1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Trong một thí nghiệm gần đây được tiến hành bởi Boeing/Raytheon thì F/A-18F đã chứng minh nó có thể sử dụng loại radar mới electronically scanned thể thực hiện các phi vụ tấn công chính xác mặt đất và tiêu diệt các mục tiêu di động nhanh trên không.
    Nhóm nghiên cứu Boeing/Raytheon nói rằng loại radar mới APG-79 active electronically scanned array (AESA) có thể phát hiện những tên lửa hành trình rất nhỏ, thậm chí tàng hình và tiêu diệt nó với AIM-120 Amraam.
    Một vấn đề xảy ra trong quá trình thí nghiệm là hệ thống không đủ bandwidth khi sử dụng MIDS Link 16. Tuy nhiên có thể khác phục vấn đề này với một phầm mềm điều khiển mới.
    Dự kiến loại radar AESA mới này sẽ được trang bị cho toàn bộ F/A-18F vào cuối 2007 và sau đó nó sẽ được lắp cho loại F/A-18E.
    Trong cuộc thí nghiệm F/A-18F trang bị loại AESA đã thiệt lập một bản đồ địa hình tầm xa, high resolution và xác định 4 mục tiêu. 2 trong số 4 mục tiêu bị tiêu diệt bởi chính nó và thông tin về 2 mục tiêu còn lại được truyền qua cho 1 chiếc F/A-18 khác không trang bị AESA. Bốn mục tiêu đều bị tiêu diệt và chiếc có trang bị AESA sẽ thực hiện 1 bản đánh giá mức độ hủy hoại của mục tiêu.
    Trong 1 cuộc thí nghiệm khác F/A-18F được trang bị hỏa tiễn AIM-120B có nhiệm vụ track và tiêu diệt 1 máy bay không người lái may với tốc độ của 1 máy bay chiến đấu. Tên lửa của F-18 trượt qua chiếc drone trong tầm tiêu diệt của Amraam.
    Các cuộc thí nghiệm mới sẽ được tiến hàng trong tháng 5 tới
    Lược dịch từ "Radar Kills" của David A. Fulghum. Aviation week & Space Technology April 24th 2006
  2. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Su-35 mới của Nga dùng ra đa "Irbis" loại này mạnh hơn ra đa của Su-30MKI gần như ra đa ASEA có khả năng tiêu diệt tầu chiến ở tầm 300 km và máy bay chiến đấu ở tầm 170 km tầm quét ở phía sau khoảng 70 km ? về ký hiệu vì có mấy loại nên không rõ là N031 hay NO35 ? Nếu đặt ra đa thụ động ( passive ) thì tàng hình phải cẩn thận đấy chứ. Nhiều nguồn của Nga gọi Su-35 mới là Su-27SM2 ( Сf-27Сo2 )
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Với hệ thống ra đa mới này Su-35 mới có khả năng datalink khá mạnh với các máy bay khác cũng như với các hệ thông mặt đất, bờ biển hay chiến hạm khả năng chống nhiễu cũng như gây nhiễu cũng tốt.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Khả năng phát hiện mục tiêu từ xa trong điều kiện có nhiễu và hợp đồng với các ra đa ngoài vùngh nhiễu làm cho Su-35 mới có thêm sức mạnh
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Với khả năng vượt trội về tên lửa tầm xa cũng như tầm trung và tầm gần
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cũng như khả năng bắn cùng một lúc nhiều mục tiêu đã tăng khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong đội hình đối phương
    [​IMG]
    [​IMG]
    các mục tiêu bị tiêu diệt ngay khi cả chưa kịp đến khoỉang cách tác chiến
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Su-35 mới có khả năng đánh mặt đất ở khoảng cách xa căn cứ với các vũ khí chính xác-Với hệ thống ra đa mới và vũ khí mới có thể vượt qua hệ thống phòng không của đối phương và tiêu diệt mục tiêu.Bởi vậy khi tấn công các mục tiêu trên mặt đất ccá Su-35 ngoài tên lửa Á X-59 MK còn mang theo tên lửa X-31P để tiêu diệt ra đa của hệ thống phòng không đối phương.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bản đồ mục tiêu
    [​IMG]
    Máy bay Su-35 xuất kích hướng tới tọa độ mục tiêu của đối phương
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Các máy bay Su-35 với hệ thông trinh sát điện tử nhân được thông tin về hệ thông phòng không của đối phương đã triển khai đắn chặn
    [​IMG]
    Khi vào gần các hệ thống phòng không của đối phương phóng tên lửa vào các Su-35
    [​IMG]
    [​IMG]
    các Su-35 gây nhiễu và tránh tên lửa phòng không
    [​IMG]
    [​IMG]
    và phòng tên lửa tiêu diệt tên lửa phòng không
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sau đó Su-35 phống tên lửa chông ra đa để tiêu diệt ra da của hệ thông phòng không đối phương
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tiếp cận mục tiêu -Phong tên lửa và hạ mục tiêu trên mặt đất.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Được gulfoil sửa chữa / chuyển vào 07:32 ngày 29/04/2006
  3. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0

    Bác bị thiên hạ đập nhiều quá nên lẫn lỗn hết người này đến người khác. Mấy vụ tia cực tím với Mig 21 bác nhầm em với người khác rồi. . Thế mà bác bảo em là thiểu số của box nữa chứ, số người bênh bác chỉ có mấy chú mới vào lần đầu thôi.
    Vậy là giờ em mới biết kỹ thuật tàng hình của Nga lởm đến thế. Vậy mà đòi tấn công hạm đội Mẽo bằng cách áp sát đến cự ly vài Km mà không bị phát hiện sao. Hay là chỉ Su-35 mới lởm còn Su-47 vẫn xịn, thế thì Su-47 có nhìn thấy được các con Su-47 khác không.
    ...............................
