1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Ờ...sản xuất CO2 = gúc heheh, cứ gúc tìm hiểu xem sx dễ hay khó rồi lần sau mở mồm không lại hớ nhá
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Mỗi ngày cái lò than tổ ong nhà tớ cho ra vài chục ký CO2, bà giúp việc làm được việc đó, he he, cẩn thận lại giống quả entropy nhá.

    Mà tớ cũng không lạc hướng với cậu nữa, tớ hỏi "Hải quân mỹ trích xuất CO2 từ nước biển làm qué gì" cậu lại nhảy vào "đố biết làm CO2 thế nào", đến ngại với cái lô dích của ông nuôi entropy sinh công :D
  3. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Chết cười anh kienov sx CO2 = gúc, lại còn đốt than tổ ong mới vãi, tôi nhờ anh trình bày xem có cách gì hay hơn mà anh đã hoảng lên rồi

    Tôi định giới thiệu anh cho đạm Phú Mỹ đấy, bọn đấy nó cũng dở hơi phải dẫn khí thiên nhiên từ ngoài bể vào để lọc tách, khử, tái sinh đủ kiểu để kiếm hơn ngàn tấn CO2/ngày. Cái xưởng sx CO2 nó trị giá =1/3 nhà máy đấy. Sao nó không đốt than tổ ong lên để sản xuất CO2 nhỉ?:P

    http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-xuc-tac-trong-nha-may-dam-phu-my-58797/
  4. congtubl

    congtubl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    5.067
    Đã được thích:
    2.540
    Vậy chu trình các bác cứ hút-nén-nổ-xả, hay hút-nén-nén-..nổ-xả mà không cải tiến nhiên liệu thì tụt hậu mất, như thế thì còn ý nghĩa gen 5, 6 làm gì.
    Phải thay đổi nhiên liệu để tăng lực đẩy, tăng bán kính chiến đấu....
    Vậy sd phản ứng hạt nhân từ H, O2 để đốt cháy sinh công có được không các bác?Hoặc 1 loại nhiên liệu khác thay thế nhiên liệu hóa thạch sắp cạn kiệt.
  5. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    chặc, một lời cuối, lời khuyên cho chuyên gia dùng văn giải toán: nếu câu hỏi của anh muốn người ta biết anh là dân cũng có tý kỹ thuật, thì thay cho 'sản xuất co2 thế nào" phải chính lại là "sản xuất CO2 tinh khiết thế nào", nhá! Chỉ để ra CO2 thì than tổ ong có sao, không phải là CO2 à :P

    Anh dẫn cái luận văn ra càng thấy cái... thủng kiến thức của anh. CO2 trong đó chỉ là một sản phẩm trung gian, bán thành phẩm, hoặc là sản phẩm thứ sinh chứ không phải là mục đích của dây chuyền, đừng đưa ra mà khè. Cái luận văn đó lại cũng chả có cái gì liên quan đến CO2 như anh đang bàn, mà nó bàn về xúc tác trong cái dây chuyền của nợ ấy, CO2 là 1 phần tý xíu :D

    Về cái đoạn mà anh đọc trộm tôi đề cập đến CO2 ấy, anh có đoán được bọn mèo nó tách CO2 từ nước biển làm ếch gì không???? Nói thêm để anh biết, khí tan trong nước biển nó ô nhiễm chả khác không khí, mà lấy CO2 ở đấy thà lấy khi trời lọc đi còn hơn :D
  6. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    @kuyomuko

    Đồng ý là động cơ F119 gắn trên F-22 hiện vẫn đang là loại động cơ đỉnh nhất trong số các động cơ đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên về mặt thiết kế động cơ thì không mới và cũng không có gì ghê gớm cả. Khi tham gia đấu thầu động cơ cho F-22 với yêu cầu phải giúp F-22 đạt siêu hành trình, 2 hãng đi theo 2 hướng tiếp cận khác nhau để đạt mục đích này

    1> Động cơ F119 của P&W: Tiếp cận theo hướng truyền thống như các động cơ Turbofan thế hệ 4

