1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphongvvs

    huyphongvvs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2011
    Bài viết:
    803
    Đã được thích:
    975
    Mấy loại tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) hoặc cất cánh chạy đà ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) như Yak-38, Yak-41/141, Sea Harrier (AV-8B) và F-35B đều cần vật liệu mặt sàn cất hạ cánh hoặc đường băng có khả năng chịu được nhiệt của luồng phản lực thúc xuống khi máy bay cất hạ cánh thẳng đứng.
    OnlySilverMoon, kuyomukohalosun thích bài này.
  2. HaTam_VN

    HaTam_VN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2014
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    118
    Đối với các tua bin khí (gas turbine) dân dụng, có công suất lớn, tại buồng đốt có nhiệt độ trong khoảng 1100-1350 độ C, tùy theo đời máy (như máy GT13E2 của Alstom Pháp/Thụy sĩ, máy 701F4 của MHI Nhật). Tại cửa xả của tua bin khí, khói thoát có nhiệt độ vào khoảng 550-600 độ C. Luồng khói thoát này thường được sử dụng thổi qua lò thu hồi nhiệt (HRSG) để tạo hơi cho máy tua bin hơi phát điện. Nhiệt độ còn lại thải ra ở miệng ống khói vào môi trường còn khoảng 110-120 độ C.

    Với các máy tua bin khí máy bay quân sự, có lẽ cũng vào khoảng nhiệt độ đó hơn một chút. Do đó nền bê tông đường băng và nền sàn thép tàu sân bay chỗ lên/xuống của máy bay cũng chịu nhiệt độ cao.
  3. huyphongvvs

    huyphongvvs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2011
    Bài viết:
    803
    Đã được thích:
    975
    Các động cơ tuốc bin phản lực 2 luồng trang bị cho máy bay tiêm kích VTOL/STOVL khi cất hạ cánh luồng phụt từ cửa xả động cơ có nhiệt độ từ 700 tới 750oC. Nhiệt độ và động năng dòng phản lực không khác gì chiếc đèn khò đá này sẽ khiến vật liệu bề mặt sàn CHC phát sinh ứng suất nhiệt 3D. Kết hợp với lực dằn khi máy bay chạm bánh điểm mặt sàn CHC đã xuất hiện ứng suất nhiệt, các vật liệu mặt sàn tại đây sẽ bị biến dạng gây nguy hiểm cho vận hành bay hoặc giảm tuổi thọ mặt sàn CHC.

    Để khắc phục tác động nhiệt của luồng phụt động cơ lên mặt sàn CHC, một số giải pháp gia cố bề mặt sàn điểm CHC bằng vật liệu chịu nhiệt như thép tấm chịu nhiệt, tấm chịu nhiệt nhiều lớp từ gốm công nghiệp và hợp kim nhôm, lớp bê tông cường nhiệt bằng thêm sợi các bon và gốm công nghiệp, v.v.

    Các tàu đổ bộ trực thăng của Mĩ và Nhật dự kiến trang bị loại máy bay vận tải cánh lưỡng tính V-22 Osprey và tiêm kích đa binh chủng (JSF) F-35B Lightning II đang thử nghiệm tấm lót chịu nhiệt nhiều lớp (gốm công nghiệp và hợp kim nhôm) có tên gọi Thermion cho các điểm CHC trên mặt sàn.

    F-35B thử nghiệm hạ cánh tại điểm CHC có phủ các tấm Thermion trên tàu USS Wasp
    hk111333HaTam_VN thích bài này.
  4. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    868
    Đã được thích:
    263
    nhật thì không nói chứ tàu của bọn anh mẽo dùng av 8b mòn ra rồi thì đều phải dùng sàn cách nhiệt chứ sai đến giờ con f35b với ov 22 ra mới phải nghiên cứu là sao.
  5. alansaint

    alansaint Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2009
    Bài viết:
    519
    Đã được thích:
    350
    Triết lý của Mỹ khi đánh nhau bây giờ là đập tan nát phòng không đối phương. Thế nên tàng hình hay không tàng hình cũng vậy. Mấy đối thủ tiềm năng thì có đánh nhau bao giờ đâu. Thua thì nó ôm nuke ra dọa bố ai dám đánh. Cái trò gen5 cũng chỉ là nghĩ cách tiêu tiền thôi.
    tofrog, longmuonhieu, Romeos1 người khác thích bài này.
  6. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Báo Mỹ: Công nghệ của F-22 còn thua xa iPhone 6