    Tớ gà mớ về vụ máy bay xin mọi người bỏ quá,
    Nhưng bác "nông dân lái Mig19" đúng là nông dân quá :-) . Theo tớ hiểu thì kỹ thuật rada chống tàng hình chỉ áp dùng với máy bay địch thôi, còn đối với máy bay ta thì hiển nhiên phải có cách nào đó nhận dạng nhau rồi chứ, tối thiếu thì là "heat signature" gì đó (tớ gà mờ đoán mò vậy). Khi chiến đấu thì ko phải chỉ phát hiện cái gọi là mục tiêu mà còn phải phân biệt bạn thù, nếu ko thì loạn mất ....
  4. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    To bác bambo_layo .
    Nếu quan tâm đến các đối tượng trong "tập đoàn cực tím" thì không thể xuể. Trước đây, họ đã từng kiên trì mất hàng trăm trang để phản bác những diều hết sức rõ ràng, như sương không thể đọng trong không khí khô, hay máy bay được thiết kế để bay sấp bụng. Hay hàng chục trang để chứng minh rằng tên lửa của Mỹ ưu việt do đuổi theo tia cực tím phát ra từ thân máy bay cọ sát với không khí. hay là tranh luận với các cháu lớp 6 về lực ly tâm hay hướng tâm, cũng mất 40-50 trang. Họ cũng mất hàng chục trang phản đối chiếc xe tăng bay, nhưng trình dộ không đủ để nhận ra chiếc xe tăng bay, loại máy bay không chiến chủ lực của Mỹ.
    Đối với những người quẳng rác vô tội vạ vào box, nên bỏ qua là thích hợp. Đây là một box tự do, chúng ta phải sống chung với rác rưởi, nhưng cũng nên tránh điều kiện cho rác bị quăng vào như bão tuyết, làm hỏng topic.
    Đúng như bác nói, máy bay và radar có hệ thống nhận ta-địch. Hệ thống trên MIG-21 trong chiến tranh hoạt động bằng mã khoá thay đổi hàng ngày. Còn ngày nay, hệ thống mã nhiều tầng được áp dụng. SU-35 có hệ thống trinh sát radio, tác dụng của nó như đoạn bác gulfoil trình bầy.
    So sánh RADAR của máy bay F/A-18.
    SU-35 và SU-27 các đời dược thiết kế để áp dụng những tiến bộ điện tử diễn ra nhanh chóng. Khi đồ điện phát triển, SU-35 dễ áp dụng kỹ thuật mới hơn, do đó tiến bộ nhanh chóng. SU-27 các đời (trong đó có SU-35), vượt trội hơn so với MIG-29 một phần quan trọng do vậy. Một trong những đón đầu kỹ thuật là bộ khung thiết kế ban đầu rất dễ cải tiến để tăng kích thước khoang điện tử trước và tải trọng để mang khí tài lớn. (MIG-31 và F-15 là những máy bay không chiến mạnh nhất hiện nay, một phần ưu thế đạt được do khoang radar mũi rất lớn).
    Khi đồ điện đã phát triển, so sánh với SU, F-18 đã cải tiến theo hướng đó. Do đó, F-18 EF tăng kích thước đáng kể so với F-18 CD. Việc tăng kích thước này đã kịch trần với cấu hình máy bay ban đầu, do nếu tăng tiếp, tốc độ hạ xuống nhiều quá (Tốc dộ của F-18 EF hơi hạ xuống, từ M1,7 còn M1,6).
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-7.ttvn
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-5.ttvn
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-2.ttvn
    Cấu hình khung này không cho phép radar của F-18 quét đằng sau. Tuy nhiên, đồ điện được cải tiến không ngừng để đuổi theo những ưu thế của SU-35.
    Một trong những hóc búa là khắc phục ưu điểm của radar nhiều bước sóng trên SU. Các máy bay Mỹ không muốn bỏ đi bộ lọc bước sóng bao quanh antena radar không chiến mũi, vì SU trang bị hệ thống trinh sát radio, đối dầu rất hiệu quả với tiếng ồn. Một trong những hướng khắc phục là sử dụng bước sóng radar trên máy bay lớn hơn (người ta chọn những bước sóng từ 3cm đến 10cm). Điều này làm tăng khả năng đối đất và chống tàng hình, nhưng làm giảm độ chính xác dẫn bắn, dẫn đến giảm tầm dẫn bắn đối không. Nếu sử dụng tên lửa radar tích cực có bước sóng nhỏ hơn, hoặc kết hợp truyền tín hiện cho đài radar tấn công bước sóng nhỏ hơn, sẽ cải thiện khả năng đối không, mà vẫn kết hợp đối đất và chống tang hình. Thực tế, những radar của Mỹ mới trang bị cho F-15 đã làm báy bay này vượt trội F-22, vốn quá chậm chạp ù lỳ. Tuy nhiên, bản chất của vấn đề này là sử dụng radar có bước sóng cố định, nhưng sử dụng hai đài khác nhau. Do đó, vẫn còn nhiều hạn chế và không thể sử dụng bước sóng dài hơn, cỡ dm của SU hay met của MIG-31.
    Điểm nữa cần rút ngắn khoảng cách với SU là phần mềm trong đối đất. Khả năng đối đất có những yêu cầu quan trọng, là quét điạ hình mặt đất, tìm kiếm mục tiêu trên mặt đất, chống nhiễu mặt đất, nhận dạng đặc tính nền đất (cấy cối, đầm lầy, đất rắn....). Chúng ta đã biết khả năng phát hiện tầu ngầm đang chuyển động từ hơn 100km của SU. Radar mới của F-18 nhận ra những vật thể rắn trên mặt nước do chuyển dộng cửa nước (phân tích trạng thái rắn). Cần chú ý rằng, các tảng đá không có đặc điểm phản xạ radar như tầu biển.
