1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-18 E/FSuper Hornet Vs Sukhoi Su-35

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Model_kit_enthusiast, 15/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn2

    kqndvn2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    4
    Bác Gulfoil,
    Máy bay nào cũng có 2 cần điều khiển, cái cần điều khiển con con bên trái của buồng lái "chỉ" dành cho điều khiển tăng/giảm ga, afturnburn, flap và trimming (máy bay Nga Mỹ Anh Pháp gì cũng vậy).
    Cần lái hướng các máy bay thế hệ trước (lái cơ) thì để chính giữa (cộng thêm hai bàn đạp ở dưới chân để điều khiển bánh lái đứng), trên đó có các nút điều khiển bắn.
    Để giữa để khi vào vòng chiến đấu cơ động gấp, G cao, tay lái rất nặng (máy bay lúc này "nặng" hơn 4-7 lần bình thường), phi công một tay kéo không đặng thì dùng 2 tay giật cho khoẻ. Cần lái này có đặc điểm khi bay bình thường nó sẽ rút ngắn lại; khi vào cua, cần lái tự động được đẩy dài ra để phi công "lắc" nhẹ nhàng hơn - quy tắc đòn bẩy).
    Các máy bay đời mới lái computer-based (có trợ lực cơ-điện-điện tử) thì không cần dùng sức người, cho nên để sang bên cạnh để có chỗ cho màn hình hiển thị. Tay lái điều khiển nhẹ như đang chơi game trên máy tính ở nhà.
    Cái máy bay thử nghiệm 2 cần lái ở giữa và ở bên theo một ông phi công đi tiếp nhận Su năm 2002 nói chỉ có trong mô hình thử nghiệm để test pilot đánh giá để cần lái ở giữa thì cảm giác tốt hơn hay để ở bên sườn cảm giác tốt hơn. Tâm lý chung thì phi công Nga vẫn thích để ở giữa hơn - ông bác người quen đi tiếp nhận kỹ thuật Su tại Nga năm 2001 nói vậy.
    P/S:
    Ý nghĩa từ Avionics, nó không đơn thuần là cái ****pit, mà nó là toàn bộ hệ thống xử lý điện tử của máy bay, kể cả radar, máy tính và software. Cái ****pit chỉ là cái bộ mặt của nó thôi, chưa thể hiện cái lõi. chính vì thế người ta hay nói Avionics của Mỹ hơn hẳn của Nga (xem trang web của phi công Đức, Ai cập, Phần lan và Algery).
    Chiến thuật Mỹ không dùng radar hướng sau trên từng máy bay, vì họ dựa vào loại E-2, E-3 máy bay rađar quan sát hết toàn bộ khu vực không chiến ở khoảng cách hàng trăm - hàng ngàn km, và với đội hình rộng và dài, hàng chục chiếc kéo dài vài ba chục km thì tên nọ sẽ bảo vệ đuôi cho tên kia. Chưa nói đến Vệ tinh Mỹ hồi chiến tranh Iraq quan sát sân bay 24/24, bất cứ chiếc máy bay nào tăng tốc cất cánh đều được tự động ghi nhận bởi camera phân tích nhiệt và gửi cánh báo tới hệ thống computer trung tâm.
    Theo cuốn "Điện tử thường thức" do Liên xô cũ xuất bản năm 1980 bằng tiếng Việt thì ra đa hướng sau được sử dụng rộng rãi bởi KQ Đức trong một giai đoạn của chiến tranh thế giới thứ 2 để bảo vệ đuôi cho đội hình khi sang đánh phá Luân đôn. Tuy nhiên, chỉ qua một giai đoạn ngắn Đức phải bỏ sử dụng radar này khi đột ngột số lượng phi vụ bị đánh hậu tăng lên. Khi bắt giữ được một phi công Anh bị bắn hạ, qua khai thác họ biết KQ Anh đã có thiết bị trinh sát được nguồn phát nên phi công tiêm kích Anh giữa ban đêm mù mịt vẫn spot được nguồn phát xạ mà hướng mũi đuổi theo bắn; phi công Đức thì chưa kịp thấy tiêm kích Anh ở đâu (vì tầm nhận diện của radar ngắn), trong khi tiêm kích Anh lại thấy họ từ xa hàng chục km do tín hiệu rađar bay rất xa.