    Theo Daily Beast, tuy là tiêm kích tối tân nhất thế giới nhưng F-22 lại mang trong mình những thiết bị điện tử lỗi thời và có hiệu năng kém hơn cả điện thoại di động hiện nay.
    Tờ The Daily Beast (Mỹ) đăng bài viết cho hay:

    Chiến đấu cơ tàng hình F-22 vừa tham chiến lần đầu tiên tại Syria. Tuy là chiến đấu cơ tối tân nhất thế giới nhưng F-22 lại mang trong mình những thiết bị điện tử lỗi thời và có hiệu năng kém hơn cả những điện thoại di động hiện nay.

    Được xem là đỉnh cao công nghệ vào thời điểm những năm 90 nhưng một số bộ vi xử lý trang bị bên trong F-22 chỉ hoạt động với xung nhịp 25 Mhz, chậm hơn 56 lần so với bộ xử lý đa lõi của iPhone 6.

    Không quân Mỹ đang nâng cấp cho F-22 bằng việc thay thế các chip xử lý tốc độ cao hơn, các kênh truyền dữ liệu bằng sợi cáp quang, nhưng công nghệ vẫn lạc hậu hơn nhiều so với các thiết bị điện tử tiêu dùng hiện nay. Theo chuyên gia Richard Aboulafia tại trung tâm phân tích Teal Group, một phần là do việc tiên đoán hướng phát triển công nghệ quân sự trong tương lai khó khăn hơn nhiều so với dự đoán công nghệ cho sản phẩm tiêu dùng.

    [​IMG]
    Theo Daily Beast, F-22 lmang trong mình những thiết bị điện tử lỗi thời và có hiệu năng kém hơn cả những điện thoại di động hiện nay

    Sau khi tiêu tốn hàng chục tỷ USD trong thời gian phát triển hơn 20 năm, F-22 cuối cùng cũng đóng vai trò nhất định đối với chiến lược an ninh và địa chính trị của Mỹ. Không chỉ đang tham chiến tại Syria hiện nay, F-22, với khả năng tàng hình, trần bay cao, và tốc độ hành trình siêu âm, còn rất quan trọng trong bối cảnh Mỹ và Nga đang đối đầu hiện nay. Nhiệm vụ của nó là giành ưu thế trên không, ngăn chặn máy bay đối phương hoạt động.

    Những bộ xử lý lạc hậu của F-22 chỉ là một trong số những hậu quả gây ra bởi sự chậm chạp trong quá trình phát triển vũ khí mới của Lầu Năm Góc và chúng có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD cho ngân sách. Quân đội Mỹ đôi lúc phải đặt những lô hàng đặc biệt cho các thiết bị đã không còn được sản xuất đại trà với giá cao và từ những nguồn không đáng tin cậy, đôi lúc là từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, trong đa số trường hợp, chỉ những tập đoàn quốc phòng đã chế tạo ra những vũ khí trên mới có thể nâng cấp hoặc sửa chữa chúng. Điều này càng đẩy chi phí lên cao.

    [​IMG]
    Quân đội Mỹ đôi lúc phải đặt hàng các thiết bị đã không còn được sản xuất đại trà cho F-22 từ những nguồn không đáng tin cậy như Trung Quốc

    Ngay cả chương trình F-35 Joint Strike Fighter cũng không phải là ngoại lệ. F-35 tất nhiên được trang bị những bộ vi xử lý mới và nhanh hơn nhiều so với F-22 nhưng chúng đã phải được nâng cấp cho dù F-35 vẫn chưa chính thức được đưa vào hoạt động. Tuy vậy, những công ty tham gia chương trình F-35 cũng kịp rút kinh nghiệm từ F-22. Cấu trúc điện toán của F-35 được thiết kế linh hoạt và dễ nâng cấp hơn nhiều so với F-22.

