1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    Thực sự cả 2 F-22/35 chỉ hạn chế khả năng phản xạ radar đối với radar máy bay đối phương ở X-band. Nhưng chỉ ở vài góc độ nhỏ, chứ không phải là vô hình

    F-35 was designed from the outset to be less stealthy against X-band radar than the F-22. But it has characteristics which will reduce stealth level even further. Both F-35 and F-22 are only stealthy against enemy radars that are horizontal or few degrees from horizontal. Due to lower inclination of surfaces from the horizontal, this “stealth area” for the F-35 is far less than F-22s; and as soon as F-35 maneuvers, it becomes instantly unstealthy unless maneuvers are done only by vertical tail surfaces, keeping aircraft completely level. F-35 also has many irregularities in its surface – there is bulge above left wing, presumably where the gun is located on the A version, as well as bulges below wing root, on weapons bays doors, below the engine and below the nose where IRST is located. These all help increase F-35s RCS when it maneuvers away from horizontal plane.

    https://defenseissues.wordpress.com/2013/10/19/how-stealthy-is-the-f-35/

    Lưu ý quan trọng: thực sự thì ko có máy bay nào tàng hình, chỉ là giảm đi khả năng phản xạ radar thôi.

    In the new structure were used composite materials, which reduced the weight by 20%. The lines of the plane have been refined in order to reduce the radar energy reflected in the X band, the intakes of the engines are larger to allow a better flow of air, flaperons are large, it does not have canards * and the tail sting is smaller, moreover, it does not have the dorsal aerodynamic brake, its functions are now performed by active rudder . The fuselage has better aerodynamics and lifting ability in general.

    http://sukhoitributeenglish.blogspot.com/

    Su-35 cũng được thiết kế giảm RCS hiệu quả với X band theo cách tương tự, theo nguồn AUS của các cháu Mỹ vàng thì nó 2m2, thực tế có lẽ nó tầm 5m2 trở lên nhưng nhỏ hơn 10-15m2 của Su-27 cũ.

    X band được ứng dụng trong QS làm radar FC, radar active cho tên lửa AIM-120, R-77 các loại do đó khi sử dụng thiết kế khí động học và vật liệu (RAM) giảm RCS thì sẽ hạn chế phần nào khả năng tấn công chính xác của các loại TL ARH, tuy nhiên đối với các TL SARH thì dù có tàng hình vẫn vô dụng, lý do vì sao tôi sẽ nói sắp tới đây :cool:

    Irbis-E radar có thể phát hiện và nạp tham số cho R-77 bắn F-35/22

    Tikhomirov NIIP has provided the ability to spot super-low-observable targets with RCS = 0.01 square meters at ranges out to 90 kilometers. This capability might allow Su-35 aircraft to engage cruise missiles and unmanned aerial vehicles as well as fifth generation stealth fighter aircrafts such as the F/A-22 Raptor and F-35 Lightning II. NIIP and GRPZ will take care of the Irbis production with the first radar system slated for installation on the Su-35 in August 2007.

    http://www.deagel.com/Aircraft-Warners-and-Sensors/Irbis_a001800001.aspx

    Tuy nhiên, khả năng phải dùng nhiều tên lửa AIM-120, PL-12 hoặc R-77 để tiêu diệt 1 mục tiêu như vậy và cũng dễ bị phát hiện bởi vì radar Irbis-E là radar PESA, đó là chưa kể các máy bay có ECM tốt như Su-27SM/30/35, F-15C, FA-18, F-16E và RWR, tuy nhiên loại F-35 không có RWR như F-22 nên việc tiêu diệt F-35 dễ dàng hơn có thể nói phát hiện và tấn công F-35 là dễ nhất bởi vậy mới nói đây là phế phẩm của Mỹ.
    Lần cập nhật cuối: 21/01/2015
    TNT_NTNimagic thích bài này.
  2. dangkhoaquan

    dangkhoaquan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    1.834
    Đã được thích:
    243
    Máy bay chiến đấu F-35 bị gọi là 'kẻ vô dụng đắt tiền'
    Hải quân Hoàng gia Anh vừa tuyên bố, siêu tiêm kích F-35B có thể trở thành “kẻ vô dụng đắt tiền” trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của nước này do lỗi thiết kế.
    Hải quân Hoàng gia Anh vừa tuyên bố, siêu tiêm kích F-35B có thể trở thành “kẻ vô dụng đắt tiền” trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của nước này do lỗi thiết kế.
    TIN LIÊN QUAN
    Đây không phải lần đầu máy bay chiến đấu thế hệ tối tân nhất do Mỹ thiết kế và chế tạo bị phát hiện những hạn chế kỹ thuật khiến các khách hàng của F-35 phải lúng túng...
    [​IMG]
    Phi công của Anh đang huấn luyện bay với F-35 ở Phlo-ri-đa. Ảnh: Lockheed Martin

