1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Hồ sơ: F-35 thua bà già F-16: Tại mũ phi công và hệ thống EO DAS

    Với giá "cắt cổ" và được quảng bá có thể nhìn xuyên thấu máy bay, nhưng mũ dành cho phi công tiêm kích F-35 đang bị chính người Mỹ chê tơi tả.

    [​IMG]

    Tai tiếng với chiếc mũ đắt đỏ dành cho phi công lái máy bay F-35 từng được truyền thông Mỹ nhắc đến, nhưng những rắc rối thực sự chỉ được phơi bày khi chính viên phi công lái F-35 trong trận không chiến tai tiếng trước F-16 vừa qua.

    [​IMG]

    Theo đó, viên phi công này chỉ trích chiếc mũ bay có giá gần nửa triệu USD này quá to so với buồng lái chật hẹp của F-35, khiến ông không thể nhìn phía sau hoặc ngước lên.

    [​IMG]

    Ngoài ra, nó (chiếc mũ) không thực sự hiệu quả như công bố: Có một số tình huống trong không chiến, sự hỗ trợ của mũ phi công không thể quan sát được vì vậy bạn phải dùng mắt thường. Tuy nhiên, vì sự kềnh càng của chúng khiến cho phi công rất hạn chế trong tình huống này.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    Viên phi công này cho biết thêm, việc tăng cường khả năng quan sát cho phi công bằng cách tích hợp 6 chiếc camera quanh thân máy bay vào chiếc mũ đã không thực sự hiệu quả khi nó không quan sát được như nhà sản xuất BAE Systems từng công bố.


    [​IMG]

    Và đây là một trong những nguyên nhân khiến chiếc siêu tiêm kích F-35 thế hệ 5 thua đau trước máy bay "bà già" F-16 trong trận không chiến giả định, viên phi công này khẳng định.

    [​IMG]

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất BAE Systems, mũ tích hợp đặc biệt tối tân Strike II dành cho phi công F-35 có thể nhìn xuyên thấu chiếc máy bay.

    [​IMG]

    Khi các phi công nhìn xuống, họ không thấy sàn máy bay mà thấy quang cảnh bên ngoài phía dưới họ. Nếu phi công nhìn về phía sau lưng, họ sẽ thấy bầu trời phía sau mình. Điều này đạt được là do thân máy bay được gắn 6 camera.

    [​IMG]

    Khi người phi công xoay đầu nhìn sang một hướng nhất định thì trên thực tế họ đang nhìn qua một chiếc camera tương ứng trong số này. Camera sẽ gửi hình ảnh tới các máy chiếu bên trong mũ phi công. Các máy chiếu sau đó sẽ chiếu hình ảnh của thế giới thực bên ngoài tới tấm kính trên chiếc mũ.

    [​IMG]

    Điều đó khiến cho tấm kính này không còn đơn thuần là tấm kính thông thường mà trở thành một màn hình hiển thị thông tin. Ngoài tốc độ và độ cao của chiếc máy bay, phi công F-35 có thể quan sát thấy vị trí của máy bay đối phương hoặc các hệ thống vũ khí trên mặt đất.

    [​IMG]

    “Thông qua các “cặp mắt” của máy bay, bạn có thể nhìn thấy thế giới giống như cách thức máy bay quan sát toàn cảnh bên dưới” – Al Norman, một phi công thử nghiệm F-35 cho Lockheed Martin nói.

    [​IMG]

    Tương tự như chiếc F-35, mũ bay dành cho phi công F-35 vô cùng đắt đỏ. Chi phí cho mỗi chiếc mũ này là hơn 400.000 USD (gần 9 tỷ đồng).

    http://www.baomoi.com/f-35-thua-ba-gia-f-16-tai-mu-phi-cong-9-ty-dong/c/17061277.epi
    https://theaviationist.com/2015/07/13/f-35-pilot-about-flight-helmet/
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    F-22 lộ diện trước camera hồng ngoại và cảm ứng tầm nhiệt
    (Vũ khí) - Tại sự kiện hàng không Royal International Air Tattoo, trực thăng EC-135 của cảnh sát Anh đã chụp được chiếc ảnh F-22 đang đậu tại sân bay Fairford vào ban đêm.
    Bức ảnh trên được trang The Aviationist đăng tải hôm 13/7, ngay khi bức ảnh được đăng tải đã khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, máy bay tàng hình dù có tàng hình được trước radar thì cũng không thể giấu mình trước camera hồng ngoại và cảm ứng tầm nhiệt.