    Cái này dễ hiểu. Ví dụ quân Pháp ban đêm đi tuần tra cứ chiếu đèn pha về phía sau lưng để quan sát đề phòng bị tấn công hậu. Việc này thực ra lại giúp cho du kích biết được ngay quân Pháp đang ở đâu trên đoạn đường đê giữa bóng tối mênh mông, đỡ mất công tìm kiếm. Lính Pháp thì không thể spot ra ********* ngay trong ánh đèn pha vì họ ở quá xa tầm mắt.
    Theo kênh Discovery, chương trình vũ khí đặc biệt tối thứ 4 hàng tuần, thì vấn đề của KQ Mỹ là máy bay Mỹ tàng hình rađar với chính đồng đội của mình.
    Chứ nếu radar F-15/16 của Mỹ đã nhìn ra F-117 thì radar F-15/16 của Nato và đồng minh cũng nhìn ra F-117 nốt.
    Còn dùng bộ hỏi đáp phân biệt địch-ta thì sẽ dễ dàng bị địch interrogate lộ vị trí vì phải phát sóng. Đó là con dao 2 lưỡi. Xem link dưới.
    Phi công F-117 được quy định đến waypoints cụ thể thì dùng mật mã liên lạc định hướng trong tích tắc, sau đó lại im lặng bay tiếp. Quân nhà chỉ biệt anh ta đã bay waypoint nào trên hành trình, còn không biết anh ta ở đâu trong đoạn đường tới waypoint mới (cũng giống như đoàn cán bộ đi rừng dùng máy liên lạc theo thời gian quy ước trong ngày vậy).
    Nhưng thông tin này tớ xem từ 2000 có thể đã cũ.
    Tham khảo thêm: http://www.ttvnol.com/quansu/502252/trang-3.ttvn
    QRC-248
    Vào tháng 5/67, hàng loạt thiết bị mới được đưa vào hoạt động đem lại thuận lợi cho phía Mỹ.
    Thiết bị đầu tiên sẽ có ảnh hưởng căn bản đến không chiến là QRC-248, bộ hỏi đáp phân biệt địch ta (enemy IFF transponder interrogator).
    QRC-248 được thiết kế để dò đọc bộ thu phát SRO-2sử dụng trong các máy bay Mig của LXô ở CUba. EC 121 thử nghiệm thiết bị này ở VN vào giữa tháng 12/66 sang giữa tháng 1/67, cho thấy Bắc Việt sử dụng bộ thu phát cùng loại với Cuba, nên QRC-248 có thể đọc được tín hiệu của Mig Bắc Việt. Đây là một tiến bộ đột phá; EC 121 có thể phát hiện Mig ở tầm thấp từ độ xa tới 175 dặm (gần 300km) và có thể xác định rõ tín hiệu rada phản xạ nào là của Mig. Đến cuối 5/67, tất cả EC121 đều có QRC-248.
    Nhưng không may là Chính phủ Mỹ giới hạn phương thức sử dụng QRC-248 ở VN, để tránh báo động cho VN về sự hiện diện của QRC-248. Nếu QRC-248 sử dụng ở phương thức chủ động (active mode), nó có thể dò được Mig''''s IF, nhưng ở trạng thái thụ động (passive mode), EC 121 phải đợi rada Bắc Việt interrogate Mig để quan sát tín hiệu phát đáp phản hồi, thế nên không thể quan sát liên tục Mig được.
    Chỉ đến 21/7/67 QRC-248 mới được phép sử dụng chủ động.
    F4 chống Mig giờ đây đề nghị EC 121 truyền trực tiếp thông tin đến cho họ. QRC-248 đã chứng tỏ cực kỳ hữu hiệu, chính xác, đáng tin cậy, đem lại một cái nhìn toàn diện mới về các hoạt động của Mig trên bầu trời.
    Nó cho thấy Mig bay chờ (orbit) ở trên 3 khu vực chung khi lực lượng đánh phá đang bay đến, một ở Tây Bắc Hà nội ở chân các dãy núi và sân bay Yên Bái; một ở Tây - Tây Nam Hà nội xung quanh thị xã Hoà Bình trong một thung lũng được gọi là thung lũng Chuối (vì hình dáng của nó); và một ở Bắc Hải phòng trên sống một dãy núi nhỏ, gọi là "little thud ridge" hoặc "Phantom ridge".
