1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    -------------------------------------------------------------------------------------
    Đây là lấy từ Videoclip của hãng Sukhoi giới thiệu Su-35 mới trong triển lãm MAKS-2005.Còn game của các bạn bà các phân tích so sánh máy bay trên thế giới lấy điều kiện cả hai lo máy bai đều dùng tên lửa AA tầm 50 km như AIM-120 rõ ràng tên lửa R-27 cũ với đầu điều khiển do Ucraina sản xuất của Liên Xô kém AIM-120 .Bây giờ
    đã khác rồi.
  2. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Máy bay Su-35 mới không những có khả năng chiếm ưu thế trên không để không đối không hay đánh chặn các cuộc ném bom tập kích đường không mà còn có khả năng vượt qua các hàng rào phòng khồng để đánh các mục tiêu trên mặt đấtm và trên biển nhờ vào các tên lửa không đối đất , không đối hạm tầm xa.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    các bác có thẻ dọc lại trang 2 và 5.
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-2.ttvn
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-5.ttvn
    Ở đó, Tuất đã nói về một vài tham số đặc tính của SU-35. Cũng như thị trường hết sức mở rộng của SU. Các đặc điểm tiến bộ được áp dụng trên các SU-30 và SU-25 như bác gulfoil đã trình bầy. Ví dụ, một trong những tiến bộ quan trọng nhất về khí động là VTC(lái lực đẩy) và bào khí điều khiển được đều được áp dụng trên các đời SU sau SU-30. Nhưng SU 30 đời đầu và SU-35 đời đầu đều không có, sau đó, các bản tiếp sau của SU-30 và SU-35 đều có.
    Nếu chỉ để so sánh với F-18 thì SU đi quá xa, F-18 phần động lực chỉ có thể so sánh với máy bay thế hệ 3 loại yếu. Còn phần điện tử, SU gấp đôi về năng lực radar tấn công, đa dạng dễ dùng trong tấn công bằng kết hợp radar-hồng ngoại-laser. Các đặc tính báo động sớm thì máy bay phương Tây hoàn toàn không có.
    Về buồng lái, SU-35 mang một buồng lái tiên tiến, với giao tiếp phi công rất thuận tiện, cấu tạo buồng lái được đơn giản nhờ một số lượng lớn màn hình. Trong khi đó F-18 có buồng lái của máy bay thế hệ 3 yếu (những máy bay thế hệ 3 mạnh như JAS-19 của Thuỵ Điển có giao tiếp buồng lái hiện đại hơn nhiều F-18 EF, mặc dù JAS ra trước). SU-35 phải có buồng lái tiên tiến vì nhờ các phương tiện quan sát, phi công có nhiều thông tin hơn F-18 nhiều lần, nếu dùng buồng lái cổ, phi công khó mà theo dõi được thông tin.
    Cũng vì các đặc điểm vận động mà SU-35 cần buồng lái có tủ lạnh cho tức ăn nước uống và toilet, những thứ này các máy bay yếu chẳng cần đến.
    Buồng lái có ghế thoát hiểm nghiêng 30 độ sau giảm đi một nửa áp lực máu của phi công khi quá áp, tăng vượt bậc khả năng chịu G của máy bay. Lái lực đẩy và bào khí trước, diện tích cánh rộng và động cơ mạnh tạo ra một máy bay linh hoạt, khả năng chịu G cao cho phép khai thác tối đa khả năng đó. SU-35 và SU-37 ngày nay là những máy bay chiến đấu duy nhất bay thẳng đứng được M1, bay ngược được 130 độ.
    Những tính năng đó đã đặt SU-35 vào hàng 4+. Nó có một vài đặc điểm của máy bay thế hệ 5 như lái lực đẩy và bào khí trước điều khiển được (thứ này F-22 không có), phần điện tử có nhận dạng mục tiêu. Nhưng một trong những yêu cầu của máy bay thế hệ 5 là tàng hình. SU-35 đã phát triển kịch trần thế hệ máy bay SU-27 vì vấn đề này. Cấu tạo phần thân máy bay chỉ đến khi SU-47 thay đổi mạnh, mới cho phép giảm diện tích phản xạ radar hữu ích. Do đó, SU-35 chỉ được xếp vào hàng 4+.
    Tuất đã nói qua về việc đưa buồng lái lại phía sau và dùng các vật liệu phi kim loại ở mũi để giảm tiếng ồn. Sau đây là những khó khăn và giải pháp khi làm tàng hình SU-35.