    Thực tế là F-22 cũng như các máy bay khác luôn phát ra nhiệt, điều này khiến nó dễ bị phát hiện bởi các máy bay nhỏ, máy bay không có công nghệ tàng hình nhưng trang bị cảm biến dò tìm và định vị hồng ngoại (IRST) cùng máy tính tốc độ cao để phân tích xử lý thông tin.

    [​IMG]
    Chiếc F-22 được trực thăng EC-135 của cảnh sát Anh chụp được.
    Vì vậy, chuyện chiếc F-22 lộ diện trước camera hồng ngoại của chiếc trực thăng cảnh sát chuyên dùng chống tội phạm không phản ánh được khả năng tàng hình mạnh hay yếu của dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này.

    Mặc dù vậy, tiêm kích F-22 được cho là đã khá lạc hậu so với công nghệ máy bay thế hệ 5 ngày nay. Bộ vi xử lý của F-22 chỉ có tốc độ 25 Mhz, trong khi tốc độ vi xử lý của iPhone 6 lên đến 1,4 Ghz (gấp 56 lần).

    Sở dĩ tiêm kích này dùng bộ vi xử lý kém là vì từ giai đoạn thiết kế đến sản xuất quá dài, trong khi công nghệ điện tử thay đổi một cách chóng mặt. Bên cạnh đó, phần mềm điều khiển của F-22 rất khó nâng cấp, điều này lý giải tại sao việc tích hợp tên lửa AIM-9X và AIM-120D lại rất khó khăn.

    Bất chấp những tồn tại này, Mỹ tuyên bố đang cân nhắc việc nối lại sản xuất với dòng chiến đấu cơ này. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, quyết định này của Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với hàng loạt khó khăn do liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau.

    Cụ thể, dù F-22 là tiêm kích tàng hình số 1 của Mỹ, nhưng nếu nối lại việc sản xuất F-22 sẽ khiến Không quân Mỹ gặp rắc rối trong tương lai. Một trong những vấn đề lớn với F-22 là công tác bảo trì.

    Gần đây, một cựu chỉ huy không quân tiết lộ rằng, ông cùng các cộng sự từng gặp rắc rối trong việc tìm kiếm linh kiện chính xác cho F-22. Nguyên nhân là vì dây chuyền chính đã đóng cửa, các công đoạn phụ khó lòng đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe trên chiếc tiêm kích này.

    [​IMG]
    Người dân tranh thủ chụp hình chiếc F-22 tại căn cứ Fairford.
    Do đó, nếu Không quân Mỹ muốn nối lại sản xuất F-22, họ phải đầu tư rất nhiều tiền để khôi phục dây chuyền. Nghĩa là, muốn nối lại dây chuyền Raptor cần khá nhiều thời gian chuẩn bị.

    Yếu tố thứ hai cần xem xét là hệ thống điện tử. Ngay khi Không quân Mỹ chính thức đưa F-22 vào hoạt động năm 2005, hệ thống điện tử trên Raptor đã không còn phù hợp với thời đại. Nếu muốn khôi phục sản xuất, Không quân Mỹ phải cập nhật toàn bộ hệ thống điện tử mới và cần rất nhiều kinh phí để thực hiện điều đó. Trong bối cảnh giảm ngân sách thì rõ ràng đây không phải là giải pháp khả thi.

    Yếu tố thứ ba cần xem xét là kết cấu khung máy bay. Thiết kế của Raptor bắt nguồn từ thập niên 1980, trong khi chiến đấu cơ này đã hoạt động tròn một thập kỷ. Công nghệ tàng hình trên F-22 đã cũ, động cơ, hệ thống điện tử, kết cấu khung máy bay đã có một chặng đường phát triển dài kể từ khi dự an Raptor được khởi động.