    Một mặt mạnh của radar một bước sóng là lọc nhiễu tần số, như đã nói ở trang 7. Điều này làm độ nhậy radar tăng cao. SU phát hiện ra máy bay tàng hình vì máy bay này hầu như vô hiệu với bước sóng dài. Còn các radar độ nhậy cao lọc tần số chống tàng hình bằng quan sát diện tích phản xạ rất nhỏ còn lại. Nhiều ý kiến cho rằng, F-18 đạt 4+ do sử dụng kỹ thuật radar của máy bay thế hệ 5. Những kỹ thuật này thể hiện trong F-18 bằng radar mảng pha AN/APG-79 AESA . Nhờ nững tiến bộ này, F-18EF tăng cường khả năng đối đất (F-18 CD sau khi cải tiến là những F-18 đầu tiên có khả năng đối đất bằng radar). Để khắc phục tình trạng thiếu tính đa năng và tầm hạn chế, radar này được thiết kế thuận tiện cho việc thay thế khối, đổi cấu hình cho những tiến bộ điện tử hay những nhiệm vụ khác nhau.
    Chương trình áp dụng tiến bộ radar thế hệ 5 cho F-18EF bắt đầu từ năm 2000. Dự định năm 2007, lô hàng đầu tiên bắt đầu được giao cho quân đội. Đây là lô hàng ban đầu, qua đó quân đội huấn luyện và tìm những chiến thuật chiến đấu, số lượng 400 hệ thống.
    So với SU, hạn chế về kích thước dẫn đến những hạn chế về khả năng đối đất, tầm xa, khả năng theo dõi nhiều mục tiêu. Khả năng kết hợp các phương tiện laser, hồng ngoại TV và radio vẫn xa vời, dẫn đến máy bay F-18 buộc phải đeo thêm thiết bị hồng ngoại trên giá bom (camera ATFLIR, thiết bị này đã có phần mềm phát hiện hồng ngoại từ ảnh camera, như chưa thể kế hợp các phương tiện khác, dùng phía trước cho tấn công). Cũng vì vậy, khả năng báo động sớm và chống tên lửa vẫn dậm chân tại chỗ (hoạt dộng này thông qua trợ chiến, máy bay chỉ có thể phát hiện ra sự có mặt của tên lửa trong thời gian ngắn và tầm gần, không thể nhận dạng và theo dõi tên lửa được). So với SU, hệ thống gây nhiễu ECM của ưu thế hơn do máy bay lắp ngay trên đuôi (SU đeo thêm ở giá bom). Nhược điểm của hệ thống ECM AN/ALE-50 là số lượng đạn giả ít hơn. Hệ thống này dựa vào phương pháp gây nhiễu chốngi tên lửa sử dụng radio và radar.
    Tóm lại, radar thế hệ 5 loại AN/APG-79 AESA giúp F-18 giảm khoảng cách so với SU, tăng cường khả năng đối đất, chống tàng hình. Nó là tiến bộ quan trọng nhất ở F-18EF block II. Nhược điểm truyền thống là kích thước nhỏ và dùng một tần số. Nếu trừ đi nhược điểm không kết hơp tốt một cách tự động với phương tiện khác thì khả năng về tầm và sử lý dữ liệu mục tiêu không bằng một nửa của SU. Riêng về tầm chống mục tiêu lớn, SU đạt 370km còn F-18 chỉ dưới 100km. Nhược điểm lớn nhất, cùng chung với các radar thế hệ mới dùng trên F-15 và F-22 là phương pháp xen kẽ, chính điều này làm giảm khả năng theo dõi, dẫn đến mất khả năng kết hợp đa phương tiện.
    Việc dùng bước sóng cố định cũng làm mất khả năng sử dụng đồ thị phản xạ nhiều bước sóng (radar "mầu", đã nói ở trang 7). Hiện tại, AGP-79 phát hiện mục tiêu mặt đất chỉ dựa vào chuyển động. Tức xe cộ đang đỗ đều không quan sát được.
    Toàn bộ các chức năng quét dựa vào bước sóng ngắn như đối không, đây là điểm yếu rất lớn, hạn chế khả năng đối hải và đối đất.
    Thế mạnh lớn nhất là tiếng ồn nhỏ và nhậy. Tuy tiếng ồn chung giảm, nhưng bước sóng cao hơn cộng với cường độ phát xạ tăng gấy nhiễu modem của hệ thống liên kết thông tin số, dẫn dến giảm băng thông. Hãng sản xuất Raytheon hy vọng rằng, từ giờ đến lúc lắp trên máy bay, phần mềm của hệ thống truyền tin số sẽ khắc phục được điều này.
    Radar AGP-79 cũng thực hiện nhảy tần xung ngẫu nhiên (programmable waveforms). Điều này vô hiệu hoá nhiễu tích cực. Đối với loại radar chế độ xen kẽ, điều này tăng hiệu quả của radar, bằng việc chọn tần xung thích hợp với các chế độ khác nhau.
    Hệ thống nhận dạng mặt đất cũng tăng độ phân giải. Nhưng không đạt mức ném bom không điều khiển theo đường đạn. (yêu cầu này đòi hỏi ảnh radar có độ phân giải đến cỡ mét).
    Radar được thiết kế modul hoá, thay thế cho những nhiệm vụ, vũ khí và phương tiện trinh sát khác nhau.
    Radar có chức năng liên kết số trung tâm mạng, cho phép tăng cường khả năng quan tâm nhiều mục tiêu cùng lúc.
    Điểm ưu thế cuối cùng là nhẹ (liệu đây là ưu điểm hay nhược điểm. Tuy bị hạn chế kích thước do máy bay, nhưng radar được đánh giá là gọn nhẹ).
    Đây là hình ảnh APG-79 trong buổi bàn giao hợp đồng. Tuất chọn ảnh này để so sánh về kích thước, nó chưa bằng nửa radar của SU-35.
    [​IMG] [​IMG]
    Vài đặc điểm của AGP-79
    Nhận dạng mặt đất. AGP-79 sử dụng phương pháp tạo, quyét chùm nhanh. Radar này chọn những vùng chú ý quan sát (forcus). Chùm radar tạo thành lưới, tăng mật độ lưới lên khi chú ý. Tần số tạo chùm quét đạt 1000 điểm/giây.
