt). Người Mỹ mới đạt được việc làm hiện rõ hơn các mục tiêu hồng ngoại trên màn hình cho phi công quan sát, cho phép F-18 tấn công mặt đất ban đêm. Thiết bị này vẫn đeo ngoài, đến bản supper mới đeo trong.
    Người Nga thì trước đó, bản SU-27 và các MIG khác đã có thiết bị hồng ngoại đời cao hơn một bậc. Ở thiết bị này, phi công không phải nhìn trực tiếp ảnh hồng ngoại đã được biến đổi thành ánh sáng thường. Hệ thống phòng thủ trên SU phát hiện và đánh giá độ nguy hiểm cảu các mục tiêu hồng ngoại bằng máy tính. Khi mức nguy hiểm trở lên cao hơn, radar và đo xa laser được kết hợp cho hệ thống cảnh báo sớm. Do đó, các SU chiến đấu độc lập không cần cảnh báo sớm từ AWACS, vốn không thể hiệu quả được do ở xa. Hệ thống cảnh báo sớm này có tầm 80km bán cầu sau và 40 km bán cầu trước, hiện này vẫn là ước mơ của phương Tây. Nó được trang bị từ SU-27.
    Kết hợp nhận dạng hồng ngoại và radar nhận dạng hình học, cùng đo xa laser không những chỉ cho phòng thủ, nó là một bộ phận rất đắc lực trong tấn công mặt đất. Khi tấn công, nhạn dạng hồng ngoại và radar cần yêu cầu chống nhiễu mặt đất và nhận dạng nhiều bước sóng, những điều mà phương Tây còn rất yếu.
    Các hệ thống tấn công mặt đất của SU-35 bao gồm, radar nhiều bưóc sóng nhảy tần ngẫu nhiên, (nó chống tàng hình thế nào ta nới sau), Laser chỉ thị và đo xa, hồng ngoại nhận dạng (chỉ đến F-22, người Mỹ mới đang nghiên cứu đẩy hồng ngoại của họ từ ảnh lên nhận dạng, nhưng khả năng chống nhiễu mặt đất vẫn còn yếu, họ áp dụng nhận dạng hồng ngoại để chống nhiễu khi đối không), và một thiết bị đắc lực là TV. Trừ những tiến bộ trong phần mềm hồng ngoại và radar, người Mỹ cũng có bộ khí tài cơ bản như vậy, nhưng với khoang điện tử quá bé, các khí tài đó phải đeo thêm và hạn chế năng lực.
    Nói về ưu thế của phần mềm radar khá phức tạp, ở đây Tuất chỉ nói một vài ví dụ.
    Chống tàng hình bằng chống nhiễu tích cực. Radar phát ra các xung sóng, tần số sóng và tần số xung phát được mục tiêu theo dõi, nó phát trở lại các xung mang nhiễu cùng tần số sóng và gần pha xung radar. Việc radar phát ra tần số xung và tần số sóng thay đổi ngẫu nhiên không đoán trước được, vô hiệu hoá nhiễu tích cực.
    Chống tàng hình bằng nhiễu tiêu cực và vỏ tàng hình ferit. Người ta thả trong không trung giấy bạc để hấp thụ sóng radar. Vỏ máy bay tàng hình bằng công nghệ ferit có lớp hấp thụ sóng. Để chống lại thứ này, radar sử dụng nhiều bước sóng. Mục tiêu được nhận dạng bằng khả năng phản hồi mỗi loại bước sóng khác nhau, đồ thị khả năng phản hồi này xác định loại mục tiêu. Đây là phương pháp tiên tiến, trong khi phương Tây vẫn sử dụng hiệu ứng doppler nhận dạng mục tiêu bằng tốc độ và cường độ phản xạ trên một băng soíng duy nhất. Phổ biến phương Tây dùng băng sóng ngắn 3cm. Trong khi đó, các radar của SU phát ra cả xung 3cm và xung cỡ dm (MIG-31 mang radar lớn nhất trong các radar không chiến ngày nay, phát ra được cỡ mét). ở dm, khả năng phản xạ của các máy bay tang hình tăng vọt, so sánh với cường độ phản xạ cỡ 2cm, mục tiêu tàng hình nổi rõ. Các bác có thể đọc rõ hơn ở "tranh luận về đối không".
