1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    Vâng tôi đánh giá F-35 tại Việt Nam ạ , anh k nên dùng điều kiện ở Mỹ để xét , chúng ta sẽ mua được F-35 với xác máy bay khoảng 120 triệu $ không kèm vũ khí , phi công cũng không nốt , nhà xưởng thì để tại nhà triển lãm Giảng Võ để mọi người đến xem ạ ?
    // Kiến thức của tôi về F-35 thì mới khoảng vài quyển tạp chí với sách , brochure viết về nó đủ giảng cho anh luôn đấy ạ
    bloodheartvn thích bài này.
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    tôi thấy kết luận mua máy bay về bay được 10h / năm của anh thật lố bịch.
    chả dựa trên cái gì gọi là luận cứ cả. Vậy nhưng anh cứ cãi là 50 x 11 giờ thì ở Mỹ phải 550 giờ sau mới có thể bay, còn Việt Nam còn phải gấp 3 lần số đó, từ đó anh kết luận 1 năm bay được 10h ... tôi ko muốn dùng từ xxx yyy với anh. Chỉ cần anh viết lại cho tử tế.
    Viết thế ai ngửi được.

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 13/12/2016, Bài cũ từ: 13/12/2016 ---
    Anh cu thử lý giải, máy bay F-35 bay tới châu Âu phô diễn thì riêng vượt Đại Tây Dương xong phải mất 550 giờ thì còn thời gian đâu mà phô diễn nữa ?

    The U.S. Air Force made its first Atlantic crossing with the F-35A—the conventional takeoff and landing (CTOL) variant of the Lightning II used by the USAF—on Thursday June 30. Three F-35A's will participate in the Royal International Air Tattoo (RIAT), one of the largest airshows in the world, at RAF Fairford in Gloucestershire, England, from July 8 to 10.


    F-35As Land at RAF Fairford
    RAF Fairford // June 30, 2016


    After an almost 8-hour journey from Langley AFB, Virginia, three F-35As from Luke AFB’s Heritage flight team landed at RAF Fairford on June 30 at 8:26 p.m. local time, marking the first time an F-35 A variant has landed on UK soil.

    [​IMG]
    The jets join two USMC and one UK F-35B to total six F-35s now on the ground in the UK. This group of F-35s will support the upcoming Royal International Air Tattoo and Farnborough Air Show in the UK.
    Lần cập nhật cuối: 13/12/2016
  3. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Anh Ít xà nhận nhận hàng kỳ này sẽ khai thác rất tốt khả năng của F35 như đã từng làm trong quá khứ với các chiến đấu cơ khác.
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    F-35C là cứ về nạp dầu, nạp bom tên lửa xong nó lại bay đi ném tiếp nha.
    KO có chuyện phải 50x2, 3, 4 giờ mới bay tiếp được đâu nha
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    F-22 được đặt mục tiêu đạt 12h bảo dưỡng / mỗi giờ bay khi đạt độ mature vào cuối năm 2010 Khi toàn bộ F-22 đạt 100,000 giờ bay, tính trung bình mỗi chiếc bay 500h
    năm 2008 vẫn lẹt đẹt ở 18h / giờ bay nhưng cải thiện xuống 10h/ giờ bay vào 2009, tức là nhanh hơn dự kiến.

    Bài báo cũng nói rõ vào năm 2018 F-35 mới bay 3, 4 năm chưa đạt độ mature ... nên chưa đạt giờ bảo dưỡng / giờ bay lý tưởng là bt

    the F-22 Raptor, which “is required to achieve 12.0 direct maintenance man-hours per
    flight hour (DMMH/FH) at system maturity, which is defined to be when the
    F-22 fleet has accumulated 100,000 flight hours,” according to a US Air
    Force Association response to a story by the Washington Post.

    Facts: The F-22 is required to achieve In 2008 the F-22 achieved 18.1
    DMMH/FH which then improved to 10.5 DMMH/FH in 2009. It’s important to
    recognize this metric is to be met at system maturity, which is projected to
    occur in late 2010. So the F-22 is better than the requirement well before
    maturity.

    Clearly, in FY2018 the F-35 will have only been in “operational” service for
    three or four years (IOC in mid-2015 and mid-2016), and so still a long way
    from maturity, but such a high number of maintenance hours will explode
    operating costs for its operators, who were long told the F-35 would be
    afford able to buy and to operate.
    ChuyenGiaNemDa thích bài này.
  6. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Nhục nhã


    F-35 chịu "thúc thủ" vì thời tiết xấu


    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.
    Một buổi lễ chào đón hai máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ gia nhập không quân Israel nhằm thể hiện tình đoàn kết giữa hai nước đã bị kéo dài nhiều giờ do máy bay không thể cất cánh trong điều kiện thời tiết xấu.