    Diện tích phản xạ hữu ích của mỗi vật thể là khả năng radar đối phương phát hiện ra nó (head-on radar cross-section -RCS). các nhà kỹ thuật Nga tập trung nghiên cứu các khả năng làm giảm tầm phát hiện của đối phương với SU-35. Công việc được thúch đẩy ở nhà máy SU. Nhóm phát triển nòng cốt là viện nghiên cứu Lý thuyết à Ứng dụng Điện Từ(Theoretical and Applied Electromagnetics -ITAE ) thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Nga, Maxcơva. Nhóm đã có hơn 100 giờ thử nghiệm phương pháp vật liệu hấp thụ với SU-35 và đờng thời áp thử nghiệm phương pháp flasma-ion hoá.
    Việc làm giảm diện tích phản xạ (RCS) của các máy bay đời cũ đã dược phương Tây tiến hành từ lâu, ví dụ, các ấn bản Have Glass và Have Glass II caỉ tiến từ F-16. Người Nga tiến hành công việc đó bí mật, như truyền thống của họ. Công việc của người Nga chỉ được biết đến khi có nhu cầu xuất khẩu. Tháng 10-2003, dưới sự sắp xếp của trung tâm Chất lượng và Sản phẩm Quốc tế, Lân Đôn đã đăng một bài báo về việc này.
    Thành tích nổi bật của người Nga là đưa ra một phương pháp toán học tính toán diện tích phản xạ hữu ích. Dựa vào cấu trúc, vật liệu tính ra được đặc tính phản xạ, dựa trên việc tính toán cường độ bề mặt. (đây là một truyền thóng mạnh của radar Nga, họ có hệ thống nhận dạng mục tiêu tốt nổi tiếng từ lâu). Phương pháp này đưa ra một đồ thị phản xạ của vật thể. Nhờ vậy, người ta có thể tính toán phản xạ của chiếc SU-35 mang đầy đủ vú khí khí tài mà không cần phải cất cánh máy bay.
    "Vấn đề là cỡ khổng lồ". các nhà nghiên cứu nhận xét về cửa hút gió. Cửa hút gió thẳng và rộng gây nhiều khó khăn, sóng phản xạ từ máy nén và thành ống hút. Những vị trí đó dự định được phủ lớp RAM (ferro-magnetic radar absorbent material Vật liệu giảm radar điện từ). Điều đó gây ra nhiều khó khăn cần vượt qua. Những khó khăn chủ yếu là: không cản trở dòng khí, không cản trở hệ thống chống đóng băng, chịu được tốc độ khí lớn (1km/s) và nhiệt dộ 200 độ. ITAE đưa được ra công nghệ thoả mãn, phun phủ tự động, độ dầy 0,7mm-1,4mm trên thành ống hút và 0,5mm ở tầng đầu tiên máy nén. Kết quả giảm 10-15db cho cửa động cơ.
    Kính buồng lái: kinh buồng lái được chế tạo bằng công nghệ lắng chân không-flasma. Từng lớp polyme và kim loại rất mỏng được lắng trong thiết bị lắng chân không 22m3. Tạo thành lớp ngăn sóng radio của các thiết bị trong buồng lái tản ra ngoài.
    Vật liệu đặc biệt được áp dụng là ống phụt gốm. Đây là vật liệu ưu thế, tạo thành ống phụt lái khí thải giảm radar và hồng ngoại. Ưu thế đạt được trội hơn vật liệu được dùng cho máy bay thế hệ 5 Mỹ (vấn phải dùng phần lớn kim loại ở vùng nhiệt độ cao, không cho phép tạo lái khí thải 3 chiều giảm hồng ngoại radar). SU-35 chỉ áp dụng được một phần do cấu trúc động cơ. Chỉ đến SU-47 mới áp dụng được đầy đủ. Tuy nhiên, khả năng lái lực đẩy của F-22 cũng không hơn gì SU-35.
    ITAE cũng thiết kế các máy phun cầm tay để phủ lớp giảm phản xạ lên vũ khí. Trong các video, thấy công nhân đang phun phủ tên lửa R-27.
    Khó khăn nhất là giảm tiếng ồn radar chủ động. (sóng tán xạ từ bản thân chùm phát trên radar không chiến). ITAE nghiên cứu ba kỹ thuật hiện đại nhất theo hướng này. Ngoài việc thay đổi vị trí và bảo vệ các thiết bị như buồng lái (trang 5), việc cải tiến náp đậy radar là một cách mạng kỹ thuật. Đây cũng là vẫn đề phương Tây rất thèm muốn. Bản chất của giải pháp là chuyển từ nắp đậy xuyên qua sang nắp đậy khúc xạ. Mặt trong nắp đậy đuwọc phủ lớp bán dẫn cadmium sulphide hoặc cadmium selenide mỏng, chúng thay đổi đặc tính dẫn khí chiếu chùm tử ngoại. Điều đó, biến nắp đậy thành "ống kính" điều khiển được. Công nghệ chế tạo lớp mỏng này vẫn còn tuyệt mật.