    Tại sao những vũ khí được xem là tối tân lại sử dụng những nền tảng điện toán lạc hậu như vậy? Đó là do quy trình xác định các yêu cầu kỹ thuật của Lầu Năm Góc mất rất nhiều thời gian và đến khi quy trình trên hoàn tất thì công nghệ đã phát triển đến những mức độ cao hơn, đặc biệt là với công nghệ điện toán. Theo Định luật Moore, tốc độ các chip vi xử lý sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 tháng và các quy trình yêu cầu kỹ thuật của Lầu Năm Góc không thể theo kịp tốc độ phát triển chóng mặt trên.

    [​IMG]
    F-35 tiếp dầu trên không trong chiến dịch không kích IS ở Syria

    Một sĩ quan cấp cao của Không quân Mỹ cho biết: “Những yêu cầu kỹ thuật được đặt ra để tích hợp các thành phần của một hệ thống vũ khí phức tạp. Quy trình này tuy là một trở ngại nhưng rất cần thiết để đảm bảo cả dự án theo đúng tiến độ và ngân sách. Không may là Bộ quốc phòng thường làm quá mức cần thiết và do đó chúng tôi đang sửa sai, cũng như đặt ra quy trình mới hợp lý hơn”.


    Ngược lại, những tập đoàn công nghệ ở thung lũng Silicon có cách tiếp cận hoàn toàn khác với Lầu Năm Góc. Những công ty như Apple hay Google sẽ thực hiện nghiên cứu thị trường, xác định loại sản phẩm nào mà thị trường có thể có nhu cầu, sau đó để các kỹ sư tự do phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu đó và không vượt quá ngân sách được cấp. Phương pháp này giúp cho ra đời những sản phẩm mới nhanh và hiệu quả nhưng khó có thể áp dụng cho công nghiệp quốc phòng.

    “Các thiết bị quân sự thường tạo ra sự đột phá trong khoa học kỹ thuật, rất khác với việc ứng dụng những công nghệ sẵn có để tạo ra sản phẩm mới”, một chuyên gia phân tích nhận định.

    Cả các tập đoàn quốc phòng lẫn giới quân sự đều đồng ý rằng Lầu Năm Góc không thể áp dụng cách của Thung lũng Silicon. Một sĩ quan của không quân Mỹ giải thích: “…những hệ thống như máy bay quân sự có độ phức tạp cao hơn nhiều so với những sản phẩm của Apple hay Google. Và tưởng tượng hậu quả sẽ như thế nào nếu chúng tôi mất 2 chiếc Raptor sau mỗi 135 chuyến bay?”.

    [​IMG] Khi siêu tiêm kích F-22 bị "bắn hạ" hết lần này đến lần khác...
    Chiến thắng của người Pháp đã cho thấy Rafale, dù ra đời 10 năm trước F-22, vẫn có thể khiến tiêm kích tàng hình tối tân nhất thế giới phải chịu thất bại.

    Sau hơn 20 năm và 70 tỷ USD ngân sách phát triển, chiến đấu cơ F-22 thực sự là một cỗ máy có một không hai, ngay cả khi nó dùng những vi xử lý lỗi thời trên. Một quan chức quân đội Mỹ đánh giá: “F-22 được phát triển từ cách đây hơn 2 thập niên, nhưng cho đến nay vẫn chưa có quốc gia nào khác có thể chế tạo một hệ thống vũ khí phức tạp như vậy. Một chiếc iPhone có rất ít các thành phần so với F-22 và không cần phải hoạt động ở những điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ, gia tốc và độ tin cậy”.