    Nhờ phương pháp nhận dạng bằng so sánh cường độ phản xạ ở các bước sóng khác nhau từ cm đến dm, khả năng chống nhiễu mặt đất, chống tàng hình và tầm xa radar tăng vọt. Đây là ưu thế nổi trội của radar nhảy tần số sóng và tấn số sung ngẫu nhiên. Việc người Nga vô hiệu hoá công nghệ tang hình đã dẫn đến chim ưng hoá gà. (chỉ việc F-117, máy bay dự định được thiết kế để làm máy bay chiến đâu trên không, nhưng nay được xếp trong tấn công mặt đất, đây là máy bay loại tấn công mặt đất duy nhất của Mỹ mang họ F).
    Ban đầu, SU-35 sử dụng radar cũ của SU-27PM (SU-35 còn được gọi là SU-27M). Sau đó, SU-35 dùng radar trước NO11 và radar sau NO12. Bác gulfoil đã nói về các đời radar sau được dùng cho SU-35 sau này(Các radar NO03x). Người ta nhận được rằng, khả năng của radar không chiến phụ thuộc khá mạnh vào kích thước antena. Điều này càng cần khi máy tính tham gia sử lý tín hiệu. Do đó SU-27 các đời không ngừng tăng kích thước khoang radar. NO11 ban đầu tương tự như các radar cũ, chỉ tăng kích thước. (MIG-31 là máy bay không chiến mạnh nhất hiện nay, một trong những thế mạnh của nó là khoang radar rất lớn). NO-11 ban đầu đó là radar antena xẻ rãnh. Sau đó, được thay bằng antena mảng pha. Cùng thời gian đó, người Mỹ cũng sử dụng hướng kỹ thật này. Antena mảng pha nhanh chóng được người Nga thay thế bằng antena kết hợp mạnh noron. Mỗi "chấu"antena hoặc một nhóm "chấu" kết hợp một mạch noron song song sử lý tín hiệu trước khi đưa tín hiệu này vào máy tính trung tâm. NHờ dó, giảm tải cho máy tính trung tâm, tăng độ chính xác và khả năng tấn công theo dõi nhiều mục tiêu. Việc đặt các mạch số ở ngay trên antena tạo ra nhiều khả năng, trong đó có hướng radar thụ động, các SU không cần phát xung vẫn thu được tín hiệu radar, trong khi đó phương Tây bắt buộc phải làm điều này thông qua đường liên kết dữ liệu.
    Tóm lại, SU-35 vượt trội về radar kết hợp hồng ngoại và laser. Hệ thống nhận dạng hồng ngoại kết hợp. Radar có tầm rất xa, chống nhiễu và quan sát mặt đất. Radar phát hiện và theo dõi nhiều loại mục tiêu. Khả năng tấn công kết hợp radar-TV-hồng ngoại-laser-radio.
    Điểm vượt trội nữa là các thiết bi trên được lắp trên khoang điển tử lớn của SU, trong khi dó, để đánh xe tăng và dùng tên lửa TV, F-18 phải đeo thêm khí tài ở giá bom. Để chống chiến hạm, F-18 buộc phải dùng tín hiệu hỗ trợ từ các đài quan sát khác.
    Một ví dụ rõ ràng về ưu thế của hệ thống radar SU là nhiệm vụ tấn công tầu ngầm. Bắt đầu có từ SU-32. SU-33 và tiếp theo là SU-35 thừa hưởng, chúng được thiết kế để tấn công bề mặt và thích hợp với Hải Quân. Vũ khí tấn công tầu ngầm là 70 phao phát hiện tầu ngầm bằng âm thanh phát ra từ các vụ nổ. Tầu ngầm được tiêu diệt bởi tên lửa mang ngư lôi. Ở tầm xa, tầu ngầm đang chuyển động được phát hiệm bởi radar theo dõi bề mặt nước, sử lý giao thoa từ sóng phản hồi. Bằng phương pháp này, tầu ngầm đang chuyển động được phát hiện ở tầm 120km. Đây là phương pháp mà phương Tây mơ cũng không có được, họ phải hoàn thiện radar của họ hàng chục năm nữa.
    Một số bác đã nhảy dựng lên khi Tuất nói về tầm sau của radar SU. các bác ấy nói "radar Nga có antena hướng đằng sau cơ à". Vâng, điều đó quá lạ so với Mỹ nhưng SU đã có từ lâu. Cúng như khả năng radar vừa phát hiện mục tiêu trên không, vừa phát hiện mục tiêu dưới đất và trên biển. Những loại radar chỉ dùng bước sóng 3cm thì còn lâu mới có được những đặc điểm đó.