    Cái nhìn mới về cục diện này gây hoang mang cho EC 121: QRC-248 cho phép dò được những máy bay trước đây không thể quan sát ra. Thật kinh sợ khi trước đây chúng ta đã không quan sát được rất nhiều máy bay đối phương.
    Được kqndvn2 sửa chữa / chuyển vào 02:25 ngày 30/04/2006
  2. 929rr

    929rr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2004
    Bài viết:
    1.158
    Đã được thích:
    0
    Thêm tài liệu về HOTAS:
    HOTAS, an abbreviation for hands on throttle-and-stick, is a flight control system seen on all modern US and European fighter aircraft, and on some Russian aircraft.
    HOTAS refers to the layout of buttons and switches used to control the multi-function displays inside a modern fighter or interceptor ****pit. Having all buttons and switches on the stick and throttle allows the pilot to keep his "hands on throttle-and-stick", thus eliminating the need to take his eyes off of the horizon and HUD. This improves a pilot''s situational awareness and reduces reaction time.
    The concept has also been applied to the steering wheels of modern open-wheel racecars, like those used in the Indy Racing League and the Champ Car World Series. The HOTAS system has also been adapted for game controllers used for flight simulators and in cars equipped with radio controls on the steering wheel.
  3. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0
  4. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0
    rat dong y nhu tren.
    he thong tro luc dien tu nay duoc goi la
    "Fly by Wire"
    Hinh nhu cac chien dau co doi moi cua cac
    Bac Lien So cung xu dung he thong tro luc dien tu
    tuong tu nhu "Fly by Wire" cua cac nuoc Phuong Tay.
    Avionics cua May bay F35 va F 22 cua My rat la Phuc tap.
    day la mot thi du don gian:
    May bay F 22 co 3 may vi tinh. 2 may luc nao
    cung hoat dong. 1 may o trong tinh trang du phong "Back up".
    Mot thi du don gian: Khi nguoi phi cong dieu khien may bay
    lam gi do, queo trai chang han, ca 2 may vi tinh khi nhan tin hieu tu nguoi phi cong, phan tich xem queo trai nhu vay
    co an toan va thich hop khong. 2 may vi tinh nay
    so sanh ket qua voi nhau. Neu thich hop va an toan, 2 may
    vi tinh se lam may bay queo trai nhu nguoi phi cong
    muon. Neu khong thich hop, an toan, 2 may vi tinh do se
    khong thuc hien y cua nguoi phi cong.
    Noi ra thi dai dong va co ve cham chap nhung
    voi he thong sieu vi tinh, su kien xay ra rat la nhanh.
    SUKhOI cung co he thong tuong tu nhu tren nhung
    nguoi phi cong co the tat he thong do de dieu khien
    may bay hoan toan theo y muon cua minh. (Bypass the sytems)
    Do la truong hop khi cac Phi cong Lien so bieu
    dien SU 30 tai cac Airshows
  5. ttkh2006

    ttkh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    1.367
    Đã được thích:
    0
  6. than_dau_tuat

    than_dau_tuat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    304
    Các khả năng tìm kiếm radio từ những năm 1960 tiến bộ nhanh chóng. Luôn lôn xuất hiện những kẽ hởi và các bên luôn tận dụng những kẽ hở đó, bịt kẽ hở và phát hiện ra những kẽ hở tiếp. Việc phát hiện MIG qua máy hỏi chỉ là môt ví dụ nhỏ. Nhưng điều đó không thể ngăn được việc sử dụng máy hỏi, máy hỏi là thứ không thể thiếu trên các khí tài bay hiện nay.
    Bác kqndvn chuyên lươn lẹo hành chục trang trình bầy như là việc chế tạo máy hỏi là một sai lầm lớn, chắc theo bác từ bài học đó đó không quân các nước kinh sợ máy hỏi.
    Người Nga tập trung các vấn đề theo dõi phân tích phát hiện sóng trong trinh sát radio, đây không phải là thiết bị cụ thể, nó thực chất là một phần mềm trong máy tính trung tâm, sử dụng dữ liệu đến từ một số sensor và radar. Mỹ không làm điều này, họ chỉ chú ý đến việc bị lock (báo động radar, RWR/ESM) còn những tính năng trinh sát tổng hợp đặt trên AWACS. Cũng như vậy, người Nga làm radar trên máy bay chiến đấu rất mạnh để máy bay chiến đấu độc lập. Còn người Mỹ, radar mạnh và nhiều chức năng khác, như báo động tên lửa, họ quẳng tuốt lên AWACS.
