1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Radar AESA ko thể dùng làm Jamming, đọc bài trang trước nhé (http://ttvnol.com/threads/f-22-rapt...ch-the-he-thu-5.434887/page-279#post-26725775). Cũng chưa có bất kì thử nghiệm nào được thực hiện.

    Nói như chú thì radar MiG-25/31, Su-35 nó đốt cháy thiết bị điện tử đối phương như tin đồn được đấy

    Nói buồn cười tăng công suất, peak power có phải luôn duy trì đâu, ý đồng chí nó dùng lò phản ứng hạt nhân à ? =)), bởi vậy nó mới có info 2 Kw của APG-81 khi giao thoa đấy
    http://en.airforceworld.com/a/20150513/8_3.html

    Bất kì nguồn nói tuổi thọ ECM pod thấp ? chính radar mới làm việc nhiều hơn ngay cả trong thời bình so với ECM nhé

    Iphone thì liên quan gì tới APG-81, cãi ko lại ko có nguồn dẫn chứng thì đem mấy cái vớ vẩn ra nói à !, như mấy thằng con nít kiểu: "sao mày biết nó ko được" "nó chưa thử sao mày biết blah blah". Ngoài APG-81 còn có E-2D, SPY-3 đấy, cũng AESA nhưng ko hề có cuộc thử nghiệm jamming tên lửa hoặc radar nào
    Lần cập nhật cuối: 03/02/2016
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.368
    Đã được thích:
    26.713
    RCS là diện tích phản xạ sóng điện từ quy đổi của một máy bay (trên một phương chiếu xạ). Như vậy, việc có hay không nhiễu nền thì cũng không ảnh hưỡng đến RCS máy bay.

    Vì RCS nó là thứ vốn có của máy bay thì liên quan gì đến nhiễu nền, vốn là thành tố bên ngoài. Giống như ta không thể nói mặc quần dày hơn, mặc váy dài hơn sẽ làm cho cái hỉm nó bé đi, khó nhìn thấy vậy... :-D

    Nhiễu tích cực phát bỡi thiết bị chế áp điện từ sẽ giúp máy bay khó bị phát hiện hơn. Đó là sự thật. **, không thật thì làm máy phát nhiễu làm mẹ gì. Máy bay khó bị phát hiện hơn là nhờ sóng phản xạ lại từ máy bay bị trộn lẫn trong nhiễu nên máy thu ở đài phát khó tách thu được nó. Không thu được nó không có nghĩa là nó không có hay bị yếu đi. Mà là do đám nhiễu kia nó phá rối...Tức là sóng phản xạ vẫn y sì beng như lúc không có nhiễu. Thế thì RCS giảm bằng mắt.

    Chú @Bat_Lo_Quan tính đánh tráo khái niệm RCS là có mưu đồ cấp chiến cào: tạo ra một điển tích ttvnol rằng có thể biến máy bay nhôm thành máy bay tàn hìn chỉ với mấy cục pod. Mấy dự án gen5 chỉ là đồ lừa đảo. Nó không cần phải có. Chỉ cần J-16 đeo cục pod phát nhiễu công suất trên 8MW và đeo thêm cái tàu ngầm hạt nhân để phát điện cho cục pod đó là thành tàn hìn nốt...

    @theki22: công thức quy đổi thường là công thức thực nghiệm được hệ thống hóa bằng phương pháp số. Do đó, nó chỉ có ích trong dãi đáp số nghi ngờ thôi. Cho nên nói như chú Bat_Lo_Quan vẫn đúng; chẳng có gì chứng minh công thức đó đúng với 9m2 thì 2m2 vẫn đúng cả.
    Đã là chấp nhận tranh luận thuần túy khoa học kỹ thuật thì phải chấp nhận logic thôi. Những thủ thuật như nhét chữ vào mồm người khác, thóa mạ cho đối thủ nổi nóng hóa gà, đánh tráo khái niệm... :-D không tính ở đây.
    michael1123, thanhVNW, beta223 người khác thích bài này.
  3. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    9m2, 2m2 hoặc thậm chí 0,1m2 thì phạm vi vẫn ko thay đổi theo bài toán, vì phạm vi nó cho sẵn là 31km

    Câu hỏi quá rõ, nó đặt trong trường hợp máy bay có RCS 9m2 thì mức J/S (ở đây có nghĩa là tỉ số che dấu) nhận được bởi radar theo dõi là ?