    Mộ trong những nhầm tưởng về khả năng Vũ khí Mỹ, một nhầm tưởng chiến lược, là F-117. Người Mỹ đã cho rằng, đó là máy bay chiến đấu trên không tiên tiến. Nhưng bị bắn rơi ở Nam Tư, hoá ra, những loại radar cổ lỗ của Nga đã chống được tàng hình. Kết quả là F-117 được dùng cho mục tiêu tấn công mặt đất.(CHiếc F-117 bị SAM-3 cổ lỗ bắn hạ).
    Bác gulfoil và các bác đã đưa ảnh chụp thử nghiệm tên lửa phóng thẳng hướng đằnh sau. Đó là một thế mạnh của tên lửa hồng ngoại Nga. Nhưng một thế mạnh nữa được thể hiện trong đó, thiếu nó không thể phóng ngược tên lửa được, cũng là nguyên nhân chính các máy bay Mỹ buộc phải phóng tên lửa hồng ngoại từ hướng trước. Đây là câu trở lời cho bác NVHoang2000. Tại sao người Mỹ không thiết kế tên lửa phóng ra từ đằng sau.
    Người Mỹ khi nói về đặc tính tên lửa hồng ngoai của họ, thường nói đến góc đầu dò. Tuy rằng, các R-77 có góc đầu dò thuộc loại lớn nhất thế giới, nhưng các tên lửa Mỹ thì góc đầu dò là một trong những điểm quyết định ưu thế của tên lửa hổng ngoại. Cơ chế phóng của tên lửa hồng ngoại Mỹ là, tên lửa được chỉ thị mục tiêu và khoá mục tiêu trước khi bắn. Tên lửa phải theo dõi mục tiêu từ trước khi bắn và theo dõi suốt quãng đường đến mục tiêu. Do đó, góc đầu dò lớn chop phép máy bay bắn tên lửa từ góc nhìn tới mục tiêu lớn.
    Điểm khác biệt của các tên lửa Nga là, nó rời máy bay mẹ mà chưa biết mục tiêu ở đâu, radar máy bay mẹ chỉ thị mục tiêu và lái tên lửa cho đến khi tên lửa đã ổn định đường bay và nhìn rõ mục tiêu. Chỉ có phương pháp này mới cho phép tấn công mục tiêu từ mọi hướng xuất phát trên máy bay mẹ.
    Đó là nguyên nhân người Mỹ không có tên lửa đá hậu. Để sản xuất động cơ tên lửa đủ mạnh cho đá hậu thì dễ, nhưng thiếu radar để làm việc đó. Radar Sukhoi tầm xa, chính xác, dẫn bắn nhiều mục tiêu, chống tàng hình, làm được nhiều nhiệm vụ là thế mạnh của SU.
    Ngay cả một điểm cực kỳ quan trọng trong không chiến, mà người Mỹ vẫn chưa thể thực hiện được, nay mới dự định trang bị trên F-35 và F-22, đó là radar 4 mặt. Trên trang 2, các bác đã thấu radar trước và radar sau của SU-35. Một điểm không nhìn thấy là khả năng sử lý góc nhìn rất lớn của radar trước. Góc nhìn này thì người Mỹ cũng có được, thế tại sao cho đến nay họ vẫn chưa có radar sau. Nhiều tài liệu ảnh chụp máy bay Mỹ tấn công về phía sau, nhưng đó chỉ trình bầy khả năng của đạn tên lửa, còn radar không có tác dụng đằng sau. Tại sao vậy, thêm một radar có tốn gì đâu. Nguyê nhân là khả năng sử lý của hệ thống máy tính chưa cho phép. Điều đó dẫn đến khả năng chống tên lửa của SU-35 và các SU khác hết sức trội, đến nay vẫn được coi là đặc điểm độc nhất vô nhị.
    Bác gulfoil có nói đến hai cánh nhỏ trước của SU-35. Đó là bào khí. Bào khí được thử nghiệm từ MIG-21. Thiết bị này cho phép máy bay ổn định và tiết kiệm nhiên liệu khi bay ở các tốc độ rất khác nhau. Bào khí có hai loại, bào khí cố định và bào khí điều khiển được. Bào khí điều khiển được ngoài việc giúp máy bay ổn định ở tốc độ cao còn làm cho máy bay linh hoạt hơn rất nhiều khi không chiến. Các bài bay nổi tiếng của SU các đời có được do bào khí.
