1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Phi_Ho

    Phi_Ho Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/09/2015
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    27
    Su-30SM có thể chiến thắng F-22 trên bầu trời Syria?
    Đức Anh | 23/09/2015 07:45

    1
    [​IMG]
    F-22 (trên) chỉ có lợi thế khi không chiến tầm xa trong khi Su-30SM (dưới) nắm nhiều ưu thế ở tầm gần.
    Chia sẻ:

    [​IMG]
    5 "sát thủ" trong tay quốc gia có kho vũ khí hạt nhân thứ 3 TG

    Tiêm kích Su-30SM có rất ít khả năng giành chiến thắng khi đối đầu với F-22 ở cự ly xa, nhưng trong không chiến quần vòng, cơ hội lại chia đều cho cả hai chiến đấu cơ.
    Máy bay tiếp dầu Nga xuất hiện tại Syria?
    Theo National Interest, Nga đã triển khai ít nhất 4 tiêm kích Su-30SM - biến thể nâng cấp hiện đại nhất của dòng Su-30 đến Latakia, Syria.

    Việc triển khai chiến đấu cơ là một phần trong gói hỗ trợ quân sự của Moscow dành cho Damascus nhằm giúp nước này chống lại bất ổn, đặc biệt là sự bành trướng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

    Trước thông tin Nga triển khai Su-30SM, nhà phân tích quốc phòng Dave Majumdar cho rằng, mục đích của Nga nhằm trợ giúp chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đối phó với IS, nhưng nếu không nhận được sự phối hợp của Mỹ có thể sẽ dẫn đến một cuộc đụng độ vô ý giữa hai bên.

    Do vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã gọi điện cho người đồng cấp Sergei Shoigu để bàn về các hoạt động quân sự của Nga tại Syria. Trong khi đó, một vị thư ký quốc phòng cho biết, khu vực hoạt động của Nga chồng lấn lên vùng của Mỹ.

    Ông Majumdar nhận định, mặc dù các quan chức quốc phòng hai nước sẽ tìm cách để không xảy ra một cuộc đụng độ ngoài ý muốn, nhưng nếu Su-30SM vì một lý do nào đó bất ngờ chạm trán F-22 Raptor thì điều gì sẽ xảy ra?

    Liệu máy bay chiến đấu thế hệ 4++ của Nga có cơ hội nào trước tiêm kích tàng hình thế hệ 5 số một thế giới của Mỹ hay không?

    [​IMG]
    F-22 tỏ ra có nhiều lợi thế hơn Su-30SM trong không chiến
    F-22 rất mạnh trong không chiến tầm xa...

    Việc Nga triển khai Su-30SM đến Syria là một lựa chọn hợp lý, ông Majumdar nhận định.

    Chiến đấu cơ này mang tải trọng vũ khí rất lớn, tầm bay xa. Su-30SM là một tiêm kích đa nhiệm thực hiện tốt cả nhiệm vụ đối không và đối đất, nó có thể hoạt động độc lập mà không cần máy bay hộ tống riêng biệt.

    Su-30SM được thiết kế với 2 phi công điều khiển, điều này đặc biệt hữu ích trong các nhiệm vụ phức tạp. Ông Majumdar lập luận, Su-30SM là một chiến đấu cơ rất có năng lực, nhưng nó có rất ít cơ hội khi đối đầu với F-22, đặc biệt là trong tình huống không chiến ngoài tầm nhìn.

    F-22 có lợi thế lớn về khả năng tàng hình cùng hệ thống cảm biến tiên tiến. Về mặt lý thuyết, F-22 sẽ bắn hạ Su-30SM trước khi nó kịp nhận ra sự có mặt của chiến đấu cơ Mỹ.

    Trong các chương trình huấn luyện không chiến, Không quân Mỹ thường sử dụng phi đội 4 tiêm kích F-22 chống lại 20 chiến đấu cơ đối phương.

    [​IMG]
    F-22 bay kèm MiG-29N
    ... nhưng lại yếu thế ở không chiến tầm gần

    Tuy nhiên F-22 đã có thời gian sử dụng 10 năm, trong khi Su-30SM lại mới được đưa vào hoạt động nên khoảng cách về hệ thống điện tử giữa hai chiến đấu cơ này có thể không khác biệt quá lớn.