    Câu trả lời 6.25 dB, cho dù có thay bằng 0,0001m2 thì nó vẫn ko thay đổi phạm vi 31km, vì câu hỏi ko hề nói tìm phạm vi mà chỉ tìm tỉ số RCS (của máy bay) mà radar tracking được. Và hơn nữa lại phi logic, khi radar của bài toán cho 5 Ghz lại chỉ phát hiện được RCS 12.79 dB (19m2) ở 31km, trong khi radar Zaslon 4 Ghz cũng đã phát hiện được RCS 20m2 ở 400km

    Trên đây lược bỏ đi các tham số khác liên quan, khi giảm hoặc tăng RCS của máy bay thì các tham số còn lại như đồng chí kui nói hoàn toàn hợp lý

    ECM ở đây tạo ra 1 màng ngụy trang khó nhìn rõ trước radar đối phương, hình minh họa cho thấy rõ

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 03/02/2016, Bài cũ từ: 03/02/2016 ---
    Chắc phải đổi thuật ngữ, để tránh tranh cãi vô nghĩa, jammer chính xác hơn giúp che dấu, tạo lớp ngụy trang để radar đối phương khó phát hiện, để ví dụ cụ thể có thể kể ra EA-6B và EA-18G, chúng mang nhiều ECM jamming pod giúp các máy bay khác gần như ko bị phát hiện bởi SAM, và dễ dàng SEAD.

    Trong khi đáng lý ra, nếu đeo nhiều pod lẫn ARM như vậy, thì chính chúng lại là mồi ngon cho SAM, Fighter đối phương, trong thực tế rất ít EA-6B bị bắn hạ ở Việt Nam và Iraq (tránh nhầm với F-4 mang pod giả B52)

    [​IMG]
    [​IMG]

    Jamming ko nhất thiết phải là gây nhiễu, đay là lần cuối nhắc lại việc này:

    Therefore this section uses the common jargon and the term "jammer" refers to any ECM transmitter, and the term "jamming" refers to any ECM transmission, whether Deception or Concealment.

    Định nghĩa jamming còn có chức năng đánh lừa và che dấu, tức là tạo tín hiệu giả đánh lừa tên lửa, radar hoặc che dấu, ở đây là che dấu phương tiện mang jamming (đây chính là giảm RCS thông qua việc giảm tín hiệu tracking của radar đối phương)

    [​IMG]
    EA-18G từng đánh bại F-22, do đó nó chứng minh khả năng che dấu tốt hơn F-22


    Tóm lại: jamming/ecm giúp giảm RCS thông qua cản trở tín hiệu radar đối phương, chứ ko phải giảm RCS thông qua thiết kế vật liệu
    Lần cập nhật cuối: 03/02/2016
    beta22 thích bài này.
  4. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.368
    Đã được thích:
    26.713
    Tức là mặc váy dài vẫn sẽ giúp hỉm bé đi cho khó thấy chứ không phải che hỉm đi còn nó bản chất vẫn chà bá lửa á?

    Máy bay tác chiến điện tử ít bị bắn hạ do tỷ lệ nó quá ít so với máy bay khác. Nó cũng không bay vào vùng công kích của các điểm PK vốn linked với nhau bằng a nhô. Không hề có chuyện máy bay EA có bộc lộ điện từ bé hơn máy bay khác nên không bị bắn
    hk111333 thích bài này.
  5. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Do chưa tìm hướng giải quyết được vấn đề công suất, nên tạm thời tôi ko bàn lan man, để che dấu trước radar AESA mới thì ECM hiện nay chưa có khả năng, nhưng theo lý thuyết là có với PD, PESA cũ. Để chống và che dấu đối phó với AESA, thì đã có DRFM trong tương lai, chắc chắn đó là 1 phương pháp che dấu hiệu quả, vì nếu ko Mỹ đã ko nâng cấp AIM-9X cho nhiệm vụ BVR

    1 vấn đề cần nói thêm, khi radar phát hiện mục tiêu, ko bao giờ có chuyện nó vẽ hình rõ như 3D Max, rồi chỉ cần nạp thông số bắn AIM, giao diện của radar khi nó phát hiện mục tiêu như sau:

    [​IMG]
    Chủ yếu là các thông tin về tần số, ko ổn định do phạm vi vật lý ảnh hưởng

