1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Romeos

    Romeos Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    49
    "F-35 không hơn gì kẻ từng bại trận trước MiG-21 Việt Nam"
    Hải Vy | 09/07/2015 07:44


    [​IMG]
    Chia sẻ:

    Ấn Độ ngụy trang sân bay "kỳ dị", đề phòng TQ, Pakistan tập kích?
    • Nga bán bảo bối cho Trung Quốc
      Sau thất bại ê chề của F-35 trước F-16, nhà báo David Axe đã ví von mẫu tiêm kích này với các chiến đấu cơ F-105 của Mỹ từng thất bại trước MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam.
      Dưới đây là bài viết của nhà báo David Axe đăng trên trang mạng "War is Boring":

      Tiêm kích thế hệ mới F-35 của quân đội Mỹ đã không đủ nhanh nhạy để đánh bại "máy bay bà già" F-16 trong trận không chiến giả định.

      Điều này đã được minh chứng trong bản báo cáo của viên phi công thử nghiệm trực tiếp điều khiển F-35 trong trận đấu.

      Vậy bằng cách nào F-35, tiêm kích chủ lực tương lai của Không quân Mỹ, có thể sống sót trong cuộc chiến với những đối thủ còn cơ động hơn đến từ Nga và Trung Quốc?

      Hãy nhìn lại lịch sử để tìm câu trả lời.

      Sự tương đồng khó tin

      50 năm trước, Không quân Mỹ đã rơi vào tình cảnh tương tự.

      Chiến đấu cơ chủ lực của Mỹ khi đó là F-105 Thunderchief, một mẫu máy bay tấn công hạng nặng, công nghệ cao, tương tự như F-35 ngày nay. Và nó cũng được kỳ vọng là có thể đánh bại các máy bay chiến đấu của đối phương.

      Tuy nhiên, trên thực tế, F-105 không khác gì F-35. Nó vòng tránh quá chậm chạp để có thể đánh bại được các tiêm kích MiG-21 do Nga chế tạo, trong khi đây lại là đối thủ chính của F-105 lúc bấy giờ.

      Vì vậy, Không quân Mỹ đã phải dày công nghiên cứu những chiến thuật đặc biệt để F-105 có thể sống sót khi giao chiến.

      [​IMG]
      [​IMG]
      F-35 (trên) được cho là có nhiều điểm tương đồng về cấu tạo và gặp phải những vấn đề tương tự như F-105.

      F-35 và F-105 có nhiều điểm tương đồng tới mức khó tin. Trong một bài viết năm 2004, chuyên gia phân tích hàng không vũ trụ Australia Carlo Kopp nhận định:

      "F-105 và F-35 đều là máy bay chiến đấu tấn công cỡ lớn, 1 chỗ ngồi, 1 động cơ, trang bị loại động cơ hiện hành mạnh nhất, có khối lượng rỗng rơi vào khoảng hơn 12.000kg và sải cánh trên 10m.

      Cả 2 đều có khoang vũ khí trong thân và nhiều mấu cứng bên ngoài thân để treo vũ khí cùng các thùng dầu phụ. Chúng ước tính có bán kính tác chiến vào khoảng 400 hải lý.

      Hai máy bay đều không đạt tiêu chuẩn tỷ lệ lực đẩy trên khối lượng hay khả năng cơ động cần thiết đối với các máy bay đánh chặn và máy bay chiếm ưu thế trên không vào thời kỳ hoạt động tương ứng của từng loại".

      Khả năng tàng hình có giúp F-35 sống sót?

      Theo Kopp, Không quân Mỹ trang bị 83 chiếc F-105 và đã thiệt hại không dưới 334 chiếc trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1965-1970. Trong đó, các tiêm kích MiG của bộ đội Bắc Việt Nam đã bắn hạ 22 chiếc F-105.

      Mặc dù F-105 cũng bắn hạ được ít nhất 27 chiếc MiG (tương đương với con số bị thiệt hại) nhưng Lầu Năm Góc không hài lòng với kết quả này.

      [​IMG]
      F-105 bộc lộ nhiều điểm yếu khi đối đầu với MiG-21 Việt Nam.

      Để cải thiện chiến thuật tác chiến, năm 1969, Không quân Mỹ đã tiến hành các trận không chiến giả định giữa F-105 và một chiếc MiG-21 cũ của Iraq, trong khuôn khổ một chương trình mang tên "Have Doughnut" của Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ.

      Viên phi công lái MiG-21 đã đào thoát sang Israel cùng chiếc máy bay và người Israel đã rất hào phóng cho Mỹ mượn chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ, cơ động này để nghiên cứu.