    Mặt khác, mã nguồn phần mềm của Raptor rất khó nâng cấp nên nó chưa thể sử dụng những tên lửa mới nhất của Mỹ, trong khi Su-30SM có thể sử dụng tất cả những tên lửa hiện đại nhất của Nga hiện nay.

    Nếu F-22 không thể tiêu diệt Su-30SM ở tầm xa, khi đó Raptor sẽ bất lợi nếu rơi vào không chiến tầm gần. Tiêm kích của Nga được trang bị động cơ kiểm soát vector lực đẩy mang lại khả năng cơ động tuyệt vời.

    F-22 cũng được trang bị động cơ tương tự nhưng nó phải sử dụng tên lửa không đối không tầm gần thế hệ cũ AIM-9M được đưa vào sử dụng từ năm 1982. Raptor không thể bắn loại hiện đại nhất là AIM-9X do khó khăn trong việc nâng cấp phần mềm điều khiển.

    Còn Su-30SM với tên lửa không đối không tầm gần R-73M, đặc biệt, tên lửa tương thích với hệ thống nhắm mục tiêu trên mũ bay, cho phép phi công khóa mục tiêu bằng cái lắc đầu.

    Điều đáng buồn là tiêm kích hiện đại nhất của Mỹ lại không được trang bị mũ bay tích hợp, F-22 buộc phải hướng mũi máy bay về phía đối phương mới khóa được mục tiêu. Đây là một bất lợi lớn trong không chiến quần vòng cự ly gần.

    Không quân Mỹ hiểu rõ hạn chế này, nhưng chương trình nâng cấp F-22 với mũ bay tích hợp dự kiến đến năm 2020 mới hoàn thành.

    Một lợi thế khác của Su-30SM là hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại IRST, tiêm kích Nga có thể lần ra dấu vết của F-22 ngay cả khi nó áp dụng cơ chế tàng hình.

    Ông Majumdar kết luận, một cuộc đụng độ giữa chiến đấu cơ Nga - Mỹ tất nhiên là không có lợi cho cả hai bên, nhưng các phân tích trên cho thấy, F-22 không phải là kẻ thống trị bầu trời trong mọi hoàn cảnh.

    http://soha.vn/quan-su/su-30sm-co-the-chien-thang-f-22-tren-bau-troi-syria-20150922225204098.htm
  2. Takamiya

    Takamiya Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2007
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    50
    Thêm vài cái hư cấu cho mọi người thêm phấn đấu nè

    Trang nguồn: http://www.flankers-site.co.uk/modl_flankercat.html

    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]

    Đấu với nhau có thể có động lực phát triển thiệt nhưng kết hợp được thì vui biết mấy.
    hoangtungtungbkx thích bài này.
  3. thienvutb20

    thienvutb20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Bài viết:
    776
    Đã được thích:
    324
    cyber01, beta22convitbuoc thích bài này.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.728
    Ghế phóng nào cũng tiềm ẩn nguy cơ bẻ gảy cột sống phi công cả. Nếu phi công quá nhẹ cân và đang bay chậm sẽ khiến liều phóng cấp cho nó một gia tốc quá tải lớn gây chấn thương cột sống cổ, nơi yếu nhất khi chịu quá tải. Nếu làm nó phóng tốt ở tốc độ thấp thì khi bay nhanh nó lại đek ném nổi thằng pilot cả tạ ra khỏi buồng lái. Phi công Mỹ mà kiếm thằng dưới 62kg thì e khó lắm. Phi công VN còn khó.
    beta22, hk111333, cyber011 người khác thích bài này.
  5. convitbuoc

    convitbuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    914
    Còn góc phóng nữa bác ợ....nếu cứ cố ném 90 độ thì chết là chắc...:D...:D..chỉ cần ném tránh cái đuôi là được rồi mà con này hai đuôi không lo lắm...:D...:D
    cyber01 thích bài này.
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    F-35 tiếp tục là máy bay tàng hình duy nhất của Mỹ cho tới thời điểm hiện tại, F-22 ko thể phết RAM do cứ phết thì phải bôi lại bởi vì bề mặt thiết kế bằng nhôm