    [​IMG]
    F-22 trong xưởng chế tạo

    Tuy vậy, Lầu Năm Góc vẫn có thể học hỏi từ thung lũng Silicon, như cắt giảm nạn quan liêu, các quy trình hành chính, giấy tờ, giảm thiểu số lượng các phòng ban và nhân lực liên quan. Đồng thời, một số chuyên gia đề xuất sử dụng các yêu cầu dựa trên hiệu năng, như: máy bay có thể tấn công loại mục tiêu X trong điều kiện Y, thay vì dựa trên các thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật. Các chương trình phát triển vũ khí nên được thực hiện theo nhiều giai đoạn, và có kế hoạch nâng cấp dài hơi, thay vì tập trung hết vào một đại dự án riêng rẽ.

    Lầu Năm Góc cũng cần áp dụng các nền tảng tiêu chuẩn mở, nhằm cho phép nhiều công ty có thể tham gia nâng cấp các hệ thống vũ khí, thay vì chỉ là độc quyền của công ty đã chế tạo ra nó. Như đối với các bộ vi xử lý, chúng có thể dễ dàng được thay thế bởi những vi xử lý mới do nhiều công ty khác nhau chế tạo. Và do đó tăng sự cạnh tranh, giảm giá thành, và khắc phục tình trạng lạc hậu công nghệ. “Tôi cho rằng đây là xu hướng của tương lai và sẽ ngày càng phổ biến. Một số đợt nâng cấp F-22 trong tương lai có thể do hãng khác thực hiện thay vì chỉ do Lockheed đảm trách”, một quan chức cấp cao của không quân Mỹ cho biết.

    [​IMG] "Đối đầu 10 máy bay TQ, F-22 sẽ biến thành 'vịt quay Bắc Kinh'"
    (Soha.vn)-Chuyên gia Gao Feng cho rằng một chiếc F-22 không đủ tên lửa để bắn hạ 10 máy bay TQ, việc có thể đánh bại tới 20 máy bay TQ như tạp chí Nhật Bản đề cập là quá viển vông.

    Một số thậm chí đề nghị nên có các chuẩn kết nối chung giữa các thiết bị, tương tự như cổng USB đối với các thiết bị tin học. Nó cho phép đa dạng hóa những nhà cung cấp thiết bị, tránh trường hợp chỉ một công ty duy nhất độc quyền thực hiện các hợp đồng nâng cấp. Nhưng cho dù thế nào thì xác định và đáp ứng các nhu cầu quân sự vẫn luôn nhiều thách thức hơn so với nhu cầu của thị trường dân sự.

    http://soha.vn/quan-su/bao-my-cong-nghe-cua-f-22-con-thua-xa-iphone-6-20141005173310575.htm

    Tiết lộ động trời: Mùa hè có thể "giết chết" F-35

    Theo Defense Aerospace, với điểm yếu "khó đỡ" này của F-35, các đối thủ của Mỹ chỉ cần chọn tấn công vào mùa hè thì Không quân Mỹ "đành chịu bó tay".
    Một khía cạnh chân thật "gây sốc" của chương trình tiêm kích tàng hình đắt đỏ nhất thế giới bị đã phát hiện hoàn toàn tình cờ, khi nó chưa từng được đề cập tới trong những nghiên cứu hay báo cáo về chương trình F-35 được công bố trong nhiều năm qua.

    Câu chuyện gây tò mò về chiếc xe chở nhiên liệu sơn màu trắng đăng tải trên website chính thức của Không quân Mỹ cuối tuần trước đã khiến thế giới bất ngờ phát hiện ra rằng:

    "F-35 có một ngưỡng nhiệt độ nhất định dành cho loại nhiên liệu mà nó sử dụng. Máy bay có nguy cơ không thể hoạt động bình thường nếu nhiệt độ nhiên liệu quá cao".

    Hiện tại, Không quân Mỹ đang phải đau đầu tìm cách giảm thiểu các trường hợp tắt máy đột ngột có thể xảy ra đối với F-35 trong tương lai do nhiệt độ nhiên liệu cao.

    Bí ẩn chiếc xe nhiên liệu màu trắng

    Chiếc xe nhiên liệu tiết lộ điểm yếu chết người của F-35 thuộc đội xe của Đoàn hậu cần (LRS) số 56, thuộc Không đoàn số 56, đóng tại căn cứ không quân Luke (bang Arizona).