    Do đó khả năng BVR rất khó chính xác như đã nói ở trên, ngay cả với 2 mục tiêu 1 chiếc Boeing và 1 chiếc UH-1, ko áp dụng thiết kế giảm RCS và RAM, cũng rất khó nhận biết và tracking, tần số Boeing khá yếu, ngay cả radar AN/SPY-1 tiên tiến trên tàu CG-47, vào năm 1988 cũng đã ko thể phân biệt được mục tiêu A300B2 và F-14A, khiến xảy ra sự cố bắn nhầm kinh hoàng

    [​IMG]

    Do đó việc tracking thông qua radar rất khó khăn, với ngay cả các mục tiêu bình thường. Còn đối với các mục tiêu có ECM, đặc biệt là các máy bay EA-6B, EA-18G khó khăn theo từng thời điểm.

    EA-6B và EA-18G ko phải là máy bay tàng hình, nhưng vai trò của EA-6B (sau này là EA-18G) trước đây lại tương tự, từ CTVN-1990, USAF sử dụng EA-6B để đánh lừa radar kẻ thù, đó chính là phương thức giảm RCS chủ động, trước khi signal radar tới được thân máy bay, ko phải như F-117 ko có hệ thống jamming, dùng thiết kế vật lý để đánh lừa, che dấu trước radar đối phương, đó là phương thức giảm RCS thụ động

    Since 1998, the Air Force has not had a dedicated electronic warfare aircraft, relying on stealth rather than jamming to deceive enemy radar.
    http://www.bga-aeroweb.com/Defense/EA-6B-Prowler.html


    F-18’s lack of stealth meant the Growler would have to fly separately and far behind the stealthy F-35, but he said the Growler generates enough power to blanket the area ahead of the F-35s so they can act in a complementary fashion.
    http://breakingdefense.com/2014/03/why-the-navy-really-wants-22-more-fa-18gs/
    beta22 thích bài này.
  6. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Báo cáo từ BQP Mỹ cho biết trong chiến tranh Kosovo EA-6B (che dấu, đánh lừa trước tín hiệu radar địch) được đánh giá hiệu quả hơn máy bay tàng hình [F-117 (chỉ giảm khả năng bị phát hiện, trước radar địch bằng vật lý)]

    Các máy bay EA-6B đã chứng minh khả năng sống sót trước SAM Nam Tư, so với F-117, ngay sau khi F-117 bị bắn hạ, EA-6B đã được huy động tối đa để tác chiến, tàn cuộc, ko 1 chiếc EA-6B nào bị bắn hạ ở Nam Tư

    Xác F-117
    [​IMG]

    EA-18G trong tương lai sẽ tiếp nói khả năng che dấu và đánh lừa đó:

    Tàng hình bằng thiết kế vật lý đã ko còn ăn được radar hiện đại, ngày nay chỉ có máy bay B-2 cánh bay thực thụ mới thực sự có thiết kế vật lý giảm RCS tới mức thấp nhất, nhưng vẫn ko thể bảo đảm an toàn, do đó Mỹ ko từ bỏ dòng EW aircraft, thay vào đó họ thiết kế tiếp tục EA-18G thay cho EA-6B/EF-111 vốn thành công từ trước

    Kết luận: giảm yếu tố bị phát hiện bởi radar, bằng thiết kế vật lý đã ko còn an toàn, trong khi giảm yếu tố bị phát hiện bằng tín hiệu năng lượng, lại chính là chìa khóa sống sót từ xưa tới nay
    --- Gộp bài viết: 03/02/2016, Bài cũ từ: 03/02/2016 ---

    Đồng chí hiểu nhầm rồi, ở trên tôi đã nói giờ thống nhất ko nói giảm RCS theo định nghĩa thiết kế vật lý nữa, vì phương pháp dùng jamming, nó giảm theo nguyên lý tín hiệu năng lượng


    Ko phải bộc lộ RCS bé hơn, mà nó ngăn cản tín hiệu của radar đối phương, khiến chúng giảm phạm vi phát hiện thực tế, chủ động che dấu RCS thực tế của chiếc máy bay, điều đó quá rõ ràng
    Lần cập nhật cuối: 03/02/2016
    beta22 thích bài này.
  7. theki22

    theki22 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2009
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    127
    Báo cáo cụ em chả phải là người đưa ra mấy cái công thức ấy lên trên này chém , chính tay giả khựa ấy tung hết cả công thức này bài toán nọ lên để chứng minh là ... jammer làm giảm RCS :-D. Công thức hắn tung lên người ta vốn dùng để tính tỉ lệ công suất nhiễu/tín hiệu có ích nhận được ở radar, hắn lại dùng tỉ lệ công suất ấy suy ngược ra ... RCS của máy bay :-D Em thay số vào chính cái ví dụ hắn đưa lên để cho hắn thấy là cách suy ngược của hắn sai bét.