    Bào khí cố định thấy ở các máy bay SU-27, MIG-29, F-16 và F-18 đang nói đến. SU-35 và SU-37, Gripen JAS 39 dùng bào khí điều khiển được. Điều này cần máy tính khí động tiên tiến, chỉ xuất hiện ở những máy bay có khả năng bay và ổn định tự động bằng máy tính tiên tiến nhất. MIG-25 và các hậu duệ của nó (MIG-31, F-15) dử dụng bào khí điều khiển được kiêm nắp cửa hút gió. Ở tốc độ cao, cửa này đóng xuống làm giảm áp động cơ đồng thời dìm đầu máy bay xuống.
    Nói lại về phân loại máy bay.
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-2.ttvn
    Tuất đã nói về điều đó ở trang 2, nhưng các bác cãi cùn quá, Tuất nói lại.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 01:24 ngày 28/04/2006
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Cái bác dở người này, đã nói đến mấy lần rồi, đề nghị gõ có dấu. Bác tự hào là biết phân loại máy bay của thế kỷ 21, mà không biết gõ đấu tiếng Việt. Không biết gõ tiến Việt thì những lời hay ho bác nói người ta không tin đâu.
    Đây là các phân loại mà bác coi là cách phân loại của thế kỷ 21.:

    1/F35 cua My co the dung cho khong quan (air force),
    Hai quan (Navy), Linh Thuy Danh Bo (Marine)
    2/Gripen JAS 39 cua Swedish (J la Jakt co nghia la fighter,
    A la Attack va S la Spaning co nghia la Reconnaissance)
    3/ Rafale cua Phap la Omnirole: Nghia la moi lan
    cat canh, moi Rafale co the trang bi de lam nhieu nhiem vu khac
    nhau. Loai nay duoc dung tren Tau San bay De Gaule cua Phap.

    Gripen JAS 39 là máy bay được đặt tên là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 3. Nhưng thực tế, nó chỉ được dùng thuận tiện để chiến đấu trên không. Với vai trò đó, nó là máy bay rẻ tiền và yếu, thích hợp với Thuỵ Điển và các nước ít xung đột. Máy bay này khi thực hiện các nhiệm vụ đối đất phải mang thêm loại radar khác và thiết bị hồng ngoại trên giá bom.
    F35 là máy bay liên quân. Tức là máy bay bám theo các trận đánh mặt nước và trên bộ, cất cánh được ở sân bay dã chiến, thời gian bay lâu, khả năng quan sát tốt, vũ khí chủ yếu là bom và tên lửa hạng nặng đối đất, tên lửa chống tăng. Nói lại cho bác là hai nhiệm vụ đối đất với chống tăng khác nhau, cần những loại vũ khí và khí tài dẫn bắn rất khác nhau. Tên lửa chống tăng là một trong những loại tên lửa nhỏ nhất, dẫn bắn bằng dây dẫn, radio, laser. Nhận dạng và bám mục tiêu bằng hồng ngoại, nhận dạng hình học (đang phát triển) và radar. Bom và tên lửa đối đất là những vũ khí nặng nhất mà máy bay đem được. Phát hiện, theo dõi và dẫn bắn bằng ảnh, radar, hồng ngoại, JPS, TV.
    Rafale là máy bay đa năng, cùng loại với các SU-27.
    Nếu phân biệt như các bác thì tại sao, A-10 và F-18 khác nhau như vậy, chúng cùng là máy bay đối đất. Cũng như vậy với SU-25 và SU-27 (các đời SU từ 27 đến 37). Ở Mỹ, Hải Quân và không quân là hai lực lượng khác nhau, nên có "máy bay không quân" và "máy bay hải quân". Nhưng đó là biên chế, còn cấu tạo chúng đều như nhau, chứ không phải Hải Quân và Không Quân một thứ dùng F-18 còn một thứ dùng F-19. Như F-18 đang nói đến là máy bay dùng cho cả Hải Quân và Không Quân. (F-18 được thay thế cho F-4II, A-6 và A-7)
    SU-25 và SU-27, A-10 và F-18 khác nhau ở điểm nào?.
    Chính là nhiệm vụ chống tăng và nhiệm vụ đối đất nói bên trên. Đó là ha nhiệm vụ đối đất cần đến hai loại máy bay khác nhau. A-10 Thunderbolt II và SU-25 là các máy bay có tên đầy đủ là: "close air support of ground forces".
    Hình ảnh của điều đó đây: Bác thấy các máy bay bám theo trận đánh chưa.