    Không dùng máy tính sử lý song song như SU, radar AGP-79 xen kẽ chế độ đối không và đối đất. Radar chạy xen kẽ các chế độ: nhận dạng mặt đất, tìm điểm trống (phản xạ ít), tìm mục tiêu trên không, theo dõi mục tiêu trên không, quét mặt nước, chỉ thị/theo dõi mục tiêu chuyển động trên mặt đất. Lần lượt từng chế độ đó chạy trên antena. Máy tính sử lý từng chế độ riêng (mỗi máy một chế độ), những phần chung được máy tính trung tâm sử lý. Chế độ đa kênh thực hiện khi không có xung đột trong các nhiệm vụ.
    Nặng 300kg. Tuổi thọ phần điện máy 15000 giờ, phần cao tần 1250 giờ.
    [​IMG]
    Các tiến bộ của thế hệ 5 đã mở ra một khả năng lớn cho châu Âu. Cho đến nay, các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của họ vấn phải dùng radar đeo thêm cho nhiệm vụ vừa đối đất vừa đối không, hoặc trinh sát chi tiết mặt đất. Tuy nhiên, việc tiến lên bước sóng dài hơn thách thức máy bay F-22. Một điều hài hước là, trong khi các F-15 cũ thất bại trong cuộc tỷ thí với Ấn Độ hàng năm, thì F-15 trang bị thử nghiệm radar thế hệ thứ 5 lại chiến thắng oanh liệt F-22 ở Mỹ. Cùng với F-18, F-15 trong năm 2007 cũng được trang bị đợt đầu radar mới. Các phiên bản radar thế hệ 5 dự định trang bị cho F-22, F-18 và F--15, nhưng các phiên bản cho các loại máy bay khác thì chưa thấy thông tin gì.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 20:18 ngày 29/04/2006
  5. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Các bạn so sánh sơ đồ máy bay S-35 mới và Su-35 mới
    Su-35 cũ
    [​IMG]
    Su-35 mới
    [​IMG]
  7. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Ke.
    Cụ nhầm tí. Mới thành cũ cũ thành mới. Tuất xin lỗi bác cả, ai lại đi sử lưng bác cả bao giờ. Bác cả làm ly cho dẻo ngón tay gõ nào.
    Bác cả đặt ảnh so sánh hợp lý, đặt như thế này nhìn rõ những tiến bộ trong phần khí động. Bao gồm bào khí diều khiển được và động cơ điều khiển lực đẩy.
    bác cả có vài cái ảnh buồng lái không, bôt lên một thể.
    CHủ đề đang so sánh SU-35 và F-18. Nhưng người ta đánh giá SU-35 là 4+. tức là phần điện tử của nó có nhiều điểm 5. Tuy nhiện, cấu trúc thân máy bay cũ không cho phép SU-35 có được những đặc tính điện tử thé hệ 5, dò có trang bị cải tiên đến mấy chăng nữa. Những hạn chế này đòi hỏi dòng máy bay mới, SU-47.
    Nhưng cũng so sánh hệ điện tử của SU-35 và F-22 cái nhẩy.
  8. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    ----------------------------------------------
    Buồng lái của Su- thường có cần điều khiển ở giữa.Còn với thế hệ 5 thì có hai cần điều khiển ở hai bên cũng như F-22 và F-35 riêng với Su-35 mới thì có hai cần điều khiển : 1- Ở bên trái cho tay trái. 2- Ở giữa thường dùng tay phải.Còn loại Su- của Nga cũng có loai có 2 cần điều khiển nhưng lại một cần ở bên phải. Các bạn xem ảnh.
    Su-35 mới
    http://www.ttvnol.com/uploaded/gulfoil/su-35****pitcenter.jpg
    http://www.ttvnol.com/uploaded/gulfoil/su-35****pitleft.jpg
    Su thử nghiệm
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. Model_kit_enthusiast

    Model_kit_enthusiast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Em xin góp ý kiến:
    => thứ nhất, F-18E/F là máy bay kô phải chủ yếu để đánh mặt đất mà khả năng đánh trời của nó cũng rất mạnh.
    thứ hai, về hệ thống điện tử thì xưa nay máy bay của Mẽo luôn trội hơn của Gấu trong cùng một đời máy bay. Các bác nói rằng ****pit xịn thì kô giải quyết vấn đề gì cả nhưng nếu hệ thống điện tử tốt thì mới có thể chuyển tín hiệu cơ thành tín hiệu điện tử đc.
    thứ ba, với f-18 e/f thì hệ thống điện tử đã được nâng cấp rất nhiều so với f-18 abcd chứ kô phải là hạng gà.
    thư tư, f-22 là máy bay dùng để đánh kô chứ kô phải dùng để đột kích mật đất như các bác đã nói. và so với f-22 thì su-35 yếu hơn vì:
    -kô có khả năng tàng hình như f-22
    -khả năng mang tên lửa kém hơn f-22
    -động cơ yếu hơn f-22 về cả lực đẩy và tỉ lệ lực đẩy so với trọng lượng máy bay.
    -hệ thống điện tử như tránh TRACK, đánh nhiễu rada máy bay đối phương, ECM, và hệ thống hiển thị buồng lái đều yếu hơn.
    -về khả năng lượn thì hiện nay chưa thể có bất cứ khẳng định nào để đánh giá xem con nào lượn tốt hơn.
    -hơn nữa, khi chiến đấu thật thì su-35 sẽ thiệt hơn khi mà bị f-22 phát hiện từ xa trong khi su-35 lại kô phát hiện đc. f-22 vì f-22 có khả năng phát sóng rada mà kô bị đối phương biết, su-35 kô đc. hỗ trợ bởi AWACS như f-22.
    -và điều cuối cùng là vì f-22 là máy bay thế hệ thứ 5 trong khi su-35 là máy bay thế hệ 4+.
    thứ năm, những bức ảnh mà bác guifoil đưa ra chỉ là mô phỏng: đó kô phải và kô thể là su-35 thế hệ mới vì:
    -kô đời nào họ lại bỏ cái cánh con hữu dụng để làm một cái máy báy như su-27 cả!!!!
    thứ sáu, ai dám nói là f-18e/f kô phải là máy bay thế hệ 4+. nó còn có thể coi là 4++ vì:
    -hệ thống điện tử tốt như đã nói ở trên.