    Hãng tin CNN cho biết, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã tỏ ra vui mừng khi bàn giao hai phi cơ F-35 cho Israel.


    “Việc giao máy bay F-35, phi cơ chiến đấu lợi hại nhất hiện nay, cho Israel là minh chứng rõ nét thể hiện sự cam kết của Hoa Kỳ đối với an ninh Israel”, ông Carter tuyên bố trong buổi lễ.

    Buổi lễ cũng có sự góp mặt của Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu và Tổng thống Israel Reuven Rivlin. “Máy bay này sẽ thay đổi hoàn toàn sức mạnh quân sự của đất nước. Trong khu vực Trung Đông, anh phải là người mạnh nhất”, ông Rivlin phát biểu trong buổi lễ.

    Tuy nhiên, thời tiết xấu ở Ý đã khiến máy bay chiến đấu có giá hàng tỉ USD phải mất sáu tiếng đồng hồ sau đó mới có thể hạ cánh xuống Israel.

    Sự việc này ra vài phút trước khi Tổng thống Mỹ mới Donald Trump đã có một dòng tin nhắn chỉ trích F-35 trên trang Twitter cá nhân của mình.

    “Chi phí của chương trình F-35 là quá đắt đỏ. Hàng tỉ đô la ngân sách để mua về các thiết bị quân sự sẽ được giảm bớt sau ngày 20/1 tới”, ông Trump viết.

    F-35 được coi là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử nước Mỹ, khi một số người ước tính rằng tổng chi phí của nó đã lên đến 400 tỉ USD.

    Quá trình phát triển máy bay cũng gặp nhiều trục trặc và phát sinh nhiều chi phí, khiến nó bị nhiều người chỉ trích. Chủ tịch Ủy ban Lực lượng Vũ trang Thượng viện Mỹ John McCain đã gọi quá trình chế tạo F-35 là “một vụ bê bối và một tấn bi kịch”.

    Dòng tin nhắn của ông Trump đã khiến giá cổ phiếu của hãng Lockheed Martin tụt dốc nghiêm trọng. Dù vậy, những người ủng hộ F-35 cho biết, việc nhiều nước trên thế giới có nhu cầu mua loại máy bay này sẽ giúp hạ giá của nó xuống.

    Quyết định 50 phi cơ F-35 của Israel là một diễn biến đang hoan nghênh đối với những người tin tưởng vào khả năng của máy bay chiến đấu, trong bối cảnh nhiều nước đã hủy bỏ kế hoạch đưa F-35 vào sử dụng trong quân đội. Mới đây Thủ tướng Canada Justin Trudeau quyết định mua về các phi cơ F/A-18 cũ hơn thay vì F-35.

    Hai máy bay được bàn giao sau khi Mỹ và Israel vừa ký kết một bản thỏa thuận đảm bảo an ninh chung kéo dài 10 năm, qua đó Israel sẽ nhận được 38 tỉ USD từ Mỹ nhằm hỗ trợ quốc phòng.

    http://soha.vn/f-35-chiu-thuc-thu-vi-thoi-tiet-xau-20161213210254261.htm
  7. ChuyenGiaNemDa

    ChuyenGiaNemDa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2015
    Bài viết:
    11.831
    Đã được thích:
    23.153
    Bác @despair lí giải đúng rồi. DMHM/FH là thông số lí thuyết, nhưng thực tế làm méo gì có chuyện chỉ có 1 người bảo dưỡng một động cơ. Thế nên bác tính thực tế F35 mất 50h bảo dưỡng trên 1h bay là sai hoàn toàn.

    Dốt thì nhận là dốt đi cho nó tiến bộ. Chả nhẽ việc đấy khó lắm hay sao.

    Mà em hỏi thật, bác đọc sách về vũ khí Mĩ mà trong đầu đầy định kiến như thế, hiểu sai hoàn toàn về thông số kĩ thuật, vậy bác đọc sách làm gì? Để giết thời giờ à?
    despairputinlabocuangavang thích bài này.
  8. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    3 đồng chí hôm nay đánh trống lảng tin động trời mới của F-35I à !
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    toothbrush ( ko phải teethbrush ) là bàn chải đánh răng, nhưng ko phải mỗi cái chỉ chải 1 cái răng, cũng như 1 thợ ko chỉ bảo trì 1 chiếc máy bay mà nó theo chain.

    man hour vì ở Mỹ làm việc trả công theo giờ ( mỗi giờ đều là vàng ngọc hết, xong việc là phắn chứ ko chơi vật vờ hết 8h vàng ngọc )
    ví dụ, trong ngày sửa chữa cần 2 anh: anh A làm 2 h xong nó trả tiền 2h, anh B làm 7h trả 7h . bác sĩ thầy cãi thợ sửa điện thợ sơn đều vậy. Anh còn quên shift nữa, mời anh xem phim hề Sác Lô.