    Trinh sát radio ngày nay phát hiện máy bay địch dựa vào tiếng ồn, đây là phát hiện máy bay mà không dùng radar quét (ngoài tầm xa, khuất núi hoặc khi dùng chế độ thụ động). Chuyện máy hỏi là chuyện rất nhỏ, tín hiệu chỉ góp phần không đáng kể, việc thay đổi tần số hoặc phương pháp mã là chuyện đơn giản. Với kỹ thuật truyền tin ngày nay, việc giải mã là điều không thể. Trong các đoạn về SU và F-22, đã có các phương pháp phát hiện và chống phát hiện tiếng ồn.
    Bác kqndvn nổi tiếng sẵn sàng mất hàng 40-50 trang tranh luận về những điều dở hơi. Theo ý bác thì người ta nên vứt máy hỏi và radar máy bay đi à. Radar mũi có tiếng ồn gấp bội radar đuôi, bỏ tuốt đi có được không. Không đâu, không những không bỏ radar đi mà F-22 còn tiến theo phía Nga, tăng cường thêm hai bảng antnena sườn.
    ---
    Chúng ta tiếp tục so sánh SU-35 và F-22. Tât nhiên là SU-35 đời thấp hơn một bậc. Nhưng việc so sánh cho thấy những nguyên lý và ưu khuyết điểm khác nhau. Đều xuất phát từ radar mảng pha, người Nga từ giữa những năm 1990 đã tăng cường khả năng tầm xa, chính xác, chống tàng hình, tiến công mặt đất, trên biển và phòng thủ. Đến tận gần đây, radar không chiến Mỹ vẫn sử dụng mảng pha có ống phát sóng chuyển động. Đến F-22, họ sử dụng radar antena đứng yên, nhưng dùng những nguyên lý hoàn toàn khác người Nga.
    Điểm ưu việt đầu tiên nhận thấy là hệ thống máy tính hàng không của F-22 cực kỳ tin cậy. Hệ thống được thiết kế theo dạng máy mạng máy tính cluster, chấp nhận những hỏng hóc, thay thế được CPU. (Avionics=điện tử hàng không, tuy nhiên, tính năng thay thế được CPU khi bay là ưu thế của cách đóng gói chip, nhưng con chíp ấy ngâm trong chất lỏng và khoá kín, chẳng có ma nào thay nổi khí bay. Đây chỉ ra điểm dễ sửa chữa của hệ thống máy tính này).
    --
    Về phương pháp nhận dạng mục tiêu.
    Người Nga luôn nỏi tiếng về khả năng nhận dạng mục tiêu của radar. Trước đây, cả Nga và Mỹ đều dùng chung một phương pháp nhận dạng theo đồ thị thời gian/cường độ. Đây là một phương pháp cơ bản của radar.
    Trong phương pháp này, người Mỹ truyền tín hiệu về máy tính tín hiệu, còn nhười Nga sử dụng các mạch sử lý song song ngay trên nhóm đầu thu antnena (bảng antnena được chia ra nhiều nhóm đầu thu). Máy tính tín hiệu của người Nga là các mạch sử lý song song neron. Máy tính tín hiệu của người Mỹ dựa trên cấu trúc máy tính truyền thống dùng CPU. Dữ liệu là đồ thị 2 chiều cường độ và đồ thị 3 chiều của doppler. Phương pháp này cổ, nhưng chính nó tạo danh tiếng cho các hệ thống radar đối không Nga, kể cả đất đối không và không chiến. Sử lý này cần những yêu cầu thời gian thực bức thiết, điều đó máy tính truyền thống yếu. Tuy đã có từ lâu, nhưng đây là một phương pháp không thể thiếu.
    Tiếp theo, người Nga sử dụng mảng pha, người Mỹ dùng mảng phần tử tích cực trên radar máy bay chiến đấu. Người Nga sử dụng nhận dạng nhiều bước sóng, người Mỹ nhận dạng qua máy tính tái tạo hình ảnh. Ở đây, người Nga vượt xa Mỹ về khả năng chống tàng hình (phổ biến đến mức chiến tranh Nam Tư, máy bay tàng hình đã bị bắn hạ, chứ không còn là bí mật quân sự). Người Mỹ hạn chế băng rộng bước sóng phát để giảm cường độ bức xạ và tiếng ồn. Nhận dạng tái tạo hình ảnh của họ hiện nay mới bắt đầu có (F-22 mới được trang bị 2004). Phương pháp này gặp nhiều nhược điểm. Thứ nhất, nếu vật thể bay song song với radar, không thể nhận dạng được. Thứ hai, hoàn toàn không có khả năng chống vô hình.