    Nếu Mỹ đầu tư hàng chục tỷ USD để nối lại sản xuất F-22, không có gì đảm bảo những công nghệ hiện có sẽ đảm ứng được các mối đe dọa trong tương lai. Đến năm 2035, F-22 đã có 30 năm hoạt động, khi đó, hầu hết các hệ thống của nó đã trở nên lỗi thời.

    Không quân Mỹ sẽ phạm sai lầm nếu nối lại sản xuất F-22, công nghệ hiện tại của Raptor rõ ràng không phù hợp với các mối đe dọa ở năm 2030. Đặc biệt, so với tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 của Nga, hay J-20 của Trung Quốc thì F-22 đã lạc hậu.

    Thực tế, Không quân Mỹ bắt đầu đặt nền móng cho chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo trong dự án FX. Thông tin về dự án vẫn chưa được công bố, nhưng chắc chắn nó được thiết kế để chống lại các nguy cơ trong tương lai.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...mera-hong-ngoai-va-cam-ung-tam-nhiet-3313988/
  3. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    ko tranh cãi với những người cứ khăng khăng máy bay tàng hình nghĩa là "không thể nhìn thấy bằng mắt thường"
  4. beta22

    beta22 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2014
    Bài viết:
    720
    Đã được thích:
    1.120
    Mắt con vật nó có thể nhìn xa hơn mắt con người nên yêu cầu vậy là đúng rồi còn gì nữa :-D:-D:-D
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    yak41 là chương trình đã thất bại, có cần nói gì thêm nữa ko?
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Bố nó là Lockheed Martin, Yak-41 đẻ ra quặt quẹo ko nuôi được nên nhận Lockheed làm cha đỡ đầu.
    Nhìn về hình dáng, có thể xem Yakolev đã đưa ra cách ngoáy đít động cơ để hỗ trợ cất cánh, sau này được ứng dụng vào F-35B ( nhìn nhận điều này vì có 1 mối liên hệ giữa 2 nhà sx này )
    Chứ thực ra ý tưởng này ko phải mới
    Ngoài ra chả có điểm đáng kể nào giống cả.
    Tuy nhiên Yak cất cánh chủ yếu dựa vào 2 động cơ phụ chuyên dùng để nâng máy bay thẳng đứng, do đó Yak là máy bay 3 động cơ ( hãy đọc đoạn trích ở trên xem có phải Yak lấy cảm hứng từ Convair Model 200 ko? )
    F-35 chỉ dùng 1 động cơ.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Thử so sánh Yak-141 với F-35A/C xem có gì giống ?

    --- Gộp bài viết: 22/07/2016, Bài cũ từ: 22/07/2016 ---
    Yak 41 chưa bao giờ đạt tốc độ vượt âm.
    Trong khi Mirage IIIV đã vượt qua Mach 2 trong thử nghiệm tháng 9/1966
    điểm chung là 2 con đều chết yểu từ trứng nước.


    Yak-38 thì lại là người Nga tiếp thu giải pháp của Harrier, và cả 2 đều "có thể đưa vào biên chế chiến đấu". Yak 141 thì chưa bao giờ được coi là thành công và bị cancelled.
    Chấm hết !!!
    --- Gộp bài viết: 22/07/2016 ---