    Một phương pháp nữa được người phương Tây áp dụng rộng rãi, là chắn một màng chọn sóng radio trước mặt antena. Màn đơn giản bao gồm nhiều lớp lá kim loại mỏng được sắp xếp, chỉ cho một tần số nào đó di qua. Nhưng trên radar Nga có nhiều tần số được phát, lớp này làm giảm khả năng radar. Một cải tiến của phương pháp này là lớp chọn điều khiển được. Nó bao gồm các vòng kim loại có kích thước khác nhau, mỗi vòng được đóng ngắt bằng bán dẫn, việc đóng ngắt được thực hiện bằng ánh sáng. Phương pháp này vẫn chỉ đang được phát triển trến radar Nga, rất khó có triển vọng (việc radar Nga sử dụng nhiều tần số sóng thế nào, xem lại trang 5 http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-5.ttvn ).
    Một phương pháp nữa không có ở phương Tây là đặt một màn flasma nhiệt độ thấp điều khiển được trước radar. Khi cần, trong 1/1000 giây, màn này trở thành vật liệu hấp thụ sóng điện từ. Máy bay sẽ bật màn này khi cần, lúc đó nó mất luôn hiệu quả radar. Hiện tại, thiết bị nặng 100kg nhưng chỉ thực hiện được khi độ cao lớn và tốc độ chậm.
    Nhìn chung về tàng hình của SU-35. Các kỹ thuật phủ trên thân máy bay, cửa hút gió, kính kim loại và nắp đậy radar bán dẫn được áp dụng. Kỹ thuật chọn lọc sóng của phương tây ưu thế về độ ồn nhưng chỉ cho radar máy bay chạy ở bước sóng 3cm. Thử chọn radar nhiều bước sóng chống tàng hình và radar tàng hình nhưng cũng "mù" với tàng hình, rõ ràng radar chống tàng hình ưu thế hơn hơn.
    Máy bay SU-35 gặp khó khăn rất lớn về cấu trúc cửa hút gió. Ở đó, điều kiện tốc độ, nhiệt độ, áp suất không cho phép lớp phủ RAM dầy. Do đó, máy bay chỉ được coi là có tính tàng hình. Những áp dụng tàng hình chỉ hoàn hảo trên SU-47 khi thay dổi mạnh cấu trúc máy bay, bỏ qua giới hạn cấu trúc của dòng SU-27 để trở thành dòng máy bay mới.
    Nhưng để so với F-18 thì không phải bàn nhiều.
  4. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Tham gia một tý, có lẽ huy_phuc đọc bài viết năm 2004 đăng trên tạp chí JANE: Hostile radar range cut on Su-35s.
    Nếu thế thì những cái đó cũng chỉ là phỏng đoán thôi, không nên phang ra hùng hổ như là chắc chắn thế (cái đoạn về phủ chất liệu chống tàng hình lên cửa hút khí, và cách cấu trúc lại thân máy bay Su-35).
    Theo Mỹ f18 là thế hệ 4 còn các cải tiến sau nâng nó lên thành 4+, còn theo huy_phuc là thế hệ 3 ... .
  5. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    To bác macsan_1. Tuất không thu thập thông tin từ tạp chí Jane. Nói chung, việc thu thập thông tin từ các tạp chí bán chạy cần nhiều chọn lọc và tỉnh táo.
    Việc cấu trúc lại máy bay SU để thành SU-47 đã thực hiện từ lâu. SU-47 xuất hiện những năm cuối thế kỷ 20, đến 2003 bắt đầu được sản xuất lô đầu tiên cho trang bị. Như đã nói, máy bay SU-35 chỉ có thể là 4+, do cấu trúc của dòng SU-27 hạn chế khả năng tàng hình, nên dò có trang bị kỹ thuật tàng hình, thì vẫn chỉ là máy bay có tính tàng hình. SU-47 là tên trang bị của mẫu thử S-37, bay nửa đầu thập niên 1990. Đáng lẽ việc hoàn thiẹn và trang bị nó sẽ nhanh hơn, nhưng do sự đổ vỡ Liên Sô, công việc bị đình lại.
