1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    So với F-22, F-35 có nhiều yêu điểm:

    Nhiều lỗi hơn: 363 lỗi kỹ thuật

    Chi phí cao hơn : 400 tỷ USD so với 77 tỷ USD của dự án F-22

    Sử dụng linh kiện của Trung Quốc

    F-35B Block 2B "yêu điểm"

    Tuy nhiên F-22 đã rơi tan xác 5 chiếc ;)

    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 30/01/2014
  2. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Dẹp mẹ cho rồi F-35 ơiiii


    Hàng loạt linh kiện F-35 Mỹ vỡ tan khi thử nghiệm chịu lực

    Thứ năm 30/01/2014 13:41


    ANTĐ - Một bản báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ cho biết, một số linh kiện trên máy bay chiến đấu F-35 đã bị vỡ nát trong cuộc thử nghiệm sức bền, dưới áp suất cao.
    Hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 28-01 đã tiết lộ, trong cuộc thử nghiệm chịu lực vừa qua, nhiều linh kiện trên máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ đã bị rạn nứt, một số chi tiết còn bị vỡ nát. Đây là lần thứ 5 phát sinh sự cố này trong các cuộc thử nghiệm của loại máy bay tối tân này. Hiện nay, các bộ phận kỹ thuật của không quân Mỹ đang nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân hòng tìm ra giải pháp khắc phục.

    Trong cuộc thử nghiệm này, một sự cố nghiêm trọng đã diễn ra: Các lớp ốp bên ngoài vách ngăn trong thân máy bay, các vật liệu gia cố và bệ lắp đặt động cơ đều xuất hiện các vết nứt ở các mức độ khác nhau. Hiện tượng này cũng đã xuất hiện trong cuộc thử nghiệm sức bền tháng 9-2013 khi các tấm vách ngăn giữa khoang thân bị vỡ tan.

    Chủ nhiệm Chương trình thử nghiệm và đánh giá các hệ thống tác chiến của Bộ quốc phòng Mỹ Michael Gilmore cho biết, cần thiết phải thiết kế lại một số linh kiện ở nhiều bộ phận của máy bay chiến đấu F-35 hoặc tìm biện pháp để giảm nhẹ trọng lượng của máy bay.

    [​IMG]
    Người phát ngôn của hương trình nghiên cứu, phát triển F-35 cho biết, những sự cố và lỗi kỹ thuật trong bản báo cáo đều là những vấn đề đã từng xảy ra. Còn nhà thầu Lockheed Martin cũng cho rằng, những vấn đề được đề cập trong bản báo cáo đều “không mới”, chúng là điều thường xảy ra trong quá trình thử nghiệm tổng hợp của mọi loại máy bay.

    Theo kế hoạch, Chính phủ Mỹ đã dự chi 392 tỷ USD mua sắm các phiên bản F-35A và F-35B cho lực lượng không quân và hải quân đánh bộ Mỹ. Kế hoạch ban đầu là năm 2014 sẽ đặt mua khoảng 29 chiếc, đến năm tài khóa 2015 sẽ mua thêm 42 chiếc.

    Chính phủ Hàn Quốc cuối năm 2013 cũng đã quyết định chọn F-35 là thế hệ máy bay chiến đấu tương lai của nước này. Seoul đã quyết định sẽ mua tới 40 chiếc để trong giai đoạn từ 2018 – 2021 sẽ hình thành năng lực chiến đấu mới cho lực lượng không quân nước này.

    Ngoài ra, tháng 11 năm 2013, chính phủ Hà Lan cũng thông qua một kế hoạch mua sắm 37 chiếc máy bay F-35, để thay thế máy bay cũ có khả năng thực hiện nhiệm vụ hạt nhân loại F-16 của Mỹ. Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35A của Mỹ, có khả năng mang theo bom hạt nhân trọng lực B-61.
  3. ttanh919

    ttanh919 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    148
    F-35 xài linh kiện made in China, có nhẽ nào :rolleyes:
  4. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Thì TQ đang chơi Mỹ mà Mỹ bất lực chứ lẽ nào nữa chú !
  5. Lo_To

    Lo_To Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2013
    Bài viết:
    406
    Đã được thích:
    53
    Bàn lại khả năng bị phát hiện và độ phản xạ radar gây tranh cãi của F-22/35:

    Theo Trung Quốc công bố radar của KJ-2000 có thể phát hiện F-22 ở phạm vi 200km

    Theo Nga công bố theo phân tích những lần trạm chán giữa F-22 và Tu-95 thì RCS F-22 khoảng 0,2-0,3m2 (người Nga có lẽ cũng đã loại ra những thứ kèm theo F-22 bay theo như phạm vi gần, F-22 đeo bình xăng phụ)

    Theo nguồn tin của BQP Canada công bố F-35 có RCS khoảng 0,25-0,15m2 khi so sánh với CF-18.