    Đây không hẳn là một chiếc xe chở nhiên liệu mới, nó vốn là một chiếc xe cũ với thùng xe được sơn lại màu trắng.

    [​IMG]
    Chiếc xe chở nhiên liệu với thùng xe được sơn lại thành màu trắng

    Jacob Hartman, một thành viên của Đoàn 56 cho biết:

    "Chúng tôi sơn lại các xe chở nhiên liệu để giảm nhiệt độ của khối nhiên liệu dùng để cung cấp cho các tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II JSF.

    F-35 có một ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu nhất định, nó không thể hoạt động bình thường nếu nhiệt độ nhiên liệu quá cao.

    Vì vậy, sau khi kết hợp với các cơ sở khác và nhận được sự chấp thuận từ Bộ Tư lệnh đào tạo và giáo dục Không quân Mỹ, chúng tôi đã sơn lại thùng xe thành màu trắng".

    Với sự thay đổi này, đoàn 56 hy vọng sẽ không có bất cứ trì hoãn nào khi máy bay cất cánh, đảm bảo các đợt xuất kích thực hiện nhiệm vụ và giúp các phi công đáp ứng yêu cầu huấn luyện.

    Đoàn 56 nảy ra ý tưởng này sau khi được triển khai tới căn cứ không quân ở Edwards, California trước đây.

    Vào mùa hè tại căn cứ không quân Luke, nhiệt độ có thể lên tới gần 43 độ C. Các bồn xe được sơn màu trắng sẽ giúp ngăn nhiên liệu dự trữ trong bồn bị nóng quá mức.

    "Đây là mục tiêu ngắn hạn nhằm giúp làm mát nguồn nhiên liệu cho các máy bay F-35, tuy nhiên, trong dài hạn, chúng tôi sẽ bố trí các bãi đỗ râm mát dành cho các xe nhiên liệu" - Ralph Resch, quản lý nhiên liệu thuộc Đoàn hậu cần số 56 cho biết.

    Màu sơn trắng của chiếc xe nhiên liệu trở nên đặc biệt bởi nó được phủ thêm một lớp sơn men bóng có thể phản xạ nhiệt của ánh sáng mặt trời.

    Tuy nhiên, điều khôi hài là các thành viên của đoàn 56 không biết điều này. Sau khi đưa chiếc xe nhiên liệu đầu tiên đi sơn lại, họ mới nhận ra rằng thứ giúp phản xạ nhiệt mặt trời không phải là màu sơn trắng.

    "Quá trình sơn xe gồm 2 khâu, trong đó khâu thứ 2 là phủ lớp phản xạ nhiệt", Joseph Maurin, hạ sĩ quan phụ trách phân phối nhiên liệu của Đoàn 56 cho biết.

    "Thợ sơn cho biết không nhất thiết phải sơn thùng xe màu trắng nên chúng tôi sẽ gửi một chiếc xe khác trong số 4 chiếc xe hiện có để sơn màu xanh lá nếu có thể. Sau đó, chúng tôi sẽ so sánh nhiệt độ giữa các xe sơn màu xanh và màu trắng" - Maurin nói.

    Hiện tại, Đoàn 56 hy vọng các bồn xe của họ có thể được sơn màu xanh lá và vẫn có thể hạ nhiệt nhiên liệu.

    Họ được phép sơn lại 4 chiếc xe chở nhiên liệu. Sẽ mất khoảng 1 tuần để hoàn tất công việc này, với chi phí 3.900 USD cho mỗi chiếc xe.

    F-35 "bất lực" vào mùa hè

    Theo trang Defense Aerospace, điểm yếu mới của F-35 sẽ không gây ra các vấn đề vận hành đối với những nước có khí hậu như Na Uy hay Canada.

    Tuy nhiên, những quốc gia khác, từ Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản tới Australia, từ Israel tới Italy, sẽ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng loại tiêm kích tối tân mà họ định mua sẽ không thể cất cánh khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép vào mùa hè.