    Trên kia Tuất đã nói rõ, máy bay SU-35 được áp dụng thử nghiệm nhiều kỹ thuật tàng hình: flasma-ion hoá (flasma nguội), nắp đậy bán dẫn điều khiển được bằng ánh sáng, lưới lọc bước sóng cố định, lưới lọc bước sóng điều khiẻn được bằng ánh sáng, kính buồng lái kim loại, ống xả gốm.
    Sau những thử nghiệm các công nghệ sau bị loại: lọc bước sóng cố định, lưới lọc bước sóng điều khiển được bằng ánh sáng, máy phun flasma.
    4 công nghệ còn lại được chọn áp dụng cho máy bay SU-35. Tuy nhiên, hiệu quả của việc chống phản xạ cửa hút và cửa xả, giảm phát xạ hồng ngoại cửa xả hiệu quả thấp do cấu trúc máy bay. Đây là một nguyên nhân giữ SU-35 ở mức 4+. Người ta gọi máy bay 4+ là những máy bay thiết kế chung cũ nhưng thừa hưởng những tiến bộ của máy bay thế hệ 5.
    Máy bay F-18EF(bản supper) thiếu những đặc điểm sau: khả năng linh hoạt và gia tốc lớn. Hệ thống báo động sớm và chống tên lửa. Độ linh hoạt của máy bay thiếu do kết cấu buồng lái cổ, không thể áp dụng lái điện tử vào điều khiển lực đẩy (TVC) và bào khí trước di động. Động cơ máy bay cũng chưa đủ tiên tiến, thời gian và tầm bay thấp, tốc độ cũng rất thấp (thực tế, tốc độ của máy bay F-18EF hạ xuống chỉ còn M1,6-chỉ thấp hơn tốc độ này một chút, các SU bay không cần đốt đít).
    Tuy kích thước máy bay đã tăng so với đời F-18CD nhưng khoang điện tử còn quá bé để trang bị thiết bị điện tử mạnh. Phần mềm tiên tiến đã cho phép tự động nhận dạng và theo dõi mục tiêu, nhưng còn xa mới kết hợp được các phương tiện laser-hồng ngoại-TV vào radar. Do đó, dù thiết bị điện tử sản suất cùng thời điểm máy bay thế hệ 5, F-18EF vẫn quá yếu. Chỉ với tiến bộ ít ỏi đó của phần điện tử, có thể coi là 4+ thì có hơi quá không???
    Có thể Jane viết bài bác nói về cấu trúc SU-35 dựa vào bài viết do trung tâm Chất lượng và Sản phẩm Quốc tế đăng trên Tuất đã kể. Bài viết của tổ chức này là một bước đưa SU-35 thành một sản phẩm xuất khẩu (SU-35 và một số máy bay khác được thiết kế để sử dụng nhiều loại khí tài, vũ khí phương Tây, theo tiêu chuẩn phương Tây). Tuy nhiên, S-37 ra đời từ rất lâu rồi, bảo nó là phỏng đoán e hơi quá.
    Thiếu sót lớn nhất của radar Mỹ là sử dụng duy nhất một bước sóng, được trình bầy dưới đây.
    ---------------
    Trong box, rất nhiều bác vô tư tranh luận bằng tình cảm mà không hè có lập luận. các bác ấy thường làm rác bôx. Tạm gọi theo lịch sử là phát tia cực tím. Vì phái đó sử dụng tên lửa tầm tia cực tím.
    Các bác nào quan tâm thì theo dói các bài viết của Tuất ở trang 2,5,7. Trang 3 và 4,5,6 có các bài viết của bác gulfoil .
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-2.ttvn
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-5.ttvn
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-7.ttvn
    Phái tím đã có những phát biểu khá mạnh, như F-8 trong chiến tranh Việt Nam có tầm phát hiện radar hơn 100km, hay F-22 có tầm radar 400km.