    Trên F-22, người Mỹ bỏ đi lưới lọc tần số, để radar rải bước sóng ra một băng rộng. Đây chưa phải là kỹ thuật nhiều bước sóng, vì kỹ thuật này cần những bước sóng khác nhau rất xa, chứ không phải một dải xung quanh bước sóng 3cm. Người Mỹ vẫn chưa chống được vô hình của chính họ. Nhưng ưu điểm là công suất bước xạ rất thấp.
    Rải băng bước sóng để vượt qua được báo động radar. Người Mỹ đặt các chức năng tác chiến điện tử lên AWACS gần hết, trên máy bay chỉ có gây nhiễu và đạn giả. Vậy nên trên máy bay của họ không có trinh sát radio mà chỉ dừng ở mức báo động radar. Còn SU định vị được nguồn phát radio (4kw của F-22 thì quá cực mạnh với một nguồn phát). Như vậy, khả năng này của F-22 chỉ tỏ lợi thế với máy bay Mỹ, còn SU vẫn nhận ra radar F-22 như thườg.
    Mảng phần tử tích cực ưu thế hơn khi đối đầu không chiến bằng thụ động. Khả năng chính xác đồng bộ các hệ quy chiếu trên các máy bay khác nhau cho phép 2 F-22 khi đối đầu không chiến thụ động phát hiện địch cũng như khi dùng radar. Điều này SU cũng làm được nhưng với độ chính xác thấp hơn.
    Nhảy tần xung ngẫu nhiên để chống nhiễu tích cực. Điều này SU đã áp dụng từ lâu nhưng đến nay F-22 mới áp dụng. Tiến bộ trong radar F-22 đến năm 2007 được áp dụng cho F-18 và F-15.
    Khả năng kết hợp đa phương tiện.
    Người Nga đạt được từ lâu bằng sử lý tín hiệu nhanh, tạo điều kiện cho các phương tiện làm việc tự động, phát hiện đánh giá mục tiêu. Người Mỹ đạt được bắt đầu từ F-22. Còn các dời máy bay trước, đó là khả năng của khí tài đeo thêm làm việc rời rạc.
    Một ứng dụng là báo động sớm và chống tên lửa. Kết hợp đa phương tiện, radar bốn phía tạo điều kiện cho máy bay Nga làm điều này tin cậy và phản ứng nhanh chóng, chuẩn xác. Người Mỹ thì ném chức năng đó cho AWACS.
    Một ứng dụng là tấn công mặt đất, đòi hỏi chống nhiễu, phát hiện theo dõi tiến công nhiều loại mục tiêu, kết hợp đa phương tiện, lập bản đồ chính xác bằng radar. Người Mỹ đạt được ở câc radar cùng lớp với F-22, nhưng cũng mới kết hợp được hồng ngoại và radar. Hạn chế với các mục tiêu đứng yên.
    --------
    Trên đây là một vài khác biệt hai nhánh kỹ thuật. Thật sai lầm khi đứng trên nhữn ưu khuyết điểm của radar Mỹ đánh giá những ưu khuyết của radar Nga. Ví dụ, tiêu chí về tiếng ồn. Người Mỹ quẳng rất nhiều chức năng cho AWACS, nên máy bay của họ dễ dàng giảm tiếng ồn. Còn máy bay SU thì từ SU-27PM đã được mệnh danh là mini AWACS. Cũng như khả năng trinh sát radio chẳng hạn.
    Bài học về lấy ông này đánh giá ông kia là chiếc F-117. Nó được chế tạo như là máy bay không chiến, nay xếp vào loại tấn công mặt đất và ngừng phát triển. Nếu nó bay trong môi trường máy bay và phòng không Mỹ thì đúng là vô hình. Thế nhưng sang thế giới vũ khí Nga, chỉ một nước nghèo yếu lạc hậu vũ khí cũng hạ được.
    Sau khi đạt được những tiến bộ trong radar mảng pha, người Nga đã vượt xa Mỹ về hệ thống điện tử trên máy bay. So sánh F-18 và SU-35 đã cho thấy. Người Mỹ thực hiện lớp radar dùng trên F-22 để lấp đầy khoảng trống này.