    The F-35's approach to radar-absorbent material (RAM) is more reliable than that of any earlier warplane .The F-22's surfaces are made of aluminum, which are covered in RAM that must constantly be reapplied. This is, of course, a nightmare for maintenance crews

    http://www.popularmechanics.com/mil...-tech-vs-americas-stealth-warplanes-13506974/
  7. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Su-35K vs F-35

    Trong tương lai sắp tới, tại Châu Á TBD, Su-35K của TQ sẽ áp dụng những công nghệ mới nhất theo truyền thông TQ, như IRST mới, thêm hệ thống DRFM, thêm AAMBVR, còn theo truyền thông Mỹ, F-35 sẽ nâng cấp radar APG81 và kết hợp ESM ASQ-239 để hỗ trợ APG-81 gây nhiễu thay cho mồi kéo ALE-55 vốn cồng kềnh và kém cơ động khi không chiến, bởi F-35 ko thể nào mang ECM pod ra ngoài như F-15/16, lắp AIM-120D nếu fix được lỗi động cơ.....Cả 2 có thể tám lạng nửa cân nếu xét về những thông số sau đây ?! lưu ý là mọi cấu hình đang xét trong tương lai


    Su-35K có thể được trang bị IRST EORD-31 soi được cả F-22 ở phạm vi 110km

    http://www.janes.com/article/53064/beijing-tech-show-highlights-advances-in-chinese-fighter-sensors

    Su-35K chắc chắn sử dụng được R-27ET phiên bản nâng cấp phạm vi tăng lên 84-120 km, vốn dĩ đang sử dụng cho J-11B và Su-27/30. Bởi vì trong tương lai, nếu radar APG-81 cải tiến được khả năng Jamming, thì các loại tên lửa R-77/37/PL-12/15 đều gặp khó khăn nhất định, do radar APG-81 gây nhiễu ở khu vực X-band, là vu vực của FCR (Irbis-E) và seeker head (R-77/PL-12) của hầu hết các máy bay Nga, TQ sử dụng (trừ J-11B và MiG-31).

    Tuy nhiên loại BVR IR seeker như R-27ET lại ko cần quan tâm tới khả năng EW, jamer của hệ thống trên F-35, bởi vì nó chỉ cần bám theo tín hiệu hồng ngoại mà thôi, F-35 lại ko có loại công nghệ và vũ khí tương tự, EODAS chỉ dùng để nhắm và dẫn đường đánh mục tiêu dưới đất, mặc dù quảng cáo là nhắm được mục tiêu trên trời, nhưng ko có AIM nào tích hợp được, tầm bắn của AIM-9X Block II cũng quá ngắn chưa tới 90km

    http://theguardiansoftheskies.weebly.com/sukhoi-30-mki.html
    http://www.fighter-aircraft.com/sukhoi-su-30mki.html
    http://www.cassindia.com/inner_page.php?id=52&&task=military

    Ngoài ra Su-35K sẽ được trang bị tên lửa PL-15, tầm bắn 160-200km hoặc R-37M tầm bắn 280-300km. Do vậy F-35 hoàn toàn ko có cơ hội sống sót trước đòn BVR cuar Su-35K


    http://www.popsci.com/chinese-air-to-air-missile-hits-targets-spooks-usaf-general
    http://www.deagel.com/Air-to-Air-Missiles/K-37M_a002545001.aspx
    http://www.heritage.org/research/re...stealth-fighter-developments-mean-for-america


    F-35 mặc dù có lợi thế radar AESA, có khả năng nhảy tần nhanh, soi Su-35 mà RWR Su-35 khó nhận biết, tuy nhiên......F-35 lại gặp 1 vấn đề rất quan trọng, vì ko có ECM, nên F-35 phải sử dụng tới 2 hệ thống điện tử để gây nhiễu là ASQ-239 sau khi phát hiện mối đe doạ, sẽ truyền thông tin cho APG-81 triển khai gây nhiễu, nhưng với điều kiện phải có đủ công suất, và chỉ gây nhiễu ở bề mặt phía trước, hơn nữa góc quét rất hẹp chỉ 120 độ (60 độ trái và 60 độ phải), hơn nữa, sẽ rất khó để phát hiện gây nhiễu nhiều tên lửa cùng 1 lúc, do các tên lửa đa hệ dẫn như PL-15/R-77-1/M ARH, R-27ET IR và R-27ER SARH