    [​IMG][​IMG]
    đó, ảnh ****pit của f-18 cd hay sao ý( kô phải là f-18e/f).
    -hệ thống quét rada cực nhạy.
    -DESCRIPTION:
    Following the cancellation of the A-12 Avenger, Mc Donnell
    Douglas proposed a new variant of the F-18 Hornet as a cheaper alternative to the stealth attack plane. Though sharing great commonality with the previous F-18C single-seat and F-18D two-seat models, the F-18E and F-18F have been extensively redesigned with a lengthened fuselage, 25% larger wing with room for two ad***ional pylons, enlarged tail surfaces, and enlarged leading-edge root extensions (LERXs) for better high angle-of-attack performance. The enlarged fuselage and wing provide space for 33% more fuel capacity for greater range and endurance as well as a larger payload. Due to the increase in weight, the aircraft is fitted with more powerful General Electric F414 engines to maintain the same thrust-to-weight ratio.
    Other modifications from the original F-18 include an updated ****pit complete with glass displays and more modern avionics, a new radar, simplified landing gear, and new trapezoidal inlets that provide increased airflow to the new engines while lowering the Super Hornet''s radar cross-section (RCS). The design also provides room for future growth with ad***ional space and power available for an active electronically scanned array (AESA) radar as well as the advanced targeting forward looking infrared (ATFLIR) system. Other advanced items to be installed include the multifunctional information distribution system (MIDS) and the joint helmet mounted cueing system (JHMCS), which will be used in conjunction with the high off-boresight AIM-9X missile.
    Flight testing of the Super Hornet began in 1992 with delivery of the first production aircraft in 1998. Early testing revealed two significant aerodynamic problems with the aircraft. Most important of these was an uncommanded "wing drop" wherein one wing would suddenly stall without warning during certain maneuvers causing the aircraft to roll rapidly to one side. Modifications to the dogtooth as well as other wing adjustments corrected this undesirable behavior. In ad***ion, turbulence beneath the wings was found to be so severe that it had the power to damage stores carried on the underwing pylons. This problem was corrected with a rearrangement of the underwing pylons, but at the price of increased drag and decreased performance at high speeds.
    Nevertheless, the F-18E/F has otherwise proven quite successful and is currently entering service with the US Navy. Current plans call for 548 aircraft to be procured as replacements for the F-14 and F-18A by 2010 with each carrier air wing receiving 12 F-18E and 14 F-18F models. Four or five of the aircraft delivered to each wing are also to be fitted with underwing "buddy stores" to serve as in-flight refueling tankers. An ad***ional model is the two-seat EA-18G Growler electronic warfare platform intended to replace the EA-6B Prowler jamming aircraft. Ideally, six EA-18s would equip each carrier air wing. Though the Navy would like to acquire 1,000 F/A-18E/F units to serve until at least 2030, further production will be subject to the F-35 Joint Strike Fighter program. Singapore and Malaysia have also reportedly shown interest in an export version of the F/A-18E/F.
    Data below for F/A-18E
    Last modified 16 March 2005
    HISTORY:
    First Flight December 1995
    Service Entry (F-18E) November 1999
    (F-18F) 2003
    CREW: (F-18E) one: pilot
    (F-18F) two: pilot, weapon systems officer
    ESTIMATED COST: (F/A-18E) $57 million [2003$]
    (F/A-18F) $59 million [2003$]
    (EA-18G) $66 million [2003$]
    AIRFOIL SECTIONS:
    Wing Root unknown
    Wing Tip unknown
    DIMENSIONS:
    Length 60.01 ft (18.31 m)
    Wingspan 44.71 ft (13.62 m)
    Height 15.79 ft (4.82 m)
    Wing Area 500 ft2 (46.45 m2)
    Canard Area not applicable
    WEIGHTS:
    Empty 30,600 lb (13,880 kg)
    Typical Load unknown
    Max Takeoff 66,000 lb (29,935 kg)
    Fuel Capacity internal:
    (F-18E) 14,400 lb (6,530 kg)
    (F-18F) 13,550 lb (6,145 kg)
    external: 9,780 lb (4,435 kg)
    Max Payload 17,750 lb (8,050 kg)
    PROPULSION:
    Powerplant two General Electric F414-400 afterburning turbofans
    Thrust 44,000 lb (195.72 kN) with afterburner
    PERFORMANCE:
    Max Level Speed at altitude: 1,190 mph (1,915 km/h) at 40,000 ft (12,190 m), Mach 1.8
    at sea level: unknown
    Initial Climb Rate unknown
    Service Ceiling 50,000 ft (15,240 m)
    Range typical: 1,200 nm (2,225 km)
    ferry: 1,660 nm (3,055 km)
    Endurance unknown
    g-Limits unknown
    ARMAMENT:
    Gun one 20-mm M61A1/A2 Vulcan cannon
    Stations nine external hardpoints and two wingtip rails
    Air-to-Air Missile AIM-7 Sparrow, AIM-9 Sidewinder, AIM-120 AMRAAM
    Air-to-Surface Missile AGM-65 Maverick, AGM-84 Harpoon, AGM-84 SLAM, AGM-84 SLAM-ER, AGM-88 HARM, AGM-154 JSOW
    Bomb GBU-10/12/24 Paveway laser-guided, GBU-29/30/31/32/35 JDAM, Mk 82/83/84 GP
    Other ECM pods, SHARP reconnaissance pod, rocket pods, mines
    KNOWN VARIANTS:
    F/A-18E One-seat Super Hornet with enlarged fuselage allowing much larger fuel capacity, improved radar, greater payload, and greater stealth characteristics; 244 to be built
    F/A-18F Two-seat version of the Super Hornet; 304 to be built
    EA-18G Electronic warfare platform based on the F-18F airframe to provide jamming escort capability
    KNOWN COMBAT RECORD: Afghanistan - Operation Enduring Freedom (USN, 2001-present)
    Iraq - Operation Southern Watch (USN, 2002-2003)
    Iraq - Operation Iraqi Freedom (USN, 2003-present)
    KNOWN OPERATORS: United States (US Navy)
    hic, dài quá. thôi em xin dừng tại đây, hi vọng các bác sẽ góp ý tiếp cho chủ đề này.[​IMG]
  10. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    "thứ năm, những bức ảnh mà bác guifoil đưa ra chỉ là mô phỏng: đó kô phải và kô thể là su-35 thế hệ mới vì:
    -kô đời nào họ lại bỏ cái cánh con hữu dụng để làm một cái máy báy như su-27 cả!!!!"