    Không quân Mỹ không nói cụ thể "ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu" của F-35 là bao nhiêu.

    Tuy nhiên, mức 43 độ C được đề cập cho thấy ngưỡng này khá thấp, đặc biệt trong điều kiện đường băng và sàn đỗ máy bay bằng bê tông thường phản xạ lại nhiệt mặt trời và làm tăng nhiệt độ của những phương tiện dừng đỗ trên đó.

    [​IMG]
    Theo Defense Aerospace, trong tương lai, đối thủ của Mỹ chỉ cần chọn tấn công trong điều kiện nhiệt độ mùa hè thì Không quân Mỹ sẽ “đành chịu bó tay”.

    Điểm yếu mới của F-35 có thể trở thành cơ hội cho các đối thủ của Mỹ. Những quốc gia thù địch này chắc chắn sẽ thận trọng chờ tới mùa hè (thậm chí là một đợt nắng nóng) mới tiến hành tấn công bởi họ biết rõ rằng đối thủ F-35 sẽ không thể cất cánh để đối phó.

    Bài viết trên Defense Aerospace còn mỉa mai rằng 2 giải pháp mà Không quân Mỹ đưa ra cho vấn đề này "đặc biệt ấn tượng", "sáng suốt", nhất là giải pháp xây dựng các bãi đỗ trong bóng râm dành cho xe chở nhiên liệu.

    Theo Defense Aerospace, những cách giải quyết này sẽ "đặc biệt hữu ích" đối với Thủy quân lục chiến Mỹ khi lý do để họ mua biến thể cất hạ cánh thẳng đứng F-35B là khả năng triển khai chúng tại các vị trí đổ bộ không bao lâu sau khi tiến hành đợt đổ bộ đầu tiên.

    "Phải chăng giờ đây họ sẽ phải tính toán kế hoạch lên bờ, xây bãi đỗ râm mát cho các xe chở nhiên liệu trước khi F-35 có thể hạ cánh và các binh sĩ nhận được sự yểm trợ trên không?" - Bài viết đặt câu hỏi.

    Cũng theo Defense Aerospace, sự tồn tại của ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu có thể làm dấy lên nhiều nghi ngại về các vấn đề kỹ thuật khác.

    Một câu hỏi trọng tâm là các thùng nhiên liệu có bộ phận tản nhiệt của F-35 có thể hoạt động hiệu quả tới mức nào khi chúng đã quá nhạy cảm với nhiệt độ, tới mức Không quân Mỹ lo rằng "nguy cơ máy bay tắt máy đột ngột có thể xảy ra do nhiệt độ nhiên liệu cao?"

    Rõ ràng là, mặc dù F-35 được trang bị những công nghệ hiện đại nhưng từ khi nghiên cứu tới khi đưa vào thử nghiệm, ngoài chi phí cắt cổ, F-35 thường xuyên xuất hiện vấn đề.

    Gần đây nhất là sự cố lỗi động cơ khiến cho gần 100 chiếc F-35 phải dừng bay.

    http://soha.vn/quan-su/tiet-lo-dong-troi-mua-he-co-the-giet-chet-f-35-20141210135111192.htm
    Last edited by a moderator: 12/12/2014
  7. vietduc_81

    vietduc_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2014
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    215
    Hình như không có radar của tiêm kích nào bắt được F-35 trong cự ly >40km và F-22 là >20km. Việc khóa mục tiêu là F-35 hay F-22 còn khó hơn nữa.
  8. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    868
    Đã được thích:
    263
    Có bác nào rảnh làm mấy bài viết về mấy cái cửa hút khí của máy bay nhỉ. Hàng đời mới như cửa hút khí của f22 với t50 hoặc loại dsi như của f35 với mấy con hàng tàu chúng nó có ưu nhược điểm gì.
  9. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    868
    Đã được thích:
    263
    cái vấn đề này cũng hay mà ko có bác nào viết bài à
  10. Superchengdu

    Superchengdu Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    40
    nguồn nào thế hay bạn tự bịa
    nobita1102 thích bài này.

Chia sẻ trang này