    Vấn đề công suất đặt ra khó khăn cho F-35 trong tương lai, bởi vì như vậy thì phải thiết kế lại toàn bộ radar APG-81, ở radar APG-77 có tới 1500 TRM đạt được 20 kW công suất đỉnh, phạm vi xa nhất đạt 210 km, trong khi đó APG-81 chỉ có 1000 TRM, phạm vi xa nhất là 150 km, chắc chắn ko thể nào đạt được công suất như APG-77, điều này cũng cho thấy, radar PESA vẫn có điểm mạnh trước radar AESA, vì cùng 1 công suất 20 kw nhưng Irbis-E đạt được tới 400 km phạm vi.






    http://www.readperiodicals.com/201006/2084876461.html
    http://militaryrussia.ru/forum/download/file.php?id=28256.
    https://comprehensiveinformation.wordpress.com/
    http://www.deagel.com/Aircraft-Warners-and-Sensors/ANAPG-81_a001381001.aspx
    http://www.deagel.com/Aircraft-Warners-and-Sensors/ANAPG-77_a001562001.aspx

    Đối với mục tiêu phía sau, F-35 có thể phải sử dụng ALE-55 của F-16/18 để đánh lừa, do F-35 ko thể đeo ECM pod ở ngoài, mà phải dựa vào ESM + FCR để jam, nên muốn phòng vệ từ phía sau, chỉ còn phương pháp này, tuy rất tốn kém, vì mồi ALE rất dễ bị tên lửa bắn trúng, ở phía sau hoặc dưới bụng, F-35 hoàn toàn ko được bảo vệ, vì thế nếu tên lửa bắn nổ ALE thì F-35 chỉ có đường gạt cần chạy Mach 1.6 để thoát đám AAM >Mach 3. Đối với MALD-J cũng tương tự, MALD-J chỉ sử dụng để đánh lừa SAM mặt đất và cũng chỉ dùng 1 lần để thoát thân, nếu mang ở ngoài thì được 5 quả nhưng sẽ tăng RCS, điểm yếu của đám decoy Mỹ là mỗi quả chỉ giả được 1 tín hiệu máy bay duy nhất, nó ko như DRFM có thể giả nhiều mục tiêu xung quanh máy bay

    Su-35K còn được trang bị hệ thống DRFM SAP-518, được chứng minh là có hiệu quả cao trước dòng AIM-120 tại Mã Lai, vốn dĩ sử dụng I-band đã dễ bị gây nhiễu bởi hệ thống ECM cũ L005/5S. Tầm bắn của AIM-120D trên thực tế chỉ có 110km, ngắn thứ nhì trong số các AAMBVR hiện đại, loại Meteor thì lại dễ vượt qua hệ thống L005S của Nga vì nó trang bị đầu dò X-band

    http://www.ausairpower.net/APA-Flanker-Radars.html
    http://kret.com/en/news/3544/
    http://aviationweek.com/awin/us-navy-aims-curb-enemy-jamming
    http://www.ausairpower.net/APA-NOTAM-05072010-1.html
    http://jakartagreater.com/su-30-mkm-malaysia-berjaya/
    http://foxtrotalpha.jalopnik.com/the-pentagons-flying-decoy-super-weapon-is-about-to-get-1669729445

    --- Gộp bài viết: 12/10/2015, Bài cũ từ: 12/10/2015 ---
    Như vậy có thể thấy, F-35 trong mọi hoàn cảnh từ hiện tại tới tương lai, đều ko thể là đối thủ của Nga, TQ.