    Thực tế 1: từ những dữ liệu rút ra cho thấy khả năng tàng hình của F-22 khá mơ hồ, lý do thường được bên phía bưng bô Mỹ đưa ra là F-22 ko xuất khẩu, nên => khả năng tàng hình của nó khá cao như trang web globalsecurity.org công bố (mặc dù tính chính xác không thể bằng công bố của BQP Canada vì đây chỉ là 1 trang tin tư nhân).

    Thực tế 2: F-22 đã đóng của quy trình sản xuất, chỉ chú tâm vào F-35 và duy trì F-15/16, F-35 được áp dụng những công nghệ mới nhất cho thấy khả năng chiến đấu và sử dụng của nó cao hơn F-22 (F-22 đã rơi tan xác 5 chiếc), F-35 còn đa nhiệm (khi đã thử nghiệm khí động học với hàng loạt vũ khí đối đất-không-hải trong khi F-22 rất hạn chế, F-35 còn được nhiều đơn vị của Mỹ sử dụng từ Thủy Quân Lục Chiến, Không quân và Hải Quân. Do đó người Mỹ sẽ áp dụng những công nghệ mới nhất đặc biệt là khả năng tàng hình lên F-35, vì Mỹ chú trọng điều này. Từ thông tin quý giá có được về khả năng tàng hình của F-35, chúng ta dễ dàng nhận thấy F-22 dù khí động học có được thiết kế dành chuyên cho mục đích tàng hình, cũng bộc lộ nhiều yếu điểm tương tự F-35 và đặc biệt thông số 'huyền thoại' 0,0001m2 (cỡ con côn trùng) sẽ là quá phi lý, vì F-22 được thiết kế từ cuối thập niên 80-những năm 90 công nghệ áp dụng chắc chắn sẽ kém hơn so với F-35 từ năm 2006, hiện F-22 cũng đã chấm dứt sản xuất. Đơn giản hơn, cái quảng cáo First-Shoot/First-Kill của F-22 cũng vậy, F-22 dùng radar APG-77, theo công bố từ trang tin www.dtic.mil từc trung tâm kỹ thuật quốc phòng trực thuộc BQP Mỹ thì chỉ có thể phát hiện mục tiêu 1m2 ở phạm vi 193km và điều khiển tên lửa bắn từ phạm vi đó độ chính xác 86% (nghĩa là chính xác hơn so với các phạm vi được đăng nhiều lần trên các forum), vì vậy với mục tiêu cỡ 4m2 như Su-30 seri (cấu hình sạch) nó chỉ có thể phát hiện ở 272km. Nhưng F-22 chưa được trang bị AIM-120D (cũng lại là 1 thông số gây tranh cãi khi nó có phạm vi 111-180km), hơn nữa AIM-120D cũng chưa hoàn thiện và cũng chưa test khả năng bắn từ F-22, muốn bắn cũng phải nâng cấp khí động học và hệ thống điện tử lên chuẩn Increment 3.2 mà dự án đó vẫn dậm chân tại chỗ từ năm 2009, chưa nói tới việc mục tiêu cơ động cao như Su-27/30/35/J-11A/B đánh võng quần vòng, kéo cao hạ thấp khiến góc quét của radar APG thay đổi khó cho việc phát hiện cũng như tấn công chính xác bằng AIM-120 tầm xa (xa nhất cũng chỉ tầm xấp xỉ 100km mới có thể chính xác, mặc dù nó có radar chủ động nhưng chỉ dành ở pha cuối). Đó là phân tích theo 1 phía từ các thông tin của Mỹ và Đồng Minh, còn theo bên đối nghịch, chẵng lẽ cả Mỹ cũng không hiểu khi tác chiến họ sẽ đi thành nhiều lớp tác chiến Tiêm Kích, Cảnh Báo, rồi chưa kể trang bị các máy gây nhiễu ECM loại cơ bản L-005S Sorbtsiya-S H/I band (hoạt động ở giải tần 7.14 GHz - 10,35 GHz) dành cho Su-27/30/35/J-11A/B....trong khi đầu dò radar chủ động giai đoạn cuối của AIM-120A/B/C chỉ vào tầm 0,03 GHz, các máy bay chuyên biệt tác chiến điện tử EW !?