    Buồng lái nghiêng sau là loại buồng lái hiện đại nhất hiện nay. Áp dụng nó không dễ, sử dụng buồng lái này giảm tầm nhìn phi công, tăng thể tich buồng lái và khó khăn nhất gây ra là thoát hiểm. Bản thân SU-27 được thiết kế ban đầu để dễ dàng tăng thể tích phần khí tài. SU-27 cũng nổi tiếng với cái muĩ gù tăng tầm nhìn phi công. Người Nga nổi tiếng với các hệ thống ghế thoát hiểm của họ. Chúng ta đã biết về hệ thóng ghế thoát hiểm short range của MIG-25. Máy bay này có tốc độ cao nhất trong các máy bay chiến đấu trên không cho đến hiện nay, M3,2. Cơ cấu ghế thoát hiểm short range của MIG-25 làm việc như sau: ban đầu, động cơ tạo ra một lực cản rất lớn, làm máy bay hãm lại trong một thời gian ngắn (càng nhanh càng tốt, vì lúc thoát hiểm là máy bay đang có nguy cơ nổ), trong thời gian này, hệ thống tự động lật máy bay lại hướng buồng lái lên trên. Sau đó ghế phóng đẩy phi công lên độ cao 40 mét. Hệ thống này làm việc tốt đến mức, trong một tai nạn ở Paris Airshow, phi công thoát trong điều kiện các máy bay phương Tây không thể làm được, làm báo chí cho rằng người Nga hy sinh một máy bay để.. quảng cáo cho ghế thoát hiểm.
    Những nền tảng kỹ thuật đó cho phép người Nga thiết kế buồng lái nghiêng sau. Tuy nhiên, khoang khí tài của MIG-25 (MIG-31, F-15) có cấu trúc khác của SU, do phải làm việc ở tốc độ rất cao và hạn chế cơ cấu điều khiển bào khí trước. Cấu trúc đó giảm tầm nhìn phi công không cho phép áp dụng ghế nghiêng sau. Đây cũng là một trong những ưu thế của SU-35 so với MIG. Sau SU-35 thì SU-37 và SU-47 đều áp dụng buồng lái tiên tiến nhất thế giới này.
    Như trên đã nói, máy bay JAS-39 cũng có buồng lái nghiêng sau (27 độ, độ nghiêng xấp xỉ SU-35). JAS có tốc độ thấp (tối đa M1,8) và khoang khí tài điện tử ở mũi bé, dễ dàng hơn áp dụng kỹ thuật này. Tuy nhiên, chưa phải là short range của MIG-25 vì không có cơ chế hãm động cơ và tự động lật lại. Mặc dù vậy, với kỹ thuật phóng vừa gia tốc thấp vừa tốc độ cao, đảm bảo an toàn cho phi công, hệ thống phóng JAS-39 vẫn ưu việt nhất của Âu Mỹ. (trong chiến tranh Việt Nam, một phần lớn phi công bị chấn thương đến mức gẫy xương khi phóng ra, phi công chịu đựng một gia tốc lớn trong khi tốc độ đạt được vẫn chưa lớn).
    Tuất vừa mô tả hệ thống chống tiếng ồn radar của SU-35. Trong khi đọc các bình luận, các bác thường thấy phát biểu rằng tiếng ồn radar của máy bay Nga lớn. Tiếng ồn này là các sóng điện từ không mong muốn phát ra từ máy bay. Tuy nhiên, tiếng ồn kiểu này cho đến gần đây không thể định vị được máy bay, không thể áp dụng để tấn công máy bay, nó chỉ được áp dụng để phát hiện sự có mặt của máy bay bằng các phương tiện theo dõi radio. Từ đầu những năm 1990, với kỹ thuật thụ động, duy nhất người Nga dùng dược để định vị được mục tiêu, nhưng hiệu quả vẫn thấp. Còn người Mỹ thì đến năm 2003 mới công bố một vài thí nghiệm lý thuyết.
    Tiếng ồn của Mỹ giảm được do sử dụng lớp chọn lọc bước sóng. Điều này giảm tiếng ồn nhưng buộc lòng radar chỉ dùng được một bước sóng, người phương Tây thường sử dụng khoảng 3cm. Bước sóng này đi rất thẳng, do đó định vị được chính xác mục tiêu. Nhưng do đi thẳng, nên ở tầm 400km, với độ cong quả đất, thì F-22 chỉ có thể phát hiện ra mặt trăng trên cao. Thực tế, tầm 180km là tầm kịch trần của khả năng phát hiện và dẫn bắn radar bước sóng ngắn. Tầm này được nhiều máy bay đạt được, trong đó có SU-35.
    Việc chống nhiễu mặt đất kém càng làm giảm hiệu quả radar. Việc sử dụng 1 bước sóng không thể cho "mầu" mục tiêu, tức là đồ thị phản xạ ở các bước sóng khác nhau. Do đó, radar Nga chống tàng hình dễ dàng, kỹ thuật chống tàng hình đã rất phổ biến, trong khi điều đó xa lạ với radar phương Tây.
    Đây là một chuyện về ưu thế của radar nhiều bước sóng. Nó không còn là chuyện vui trên box, mà thay đổi hẳn chiến lược thiết kế máy bay chiến đấu, làm mất trắng nhiều trăm tỷ đô.