    Daily Mail ngày 2-3 cho biết, nguyên nhân khiến máy bay chiến đấu phiên bản F-35B có thể trở thành kẻ vô dụng trên tàu sân bay Anh vì nó không thể mang theo quả bom hiện đại nhất của quân đội Anh. Khoang vũ khí bên trong F-35B quá nhỏ so với kích thước bom SDB II cần phải vận chuyển. Theo yêu cầu, các máy bay chiến đấu đều phải mang được ít nhất 8 quả bom SDB II trong mỗi lượt tấn công mục tiêu, nhưng F-35B chỉ có thể chứa tối đa 4 quả. Theo các nhà phân tích, việc giảm không gian chứa vũ khí cũng đồng nghĩa với việc các nhà thiết kế của hãng Lockheed Martin (Mỹ) ký "giấy báo tử" cho F-35. Trước khi Anh lên tiếng chỉ trích sự vô dụng của tiêm kích F-35, Mỹ và Pháp cũng đã có khẳng định tương tự.

    Tại hội nghị huấn luyện, mô phỏng và đào tạo đa quân chủng thường niên của Mỹ tổ chức cuối năm ngoái, Trung tướng Crít-xtốp-phơ Boóc-đan (Christopher Bogdan) cho biết, không thể sử dụng hệ thống giả lập F-35B ở Y-u-ma và kết nối với một hệ thống F-35A ở căn cứ không quân Hill, hay với bất kỳ thiết bị huấn luyện F-35C dành cho hải quân ở bất cứ đâu tại nước Mỹ. Nguyên nhân của vấn đề này là bởi, mỗi thiết bị giả lập đều được lắp đặt trong một hệ thống mạng riêng với những đặc điểm kỹ thuật riêng. Đây là vấn đề nghiêm trọng khi máy bay sẽ được các quân chủng Mỹ, nhiều đối tác đồng minh và các nước bạn hàng sử dụng.

    “Trước khi tôi phải lo đến vấn đề kết nối giữa các hệ thống với 8 đối tác, 3 khách hàng và tìm ra giải pháp sửa chữa, chúng ta phải giải quyết vấn đề này trong nội bộ quân đội Mỹ. Điều này chẳng hề dễ dàng”, tướng Crít-xtốp-phơ Boóc-đan khẳng định. Ông cho rằng việc huấn luyện kết hợp giữa các bên, vốn là xương sống của chương trình phát triển hệ thống, là một vấn đề lớn.

    Theo Trung tướng Crít-xtốp-phơ Boóc-đan, việc huấn luyện lái máy bay F-35 là “khá lớn và phức tạp”. Hiện mới chỉ có 9 hệ thống giả lập đang hoạt động. Đến năm 2018, số lượng sẽ tăng lên 50 và đến năm 2020 sẽ có khoảng 250 hệ thống giả lập và diễn tập chiến dịch không quân tại 40 địa điểm trên khắp thế giới.

    Tuy nhiên, máy bay chiến đấu F-35 không chỉ có những hạn chế mới được phát hiện ở trên. Các khách hàng như: Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, I-xra-en hay I-ta-li-a chắc sẽ không thể ngờ khi loại máy bay chiến đấu tối tân mà họ đã đăng ký mua sẽ không thể cất cánh khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép vào mùa hè, do liên quan đến nhiên liệu. Tuy nhiên, đối với khí hậu ở các nước như Na Uy hay Ca-na-đa, đó lại không phải là vấn đề lớn.

    Mỹ không công bố cụ thể ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu của F-35 là bao nhiêu. Nhưng có số liệu được đề cập cho thấy ngưỡng này là 43oC và bị coi là khá thấp, nhất là trong điều kiện đường băng và sàn đỗ máy bay bằng bê tông thường phản xạ lại nhiệt mặt trời và làm tăng nhiệt độ của những phương tiện dừng đỗ trên đó. Động cơ của F-35 cũng có thể tự động ngắt khi hoạt động một vài giờ dưới ánh nắng mặt trời, do nhiên liệu lúc đó trở nên quá ấm so với quy định. Theo phân tích của giới chuyên gia, điểm yếu mới bị phát hiện này của F-35 là nghiêm trọng nếu trong điều kiện chiến tranh. Các đối thủ sẽ thận trọng chờ đến mùa hè nắng nóng mới tiến hành tấn công, vì biết rõ máy bay chiến đấu F-35 của đối phương sẽ không thể cất cánh.

    Một giải pháp khắc phục nhược điểm trên của F-35 bị mỉa mai trên báo chí, đó là xây dựng các bãi đỗ cho máy bay trong bóng râm dành cho xe chở nhiên liệu do không quân Mỹ đưa ra.