    Mà ngộ nghĩnh hơn là, đưa công thức lên chém gió phần phật về RCS xong lại đi hỏi ất ơ RCS là biến số nào trong công thức ấy.
    Lần cập nhật cuối: 04/02/2016
    beta22, hk111333kuyomuko thích bài này.
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Sai chỗ nào ? chính mày thế 2m2 vào nó cũng ko thay đổi phạm vi phát hiện, câu hỏi nó tìm tỉ số che dấu nhé thằng ngu =)) thành ra vd cuả mày lại phi logic hơn. Jammer trong nguồn đó nó còn có nghĩa che dấu chứ chả phải nhiễu, hơn nữa nhiễu cũng là 1 hình thức che dấu RCS chủ động
    --- Gộp bài viết: 04/02/2016, Bài cũ từ: 04/02/2016 ---
    VD cụ thể:

    [​IMG]

    Stand-off jamming: ở chế độ này, ecm pod làm đình trệ khả năng phát hiện của radar đối thủ (chính là khả năng che dấu RCS chủ động)

    Stand-in jamming: ở chế độ này, ecm pod trở thành kẻ đóng thế cho máy bay (giống như F-4 từng sử dụng để đóng giả B52 trong CTVN)

    Còn đây la che dấu RCS theo hình thức chủ động

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Tuy nhiên chỉ hiệu quả với khía cạnh phía trước như đã nói, các góc bụng, lưng, đuôi vẫn có thể bộc lộ RCS, thậm chí B2 theo 1 số đánh giá nếu ở tần số 1 Ghz và tương ứng độ cao, phạm vi, góc phương vị, góc chiếu radar và máy bay khoảng 30 độ..... nó có thể lên tới 100m2


    Ngoài ra còn 1 cách để che dấu trước radar đối phương, đó là bay tốc độ cao, nhanh hơn tốc độ tracking của radar, tức là nó đánh vào tốc độ tracking của radar đối thủ, MiG-25/31, SR-71 và T-50, F-22 đều thiết kế để có tốc độ cao như thế (lưu ý tham số radar hiện nay chỉ có phát hiện độ cao, phạm vi hoặc FOV, hoàn toàn rất ít radar công bố khả năng phát hiện mục tiêu với tốc độ cụ thể). VD thì như đã đưa về MiG-25 Iraq 1999 (với trang bị radar năm 1999, các MiG-25 năm 1991 ko trang bị) từng sử dụng siêu tốc độ để tránh né tất cả FCR F-14/15 lẫn radar seeker AIM-7/54/120. SR-71 cũng gần như vô hình trước SAM LX, BVN

    Besides its ability to fly at speeds well above Mach 2, the T-50 boasts other, even more important, features such as invisibility to radar, powerful weapons and high maneuverability.

    Read more: http://sputniknews.com/military/20150807/1025499103.html#ixzz3z9kz8mxz

    --- Gộp bài viết: 04/02/2016 ---
    Nói cách khác
    - khi máy bay 9m2 (vd RCS mặt trước) thì jammer của nó phải cùng hệ số công suất, khi đó nó ở chế độ Stand-off jamming, nó phát ra tỉ số che dấu, khiến RCS nhỏ hơn so với RCS thực tế của nó, giảm từ 9m2 còn 4m2
    - khi máy bay 2m2 (vd RCS mặt trước) thì jammer của nó phải cùng hệ số công suất (máy bay nhỏ hơn thì mang jammer công suất nhỏ hơn), còn nếu nó dùng jammer khác hệ số công suất (dùng jammer của máy bay lớn), thì khi đó nó ở chế độ Stand-in jamming, tức là nó phát ra tỉ số đánh lừa, đóng giả mục tiêu có RCS lớn hơn (vd F-4, EA-6B mang jammer đóng giả B-52), tăng từ 2m2 đến 19m2