    Từ sau những năm 1960, nhờ tiến bộ điện tử, người ta không bắn máy bay bằng mắt thường phi công nữa mà bằng radar. Do đó, sức mạnh không chiến từ đó phụ thuộc vào radar. Từ lập luận đó, nếu máy bay ta có diện tích phản xạ radar hữu dụng rất thấp với địch (vô hình), thì sẽ thắng trong không chiến. máy bay F-117 được thiết kế như vậy, nó hy sinh các đặc tính khác để đổi lấy tàng hình (tốc độ rất thấp, hầu như không thể lượn linh hoạt được, trọng tải rất thấp). Nhưng trong chiến tranh Nam Tư, máy bay này bị radar cổ lỗ SAM-3 của Nam Tư bắn hạ, các sỹ quan Nam Tự không hề quan sát thấy "tàng hình". Kỹ thuật nhảy tần, nhảy xung của Nga đã rất phổ biến. F-117 dó đó không còn là máy bay không chiến nữa, vì các đặc điểm khác ngoài tàng hình quá thấp.
    http://www.ttvnol.com/quansu/571089/trang-30.ttvn
    http://www4.ttvnol.com/quansu/610380/trang-2.ttvn
    Đó là so sánh của lưới lọc giảm tiếng ồn và radar nhiều tần số.
    Khi tấn công tầu biển lớn hay quan sát mặt đất, bước sóng dài có hiệu quả hơn bước sóng ngắn. Bước sóng dài ngoài việc chống tàng hình còn tăng được tầm dẫn bắn tầu biển, do nó hạn chế cản trở của độ cong quả đất. Do đó, tầm dẫn bắn tầu biển và mặt đất của SU-35 tăng lên, đến 370km.
    Việc phân tích ưu thế của radar dùng trên SU khá khó khăn. Nhưng qua một vài ví dụ, các bác có thể thấy, nó đạt được ưu thế nhờ kỹ thuật quan trọng nhất là dùng nhiều bước sóng và nhảy xung ngẫu nhiên. F-15 không thể tấn công được F-22, do F-22 tàng hình. Nhưng với SU, F-22 không tàng hình được. Trong khi đó, F-22 đã hy sinh quá nhiều cho tàng hình, máy bay có tốc độ rất thấp (M1,8), rất khó bay linh hoạt, trọng tải rất thấp cho cuộc không chiến cần nhiều dầu và vũ khí. F-22 chỉ có một lợi thế, là động cơ mạnh. Chỉ có những động cơ mới nhất của dòng SU mới lại được. Tuy nhiên, SU-35 có trang bị được động cơ AL-41 hay không Tuất chưa biết. Còn những cải tiến của động cơ AL-31 cũng cho gia tốc ngang F-22, tốc độ và tầm bay thì vượt xa, kể cả SU-35 dùng động cơ cổ.
    Còn F-18 và SU-35. Cũng như so sánh với các máy bay khác trước đời F-22, SU-37 vượt rất xa. Chỉ có các bác phái tím mới có thể bắn hạ được F-35, khi máy bay này bay cao như mặt trăng.
    Như vậy, SU-35 chỉ là một loại máy bay cụ thể, nó thừa kế rất nhiều thành quả của một nền khoa học tiên tiến. Người ta có thể có một vài SU-35, hay làm được một vài thiết bị của nó, nhưng để có một nền khoa học tiên tiến trên thì rất khó. các máy bay thế hệ 5 phương Tây có nhiều tiến bộ, ngay cả radar nhiều bước sóng và chế độ radar thụ động cũng đang được phát triển, nhưng đạt được thành quả như SU-35 còn lâu dài.
    Tiếp sau, chúng ta cúng khảo sát thêm vũ khí và khí tài mà SU-35 mang theo.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 22:34 ngày 28/04/2006
  6. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Đây là sơ đồ của Su-35 mới
    [​IMG]
    Buồng lái có ghế có độ nghiêng cao 30o thì phải
    [​IMG]
    Được gulfoil sửa chữa / chuyển vào 20:52 ngày 28/04/2006
  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Trước khi đi ngủ phải vào đây ném ra 1 củ riềng mới được
    Em chỉ muốn hỏi bác Tuất thì với "kỹ thuật dùng nhiều bước sóng và nhảy xung ngẫu nhiên" của radar dùng trên SU thì nó có thể nhìn thấy các máy bay Su khác với các kỹ thuật tàng hình siêu đẳng như "flasma-ion hoá (flasma nguội), nắp đậy bán dẫn điều khiển được bằng ánh sáng, lưới lọc bước sóng cố định, lưới lọc bước sóng điều khiẻn được bằng ánh sáng, kính buồng lái kim loại, ống xả gốm" trên màn rađa của nó không vậy.