    Bạn xem lại ngay bên trên, bác gulfoil bốt cùng trang của bạn, SU-35 có một số đời, trong đó có cả có bào khí trước và không. Nếu không có thời gian xem kỹ, ban nên xem sơ qua rồi hãy phát biểu. Tiến bộ về bào khí trước và lái lực đẩy được áp dụng đòng loạt trên các SU-30, SU-32, SU-33 và SU-35. CHỉ có SU-37 là có bào khí trước ngay bản đầu tiên.
    F-18 không chiến. Không loại trừ khả năng không chiến của trực thăng. Tức là máy bay nào cũng không chiến được cả, có điều và với các sức mạnh khác nhau. Bạn xem lại trang 2. F-18 ban đầu có động cơ 15 tấn và tốc độ M1,7 (tối đa). Chỉ dưới tốc độ này một chút, các SU-35 bay không cần đốt đít. F-18 supper phải cải tiến theo hướng to ra, đuổi theo ưu thế của SU, nhưng phải giảm tốc độ xuống M1,6.
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-2.ttvn
    Về khả năng của radar. SU sau 70km, trước 170km, mục tiêu lớn 370km (SU mang tên lửa đối hạm và tên lửa đối không tầm xa chống mục tiêu lớn tầm 400km). Trong khi đó, F-18 chỉ trên dưới 100km.
    Về độ linh hoạt, SU luôn nổi tiếng với các bài bay trong Airshow, hay SU là máy bay để làm xiếc. SU là máy bay duy nhất có thể bay ngược được hiện nay. Trong khi đó F-18 không thể thực hiện được lên xuống thẳng đứng. Một chiếc máy bay với hệ thống lái cổ và hệ điện tử đến năm 2007 vẫn chưa đa năng, phải đeo thêo khí tài tiến công ở giá bom, bạn cho là 4+ hay 4++ thì là ý riêng của bạn.
    Cũng nên so sánh radar của F-22. Tuy rằng SU-35 chỉ là máy bay 4+.
    --------------------------
    Nhìn chung, các hệ thống điện tử của Nga trội hơn nhiều so với máy bay cùng thời phương Tây. Người Nga luôn trội hơn trong các hệ thống đất đối không. Không có lý do gì, hệ thống đất đối không của họ ưu thế mà radar không chiến trên máy bay của họ lại không hưởng những thành quả kỹ thuật này.
    SU-27 có một chìa khoá cho tiến bộ điện tử là khả năng mở rộng kích thước và trọng tải radar. Điều đó trước đây đã được thực hiện trên MIG-25 và sau đó là MIG-31, cũng như F-15 (F-15 là phiên bản máy bay copy bộ khung sườn và khí động của MIG-25, cấu hình khí động và khung sườn MIG-25, MIG-31 và F-15 giống nhau). Tuy nhiên, SU-27 thuận lợi hơn cho tính đa năng, không quá chuyên nghiệp không chiến.
    Không thể so sánh toàn diện SU-35 và F-22 được. Nhưng cũng không vì thế mà SU-35 thiếu một số mặt trội so với máy bay này.
    Đồng thời, việc so sánh này cho thấy radar của F-22 tiến bộ vượt bậc. Đây là một cuộc cách mạng trong radar Mỹ. Cùng xuất phát từ radar mảng pha, radar Nga và radar Mỹ đã đi theo các nguyên lý hoàn toàn khác nhau.
    F-22 cũng là máy bay có hệ thống khí tài điện tử rất lớn. Tuy nhiên, về nguyên lý làm việc và cấu tạo cụ thể, F-22 có nhiều điểm khác biệt so với radar Nga. Ở trên, chúng ta đã thấy nguyên lý radar APG-79. Radar của F-22 cũng gần tương tự như vậy, nhưng to lớn và đắt đỏ hơn nhiều. Một trong những mấu chốt kỹ thuật của những radar này là trạng thái rắn (Solid-state). Tức là hình dáng hình học của antena hết sức chính xác, không như ống phát tia kém tin cậy. Trên một máy bay, chỉ cần xác định vị trí tương đối của mục tiêu trong "hệ quy chiếu riêng" của máy bay. Khi kết nối dữ liệu, các máy bay phải sử dụng "hệ quy chiếu chung", do đó độ chính xác cơ khí cao quan trọng như độ nhậy.
    Radar của F-22 cũng không sử dụng lưới lọc bước sóng. Cũng như người Nga, khi bỏ lưới này đi, vấn đề chống tiếng ồn trở nên khó khăn gấp bội.
    Vấn đề độ nhậy cũng yêu cầu cao gấp bội, tại sao lại như vậy, chúng ta khả sát dần radar APG-77 của máy bay F-22.
    Khác biệt hoàn toàn với Nga ở antena, cúng như khác biệt hoad toàn với các radar Mỹ trước đây.
    Thực chất, Radar APG-77 là 1000 radar nhỏ hoạt động riêng rẽ, mỗi chiếc như vậy bé như đầu ngón tay, công suất 4w, nặng 15 gram, AD được biến đổi tại đây, đưa vào máy tính nhiệm vụ, việc nhận dạng thực hiện ở các máy tính nhiệm vụ. Các máy tính nhiệm vụ sử lý dữ liệu rồi chuyển vào máy tính trung tâm(máy tính trung tâm được gọi là data radar bus). Loại antena này có tên active, electronically-scanned antenna, radar mảng pha phần tử tích cực. Một tiến bộ so với radarr mảng pha electronically scanned phased array.