    F-35 được thiết kế, dù áp dụng nhiều công nghệ tối tân, nhưng chỉ dành cho đối đất, nó hoàn toàn thua kém tất cả các loại máy bay hệ 4 của Nga, TQ, Âu. Hệ thống điện tử, bảo vệ của nó chỉ dành cho 1 trận đánh
    Lần cập nhật cuối: 12/10/2015
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Nói về không chiến tầm gần thì bằng thừa, F-35 vốn dĩ là máy bay kém dogfight, độ cơ động kém thua cả F-16, F-4 và MiG-21, khả năng cơ động của F-35 là kém nhất trong lịch sử, có lẽ chỉ hơn đám F-100-109



    http://www.realcleardefense.com/art...f-4_and_f-35_would_never_dogfight_108180.html

    Với việc chỉ mang có 2 AIM-9X, việc WVR sẽ gặp khó khăn rất nhiều, vì AIM-9X tầm bắn ngắn hơn chỉ 26 km, FOV 90 độ so với R-73M2 (1 số nguồn nói là R-74M2/ME) tầm bắn 40km, FOV lên tới 120 độ, có khả năng IIR, LOAL, all-aspect tương đương AIM-9X nhưng lại bắn xa hơn, trong tầm dogfight ngoài R-73M2, Su-35K còn lựa chọn khác là PL-10 tuy tầm bắn ngắn hơn (20km), nhưng tính năng tương đương Python 4 và AIM-9X

    https://defenseissues.wordpress.com/2015/10/11/pak-fa-vs-f-22/
    http://www.enemyforces.net/missiles/r_73.htm
    http://www.deagel.com/Air-to-Air-Missiles/RVV-MD_a001033002.aspx
    http://www.deagel.com/Air-to-Air-Missiles/AIM-9X-Sidewinder_a001166003.aspx
    http://su-27flanker.com/weapon/r-73-vympel-nato-aa-11-archer/#
    http://falconbms.xobor.de/t27f9-Russland-erhoeht-Reichweiten-seiner-A-A-missiles.html
    --- Gộp bài viết: 12/10/2015, Bài cũ từ: 12/10/2015 ---
    F-35 có trang bị HMDS, Su-35K chắc chắn cũng sẽ có, tuy nhiên, với thiết kế khoang lái và HMDS nặng nề, khó chịu như pilot kêu ca, F-35 sẽ khó khăn khi tác chiến dogfight, nếu lúc đó F-35 đã khắc phục được mũ bay, tuy nhiên việc thiết kế khoang lái lại là 1 việc khó vì đã lỡ sản xuất hơn 100 chiếc rồi, tóm lại lúc đó F-35 chỉ có dưới 50% chiến thắng trước Su-35K mà thôi dù ở dogfight hay WVR, BVR
    Lần cập nhật cuối: 12/10/2015
  9. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
  10. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Báo Mỹ: F-22 và F-35 mất uy vì lỗi con người
    (Vũ khí) - Dù được đánh giá là những tiêm kích hàng đầu thế giới nhưng cả F-22 và F-35 của Mỹ đều không thể phát huy hết sức mạnh do lỗi của con người.
    Nhận định này được chuyên gia quân sự Dave Majumdar viết trên tạp chí National Interest cho biết. Cụ thể, chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 Raptor đang không phát huy được đầy đủ tiềm năng của mình do không có các loại vũ khí tốt và mới nhất.

    Vị chuyên gia này phân tích: "F-22 Raptor hiện nay đang là chiến đấu cơ tốt nhất của Mỹ nhưng nó lại không được sử dụng các loại vũ khí xứng tầm.

    Trong khi không quân đang tìm cách tích hợp vào F-22 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120D và thậm chí cả phiên bản tên lửa dẫn đường bằng radar mới nhất, các loại tên lửa này đều dễ dàng bị vô hiệu hoá bởi những hệ thống tác chiến điện tử của đối phương, cũng như không có gì nổi trội hơn các tên lửa của Nga và Trung Quốc".

    Trong khi đó, Nga đang có tên lửa không đối không tầm xa R-37M trang bị cho các máy bay đánh chặn siêu âm MiG-31BM, được cho là vô cùng đáng sợ. Ngoài ra, quân đội Nga cũng phát triển một biến thể mới có số hiệu izdeliye 810 dành riêng cho các máy bay thế hệ 5 PAK FA.