    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 22/07/2016
  7. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Tóm tắt lần cuối cho vụ Yak 141 này
    1. Động cơ đít ngoáy 3-bearing swivel nozzle ( 3BSN ) được phát minh tại Mỹ những năm 60, đăng ký bản quyền năm 1967.
    Đã được thử nghiệm thực tế.
    2. Năm 1972, động cơ này được giới thiệu cùng với thiết kế máy bay hãng Convair model 200 ( Yak 141 gần như xây dựng theo ý tưởng thiết kế này ). Hãng Convair này sau được Lockheed Martin mua lại.
    3. Yak 141 được Liên Xô phát triển khoảng 1987, dựa trên thiết kế tương tự Convair model 200 với động cơ đít ngoáy 3BSN. Nghĩa là sau khoảng 20 năm từ ngày Mỹ phát minh động cơ đít ngoáy 3BSN, và 15 năm kể từ ngày thiết kế Convair model 200 được giới thiệu ( để đấu thầu )
    Yak 141 bay khoảng 1991 và nhanh chóng ngủm do rủi ro, tai nạn ( tháng 9/1991 ), tài chính ...
    Đáng nói Yak 141 cũng ko phải mẫu cất hạ cánh thẳng đứng đầu tiên Liên Xô dựa trên ý tưởng của nước ngoài, Yak 38 cũng dựa trên giải pháp thiết kế giống Harrier ( nhưng ko được thành công như nguyên mẫu )
    nhưng dù sao Yak 38 còn có thể đưa vào sản xuất số lượng, Yak 141 thì không tiến được xa.
    4. Điều phải ghi nhận là Yak 141 đã ứng dụng lần đầu động cơ đít ngoáy 3BSN lên mẫu chế tạo máy bay có thể cất/hạ cánh thẳng đứng và cái giá phải trả không hề nhỏ, kết quả thu được là cái máy bay trưng bày ở bảo tàng.
    5. F-35B mới là máy bay hoàn hảo nhất có thể cất / hạ cánh thẳng đứng và chuyển sang bay siêu âm, cũng như được đưa vào sản xuất hàng loạt. ( Yak 141 thì chưa thể bay vượt âm, Mirage IIIV ( ko có thiết kế đít ngoáy ) thì có cất hạ cánh thẳng đứng, có bay vượt Mach 2 từ năm 1966 nhưng ko làm đồng thời trong 1 chuyến bay được. Cả 2 đều ko đạt đủ trưởng thành để nhận được đơn đặt hàng sản xuất hàng loạt )
    ------------
    Tóm lại, nếu nói về giống thì Convair model 200 ( 1972 ) và Yak 141 ( 1987 ) là giống nhau nhất.
    Và đều dựa trên động cơ đít ngoáy 3BSN giống như F-35B
    Mẫu Convair 200 được giới thiệu dựa trên động cơ 3BSN đã được thử nghiệm, nghĩa là loại động cơ này người Mỹ đã phát minh và thử nghiệm 20 năm trước khi Yak 141 ra đời.
    Lần cập nhật cuối: 22/07/2016
  8. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Mod chơi del bài ko liên quan là sao ?

    Tiêm kích F-35B Mỹ có nguồn gốc từ Nga

    (Kiến Thức) - Tiêm kích tàng hình F-35B của Mỹ được cho có nguồn gốc từ sự hợp tác bí mật giữa Cục Thiết kế Yakovlev (Nga) và Tập đoàn Lockheed Martin.

    Ít ai biết rằng, các hệ thống quạt nâng độc đáo và ống xả vector cho phép F-35B cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) đã được thiết kế gần ba thập kỷ trước đây bởi Phòng Thiết kế Yakovlev (Liên Xô) cho máy bay chiến đấu siêu âm của họ, Yak-141.
    Tốc độ ... và nhiều hơn nữa

    Không giống như mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng và sử dụng đường băng ngắn rất thành công của Anh là Sea Harrier, thiết kế Yakovlev Yak-38 của Liên Xô gặp nhiều vấn đề trong vận hành.
    Do đó, để phục vụ cho kế hoạch phát triển lực lượng Hải quân Xô viết của Đô đốc Gorshkov, năm 1975 Yakovlev được lệnh nghiên cứu, thiết kế mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng và sử dụng đường băng ngắn mới.
    [​IMG]
    Thiết kế tiêm kích siêu thanh cất hạ cánh thẳng đứng Yak-141.

    Yêu cầu đặt ra là loại máy bay mới có một sự kết hợp chưa từng có giữa tốc độ siêu âm, khả năng cất hạ cánh thẳng đứng và đường băng ngắn, cùng tầm hoạt động lớn.
    Vai trò chính của nó là để bảo vệ hạm đội hải quân của Liên Xô và các tuyến đường vận tải. Máy bay sẽ không chỉ hoạt động từ tàu sân bay, mà sẽ được sử dụng rộng rãi ở những nơi và những lúc không đảm bảo được điều kiện đường băng.
    Thiết kế của Yakovlev đã bỏ các cấu hình hai động cơ phổ biến của Yak-38 và Sea Harrier vào “sọt rác”. Thay vào đó họ chỉ bố trí một động cơ duy nhất, có thể xoay 95 độ xuống với hai động cơ đẩy bổ sung nằm ở giữa thân máy bay, ngay phía sau trọng tâm. Các động cơ bổ sung sẽ được sử dụng khi cất hạ cánh thẳng đứng và khi bay treo. Các kĩ sư Yakovlev đặc biệt ưu tiên độ ổn định khí động học cho loại máy bay này, tránh lặp lại sai lầm ở Yak-38.
    12 kỉ lục thế giới