    Em có cần đặt câu hỏi ngược lại nữa không cho thêm phần xôm tụ nhỉ
    Được mig19farmer sửa chữa / chuyển vào 23:47 ngày 28/04/2006
  8. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    À, một đại diện của phái cực tím (đại diện kiên trì nhất tranh luận về những chủ đề dạng như tên lửa tầm tia cực tím ưu việt của Mỹ). Nhớ lại, bác luôn trích dẫn lươn lẹo lèo lá để bẻ cong sự việc. Như là việc dẫn đường gọi Đinh Tôn quay về để lừa B-52 vào sâu, tạo diều kiện cho Rạng lập công. Bác bẻ thành MIG-21 của Đinh Tôn không thể đuổi được B-52. Hay bác mất 40 trang để tranh luận rằng hơi nước đọng trong không khí khô, hay là máy bay có thể bay chổng ngược.....vân vân.
    Tuất nhớ rằng bác khó đào tạo như vậy, nên từ lâu đã tránh xa bác. Nay bác lại vứt rác vào, Tuất cũng không thể ngăn cấm được. Trả lời bác câu này, mong rằng bác đi nhanh cho.
    Từ xưa, máy bay đã có tàng hình đâu, các máy bay không tàng hình vẫn đánh nhau đều đấy thôi.
    Kỹ thuật thay đổi bước sóng và tần số xung được áp dụng ban đầu để nhận dạng mục tiêu (tạo "mầu", khi mỗi loại mục tiêu có khả năng phản xạ ở các bước sóng khác nhau). Khi chiếu vào máy bay tàng hình, mầu của bước sóng dài trội lên, do đó, theo đồ thị phản xạ bước sóng khác nhau, máy bay tàng hình bằng công nghệ ferrit có mầu nổi rất rõ, rõ hơn các loại mục tiêu khác. Do đó nó chống được tàng hình. Nó chống được máy bay tàng hình kỹ, còn SU-35 là máy bay tàng hình yếu, thì hiện lên rất rõ ràng. Như vậy, tính tàng hình của SU dùng để đối đầu với radar một bước sóng. Do đối thủ của SU vẫn phổ biến dùng radar một bước sóng, nên tính tàng hình của SU vẫn rất giá trị. Bao giờ đối thủ của SU phổ biến dùng radar của SU, thì điều đó mới giảm giá trị. Có điều đơn giản như thế, mà bác không hiểu nổi. May ra, Tuất nói chuyện ở đây không phải với bác, những người như bác chỉ là một thiểu số nhỏ của box, không thể tránh được, chứ không Tuất đã cao chạy xa bay rồi.
    Cụ thể hơn, radar của SU nhìn rất rõ SU. Khả năng không chiến phụ thuộc vào tốc độ, gia tốc, linh hoạt, khả năng phát hiện và theo dõi của radar, khả năng phát hiện và theo dõi của hồng ngoại.....Tất cả những thứ đó SU đều thắng. SU thắng đậm một số loại máy bay, vì hy sinh quá nhiều cho tính tàng hình, nên khả năng chiến đấu không còn được bao nhiêu.
    Đây là một trong những topic nổi danh của bác kqndvn cùng đồng đội trong tập đoàn tia cực tím. Ngoài ra, còn có 40 trang tranh liuận, bác kiên trì chứng minh sương đọng được trong không khí khô, máy bay bay ngược...hay những gì mà Tuất chả nhớ hết. Quá sợ, mỗi lẫn bác này xuất hiện là topic dài ra hàng 40-50 trang, rồi chả ai tìm thấy bài viết ở đâu. Cách tốt nhất là không nên quan tâm đến những rác rưởi này.
    http://www.ttvnol.com/quansu/571089.ttvn
    Ở đây có ảnh của MIG-21-93. Trên Tuất đã nói về màn hình trộn dữ liệu, nhưng không tìm được ảnh nào. Màn hình hiện thông tin máy tinh lên ngay trên khung nhìn của phi công.
    http://www.ttvnol.com/quansu/571089/trang-29.ttvn
    Vào đấy để thấy lại đám "cực tím", hết lòng yếu Mỹ cuồng nhiệt mà chẳng biết tại sao, nhảy chồm chồm lên với bất cứ cái gì Mỹ kém. Đối với họ, người Mỹ lái máy bay tàng hình bắn tên lửa tầm tia cực tím luôn vô địch thiên hạ.