    Như thế 2 anh là 9 giờ công.
    còn men hour là cái gì? tính như nào giờ? giờ công tập thể à? xin lỗi ở Mỹ nó éo có cái khái niệm ấy
    --- Gộp bài viết: 15/12/2016, Bài cũ từ: 15/12/2016 ---
    Động cơ máy bay thì nó làm thế nào:
    1. Hàng ngày: kiểm tra trực quan cửa hút cửa xả, kiểm tra mức dầu và các đầu dò báo.
    2. Mỗi 150-400 giờ bay thực hiện kiểm tra nội soi động cơ; tháo ra kiểm tra vệ sinh, lắp lại cảm biến nhiệt và lọc dầu, động cơ vẫn nằm nguyên trên máy bay
    3. Sau 2000 giờ bay thì overhaul: tháo động cơ khỏi máy bay và chuyển đến trạm đại tu;

    Như vậy, nực cười khi nói mua máy bay về bay được 10 giờ / năm, đúng ra phải là hàng trăm giờ bay/năm.
    Nhân công hàng ngày kiểm tra là đơn giản và tốn ít công hơn nhiều so với khi trung tu đại tu, vốn chỉ thực hiện sau hàng năm trời.

    Này thì nhà trú mưa,
    [​IMG]

    Anh Sukhoi cứ ABC cho là sau chuyến bay 11 tiếng sẽ mất 550 giờ liên tục / 8h / ngày = 70 ngày mới lại bay được. Nên anh ko thể nào lý giải được, F-35A bay xuyên Atlantic tới Anh sau 8h bay vào 30/6 lại có thể trình diễn bay từ 6-8/7 ... vì theo cách tính của anh phải mất 400h công / 8 ... = 50 ngày bảo trì mới bay lại được.

    Anh lại càng không thể hiểu nó sẽ thực hiện các phi vụ không kích từ tàu sân bay hàng ngày như thế nào? vì trung bình cũng phải mất 2-3 tiếng cho 1 phi vụ không kích,

    Thực ra, bay 8-11h / ngày tới nơi thì nó cũng chỉ kiểm tra bằng mắt mấy cái điểm cần kiểm tra, bổ sung các loại dầu nếu thiếu, rồi lại bay tiếp thôi. Mất thời gian nhất là sau hàng nghìn giờ bay ấy anh ah. Nếu Việt Nam có cơ duyên mua F-35 thì khâu này là do các bạn Nhật làm, Vì cái này phải tháo tung ra, mà chỉ có anh Nhật biết cách tháo ra lắp lại ở mức final assembly.

    Còn như anh Việt hay kể cả anh Hàn xẻng, chỉ thay dầu mỡ, với lại vá săm lốp thôi.
    Khái niệm IOC là dùng để chỉ việc "hoàn thành bàn giao máy bay với đội ngũ phi công biết lái, biết sử dụng máy bay và vũ khí, thợ sửa chữa biết kiểm tra nhẹ nhàng và biết thay lốp, thay dầu, tháo lắp que thăm, và tháo lắp vũ khí ... ý thôi anh ah" cái này chắc văn minh hơn việc mua nhà máy xơ sợi PV Tex thiết bị Trung Quốc ở Hải Phòng.

    --- Gộp bài viết: 15/12/2016 ---
    Lều báo đã kịp nâng giá F-35 lên có giá "hàng tỉ" đô la

    Chiếc máy bay này nhận được lệnh không được cất cánh do thời tiết từ điều khiển không lưu Ý.
    Do đó, xin lỗi mấy chú sao 6 cánh chứ các chú phải đợi thôi, ... thích các chú cứ kiện ATC của ý.
    Xin lỗi anh chỉ là thằng shipper, đèn đỏ anh vẫn phải dừng các chú ah.