    [​IMG]
    Siêu tiêm kích F-22 của Không quân Mỹ.
    Với Trung Quốc, nước này vừa thử nghiệm tên lửa tầm xa không đối không mới nhất PL-15 . Rõ ràng, đây là một loại vũ khí cực kì nguy hiểm cho các máy bay Mỹ và có thể khiến cho hoạt động triển khai tấn công tầm xa của không quân nước này gặp khó khăn hơn.

    Chuyên gia Majumdar nhấn mạnh, từ lâu, Mỹ đã thất bại trong việc trang bị vũ khí thích hợp cho các máy bay hiện đại nhất của mình. Ví dụ như khi máy bay McDonnell Douglas F-15A Eagle được biên chế năm 1976, nó vẫn sử dụng vũ khí của mẫu F-4 Phantom II.

    Chỉ đến năm 1991, không quân Mỹ mới ra mắt các loại tên lửa không đối không thích hợp và phát huy đủ sức mạnh của F-15A Eagle.

    Trong khi F-22 không thể phát huy hết sức mạnh của mình do không được trang bị vũ khí tối tân thì với tiêm kích F-35B, sức mạnh cơ bắp của dòng chiến đấu cơ này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khoang vũ khí quá bé.

    Thông tin này được Văn phòng Chương trình F-35 của Lầu Năm góc cho biết, theo đó, khoang vũ khí bên trong của F-35B quá nhỏ để có thể mang đủ số lượng bom đường kính nhỏ II (SDB II) như kế hoạch ban đầu, vì vậy sức mạnh của F-35B bị ảnh hưởng rất lớn.

    Theo thiết kế ban đầu, F-35B được trang bị 8 quả bom SDB II bên trong khoang vũ khí, tuy nhiên F-35B có khoang vũ khí bên trong nhỏ hơn nhiều so với F-35A và F-35C do có thiết kế phục vụ cất cánh ngắn - hạ cánh thẳng đứng nên phiên bản này chỉ có thể mang 4 quả thay vì 8 quả SDB II như thiết kế ban đầu.

    Bom SDB II có tên đầy đủ là GBU-53/B SDB II là sản phẩm của Công ty Raytheon. Việc tích hợp bom SDB II với máy bay F-35 có ý nghĩa rất quan trọng, bởi bom SDB II sẽ tạo ra cho F-35 khả năng tác chiến chưa từng thấy bởi khả năng tấn công chính xác các mục tiêu di chuyển trên chiến trường trong mọi điều kiện thời tiết.

    SDB II được thiết kế để được mang trên các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm của Không quân Mỹ, bao gồm F-15E, biến thể F-35B của Thủy quân Lục chiến, biến thể F-35C của Hải quân.

    Ngoài ra, bom SDB II còn tương thích với cả các chiến đấu cơ của Không quân Mỹ như F-35A, F-22A và F-16C/D cũng như biến thể F/A-18 của Hải quân.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bao-my-f-22-va-f-35-mat-uy-vi-loi-con-nguoi-3289524/
    --- Gộp bài viết: 20/10/2015, Bài cũ từ: 20/10/2015 ---
    Đúng là báo Mỹ, phân tích chuẩn xác điểm yếu điểm mạnh. Phải biết địch biết ta mới động thủ được chứ, như báo chí VN, Nhật, Đài toàn dìm hàng Nga, TQ là chủ yếu.

    F-15 tới tận năm 1991 khi đánh nhau với MiG, Mirage Iraq vẫn dùng AIM-7 từ thời CTVN, F-22 thì không có RAM mà vẫn gọi là máy bay tàng hình !, AAMBVR AIM-120C7/C8 (D) và AAM WVR AIM-9X cũng ko dùng được, cũng ko có HMDS, F-22/35 là máy bay Gen 5 lại ko có hệ thống ECM hoặc DRFM như hệ Gen 4+/4,5 Su-35, MiG-35, J-11D, F/A-18E/F
    Lần cập nhật cuối: 20/10/2015

Chia sẻ trang này