      Song, cuộc thử nghiệm không diễn ra suôn sẻ với F-105. Nếu thời gian giao chiến kéo dài, khả năng chiến đấu của chiếc máy bay sẽ sụt giảm nghiêm trọng do mất năng lượng và suy yếu khả năng cơ động.

      Nó được khuyến cáo nên tránh cận chiến kéo dài với MiG-21, thay vào đó nên dùng chiến thuật áp sát và tấn công nhanh từ phía sau.

      Trong trận đấu giả định với F-16, phi công F-35 cũng đề cập tới vấn đề tương tự.

      Tuy nhiên, trong khi F-105 có ưu thế về tốc độ bay thẳng đối với hầu hết các đối thủ thì F-35 ngày này còn chậm chạp hơn cả các máy bay chiến đấu của Sukhoi (Nga), Thẩm Dương và Thành Đô (Trung Quốc).

      May thay, F-35 là máy bay "tàng hình" với những đặc điểm thiết kế giúp nó tránh bị các cảm biến tầm xa của đối phương phát hiện trong những tình huống nhất định.

      Nếu F-35 muốn sống sót trong các cuộc chiến tương lai, người vận hành nó phải đưa ra được những chiến thuật có thể tận dụng lợi thế này.

      Theo Kopp, "yếu tố quyết định đối với F-35 trong cuộc chiến sẽ là khả năng tàng hình có hạn của nó".
  2. kakalot_vn

    kakalot_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2012
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    2
    Hỏi ngu: Các bác cho e hỏi tại sao Mẽo lại điều F22 ra làm một việc "nhẹ nhàng" là chặn máy bay ném bom chiến lược Ngố. Việc này chỉ cần sử dụng F-16, F15, F18 là "dư sức". Theo e biết thì F22 chứa một loạt công nghệ quân sự tuyệt mật, "phô trương" thế nhỡ lộ bí mật thì sao :-?

    Mới coi cái clip, thật không thể tin được
  3. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Máy bay ném bom chiến lược quái gì toàn hàng SIGINT ( tình báo điện tử ) đó bạn , chả có bom đạn nào sất mà bên trong lắp toàn thiết bị chặn bắt tín hiệu điện tử đối phương để phân tích
    F-22 bay lên đánh chặn máy bay ném bom Nga thì cũng đồng nghĩa với 1 cuộc chiến tác chiến điện tử cấp độ cao xem Link-16 có bị dễ dàng thu bắt không hoặc LPI trên radar tốt không ?
    Còn nếu vẫn mang đám old-gen lên intercept thì F-22 nên để dành đánh nhau với alien còn hơn , công nghệ tuyệt mật để nằm trên giấy hử ?
  4. hoangtungtungbkx

    hoangtungtungbkx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2015
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    282
    Cái Clip này đúng hàng dùng cho bọn Siêu quay tay đệ của Alú tiên sinh dùng :) Thì sướng phải biết .:))
  5. thanhvy6

    thanhvy6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2011
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    313
    He he, cứ tưởng thật.
    [​IMG]
  6. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Thales Visionix thất bại trong vụ khởi kiện 2 công ty Mỹ Rockwell Collins và Israel Elbit vì đã ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ ra tòa án Mỹ , tòa án Mỹ đã phán quyết 2 công ty này không ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ về phát triển hệ thống hiển thị thông tin trên mũ ( HMDS ) , sau khi quyết định này đưa ra thì Thales Visionix cũng không tham gia phát triển và sản xuất mũ mới cho Lockheed Martin F-35 Lightning II
    Điều này không lạ vì các hệ thống tư pháp Mỹ luôn bênh gà nhà chằm chặp và luôn đưa ra phán quyết có lợi cho các tập đoàn của Mỹ
    souri, beta22halosun thích bài này.
  7. MafiaMichelHung

    MafiaMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2014
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    93
    cách đây vài hôm Anh chỉ dùng Typhoon đuổi ném bom Nga còn Mỹ chơi F22 vì muốn thử nghiệm vài ứng dụng mới nâng cấp
  8. hoangtungtungbkx

    hoangtungtungbkx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2015
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    282
  9. Phi_Ho

    Phi_Ho Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2015
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    27
    F-35 gặp vấn đề, tại sao Mỹ không sản xuất thêm F-22?
    Đức Anh | 20/09/2015 13:30

    2
    [​IMG]
    Tiêm kích F-22 Raptor của Không quân Mỹ
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    Xe tăng “tốt nhất TG” của Đức không bắn thủng được giáp T-80