    Ngoài những ưu nhược điểm trước mắt như đã nói trên. Hệ thống máy tính của F-22 dễ nâng cấp và còn dư rất nhiều năng lực (hiện mới cắm 2/3 số máy tính cho phép và mỗi máy tính mới dùng 2/3 năng lực). Hệ thống này dễ sửa chữa và thay thế.
    F-22
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-8.ttvn
    So sánh đặc tính cứng F-18 và SU-35
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-2.ttvn
    So sánh chung F-18 và SU-35. Mô tả sử dụng các phương tiện của SU trên hình ảnh của bác gulfoil:
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-5.ttvn
    http://ttvnol.com/quansu/707648/trang-7.ttvn
    Được than_dau_tuat sửa chữa / chuyển vào 06:03 ngày 30/04/2006
  7. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Theo loi may dua An tren forum, bon An danh gia cao Su30 MKI, nhung hien dang co nhu cau ve fighter hang nhe, chi phi thap.
    Rafale va EF2000 co ve se bi loai vi bon nay cung dat tien va ton chi phi bao tri tuong tu Su30.
    F16/18 duoc coi la gop mat cho vui vi An van chua quen dung do Meo.
    Gripen co duoc can nhac, nhung loai nay 5 cha 3 me, chi phi phu tung se dat hon.
    Mirage 2000 va Mig 29 se dau thau.
    Bon An rat khoai Mirage vi su dung tin cay, bao tri don gian. Mig29 hay hong hoc va dong co xa khoi mu mit. Bu lai Mig29 khong chien tot hon Mirage. Mig29 SMT doi khang tot hon ca Su30, dong co moi cung khong xa khoi nua, may man cho bon Ngo.
    Mot trong 2 loai nay se duoc chon. Bon no da dung Mig29K cho tau san bay nen co the se mua luon ca cuc. Mirage cung co cai hay la no hoi giong voi loai may bay moi An tu che tao, nhung do chuong trinh nay bi keo dai, cuoi cung thi ko ro co mua them ko..
    Ma Lai, Indo moi dat hang Su30, nhu vay la tuong lai se dung. Su 35 thi moi duoc rao ban nen chua ai dung la dung.
    Hoi truoc Nam Han mua hang thi EF2000 va Su35 bi loai ngay tu dau, Rafale va F15E vao vong trong. Vu nay Phap chui rua Meo canh tranh ko dep
  8. bambo_layo

    bambo_layo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0

    Thiết bị đầu tiên sẽ có ảnh hưởng căn bản đến không chiến là QRC-248, bộ hỏi đáp phân biệt địch ta (enemy IFF transponder interrogator).
    QRC-248 được thiết kế để dò đọc bộ thu phát SRO-2sử dụng trong các máy bay Mig của LXô ở CUba. EC 121 thử nghiệm thiết bị này ở VN vào giữa tháng 12/66 sang giữa tháng 1/67, cho thấy Bắc Việt sử dụng bộ thu phát cùng loại với Cuba, nên QRC-248 có thể đọc được tín hiệu của Mig Bắc Việt. Đây là một tiến bộ đột phá; EC 121 có thể phát hiện Mig ở tầm thấp từ độ xa tới 175 dặm (gần 300km) và có thể xác định rõ tín hiệu rada phản xạ nào là của Mig. Đến cuối 5/67, tất cả EC121 đều có QRC-248.
    Nhưng không may là Chính phủ Mỹ giới hạn phương thức sử dụng QRC-248 ở VN, để tránh báo động cho VN về sự hiện diện của QRC-248. Nếu QRC-248 sử dụng ở phương thức chủ động (active mode), nó có thể dò được Mig''''''''s IF, nhưng ở trạng thái thụ động (passive mode), EC 121 phải đợi rada Bắc Việt interrogate Mig để quan sát tín hiệu phát đáp phản hồi, thế nên không thể quan sát liên tục Mig được.
    Chỉ đến 21/7/67 QRC-248 mới được phép sử dụng chủ động.
    F4 chống Mig giờ đây đề nghị EC 121 truyền trực tiếp thông tin đến cho họ. QRC-248 đã chứng tỏ cực kỳ hữu hiệu, chính xác, đáng tin cậy, đem lại một cái nhìn toàn diện mới về các hoạt động của Mig trên bầu trời.