    Trong khi đó, người Nga dặt mạch sử lý ngay trên từng phần ảntena, đưa tín hiệu đã sử lý vào máy tính trung tâm (ở trên đã nói đến khả năng kết hợp đa phương tiện nổi trội ở máy bay SU). Kiểu quét chùm của người Nga giống như antena quay, nhưng thực hiện bằng việc đảo pha các phần tử antena (cho pha các phần tử quay thay cho antena quay hay ống phát vi sóng chuyển động, như APQ-164).
    còn của F-22 mỗi radar nhỏ phụ trách một hướng. Do đó, độ chính xác cơ khí là điệu kiện cho độ chính xác hướng của các antena nhỏ. Việc phát sóng thực hiện bằng phương pháp trạng thái rắn, thay cho các ống phát sóng chuyển động trong các radar Mỹ trước đây.
    Mỗi antena có vài ngàn mạch điện, đầu phát, đầu thu công nghệ trạng thái rắn cơ khí chính xác cao, việc bỏ lưới lọc tần số, phầm mềm và máy tính tiên tiến là những mấu chốt để radar F-22 vượt xa các radâr không chiến trước đây của Mỹ. Tất nhiên, thành quả đó đặt trên nền tảng cơ bản là máy bay có thể tích và trọng tải cho radar rất lớn.
    Độ nhậy cao cho phép điều khiển 2000 radar nhỏ thu phát riêng rẽ, điều dó cho phép máy bay thay đổi hình dạng, cường độ, hướng của chùm radar nhanh chóng. Việc nhận dạng vẫn dựa vào một bước sóng (do bước sóng thích hợp với hình học của chấu antena).. Điều này tạo ưu thế về tiếng ốn. Những biện pháp chống tiếng ồn được áp dụng như bên Nga, đưa ảnena lên trước, bố trí kín các liên kết và dây dẫn. Việc bỏ lưới lọc tần vì yêu cầu của tăng góc mở. Chúng ta dã biết SU ứu thế về radar bốn mặt. Việc độ nhậy cao là chìa khoá việc công suất bức xạ rất thấp so với Nga (4kw), điều này cũng là tiền đề giảm tiếng ồn.
    Để đối phó với hệ thống trinh sát điện tử (người Nga dùng trinh sát điện tử, còn người Mỹ dùng báo động radar). APG-77 sử dụng khả năng giảm xác suất phát hiện (Low Probability of Intercept LPI ). Radar rải rộng băng bước sóng, do đó, mỗi bước sóng cường độ phát xạ yếu đi. Do đó, mục tiêu trang bị báo động radar không phát hiện bị APG-77 theo dõi.
    Việc nhận dạng mục tiêu là một tiến bộ vượt bậc so với thế hệ radar trước của Mỹ, vốn rất yếu trong tính năng này. Máy tinh nhận dạng mục tiêu nằm trong số các máy tính nhiệm vụ, mang tên Tái Tạo Hình Ảnh Mục Tiêu Synthetic Aperture radar (ISAR). Nguyên lý như sau: khi mục tiêu thay dổi quay, nó làm thay đổi thông tin nhận được từ cảm biến doppler. Ảnh tái 3 chiều tạo được đem so sánh với thư viện ảnh sẵn có. (hiệu ứng doppler nhận ra sự thay đổi khoảng cách radar-mục tiêu. Khi mục tiêu quay, các phần của mục tiêu có tốc độ tương đối với radar khác nhau, do đó tách được). . Trước đây, các radar Mỹ nhận dạng bằng Non-Cooperative Target Recognition (NCTR, nhận dạng mục tiêu theo đồ thị thời gian/cường độ phản xạ).
    Ưu thé của radar phàn lớn đạt được ở phần sử lý tín hiệu, APG-77 cần một lượng lớn máy tính nhiệm vụ, dược diều hành chung bởi máy tính trun tâm. Kết cấu này tương tự như Blade của IBM, máy tính trung tâm mạng. Gồm nhiều máy tính nhiệm vụ, mỗi máy đặt trên một mạch điện, cắm lên bus trung tâm. Máy do hãng Hughes chế tạo, Common Integrated Processor (CIP). máy tính sử lý tất cả hệ thống điện tử trên máy bay: khí tài, vũ khí, điều khiển máy bay và buồng lái. Tín hiệu được đưa về các máy sử lý tín hiệu (signal processing, 33 máy tính), sau đó, đưa vào các máy tính nhiệm vụ (data processing, 43 máy tính). Hai CIP, mỗi CIP có 66 khe cắm máy tính. Các máy tính có khả năng tự khởi động và tải phần mềm. Ví dụ, một máy tính chắc năng chết, một chiếc khác sẽ tự khởi động và chạy chương trình của máy chết. Các máy tính dược chế tạo để dễ dàng thay thế, kể cả khi dang bay. làm mát chất lỏng. Còn rất nhiều khe trông để bổ xung chức nawg hay cắm máy tính dự trữ.Tổng khả năng sử lý 10 tỷ phép tính giây, RAM 300MB.
    Ảnh, vài ngàn radar riêng rẽ. Các radar này được gắn kết bằng công nghệ cơ khí có độ chính xác cao. Kết cấu giá đỡ và dây dẫn giảm tiếng ồn.
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    Cấu tạo radar kiểu này cũng ưu thế cho trinh sát radio thụ động. Khi đối đầu, tốp F-22 hoàn toàn có thể tắt phát xạ mà vẫn theo dõi được các máy bay đối phương chính xác. Điểm này cũng tạo ưu thế cho đường đi điển hình của F-22 khi đột kích mặt đất. Nó lượn tránh xa các các trạm radar phòng không.
    Góc mở của radar mũi là 120 độ. F-22 bổ sung thêm hai tấm antena hai bên hướng xiên xuống dưới, tạo thành góc mở của toàn hệ thống đủ 3 hướng và phía dưới.