    * Lưu ý: vd ở trên chỉ với RCS phía trước, còn trong bài toán hệ số định sẵn là RCS toàn bộ máy bay 9m2 và cùng hệ số công suất dành cho 9m2. Vì như đồng chí kui nói đúng, công thức quy đổi thường là công thức thực nghiệm được hệ thống hóa bằng phương pháp số. Do đó, nó chỉ có ích trong dãi đáp số nghi ngờ thôi

    --- Gộp bài viết: 04/02/2016 ---
    Jammer hiện đại đều lược bỏ hoặc hạn chế Stand-in, do nó quá nguy hiểm, đối phương có thể dồn hỏa lực để tấn công mục tiêu đó, do đó thúc đẩy việc chế tạo ra các loại jammer tự hành như MALD-J, 1 jammer uav/tên lửa tạo ra tín hiệu đóng giả các loại B52, B1B, F-15..... trong khi máy bay mang nó là F-16 hoặc bất kì nền tảng máy bay được hỗ trợ.... ưu điểm ko gây nguy hiểm cho máy bay mang nó, sau khi phóng vào vùng địch nó hoạt động độc lập, trong chiến tranh Việt Nam, Iraq, 1 số EA-6B vẫn bị thiệt hại khi hoạt động trong khu vực PK-KQ, do jammer thời điểm đó chưa đủ công suất và phạm vi, nói chung là yếu tố công nghệ ảnh hưởng



    [​IMG]
    http://www.allworldwars.com/Tactics-and-Techniques-of-Electronic-Warfare-by-Bernard-Nalty.html

    F-4C/G trước đây sử dụng 2 phiên bản ECM: ALQ-119 (đánh lừa-deception jammer/stand-in) và AN/ALQ-131 (tấn công-Electronic Attack/stand-off), về sau F-16 vẫn mang tiếp các phiên bản cải tiến này (bên phía Nga là bộ ECM tổng hợp SPS-171/172), nhưng để bảo đảm an toàn, thì nó ra đời ALE-40/50 và sau này là MALD

    EF-111, EA-6B, EA-18G sử dụng dòng AN/ALQ-99 ECM stand-off jamming. Trong CTVV 1991, 1 EF-111 đã bắn hạ 1 Mirage F1 Iraq, ko có chiếc EF-111 nào bị thiệt hại trong CTVV 1991
    Lần cập nhật cuối: 04/02/2016
  9. tinhha222

    tinhha222 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2013
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    1.394
    Thầy 8 tìm rất nhiều hình làm dẫn chứng, nhưng cái gốc của thầy muốn diễn giải là F-16 đeo jamming pod vừa rẻ hơn vừa tàng hình ngang F-35.
    Thầy suy từ logic sau:
    F-35 có RCS nhỏ --> detect range nhỏ --> tới gần thì địch mới phát hiện
    F-16 đeo jamming pod có Burn-Through range nhỏ đi --> tới gần thì địch mới phát hiện.
    Như vậy, suy ra jamming pod làm giảm RCS của F-16.
    Rất tài tình.
    beta22, hk111333kuyomuko thích bài này.
  10. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Thầy ko nói F-16 tàng hình ngang F-35, thầy chỉ nói F-35 chưa chắc đã phát hiện được F-16 theo đúng thông số quảng cáo

    F-35 giảm khả năng bị phát hiện thụ động, thông qua thiết kế vật lý
    F-16 giảm khả năng bị phát hiện chủ động, thông qua hệ thống điện tử

    Vậy ai mới ưu điểm hơn ! bây giờ F-16 vừa mang được ECM stand-in, lại vừa phóng được MALD stand-off, nó vừa che dấu tín hiệu vừa đóng giả 1 loạt các máy bay khác, F-35 vừa ko đủ tên lửa, ko đủ công suất (LPI thì bắt buộc phải dùng low power). F-16C USAF cũng sử dụng AESA radar, F-35 ko có RWR, hơn nữa RWR cũng ko phát hiện được AESA (dĩ nhiên radar AN/APG-68 cũng buộc phải low power khi LPI). Do đó như thầy đã nói F-35 vs F-16 buộc phải vào phạm vi M/WVR mà ở đó F-16 chiếm ưu thế hoàn toàn

Chia sẻ trang này