    Họ ra sức dè bỉu xe tăng bay MIG-25, chế nó đủ điều, vì đó là sản phẩm Nga, kiểu mẫu của máy bay không chiến. Nhưng mà trình độ tồi quá, không phân biệt được xe tăng bay của Mỹ.
    ---------------------
    Chủ đề của chúng ta là so sánh F-18 và SU-35. hai máy bay ra cùng thời, cùng một mục tiêu. Rõ ràng là, SU trội hơn rất nhiều. Đã thế, giá SU rẻ hơn F-18, đó là một thành tựu của kỹ thuật Nga. Điều đó mở ra cơ hội những nước nghèo có thể sở hữu đội máy bay mạnh, đối đầu với những cuộc tấn công của Khong Lực Huê Kỳ. Chiến tranh Viẹt Nam đã một lần minh chứng, đội máy bay Mỹ đông, đắt, hiện đại hơn máy bay ta nhiều, nhưng chũng ta vẫn chiến đấu ngang ngửa và chiến thắng. Thế giới hiện đại ngày nay, hai cuộc tập trận đối kháng Ấn Độ năm 2004 và 2005 đã chứng minh các F của Mỹ bị các SU bắn hạ thế nào. Đặc biệt, cuộc tập trận 2005, các SU đã đánh bại thế mạnh nhất của không quân Mỹ là không chiến tầm xa trợ chiến bởi AWACS.
    Hãng SU đang tham vọng chiếm 20% thị phần máy bay chiến đấu toàn cầu, trở thành hãng máy bay chiến đấu xuất khẩu lớn nhất thế giới, chiến thắng của SU làm điều đó nhanh chóng trở thành hiện thực.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 01:22 ngày 29/04/2006
  9. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Bác bị thiên hạ đập nhiều quá nên lẫn lỗn hết người này đến người khác. Mấy vụ tia cực tím với Mig 21 bác nhầm em với người khác rồi. . Thế mà bác bảo em là thiểu số của box nữa chứ, số người bênh bác chỉ có mấy chú mới vào lần đầu thôi.
    Vậy là giờ em mới biết kỹ thuật tàng hình của Nga lởm đến thế. Vậy mà đòi tấn công hạm đội Mẽo bằng cách áp sát đến cự ly vài Km mà không bị phát hiện sao. Hay là chỉ Su-35 mới lởm còn Su-47 vẫn xịn, thế thì Su-47 có nhìn thấy được các con Su-47 khác không. Chuyên gia ngòi lều cỏ như bác mà tiết lộ thiên cơ nhiều vậy có ngày bị Nga nó cử người sang ám sát đấy. Chỉ sơ sơ có mỗi kỹ thuật rađa dùng nhiều dải tần bác làm lộ ra mà Mẽo có áp dụng vào rađa đểu của nó thì bao nhiêu Su-35 Nga từ chim ưng vô địch thành gà hết thì toi. Bác nói ít thôi kẻo lại lộ thêm nữa thì tính mạng khó bảo toàn lắm.
  10. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ nói là bạn đưa thông tin không chính xác mà thôi. Tôi không hề nói F-22 hay máy bay Mỹ mạnh hơn Nga. Trong chiến tranh không thể đem so sánh 1 vài trận đánh mà ta nắm chắc phần thắng để cho rằng vũ khí bên nào tốt hơn. Không phải khi nào máy bay Mỹ đến ta cũng dám cho máy bay lên kháng. Số phi vụ ta cho máy bay lên chỉ là muỗi. Mỗi loại vũ khí cho dù tối tân đến mức nào cũng có nhược điễm. Nếu biết khai thác đúng chỗ đúng lúc thì sẽ thắng. Chỉ thế thôi! F-22 cho đến bay giờ vẫn chưa hoàn thiện một phần lớn hệ thống điện tử được tích hợp quá phức tạp không kiểm soát hết và giá quá cao. Cũng nên nhớ với một sản phẩm có được đem ra dùng có được đang ra phổ biến thì mới phát hiện được nhiều thứ. Máy bay của Nga hoàn toàn thiếu yếu tố này. Trên lý thuyết vẫn là vậy nhưng chưa chắc khi đem sử dụng đại trà không bộc lộ điểm dở. Là người viết bài quan trọng là thông tin chính xác 1 chút. Những gì không nói thành có hoặc có mà xóa thành không thì không chấp nhận được.

Chia sẻ trang này