    Nó cho thấy Mig bay chờ (orbit) ở trên 3 khu vực chung khi lực lượng đánh phá đang bay đến, một ở Tây Bắc Hà nội ở chân các dãy núi và sân bay Yên Bái; một ở Tây - Tây Nam Hà nội xung quanh thị xã Hoà Bình trong một thung lũng được gọi là thung lũng Chuối (vì hình dáng của nó); và một ở Bắc Hải phòng trên sống một dãy núi nhỏ, gọi là "little thud ridge" hoặc "Phantom ridge".
    Cái nhìn mới về cục diện này gây hoang mang cho EC 121: QRC-248 cho phép dò được những máy bay trước đây không thể quan sát ra. Thật kinh sợ khi trước đây chúng ta đã không quan sát được rất nhiều máy bay đối phương.
    Được kqndvn2 sửa chữa / chuyển vào 02:25 ngày 30/04/2006
    [/quote]
    .................................................
    - Xin cám ơn các bác đã mở mang thêm về máy bay. Mình ko biết nhiều lên ko dám tranh luận. Chỉ phản bác ý của bác Mig19Famer thôi (ko phải hằn thù gì đâu). Vì chẳng ai lại đi hỏi chọc bác Tuất là radar của Su45 có phát hiện được chính SU45 ko?
    - Bởi lẽ như bác kqndvn nói, máy bay đã tàng hình thì hiển nhiên đồng đội cũng ko phát hiện. Chỉ có cách nhận diện qui ước nào đó chỉ có phe ta mới biết thôi. Cụ thể thì tớ ko rõ nên phải phiền các bác chỉ giáo! Có một cách mà tớ đã nêu trong phần trước, đó là "heat signature" của riêng máy bay tàng hình. Cái này cũng là gót chân Asin của máy bay tàng hình.
    - Các bác sẽ hỏi là thế cái heat signature này được thiết bị gì trên máy bay chiến đấu phát hiện? Theo ý tớ, bàn rộng ra thì khi xảy ra không chiến, đối với Nga và Mỹ mà nói thì ko chỉ có radar onboard của máy bay, mà còn có cả vệ tinh quân sự với camera hồng ngoại và các thiết bị liên quan (ai biết hơn xin chỉ rõ nhé). Đã là máy bay thì dù ít dù nhiều đều sinh nhiệt, và nhiệt phát ra này khi đã mang một đặc trưng thì dù nhỏ như con kiến hay to như còn voi, chỉ cần nhìn vào là người ta biết ngay đó là cái gì. Quan trọng là người ta phải có cái để so sánh từ trước, đó chính là "heat signature".
  9. hairyscary

    hairyscary Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2003
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    1
    Ku Dog ơi, cái này tớ không biết nên hỏi nghiêm túc: Mỗi cái radar nhỏ phụ trách một hướng đấy, thì cái nào phụ trách hướng nào phải được lắp quay đúng về hướng đấy hay là sao?
    Mà Ku có cái hình nào của radar F22 mà trong đó có hai cái tấm radar hai bên hướng xiên xuống dưới ý không. Post lên cho tớ xem với, vì tớ tìm mãi mà đeck thấy.
    (Riêng cái đoạn máy bay (F22) có diện tích vỏ ngoài thấp nên làm cái lớp ferrite dầy thoải mái ý, cậu quên cái tóp chỗ cậu xào nấu su hào với xơ mít rồi à?)
  10. cop_den

    cop_den Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ Pháp đã chính thức cho Mirage rút lui khỏi cuộc đua để dồn sức chp Rafale. Loại này đã "thi trượt" 2 lần ở Ấn Độ và 1 lần ở Korea, không biết lần này thế nào.
    Cá nhân tôi nghỉ thế này mua vũ khí của ai là ít nhiều lệ thuộc vô nước đó. Đối với những nước thuộc diện thân cận của Mỹ hay thuộc loại không bấu víu vào ai ngoài Nga như TQ, VN thì mới chọn mua không điều kiện. Còn Ấn Độ nó là nước có tiềm năng về KT, có tiền và kô bị cấm vận như TQ cho nên việc quyết định mua cái gì chắc còn là 1 chặng đường dài. Hình như Mỹ nó offer cũng hấp dẫn lắm. Các bạn nào biết bổ sung thêm nhé.

Chia sẻ trang này