    Mặc dù F-35 nhận được rất nhiều lời phàn nàn nhưng Lầu Năm Góc khó lòng nối lại dây chuyền sản xuất F-22 vì công nghệ trên tiêm kích này đã trở nên lạc hậu.
    Không đối đầu trực diện, TQ vẫn có cách làm tê liệt F-22 và F-35
    F-35 vẫn còn nhiều khiếm khuyết

    Ngày 15/9, Thủy quân lục chiến Mỹ nhận xét biến thể F-35B vừa đưa vào sử dụng chưa thực sự sẵn sàng làm nhiệm vụ. J. Michael Gilmore, Giám đốc thử nghiệm của Lầu Năm Góc cho biết, F-35B mới chỉ đáp ứng được 50% yêu cầu hoạt động trong khi tối thiểu phải là 80%.

    Tuyên bố của ông Gilmore càng làm cho tương lai của dự án F-35 trở nên tồi tệ hơn. Trong bối cảnh đó, người ta lại đặt ra câu hỏi, tại sao Lầu Năm Góc không nối lại dây chuyền sản xuất tiêm kích tàng hình F-22 Raptor?

    Tướng Herbert J. Carlisle, Chỉ huy hoạt động Không quân Mỹ từng nói, ông rất mong muốn dây chuyền sản xuất F-22 được nối lại. “Tôi mơ về nó mỗi đêm”, ông trao đổi với các phóng viên bên lề hội nghị Hiệp hội Không quân.

    Thực tế, F-22 là một trong những tiêm kích đáng gờm nhất thế giới, nó sở hữu cảm biến tiên tiến cùng tính năng tàng hình ưu việt. Raptor là nòng cốt trong sức mạnh chiếm ưu thế trên không của Mỹ.

    Nhiều người cảm thấy tiếc khi Mỹ kết thúc chương trình F-22 quá sớm. Lầu Năm Góc đã ngưng sản xuất F-22 ở con số 187 chiếc.

    Mặc dù ngưng sản xuất nhưng Lockheed Martin vẫn bảo quản dây chuyền sản xuất F-22 để dự phòng. Bên cạnh đó, dây chuyền vẫn hoạt động cầm chừng để cung cấp linh kiện thay thế cũng như nâng cấp về sau.

    Phi đội F-22 Raptor đã lạc hậu và khó lòng đáp ứng được các mối đe dọa trong tương lai

    F-22 đã trở nên lạc hậu

    Hiện tại Raptor là tiêm kích tàng hình số 1 của Mỹ, nhưng nếu nối lại việc sản xuất F-22 sẽ khiến Không quân Mỹ gặp rắc rối trong tương lai.

    Một trong những vấn đề lớn với F-22 là công tác bảo trì. Gần đây, một cựu chỉ huy không quân tiết lộ rằng, ông cùng các cộng sự từng gặp rắc rối trong việc tìm kiếm linh kiện chính xác cho F-22.

    Nguyên nhân là vì dây chuyền chính đã đóng cửa, các công đoạn phụ khó lòng đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe trên chiếc tiêm kích này.

    Do đó, nếu Không quân Mỹ muốn nối lại sản xuất F-22, họ phải đầu tư rất nhiều tiền để khôi phục dây chuyền. Nghĩa là, muốn nối lại dây chuyền Raptor cần khá nhiều thời gian chuẩn bị.

    Yếu tố thứ hai cần xem xét là hệ thống điện tử. Ngay khi Không quân Mỹ chính thức đưa F-22 vào hoạt động năm 2005, hệ thống điện tử trên Raptor đã không còn phù hợp với thời đại.

    Mặc dù là tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ nhưng đáng buồn là máy tính trên chiến đấu cơ này lại là sản phẩm của thập niên 1990.

    Bộ vi xử lý của F-22 chỉ có tốc độ 25 Mhz, trong khi tốc độ vi xử lý của Iphone 6 lên đến 1,4 Ghz (gấp 56 lần). Sở dĩ tiêm kích này dùng bộ vi xử lý kém là vì từ giai đoạn thiết kế đến sản xuất quá dài, trong khi công nghệ điện tử thay đổi một cách chóng mặt.

    Bên cạnh đó, phần mềm điều khiển của F-22 rất khó nâng cấp, điều này lý giải tại sao việc tích hợp tên lửa AIM-9X và AIM-120D lại rất khó khăn.