    Năm 1977, Yakovlev được “bật đèn xanh” để phát triển và nghiên cứu đầy đủ với tên gọi Yak-141. Đến tháng 3/1987, tiêm kích Yak-141 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
    Trong tháng 4/1991, phi công thử nghiệm Andrei Sintsyn thiết lập 12 kỷ lục thế giới trên chiếc Yak-141.
    [​IMG]
    Động cơ chính có thể xoay đổi hướng và 2 động cơ phụ ở phía dưới gần buồng lái trên chiếc Yak-141.

    Yak-141 trang bị một động cơ phản lực Soyuz R-79V-300 và 2 động cơ đẩy phụ RD-41 cho phép đạt tốc độ vượt âm thanh Mach 1,7, tầm bay 1.400km, trần bay 15.500m. Máy bay mang được các loại tên lửa không đối không, không đối đất có điều khiển, bom và rocket
    Nhưng những rắc rối sau đó đã sớm dìm chết loại máy bay chiến đấu đầy hứa hẹn Yak-141.
    Ngày 5/10/1991, mẫu thử nghiệm Yak-141 bị rơi trong khi cố hạ cánh trên tàu sân bay. Sau đó là cuộc khủng hoảng kinh phí sau khi Liên bang Xô viết tan rã. Yakovlev không có nguồn tài chính để tiếp tục dự án, Yak-141 rơi vào quên lãng.
    Hợp tác với Lookheed Martin

    Cố gắng để tồn tại sau khi Liên Xô sụp đổ, Yakovlev bắt đầu tìm kiếm những đối tác nước ngoài “giàu có” tiếp tục ấp ủ những dự án máy bay mới. Và họ đã thành công khi thu hút hãng Aermacchi Italy cùng hợp tác phát triển máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực thế hệ mới.
    Ngoài ra, Yakovlev đã đạt được thỏa thuận thành công với Lockheed Martin trong chương trình Yak-141.
    Thời điểm này, Lockheed Martin đang loay hoay phát triển thiết kế tiêm kích cạnh tranh với hãng Boeing trong chương trình tìm kiếm máy bay chiến đấu Liên quân (Joint Strike Fighter – JSF) thay thế F-16/18, A-10.
    Theo nhà phân tích hàng không Bill Gunston cho biết, quan hệ đối tác giữa Lockheed - Yakovlev bắt đầu vào cuối năm 1991.
    Lockheed với tiềm lực tài chính của mình đã chi gần 400 triệu USD để Yakovlev cung cấp 3 mẫu thử nghiệm Yak-141 và bổ sung một mẫu thử nghiệm tĩnh để kiểm tra những cải tiến trong thiết kế và hệ thống điện tử.
    [​IMG]
    Tiêm kích F-35B với kiểu động cơ có nét tương đồng với Yak-141.

    Trên cơ sở công nghệ tiên tiến từ Yak-141, Lockheed Martin đã đưa nó vào mẫu thử nghiệm tiêm kích X-35 cạnh tranh với mẫu Boeing X-32 trong chương trình JSF. Và đương nhiên, thừa hưởng lại thiết kế đạt mức hoàn hảo từ Yak-141, X-35 đã giành chiến thắng trước X-32.
    Mẫu thử công nghệ X-35 sau này được hoàn thiện với tên gọi mới là F-35 gồm 3 biến thể chính: F-35A trang bị cho Không quân Mỹ; F-35B cho Lính thủy Đánh bộ Mỹ và F-35C hoạt động trên tàu sân bay. Trong đó, chiếc F-35B thừa hưởng công nghệ động cơ của Yak-141.
    Sự tương đồng giữa chiếc F-35B và Yak-141 không chỉ trong các thiết bị, vòi phun và quạt. Hai máy bay thậm chí trông rất giống nhau, như “anh em sinh đôi” sinh ra riêng rẽ. Điều này là khó có một sự trùng hợp vì dưới vỏ bọc của máy bay Mỹ là một trái tim Nga.