    - Tỉ lệ by-pass cố định (Đơn giản về mặt thiết kế và vận hành)
    - Tỉ lệ by-pass thấp nhằm 2 mục đích:

    1- Tận dụng ĐẠT ĐƯỢC PHẦN NÀO các ưu điểm của cả 2 loại động cơ Turbofan (Có tỉ lệ by-pass >0) và động cơ Turbojet (Có tỉ lệ by-pass =0)
    2- Tăng được kích thước (Đường kính) của động cơ đốt thường mà không ảnh hưởng tới kích thước động cơ tổng thể, từ đó tăng được lực đẩy khi đốt thường lên đủ lớn để máy bay đạt siêu hành trình.
    - Tăng tỉ số nén để tăng lực đẩy khi đốt thường cũng như để tiết kiệm nhiên liệu. Tỉ số nén của nó bằng hoặc gần bằng 28:1.
    - Cải thiện vật liệu chế tạo động cơ cũng như hệ thống làm mát để chịu nhiệt độ tăng lên từ việc tăng tỉ số nén và lực đẩy động cơ.
    => Đánh giá động cơ: Thế hệ 4++

    2> Động cơ F120 của General Aviation: Tiếp cận theo hướng hoàn toàn mới theo một cách có thể gọi là bước đột phá về mặt thiết kế và công nghệ:

    - Chống lại động cơ có tỉ lệ tỉ lệ by-pass cố định và thấp của P&W, GA giới thiệu một hướng hoàn toàn mới: By-pass biến thiên, có thể điều chỉnh tỉ lệ by-pass từ 0 đến 0.33 hoặc hơn nữa.
    - Tỉ lệ by-pass biến thiên từ 0 khiến động cơ ĐẠT ĐƯỢC HOÀN TOÀN các ưu điểm của các loại động cơ từ động cơ Turbojet (Có tỉ lệ by-pass =0) đến động cơ Turbofan by-pass thấp đến động cơ Turbofan by-pass cao. Có thể nói đây là động cơ 3 in 1.
    - Tất nhiên động cơ này cũng phải tiếp cận theo hướng tăng tỉ số nén để tăng được lực đẩy khi đốt thường cũng như để tiết kiệm nhiên liệu.
    => Đánh giá động cơ: Thế hệ 5


    Không quân Mỹ lựa chọn động cơ F119 không phải vì tính đột phá công nghệ mà nó giới thiệu mà vì nó đạt được mục tiêu đề ra, đơn giản hơn về mặt thiết kế nên lựa chọn nó sẽ an toàn hơn về mặt giá thành và tiến độ so với loại động cơ hoàn toàn mới F120 của General Aviation. Lựa chọn này là hoàn toàn chính xác khi xét rằng loại động cơ này vẫn chưa sẵn sàng vào năm 2018.
    Lần cập nhật cuối: 29/07/2014
    bloodheartvn, meo-u, hk1113331 người khác thích bài này.
  7. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Anh thợ đốt than tổ ong sản xuất CO2 thân mến.
    1. Theo nhời anh ở quote này thì bọn rỗi hơi đi chiết xuất CO2 ngú hết nhở? Anh đọc lại 2 bài xem anh lái đi đâu ?

    2. Bọn Mỹ nó chiết xuất CO2 từ nước biển vì hàm lượng CO2 hòa tan trong nước biển cao hơn trong không khí, cao hơn bao nhiêu thì tự gúc, lúc thì ủng oẳng "sản xuất" lúc thì lại ấp úng "ô nhiễm".