    Không những vậy, sau một cuộc khảo sát độc lập, Công ty RAND Corporation cho biết, mẫu máy bay này “không thể chuyển hướng, không thể bay dốc, không thể chạy” và bị chê vì thân hình cồng kềnh.

    Cho đến nay, chương trình phát triển máy bay chiến đấu F-35 là dự án đắt đỏ nhất trong lịch sử quân sự Mỹ do gặp phải quá nhiều vấn đề, trong đó, các hạn chế về kỹ thuật và thiết kế góp phần không nhỏ. Chi phí liên tiếp bị đội lên hàng tỷ USD, kế hoạch giao hàng cho các nước bị lỗi hẹn và ngày ra mắt siêu máy bay chiến đấu bị trì hoãn. Theo Lenta, do một đơn hàng mua F-35 chắc chắn không thể đúng hẹn nên không quân I-xra-en gần đây đã tiết lộ kế hoạch nâng cấp dòng tiêm kích F-15I Ra’am (phiên bản nội địa hóa của I-xra-en).

    Theo các nguồn tin, phần mềm điều khiển súng máy của F-35 sẽ không thể sẵn sàng đưa vào sử dụng cho tới năm 2019. Lầu Năm Góc cũng đã từng phải ban bố lệnh ngừng bay thử F-35 nhiều lần do những vấn đề với động cơ của Pratt & Whitney sản xuất. Vấn đề khác là chiếc F-35 mang danh nghĩa là máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng lại vẫn dễ dàng bị phát hiện trên ra-đa. Theo Daily Mail, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 được thiết kế với chi phí rất lớn, để có thể bay vào không phận của đối phương và tấn công mục tiêu mà không bị ra-đa phát hiện. Nhưng các chuyên gia quốc phòng Anh cho biết, F-35 vẫn bị “hiện nguyên hình” trước ra-đa của Trung Quốc và Nga. Không lực Mỹ khẳng định, ra-đa hiện đại của F-35 sẽ phát hiện máy bay địch trước và có thể tiêu diệt địch bằng một trong số 4 tên lửa tầm siêu xa mà nó mang theo. Nhưng giới chuyên gia cho biết, số lượng máy bay bị tiêu diệt bởi loại tên lửa này rất hiếm và dường như là điều khó thực hiện cho đến nay.

    Các nhà phân tích cho rằng, F-35 trở nên đắt đỏ do nó được tạo ra các phiên bản khác nhau phục vụ cho cả không quân, hải quân và lục quân, vốn yêu cầu những tính năng riêng.

    Có nhà phân tích cho rằng: Tỏ ra yếu thế so với dòng máy bay Su-30 của Nga và mắc nhiều lỗi thiết kế chết người, máy bay F-35 của Mỹ đang dần đi vào quên lãng và để lại lỗ hổng lớn đối với không quân các nước phương Tây
    http://phapluattp.vn/quan-su/may-bay-chien-dau-f35-bi-goi-la-ke-vo-dung-dat-tien-534132.html
  3. alakhuban

    alakhuban Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2015
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    206
    F-35 lại tiếp tục là đồ vô dụng

    F-35 lại gặp sự cố với khả năng ném bom SDB II
    (Vũ khí) - F-35 gặp phải một lỗi nữa khi phần mềm Block 4 cho F-35 không thể thích hợp để vận hành loại bom đường kính nhỏ II (SDB II).
    Dự án phát triển F-35 đã tiêu tốn 400 tỉ USD và đang là chương trình phát triển máy bay đắt đỏ nhất lịch sử quân đội Mỹ. Tuy nhiên, nó lại đang gặp nhiều vấn đề như phần mềm điều khiển súng máy của F-35 sẽ không thể sử dụng cho tới năm 2019.

    Lầu Năm Góc đã từng phải ban bố lệnh ngừng bay thử nhiều lần do những vấn đề với động cơ và nó dễ dàng bị phát hiện trên radar mặc dù mang danh nghĩa là máy bay tàng hình.

    Mới đây, Sputnik đưa tin chiến đấu cơ tàng hình F-35 lại gặp phải một lỗi nữa khi phần mềm Block 4 cho F-35 không thể thích hợp để vận hành loại bom đường kính nhỏ II (SDB II) cho tới năm 2022.

    Đặc biệt loại bom SDB II này cũng không thể lắp trên F-35B, phiên bản giành cho lính thủy đánh bộ, nếu chiếc máy bay không được nâng cấp khu vực trang bị vũ khí.

    [​IMG]
    Chiến đấu cơ F-35B chỉ có thể mang được tối đa 4 quả bom SDB II.
    Lockheed Martin thiết kế F-35B với mục đích mang theo 8 bom SDB II bên trong khoang chứa vũ khí nội bộ. Loại bom này có thể thay đổi hành trình trong chuyến bay mà vẫn tấn công với độ chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, hiện F-35B chỉ có thể mang được tối đa 4 quả bom này do nó có khoang chứa tên lửa nhỏ hơn nhiều so với phiên bản F-35A và F-35C để nó có thể cất cánh chỉ với đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.

    Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cũng không tỏ ra vội vàng cho những thay đổi trên do loại vũ khí này cũng không thể hoạt động nếu phần mềm thích hợp chưa được cài đặt trên hệ thống điều khiển.

    SDB II sử dụng một hệ thống dẫn đường có tên “thiết bị tìm kiếm 3 chế độ”, với khả năng hướng vũ khí đến mục tiêu bằng radar bước sóng milimet, tia hồng ngoại và công nghệ laze bán chủ động.

    Theo hãng tin Reuters, năm 2014, giám đốc phụ trách kiểm tra và đánh giá vũ khí thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ - Michael Gilmore đã có bản báo cáo dài 25 trang phê bình chương trình sản xuất F-35 (trị giá 392 tỉ USD) là quá đắt đỏ và tốn kém.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35-lai-gap-su-co-voi-kha-nang-nem-bom-sdb-ii-3236705/
  4. MafiaMichelHung

    MafiaMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2014
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    93
    ngay cả đội hộ tống hàng không mẫu hạm của Hoa kỳ còn không phát hiện ra tàu ngầm ồn nhất hành tinh của khựa thì việc F dê vô dụng là chuyện bình thường bởi đó là viên đạn bọc đường cho những kẻ xem nhẹ cái vẻ bề ngoài của đối thủ=))=))=))
  5. NamTuocAudiA4

    NamTuocAudiA4 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    1.222
    http://soha.vn/quan-su/tau-ngam-trung-quoc-bi-mat-than-my-nhat-tom-song-20150328005831496.htm
    Tàu ngầm khựa hay tàu ngầm nga thì độ ồn khủng khiếp . Mỹ thừa sức phát hiện được :-D
  6. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Thuyết âm mưu cho rằng Mỹ giả vờ không phát hiện được tàu ngầm Khựa để họ chủ quan theo tui không hợp lý.

    Vì đây là thời bình, đội hình CVBG thực hiện việc di chuyển theo qui tắc thời bình, không có chuyện các tàu hộ tống thực hiện qui tắc cảnh giác tối đa, dọc ngang ngang dọc, liên tục mở sonar và căng mắt theo dõi 24/7, cũng không phí hơi phóng mấy chiếc S-3 vần vũ dò ngầm.

    Ngay cả trong thời chiến, khi đơn vị tiến vào vùng chiến sự hoặc khu vực nguy hiểm mới nâng mức trực chiến theo từng cấp độ. Không ai điên mà căng sức ra trong những lúc không có nguy hiểm để rồi mất sức vào lúc thật sự cần thiết.
    bloodheartvn, michael11123hk111333 thích bài này.
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.722
    Lão nói cũng không hợp lý. Nó va ngay vào cái xô chậu thả sau đít thì sao? Nếu không đang chạy mức báo động ngầm cao sao phải thả cái xô na đó xuống mà không bật lên? Chẳng qua là Mỹ nó muốn thổi phồng nguy cơ tàu ngầm TQ cho các nước lân cận sợ. Chứ cái sonar mà còn bị nó va phải thì rõ là cố tình không bật lên ngay khi thả xuống mà cố đợi nó đến gần rồi mới bật lên thì đã bị va phải. Mấy anh TQ tất nhiên đắc thắng mà chưa nghỉ ngay ra là nó dàn cảnh để lừa đồng minh. Chả phải nó giả ngu để lừa TQ mà nó lừa đồng minh của nó.
    Trước sự vụ đó thì người Mỹ luôn nhắc lại khả năng chống ngầm trong khu vực ĐNA quá yếu. Năm 2006 họ vứt thứ gì xuống từ ngoài khơi Cồn Cỏ đến Côn Đảo chắc lão biết nhỉ
    hk111333Everest_V thích bài này.
  8. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Sao lại lấy râu Ô nhọ cắm cằm Putin zậy cha nội kia?

    Đang nói vụ sub TQ nổi lên gần tàu sân bay Mẽo, có phải vụ sub Khựa va phải cái sonar kéo của Arleigh Burke đâu?
    hk111333 thích bài này.
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.722
    Ừ...tớ nhầm, tớ chả đọc hết phía trên. Topic tàu bay nên thôi tàu ngầm đi các cụ
  10. MafiaMichelHung

    MafiaMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2014
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    93
    bạn heo nói vậy cũng không phải vì đội hình đi theo hộ tống của họ làm gì khi nó không hoạt động vậy thì ở nhà cho lành để HKMH đi mình ênh thôi=))=))=))

Chia sẻ trang này