    (Kiến Thức) - Tiêm kích tàng hình F-35B của Mỹ được cho có nguồn gốc từ sự hợp tác bí mật giữa Cục Thiết kế Yakovlev (Nga) và Tập đoàn Lockheed Martin.

    Ít ai biết rằng, các hệ thống quạt nâng độc đáo và ống xả vector cho phép F-35B cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (VTOL) đã được thiết kế gần ba thập kỷ trước đây bởi Phòng Thiết kế Yakovlev (Liên Xô) cho máy bay chiến đấu siêu âm của họ, Yak-141.
    Tốc độ ... và nhiều hơn nữa

    Không giống như mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng và sử dụng đường băng ngắn rất thành công của Anh là Sea Harrier, thiết kế Yakovlev Yak-38 của Liên Xô gặp nhiều vấn đề trong vận hành.
    Do đó, để phục vụ cho kế hoạch phát triển lực lượng Hải quân Xô viết của Đô đốc Gorshkov, năm 1975 Yakovlev được lệnh nghiên cứu, thiết kế mẫu máy bay cất hạ cánh thẳng đứng và sử dụng đường băng ngắn mới.
    [​IMG]
    Thiết kế tiêm kích siêu thanh cất hạ cánh thẳng đứng Yak-141.

    Yêu cầu đặt ra là loại máy bay mới có một sự kết hợp chưa từng có giữa tốc độ siêu âm, khả năng cất hạ cánh thẳng đứng và đường băng ngắn, cùng tầm hoạt động lớn.
    Vai trò chính của nó là để bảo vệ hạm đội hải quân của Liên Xô và các tuyến đường vận tải. Máy bay sẽ không chỉ hoạt động từ tàu sân bay, mà sẽ được sử dụng rộng rãi ở những nơi và những lúc không đảm bảo được điều kiện đường băng.
    Thiết kế của Yakovlev đã bỏ các cấu hình hai động cơ phổ biến của Yak-38 và Sea Harrier vào “sọt rác”. Thay vào đó họ chỉ bố trí một động cơ duy nhất, có thể xoay 95 độ xuống với hai động cơ đẩy bổ sung nằm ở giữa thân máy bay, ngay phía sau trọng tâm. Các động cơ bổ sung sẽ được sử dụng khi cất hạ cánh thẳng đứng và khi bay treo. Các kĩ sư Yakovlev đặc biệt ưu tiên độ ổn định khí động học cho loại máy bay này, tránh lặp lại sai lầm ở Yak-38.
    12 kỉ lục thế giới

    Năm 1977, Yakovlev được “bật đèn xanh” để phát triển và nghiên cứu đầy đủ với tên gọi Yak-141. Đến tháng 3/1987, tiêm kích Yak-141 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
    Trong tháng 4/1991, phi công thử nghiệm Andrei Sintsyn thiết lập 12 kỷ lục thế giới trên chiếc Yak-141.
    [​IMG]
    Động cơ chính có thể xoay đổi hướng và 2 động cơ phụ ở phía dưới gần buồng lái trên chiếc Yak-141.

    Yak-141 trang bị một động cơ phản lực Soyuz R-79V-300 và 2 động cơ đẩy phụ RD-41 cho phép đạt tốc độ vượt âm thanh Mach 1,7, tầm bay 1.400km, trần bay 15.500m. Máy bay mang được các loại tên lửa không đối không, không đối đất có điều khiển, bom và rocket
    Nhưng những rắc rối sau đó đã sớm dìm chết loại máy bay chiến đấu đầy hứa hẹn Yak-141.
    Ngày 5/10/1991, mẫu thử nghiệm Yak-141 bị rơi trong khi cố hạ cánh trên tàu sân bay. Sau đó là cuộc khủng hoảng kinh phí sau khi Liên bang Xô viết tan rã. Yakovlev không có nguồn tài chính để tiếp tục dự án, Yak-141 rơi vào quên lãng.
    Hợp tác với Lookheed Martin