    Thực tế 3: F-22/35 trong các trận không chiến giả định, giả lập từ những đơn vị phân tích quân sự và các lần tập dợt với các máy bay khác trong khối NATO cho thấy khả năng chiến thắng tuyệt đối trước Su-35, EF-2000, Rafale và kể cả EA-18G hoàn toàn không được như quảng cáo, cả WVR lẫn BVR
    Lần cập nhật cuối: 04/02/2014
    macay3 thích bài này.
  6. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Vậy là các bạn Hàn xẻng đã chính thức chọn F-35 cho chương trình F-X đú cùng với Nhật
    http://www.lockheedmartin.com/us/ne...blic-of-korea-selects-f-35a-lightning-ii.html

    Tiếp theo sẽ là Sing??
    tatpcit thích bài này.
  7. Ang Lee

    Ang Lee Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    25
    Phát hiện nhược điểm giết chết siêu tiêm kích F-35
    (Kienthuc.net.vn) - Tờ The Daily Beast cho hay, tiêm kích tàng hình mới nhất Mỹ F-35 vẫn còn nhiều thiếu sót, có thể bị radar Nga và Trung Quốc dễ dàng phát hiện.

    Một số chuyên gia Mỹ cho The Daily Beast biết, máy bay F-35 về thiết kế có một số lỗi kỹ thuật, trong đó khả năng quan trọng nhất là máy bay này có thể bị radar của Nga và Trung Quốc sản xuất tìm thấy, mà số lượng radar của Nga và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng.
    Các chuyên gia phân tích chỉ ra, hệ thống áp chế radar đối phương trang bị cho máy bay F-35 không thể có đủ điều kiện để đảm nhận nhiệm vụ của mình, cho nên vẫn cần phải nghiên cứu một loại máy bay riêng dùng để áp chế radar đối phương, bảo đảm tính năng tàng hình của máy bay chiến đấu mới nhất F-35. Vì vậy các chuyến gia cũng đặt câu hỏi về việc Mỹ đầu tư mạnh vào chế tạo loại máy bay F-35 liệu có thích hợp không?
    [​IMG]
    Hệ thống đối kháng điện tử trên F-35 được cho là có hiệu quả không cao đối phó với radar Nga, Trung Quốc.
    Trên thực tế, vấn đề tính năng tàng hình của F-35 không mạnh sớm đã không phải là bí mật. Theo các nguồn tin trước đó đưa ra, máy bay tiêm kích F-35 dễ dàng bị radar có tần số làm việc UHF phát hiện. Trong khi thiết bị đối kháng điện tử của máy bay F-35 chủ yếu dùng để áp chế radar có tần số làm việc trong phạm vi 3cm. Chuyên gia cho rằng, nhược điểm này không phải là lỗi trong thiết kế máy bay, mà là do Lầu Năm Góc xác định yêu cầu nhiệm vụ kỹ thuật không đúng.
    Tính năng tìm kiếm thiết bị bay tàng hình của radar UHF tương đối mạnh và sớm đã được làm rõ trong thời gian đầu Mỹ bắt tay vào việc phát triển dự án nghiên cứu máy bay tàng hình. Năm 1983, phòng thực nghiệm Lincoln thuộc cơ quan nghiên cứu công nghệ Viện Công nghệ Massachusetts đã mua trạm radar có bề rộng 45m, dùng để mô phỏng hệ thống radar cảnh báo 5N84A của Liên Xô có tần số làm việc UHF. Trạm radar này do công ty Lockheed Martin lắp ráp. Nhưng trước sự ngạc nhiên của một số chuyên gia, công ty Lockheed Martin thậm chí không học hỏi kinh nghiệm làm việc này khi thiết kế máy bay tiêm kích tàng hình F-35.
    [​IMG]
    Radar tần số UHF của Nga, Trung Quốc có thể "tóm sống" máy bay tàng hình Mỹ. Ảnh minh họa
    Chuyên gia công nghệ chỉ rằng, để bảo đảm tính năng tàng hình của máy bay hoạt động trong tần số UHF, đầu tiên phải loại bỏ đuôi đứng của máy bay, điều này đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược B-2. Nhưng, chuyên gia cho biết thêm, yêu cầu của dự án và yêu cầu nhiệm vụ kỹ thuật mà Lầu Năm Góc đưa ra đối với máy bay F-35 rất khó thực hiện.
    Một số chuyên gia cho rằng, máy bay F-35 do thiếu sót được lộ ra ngoài thân máy bay, nên được liệt kê vào danh sách máy bay thế hệ 4, chứ không phải là máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5. Ngoài ra, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho rằng, tính năng của máy bay F-35 kém hơn máy bay chiến đấu thế hệ 5 Sukhoi T-50 của Nga.
  8. ha_noi