    Nếu muốn khôi phục sản xuất, Không quân Mỹ phải cập nhật toàn bộ hệ thống điện tử mới và cần rất nhiều kinh phí để thực hiện điều đó. Trong bối cảnh giảm ngân sách thì rõ ràng đây không phải là giải pháp khả thi.

    Yếu tố thứ ba cần xem xét là kết cấu khung máy bay. Thiết kế của Raptor bắt nguồn từ thập niên 1980, trong khi chiến đấu cơ này đã hoạt động tròn một thập kỷ.

    Công nghệ tàng hình trên F-22 đã cũ, động cơ, hệ thống điện tử, kết cấu khung máy bay đã có một chặng đường phát triển dài kể từ khi dự an Raptor được khởi động.

    Nếu Mỹ đầu tư hàng chục tỷ USD để nối lại sản xuất F-22, không có gì đảm bảo những công nghệ hiện có sẽ đảm ứng được các mối đe dọa trong tương lai. Đến năm 2035, F-22 đã có 30 năm hoạt động, khi đó, hầu hết các hệ thống của nó đã trở nên lỗi thời.

    Không quân Mỹ sẽ phạm sai lầm nếu nối lại sản xuất F-22, công nghệ hiện tại của Raptor rõ ràng không phù hợp với các mối đe dọa ở năm 2030. Đặc biệt, so với tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 của Nga, hay J-20 của Trung Quốc thì F-22 đã lạc hậu.

    Thực tế, Không quân Mỹ bắt đầu đặt nền móng cho chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo trong dự án FX. Thông tin về dự án vẫn chưa được công bố, nhưng chắc chắn nó được thiết kế để chống lại các nguy cơ trong tương lai.

    http://soha.vn/quan-su/f-35-gap-van-de-tai-sao-my-khong-san-xuat-them-f-22-20150918222521657.htm
    --- Gộp bài viết: 21/09/2015, Bài cũ từ: 21/09/2015 ---
    Rõ ràng rồi, F-35 là dự án tốn kém rác rưởi, đốt tiền tham nhũng nhất lịch sử quân sự, còn F-22 tuy có nhiều tính năng hoàn thiện, nhưng nó chỉ là máy bay tốt nhất ở thập niên 1990 mà thôi, vì lúc đó ko có loại nào so sánh được, còn giờ khung thân vừa lão hóa, điện tử vừa lỗi thời, quy trình sản xuất đóng cửa, mà nếu có làm mới thì cũng chỉ dựa trên những cái cũ, vì nó vẫn đi theo kiến thức thiết kế của thế kỉ 20, thì làm sao sánh tích hợp được với các thiết kế mới toanh như AIM-120D, AIM-9X, bộ vi xử lý mà còn thua cả Iphone 5, F-22 Mỹ tự gọi là máy bay tàng hình, điều khôi hài là máy bay tàng hình mà lại ko có công nghệ RAM trên đó !? , làm sao mà so sánh được với J-20, T-50, J-31. Thành ra từ đây cho tới khi Gen 6 Mỹ ra đời, thì Nga và TQ thậm chí Châu Âu vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trên bầu trời
    --- Gộp bài viết: 21/09/2015 ---
    Gen 5 stealth nhất thế giới (theo số liệu những năm 2006-2011) nhưng lại ko có RAM

    Những hình ảnh F-22 bay vần vũ, tung flares tuyệt đẹp đều đã qua PTS nát nước, khi lộ ra những ảnh F-22 nghỉ ngơi mặt đất, mới thấy rõ nó thô kệch như thế nào, bởi nó ko hề có lớp RAM nào cả

    [​IMG]

    độ thô kệch ko kém loại F-15 cũ
    F-15J
    [​IMG]

    và sau khi đã phết RAM
    F-15SE
    [​IMG]

    F/A-18E/F
    [​IMG]

    F/A-18 SH

    [​IMG]


    --- Gộp bài viết: 21/09/2015 ---
    Dự án phết RAM lên F-22 đã bị hủy bởi vì RAM của F-22 có thể bị........ hỏng do mưa !!!!

    F-22s’ radar-absorbing coatings could be damaged by raina claim the Air Force denie

    http://www.wired.com/2012/11/f-35-gets-stealthier/
    --- Gộp bài viết: 21/09/2015 ---
    J-20/31, T-50, F-35 đều có RAM, nhìn khung thân ko hề thô kệch như F-22

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 21/09/2015
  10. hoangtungtungbkx

    hoangtungtungbkx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2015
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    282
    F- 50 của anh Mẽo;;)

    [​IMG]

    =))
    cyber01, beta22, convitbuoc2 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này