    Cố gắng để tồn tại sau khi Liên Xô sụp đổ, Yakovlev bắt đầu tìm kiếm những đối tác nước ngoài “giàu có” tiếp tục ấp ủ những dự án máy bay mới. Và họ đã thành công khi thu hút hãng Aermacchi Italy cùng hợp tác phát triển máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực thế hệ mới.
    Ngoài ra, Yakovlev đã đạt được thỏa thuận thành công với Lockheed Martin trong chương trình Yak-141.
    Thời điểm này, Lockheed Martin đang loay hoay phát triển thiết kế tiêm kích cạnh tranh với hãng Boeing trong chương trình tìm kiếm máy bay chiến đấu Liên quân (Joint Strike Fighter – JSF) thay thế F-16/18, A-10.
    Theo nhà phân tích hàng không Bill Gunston cho biết, quan hệ đối tác giữa Lockheed - Yakovlev bắt đầu vào cuối năm 1991.
    Lockheed với tiềm lực tài chính của mình đã chi gần 400 triệu USD để Yakovlev cung cấp 3 mẫu thử nghiệm Yak-141 và bổ sung một mẫu thử nghiệm tĩnh để kiểm tra những cải tiến trong thiết kế và hệ thống điện tử.
    [​IMG]
    Tiêm kích F-35B với kiểu động cơ có nét tương đồng với Yak-141.

    Trên cơ sở công nghệ tiên tiến từ Yak-141, Lockheed Martin đã đưa nó vào mẫu thử nghiệm tiêm kích X-35 cạnh tranh với mẫu Boeing X-32 trong chương trình JSF. Và đương nhiên, thừa hưởng lại thiết kế đạt mức hoàn hảo từ Yak-141, X-35 đã giành chiến thắng trước X-32.
    Mẫu thử công nghệ X-35 sau này được hoàn thiện với tên gọi mới là F-35 gồm 3 biến thể chính: F-35A trang bị cho Không quân Mỹ; F-35B cho Lính thủy Đánh bộ Mỹ và F-35C hoạt động trên tàu sân bay. Trong đó, chiếc F-35B thừa hưởng công nghệ động cơ của Yak-141.
    Sự tương đồng giữa chiếc F-35B và Yak-141 không chỉ trong các thiết bị, vòi phun và quạt. Hai máy bay thậm chí trông rất giống nhau, như “anh em sinh đôi” sinh ra riêng rẽ. Điều này là khó có một sự trùng hợp vì dưới vỏ bọc của máy bay Mỹ là một trái tim Nga.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bi-mat-cua-chiec-may-bay-vang-f-35-3314370/
    http://kienthuc.net.vn/vu-khi/tiem-kich-f-35b-my-co-nguon-goc-tu-nga-238663.html
    --- Gộp bài viết: 22/07/2016, Bài cũ từ: 22/07/2016 ---
    Ảnh mô hình, ảnh vẽ và trích từ 4rum, web game, blog làm nguồn (bởi vậy ko bao giờ dám trích dẫn link), chê Yak 141 là trên giấy =)) vãi cả rồ Mỹ, lại còn bịa ra Yak 141 nhái mấy cục nợ ảnh vẽ này =))
    Nguồn......blog
    http://up-ship.com/blog/?p=10553
    http://arthurfiddler.blogspot.com/2014/09/convair-model-200-supersonic-vtol-sea.html

    Nguồn nào nói Yak 141 nhái Convair Model 200 đưa lên xem chơi ?