    Phí mất mấy phút cuộc đời cho chuyện vô bổ
  8. HaTam_VN

    HaTam_VN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2014
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    118
    Bạn alsou có thể nói rõ hơn về hiệu suất tua bin khí được không? (29%-35% tùy công suất) là xem xét trong giải công suất nào? nhỏ, trung bình và lớn? Hãng Alstom vẫn đi đầu chứ!
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.685
    Nào nào... mần 1 đường đao TDTT cho nó khoẻ người đi ăn cơm cho nó ngon nhá nhá

    Tất nhiên là phải chém gió chứ tớ mà biết bí kíp động cơ gen5 chổ mô thì đã đem bán cho Saturn, IHI lấy tiền núi tậu em út chứ ngồi đây làm cái giề. Nhưng cái chi cũng phải có logic của nó. Đao pháp huyền diệu nó phải thế chứ cứ ngồi bốc phét khan thì chỉ là đao pháp gen1 thôi :D. Có thế mới gọi là thảo luận. Vui vẻ, không cay cú chi cả vì chúng ta mà rèn được động cơ thì có mà cả trái đất họ bỏ đi lên sao hoả ở hết.

    Tớ mang ra đây vài cái động cơ để cụ Kiên ngó cho khỏi "ngờ" nhé. Nó đốt bypass ầm ầm cả mấy chục năm nay chả sao cả

    Đây là cặp song sinh P&W F100 và GE F-110. Dòng bypass nó chọt vô cái modul đốt sau nguyên cả con luôn. Hì hì...vì nó là thế hệ cũ

    [​IMG]

    Xì tin hơn như anh Rolls Royce EJ-200 lắp trên Typhoon thì thế này. Đốt 1 phần dòng bypass thôi

    [​IMG]
    Chú ý cái khe lận vào khi nó nhét cái modul đốt sau vô con động cơ

    [​IMG]
    Hay như cặp P&W TF30 và GE F-110 lắp trên F-14 được mô tả khá rõ

    [​IMG]
    và F-110
    [​IMG]
    Hay như anh RM-12 by Volvo under license of GE F-404/414.
    Lưu ý thằng này nó là thằng xì tin nhất mà cả thế giới xúm vô dùng từ Hàn xẻng với T/A-50 đến Tejas Ấn đến Gripen Thuỵ Điển nhờ nó dùng 2 tầng turbin cao áp còn nó dùng hộp số cho động lực trục fan thay vì turbin thấp áp như truyền thống. Giải pháp này nghe tây đồn giảm được nhiên liệu đến tận 20% khi đốt sau.

    [​IMG]

    Thôi vậy chả có chi để ngờ hết kiên nhé.

    Đốt đít ngay sau turbin thấp áp là của tuếc bô zét kiên ơi. Đốt cái khí nóng hừng hực và nghèo ô xy ấy là chuyện chẳng đặng đừng. Giờ ta là tuếc bô phen rồi thì nguyên luồng bypass mát lạnh giàu ô xy phải cho trộn vô để nó giãn nở tạo lực đẩy trực tiếp thì hiệu suất của quá trình đốt đít mới cao hơn. Cụ biết chênh lệch nhiệt trước và sau đốt nó ảnh hưỡng thế nào đến hiệu suất rồi chứ.

    Các động cơ trước nay chủ yếu dùng chu trình Brayton. Chu trình nhiệt động lực thay đổi là chu trình nhiệt động lực mà trong đó có thể thêm bớt các giai đoạn trong chu trình để tối ưu toàn bộ chu trình trong từng trạng thái làm việc khác nhau. Trước nay cứ hút-nén-đốt-xả thì nay có thêm 1 đoạn nữa có thể thêm vào tuỳ lúc là gia nhiệt buồng nén trước đốt. Điều đó làm quá trình giãn nỡ sinh công của môi chất nhiệt động lực mạnh hơn giống như ta lấy gậy chọt đít con entropy cho nó phi nước đại vậy á....ặc ặc...

    Tạm thế đã...tớ ăn cơm không mụ vợ tớ giết tớ mất. Để bài cụ @Russianfan đó tối chém tiếp nhé
    hk111333halosun thích bài này.
  10. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Thấy chưa, thể nào cũng phải làm lạnh buồng đốt như canh trứng rụng đến kì thôi...

    Ty nhiên, cái này chỉ dùng cho trường hợp khẩn cấp thôi nhé :)

Chia sẻ trang này