    Về hồng ngoại, máy bay có một số camera độ phân giải cao và lọc mầu. Đặc biệt khả năng phần mềm tiến bộ vượt bậc, cho phép phát hiện và theo dõi mục tiêu hồng ngoại và thể hiện trên màn hình trộn dữ liệu. Tuy nhiên, việc kết hợp các dữ liệu vẫn thủ công, chưa cho phép hệ thóng phòng thủ báo động sớm chống tên lửa làm việc tự động. (chố yếu là chưa kết hợp được hồng ngoại và đo xa lasêr, hồng ngoại và radar bán cầu sau.) Nhưng như thế cũng tiến bộ vượt bậc so với F-18 phải dùng pod hồng ngoại cổ lỗ đeo ngoài. (đây là nói F-18 năm 2007).
    Về tầm. Ở góc đối đầu trước, F-22 tiến bộ vượt bậc, vượt xa các máy bay trước đây. Máy bay theo dõi được mục tiêu trên không nhỏ tầm 180km ở phía trước và hai bên. (tương đương MIG-31, nhỉnh hơn SU-35). Đặc biệt, khả năng thụ động rất cao. Khi dùng khả năng này, cần 2 F-22 không phát xạ, tầm hàng trăm km. Máy bay cũng theo dõi được mục tiêu hồng ngoại tầm lớn 60km hướng trước, 2 bên và dưới, thùa đủ để phóng tên lửa hôngngoài ba hướng này mà không cần điều chỉnh hướng máy bay.
    Ưu thế radar nhậy và phát xạ nhỏ kết hợp với khả năng tàng hình cao độ (diện tích phản xạ hữu dụng với bước sóng 3cm chỉ 10dm khi mang vũ khí khoang trong). Đây là mấu chốt ưu thế không chiến của F-22.
    Khả năng tàng hình cao độ, data link, khả năng trinh sát radio thụ động cũng là mấu chốt ưu thế trong nhiệm vụ tấn công đột kích.
    ------------------
    Ưu thế đạt được trong đối kháng điện tử của F-22 đóng góp phần quan trọng bởi tàng hình. Đây là đièu mà SU-35 không thể vươn lên được, do gặp trần cấu tạo của máy bay thế hệ 4.
    -Máy bay dược thiết kế với tổng diện tích vỏ ngoài thấp. Hình dạng máy bay được thiết kế giảm các góc, thân dẹt dần dần ra thành cánh, chứ cánh dẹt không mợ ra từ thân tròn như truyền thống. Vũ khí được đeo trong khoang trong đống kín. Hình dạng máy bay cũng đươc thiết kế tránh các xoáy cuộn không khí, giảm được đuôi sương.
    -Máy bay được phủ lớp RAM hấp thụ (công nghệ ferrit). Nhờ diện tích vỏ ngoài thấp, lớp này được làm dầy khá thoải mái.
    -Cửa hút gió được cấu tạo đặc biệt, che chắn tầng đầu máy nén.
    -Khí thải được trộn giảm phát xạ hồng ngoại, cùng cải tiến động cơ tránh thoát khói muội. Cánh lái khí thải 2 chiều cách nhiệt tham gia vào việc che chắn động cơ, chỉ có thể nhìn được phần nòng động cơ ở góc hẹp. các bộ phận trên vỏ được thử nghiệm kỹ, loại bỏ những điểm nóng. (lái lực đẩy 2 chiều cánh ngoài nay giống động cơ AL-35 Nga)
    -Buồng lái được làm bằng nhiều lớp kim loại-polyme mỏng bằng lắng động chân không. Giống như buồng lái của SU.
    Băng những biện pháp đó, máy bay giảm được góc phát xạ hồng ngoại sau và diện tích phản xạ hữu ích. các tên lửa tầm nhiệt cổ chỉ có thể tấn công phía sau góc hẹp 30 độ. Diện tích phản xạ hữu ích trước với bước sóng 3cm cõ vài dm, sau cỡ 4 mét vuông (nhưng góc rất hẹp). Vỏ máy bay chỉ có thể tấn công hồng ngoại bằng những tên lửa lọc mầu hồng ngoại tiên tiến nhất.
    ------------------
    Về dộng lực.
    Tuy cố gắng thừa kế hình dáng động lực của F-15, như do hy sinh cho đặc tính tàng hình, F-12 là máy bay có hệ khí động khá thường. Về cơ bản, đặc tính bay của máy bay này chịu nhiều nhược điểm giống dạng FW, đặc tính chung của những máy bay thân dẹt ngắn . Việc cố gắng thừa kế những ưu điểm của F-15 biểu hiện lớn nhất là ống khí động và đuối đứng lớn. Mất mát về khí động lớn nhất là không thể sử dụng được bào khí trước điều khiển được (nắp ống khí động của F-15). Động cơ thì hết sức tiên tiến, tỷ số nén cao, tiết kiệm dầu, bay được M1,5 không cần đốt đít.
    Nhìn chung, F-22 có trọng tải hữu ích thấp(3-4 tấn). Tốc độ thấp (M1,8). Ăn dầu ưu việt. Gia tốc trội hơn những SU dòng 27 đời đầu, ngang SU-35, thấp hơn máy bay SU mang động cơ D-30F6, AL-37, AL-41, R-175. Tuy nhiên, SU-35 khó có thể mang động cơ AL-37, mặc dù có kế hoạch cải tiến cho điều này. Trong khi đó, ngay sau đợt sản suất đầu tiên, F-22 cải tiến phần động lực, gia tốc đạt ngang ngửa với SU hiện đại và MIG-31.
    Về tầm bay và thời gian hoạt động, máy bay F-22 cũng không nỏi trội, thấp hơn SU-35.
    [​IMG][​IMG]
    Trọng tải hữu ích của F-22 giảm đi mang vũ khí khoang trong. Trong nhiệm vụ không chiến, trọng tải máy bay không thành vẫn đề. Nhưng trong nhiệm vụ đối đất, máy bay chỉ mang được 1 tấn bom lượn và kèm vũ khí đối không. Nhưng chỉ so sánh với SU-35 khi mang vũ khí ngoài (do SU-35 chưa tàng hình, không có khoang trong). Lúc đó, trọng tải hữu ích của F-22 là 3-4 tấn, gần bằng nửa SU.
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 06:25 ngày 30/04/2006

Chia sẻ trang này