    ha_noi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2012
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    6
    Chuyên gia Mỹ: MiG-21/J-7 có thể "làm thịt" F-35B trong cận chiến
    Theo ông Pierre Sprey, tiêm kích đánh chặn 60 tuổi MiG-21 có thể đánh thắng tiêm kích tối tân F-35B của Mỹ trong các cuộc không chiến tầm gần.
    F-35 Lightning II của hãng Lockheed Martin là họ tiêm kích đa năng thế hệ 5 một chỗ ngồi và một động cơ. F-35 được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, trinh sát, bảo đảm phòng không cho lực lượng mặt đất và hạm đội, máy bay có ứng dụng công nghệ tàng hình Stealth.

    Mỹ sản xuất 3 biến thể của F-35 là: F-35A cất-hạ cánh thông thường dùng cho không quân, F-35B cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng dùng cho thủy quân lục chiến, F-35C là tiêm kích trên hạm của Hải quân Mỹ cất-hạ cánh đường băng ngắn dùng để trang bị cho các tàu sân bay.

    Họ máy bay này là kết quả chương trình tham vọng nhiều năm của quân đội Mỹ nhằm chế tạo các tiêm kích vạn năng, có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ. Dự kiến, thế hệ tiêm kích tối tân nhất này sẽ cho phép Mỹ giành toàn bộ ưu thế trên không.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35

    Tuy nhiên, Pierre Sprey, công trình sư thiết kế F-16 Fighting Falcon, loại tiêm kích thế hệ 4 phổ dụng nhất và một trong những công trình sư máy bay hàng đầu của Mỹ cho rằng, việc các công trình sư máy bay hiện tại ham mê thái quá đối với việc chế tạo máy bay cất cánh thẳng đứng có thể đem lại hậu quả tai hại.

    F-35B mà không quân hải quân Mỹ và Hải quân Anh sử dụng có khoang thân giữa rất dày vì ở đó bố trí turbine cho phép máy bay cất-hạ cánh thẳng đứng. Cánh thì trái lại được làm rất nhỏ. Vì thế mà tiêm kích này trở nên khó điều khiển, bởi lẽ cánh nhỏ lại phải mang tải trọng nhiều tấn của khoang chính. Điều đó làm giảm mạnh sức cơ động của máy bay vì cánh tạo ra lực kéo cần thiết để đổi hướng. Không có cánh thì không thể quay”.

    Trong không chiến tầm gần, máy bay như vậy sẽ thua một tiêm kích có thiết kế truyền thống. Theo ông Sprey, F-35B hiện đại lại vô dụng trong không chiến, thậm chí ngay cả tiêm kích Liên Xô MiG-21 chế tạo trong thập kỷ 1950 cũng có thể vượt qua nó vì MiG-21 có sức cơ động tốt hơn F-35B.

    Như vậy các biến thể J-7II/G của TQ được xem là biến thể Mig 21 mạnh nhất từng được chế tạo sản xuất, sẽ đánh bại được F-35
  9. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    873
    Đã được thích:
    267
    ôi giả tàu ơi, cái bài viết sai lung tung đó hôm trước vừa chửi bên topic ôi báo mạng việt nam xong hôm nay đã kịp nhìn ngồi sửa lại rồi à, cũng biết khôn đấy nhỉ. nhưng mà cái bài viết sai đầy lỗi đấy có sửa lại cũng ko có giá trị gì đâu. đây là link gốc được giả tàu sửa lại, ko có bài chửi của mình chắc cứ bê nguyên về đây tha hồ ăn chửi.
    http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/kinhnghiem1/Ong-lao-60-tuoi-MiG21-lam-thit-F35C/20145/53668.vnd
  10. ha_noi

    ha_noi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2012
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    6
    J-7 mạnh hơn Mig 21 thì không ăn được hả thằng đần.

    À đúng là thằng ngu, xem link gốc của mày nó sủa gì nè:
    http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/kinhnghiem1/Ong-lao-60-tuoi-MiG21-lam-thit-F35C/20145/53668.vnd

Chia sẻ trang này