    Nguồn nào nói Yak 141 ko bay >Mach 1 được vậy ? mới đọc wiki tiéng việt à
    --- Gộp bài viết: 22/07/2016 ---
    Nguồn Mỹ: loohkhed cố tình phủ nhận Yak tham gia vào dự án X-35 nhưng vẫn phải thừa nhận có tiếp cận Yak-141 cả tài liệu lẫn data quan trọng liên quan, cũng như việc Mỹ phủ nhận SR-71 có liên quan tới Titan của LX hay F-15 học lỏm MiG-25

    Yakovlev was looking for money to keep its VTOL program alive, not having received any orders for a production version of the Yak-141. Lockheed provided a small amount of funding in return for obtaining performance data and limited design data on the Yak-141. US government personnel were allowed to examine the aircraft. However, the 3BSN design was already in place on the X-35 before these visits.

    http://www.codeonemagazine.com/f35_article.html?item_id=137

    dự án Convair Model 200 chưa bao giờ ra đời, chỉ nằm trên giấy hoặc bản vẽ 3D, nên nó ko thể là tham chiếu cho F-35B (khí động học của nó cũng # xa F-35B), trong khi LM được tiếp cận Yak-141 kể cả giấy tờ, thông tin và chuyên gia thiết kế Nga, ko thể nói F-35B ko có quan hệ với Yak-141 được
    --- Gộp bài viết: 22/07/2016 ---
    [​IMG]
    [​IMG]

    Còn những hình vẽ màu của Convair Model 200, được vẽ sau Cold War, nên nó ko có giá trị thực tế, bản vẽ gốc của nó ko mô tả chức năng hoạt động tương tự Yak-141 hay F-35B và cũng ko chắc đây là bản vẽ từ những năm 1960 ! vì mọi nguồn đều từ Mỹ công bố

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 22/07/2016
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    F35B đã đạt IOC từ 2015, nếu cần thiết F35A sẽ trong năm 2016.
    còn Người Tàu đang hy vọng J20 có thể đạt mức độ tương tự IOC vào năm 2019 cho 1 số lượng nhỏ .
    Người Nga cũng đã có thể sẵn sàng sx PakFa nếu có đơn đặt hàng.
    Người Nhật hiện đang lắp ráp F35A tại Nagoya ( sẽ lắp 38 con ), và rút kinh nghiệm cho X2 hiện đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm, tuy nhiên F3 đã có tiền chế tạo 100 con.

    Ước tính đến 2019 đã có khoảng 600 F35 được chế tạo, con số J20 khoảng <10 và chưa chắc đạt IOC. Sx T50 có thể đạt đột phá nếu Ấn Độ đồng ý, tuy nhiên chưa có gì chắc chắn cả.
    Lần cập nhật cuối: 27/07/2016
  10. tinhha222

    tinhha222 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2013
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    1.391
    Người ta có bằng chứng 3-bearing swivel nozzle mà các bác thấy trên con 141 là ý tưởng đã đăng ký của Mỹ từ 1967:
    http://www.google.com/patents/US3429509
    so với các loại ống xả đổi hướng khác thì loại này có cơ cấu tương đối dễ sản xuất. Hiệu suất cao do không có góc cản.
    Tuy thế nó nhược điểm:
    Váy xả cố định, không chỉnh co bóp được.
    Không ngoáy 3D được khi đang bay
    Nguyên mẫu cũng đã có rồi:
    [​IMG]
    Ông còn đòi hỏi gì nữa.
    --- Gộp bài viết: 27/07/2016 ---
    Hàng dân dụng, người ta cũng chế ra cái ống xoay tùy hướng:

    [​IMG]
    Round Adjustable Sheet Metal
    Ngành ống kim loại chắc chắn ra đời trước khi có máy bay phản lực. Nên ý tưởng ống xả 3D đời 1967 cũng chỉ là một biến thể của ngành ống thông hơi mà thôi.
    --- Gộp bài viết: 27/07/2016 ---
    Như vậy, việc tìm lại lịch sử hàng không đã giải đáp được 2 ngộ nhận sai lầm:
    1. F-35 đạo ý tưởng cổ xả YAK141 (3-bearing swivel nozzle 1967)
    2. F-15 đạo ý tưởng cổ hút khí MIG25. (Intake ramp)
    --- Gộp bài viết: 27/07/2016 ---
    [​IMG]
    Ống xả F-22.
    Thiết kế này Nga/LX/China chưa đạo ý tưởng. Phải chăng nó quá tệ?
    Ống xả này có thể thực hiện vẫy 2D . Có thể có 1 phần vẫy tạo lực xoay máy bay nếu 2 cửa vẫy ngược chiều nhau. Nên có thể nói đó là 2.5D.

Chia sẻ trang này