    [​IMG]
    Đặc điểm chung của các máy bay này là: thời gian bay lâu, nhào lộn tốt, thiết giáp tốt, tầm rất thấp, tốc độ rất thấp, hầu như không thể không chiến, sử dụng trên sân bay dã chiến, thực hiện được hai nhiệm vụ dối đất là chống mặt đất hạng nặng và chống tăng. Do đặc điểm nhiệm vụ, chúng có tỷ lệ thương vong rất cao và do đó, được thiết kế rất rẻ. Máy bay này ra đời trong thế chiến 2. Trong chiến tranh Việt Nam, loại này ban đầu không được chú ý chế tạo. Nhưng lúc đó nguỵ quân đã khai thác rất hiệu quả máy bay huấn luyện vũ trang A-37 cho mục tiêu này. A-6 là máy bay được thiết kế theo kinh nghiệm chiến trường của A-37. Ngoài ra, A-7 là máy bay cải tiến của F-8 cho mục tiêu này. A-8 và các loại máy bay cất cánh thằng đứng cũng thuộc loại này. Bản hiện đại là F-35. Tuỳ từng đời chúng có những biến đổi khác nhau. Những máy bay chuyên nghiệp chống tăng hạng nặng có giáp rất tốt, nhào lộn tốt, khả năng mang tên lửa chống tăng tốt. Đại diện là A-10 và SU-25, hiện tại, dòng máy bay chuyên nghiệp chống tăng được tách ra. máy bay chống tăng có thể hỗ trợ tầm ngắn, nhưng máy bay hỗ trợ tầm ngắn thiếu nhiều đặc điểm để chống tăng. Về phần điện tử, khả năng quan sát chống nhiễu mặt đất là yêu cầu khó khăn nhất. Các máy bay này thường mang rất nhiều loại khí tài quan sát và dẫn bắn khác nhau. Máy bay thường được thiết kế có khối lượng tập trung để nhào lộn. Động cơ thường là turbofan vì tốc độ thấp. Thường mang 2 động cơ vì khả năng dính miểng rất cao.
    Trong biên chế Mỹ, dòng máy bay hỗ trợ chiến trường tầm ngắn này có thể nói đến:
    A-37, ban đầu là máy bay huấn luyện. Người Mỹ đã bỏ đi loại máy bay hỗ trợ tầm ngắn sau thế chiến. Đến chiến tranh Việt Nam, A-37 vũ trang đã thể hiện sự cần thiết loại này, mở đường cho sự hồi sinh của máy bay hỗ trợ tầm ngắn. Các máy bay ném bom khác có tốc độ cao và thời gian bay ngắn, cũng khó nhào lộn ở tốc độ và độ cao thấp, ném bom chính xác và quan sát các diễn biến mới của trận đánh, nên không thích hợp và xuất hiẹn một khoảng trống trong cơ cấu máy bay. A-37 đã lấp khoảng trống này.
    A-6 Intruder , từ kinh nghiệm chiến trường của A-37. Năm 1979, máy bay được trang bị các thiết bị điện tử cho tấn công mặt đất.
    A-10. Ra đời năm 1976. Đây là máy bay gặp nhiều trục trặc trong thiết kế, nhưng vẫn phải trở thành máy bay chủ lực loại này. Ban đầu, nó được thiết kế để bắn súng xuyên giáp, sau đó được cải tiến để mang tên lửa chống tăng. Máy bay có giáp rất tốt. Là máy bay chống tăng điển hình.
    AV-8B Harrier, máy bay do Anh Quốc thiết kế và chế tạo. Theo luật Mỹ, các phương tiện chiến đấu phải sản xuất trên đất Mỹ nên A-8 được Anh Quốc chuyển sản xuất đến Mỹ. Lên xuống thẳng đứng
    A-9, là sản phẩm bị A-10 loại trong cuộc chọn máy bay. Nhiều tính năng ưu việt hơn A-10, nhưng giá chào hàng đắt. Đặc biệt, khắc phục được đặc điểm khối lượng phân tán của A-10.
    A-12, máy bay đang được phát triển. Khả năng sẽ bị loại bỏ vì những tiến bộ của người Nga khi cho ra SU-47. Thiết kế máy bay gặp phải những vấn đề sức chịu đựng của cánh và đường bay chính xác. Việc SU-47 ra đời cho thấy ưu thế của máy bay cánh nhỏ thân rộng, những máy bay cánh rộng thân dẹt bị tụt hậu.
    F-117. Máy bay được đóng làm máy bay chiến đấu trên không, nhưng nó bị chuyển sang tấn công mặt đất do kỹ thuật chống tàng hình của radar Nga. Trong chiến tranh Nam Tư, việc nó bị bắn hạ đã chứng minh kỹ thuật chống tàng hình đã rất phổ biến. Về khí động, nó được cải tiến từ MIG-23.
    Máy bay đa năng, điểm khác biệt với máy bay hỗ trợ mặt đất tầm ngắn là tốc độ cao và khả năng không chiến có.
    F-14,F-16, F-18, SU-35, F-4II, Rafale, F-15C là những máy bay đa năng thiên về tấn công mặt đất. F-18 rất tồi không chiến. Những SU-35, F-4II và F-15C là những máy bay không chiến tốt. Chúng được gọi chung là fighter. Người Nga gọi là MFI (máy bay tiền tuyến). Phía Nga yêu cầu thiết kế loại này là: tấn công mặt đất hạng nặng, chống tăng và bắn mục tiêu mặt đất chính xác, không chiến, sử dụng sân bay dã chiến. Phía Mỹ hạ thấp yêu cầu không chiến và sẫn bay dã chiến. Dòng máy bay này xuất phát từ F-111 và MIG-23.
    Máy bay SU-35 và F-18 đang nói đến thuộc loại này.
    Máy bay không chiến. Những đặc điểm lợi thế trong không chiến là tốc độ và gia tốc, tầm bay. Máy bay cần có khả năng mang radar không chiến to lớn. Đây là những máy bay đắt nhất và hoạt động tốn nhất.
    MIG-31 và F-15D là những máy bay thiên về không chiến. Tuy nhiên, MIG-31 có khả năng tấn công mặt đất nhưng là máy bay không chiến chuyên nghiệp. F-15 và F-4 có nhiều ấn bản tấn công mặt đất nhưng thành công lớn của chúng là không chiến.
    Máy bay không chiến F-15, MIG-31 đều là những bản hiện đại hoá của MIG-25. Đây là một thành công vĩ đại của Mikoyan, ông đã chế ra máy bay không chiến kiểu mẫu. Song song với việc Mikoyan chế MIG-15, người Mỹ đã chế tạo F-12. Nhưng F-12 không bao giờ trở thành công. Tuy nhiên, bản SR-71 trở thành máy bay bay nhanh nhất từ trước đến giờ.(SR-71 bà phiên bản trinh sát, cải tiến của F-12).
    Như vậy, các máy bay cỡ nhỏ được phân ra:
    1: Closing support, "close air support of ground forces".: Máy bay hỗ trợ tiền tuyến tầm ngắn.
    2: Fighter: máy bay chiến đấu đa năng.
    3: Interceptor: máy bay không chiến.
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ac/index.html
    các đời SU rất rẻ.Chỉ riêng SU-37 không được sản xuất nhiều, cũng như T-90, vì ra đời đúng vào lúc Liên Xô đổ, chẳng ai lo đóng vũ khí. Đến khi kinh tế hoạt động trở lại thì đã có đời khác.
    SU-35 đã được Brasil dự định mua, nhưng do nhiều sức ép, vấn đề này bị đình lại. Thực tế, SU-35 bán cho Brasil là máy bay bớt đi nhiều tính năng và 2 chỗ ngồi. Về sau, người Nga chú trọng cải tiến SU-30 cho mục tiêu xuất khẩu.
    SU-27 và SU-30 là những máy bay được bán nhiều nhất hiện nay. Đến cả các nước đệ tử ruột của Mỹ cũng chuyển sang SU và có kế hoặc bỏ Mỹ theo Nga trong việc mua máy bay. SU-30 đang được bán với giá 32 triệu. SU-30 đang được sản xuất rất nhiều cho xuất khẩu. Trang bị hiện tại của Nga chú trọng vào SU-32, SU-33 và SU-35. Đến khi SU-47 có số lượng kha khá thì các loại SU trên sẽ tiếp tục được xuất khẩu. Lượng xuất khẩu của SU rất lớn, thực tế, SU đã trở thành máy bay chiến đấu phổ biến nhất thế giới.
    Những thắng lợi của SU trong cuộc tập trận đối kháng Ấn Độ 2004 và 2005 đã làm biến đổi mạnh các nhìn của người Mỹ về không quân. Thực tế, người Mỹ quá phân biệt mục tiêu không chiến và mục tiêu tấn công mặt đất. Vì vậy, khả năng không chiến của họ hạn chế.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 01:05 ngày 28/04/2006

Chia sẻ trang này