    [​IMG]

    Vì các anh chỉ đang thực hiện việc vận chuyển máy bay cho khách hàng ( tương tự các nhiệm vụ vận tải hành khách hoặc hàng hóa ) chứ ếch phải nhiệm vụ tác chiến; và ngoài F-35 anh còn phải vác cả tiếp dầu đi cùng nữa;



    dù sao các anh cũng dùng F-35 bay nửa vòng trái đất giao cho các chú, còn Su-27/30 thì phải chui vào bụng mẹ mang sang.
    Mà mẹ An-124 ko cẩn thận thì lại bị cái này năm 1997, nguyên do bay từ Việt Nam về, éo chịu thay dầu cũ ra, trộn dầu mới vào, nên chết mje nó mấy động cơ luôn ... đi luôn 68 mạng, và cả đôi Su-27

    [​IMG]

    Có ngày vui như thế này, nửa đêm anh cũng chờ !!!
    Lần cập nhật cuối: 15/12/2016
    pbdkhatmauChuyenGiaNemDa thích bài này.
  10. BRICS

    BRICS Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/07/2016
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    128
    Ông Donald Trump có thêm đồng minh chặn bước tiến của F-35
    (Vũ khí) - Cùng với Tổng thống đắc cử Trump, nhiều quan chức quốc phòng Mỹ tiếp tục phản đối F-35 khiến tương lai máy bay này trở nên mờ mịt ngay tại nước Mỹ.
    Tương lai của F-35

    Tạp chí Business Insider dẫn tuyên bố của cựu chỉ huy Hải quân Mỹ, ông Chris Harmer cho biết, dù một số phiên bản của tiêm kích F-35 đã được đưa vào hoạt động nhưng đáng lẽ ra, chiến đấu cơ này không được phép tồn tại.

    Theo lý giải của vị cựu quan chức này, F-35 chỉ có một lợi thế duy nhất so với các máy bay chiến đấu của thời Chiến tranh Lạnh mà nó sẽ thay thế, đó là khả năng hoạt động tàng hình. Tuy nhiên, tính năng này cũng đã từng bị phàn nàn rất nhiều.

    Chris Harmer cho rằng, Mỹ nên nâng cấp các phi cơ F-15, F-16 và F-18 thay vì đốt tiền với chương trình F-35, bởi những loại máy bay này hoàn toàn có thể được lắp đặt các hệ thống tiên tiến như ca bin điều khiển của F-35.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35C.
    Ông Harmer dẫn chứng, F/A-18 đã trải qua nhiều lần nâng cấp, và phiên bản mới nhất là F/A-18 Super Hornet có tiết diện radar tương đối nhỏ, khiến nó khó bị phát hiện. Chi phí của nó cũng rẻ và vẫn còn có thể được nâng cấp thêm nhiều tính năng mới nữa.

    Ông Harmer cho biết, lợi thế của F-35 "được phát huy khi hoạt động trong các vùng không phận có hệ thống phòng không dày đặc, nhưng cho đến nay điều này vẫn chưa được kiểm chứng".

    "Có rất nhiều cách không tốn nhiều chi phí để đối phó với hệ thống phòng không của đối phương, bao gồm tên lửa hành trình, hệ thống gây nhiễu radar", ông Harmer nói và cho biết thêm rằng, đáng lẽ ra chương trình F-35 siêu tốn kém này không được phép tồn tại.

    Ông Chris Harmer được cho là người đồng thuận với Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc phản đối việc mua sắm thêm F-35 cho lực lượng vũ trang nước này.

    Tuyên bố của Chris Harmer đưa ra gần như đồng thời với thông điệp được Tổng thống Mỹ mới Donald Trump chỉ trích F-35 trên trang Twitter cá nhân của mình: "Chi phí của chương trình F-35 là quá đắt đỏ. Hàng tỉ USD ngân sách để mua về các thiết bị quân sự sẽ được giảm bớt sau ngày 20/1 tới".

    Lý do của tuyên bố trên theo lý giải của Tổng thống đắc cử Donald Trump là F-35 vì loại vũ khí này quá đắt tiền nhưng lại không mang lại hiệu quả chiến đấu như kỳ vọng. Máy bay F-35, sản phẩm Lockheed Martin là một chương trình vũ khí "tốn kém", dù ông này ủng hộ việc tăng chi tiêu quốc phòng.

    Khi còn trong giai đoạn vận động tranh cử, ông Trump khi trả lời phỏng vấn với chương trình radio Hugh Hewitt từng chỉ trích chi phí chế tạo chiếc F-35: "Nó không phải rất tốt. Tôi nghe nói rằng nhiều loại máy bay hiện có của chúng ta còn tốt hơn".

    Mỹ không thể dừng

    Dù máy bay F-35 gặp vô số lỗi nhưng Mỹ không thể dừng chương trình này do đã đốt quá nhiều tiền. Máy bay F-35 hiện đã trải qua 10 năm bay thử nghiệm tuy nhiên, trong thời gian này, các chuyên gia đã phát hiện những thiếu sót nghiêm trọng trong máy bay mà cho đến nay vẫn chưa được loại bỏ.

    Theo phân tích của chuyên gia hàng không Pierre Spray của Tạp chí National Interest, trong thiết kế tổng thể, F-35 sẽ được bổ sung thêm mũ đặc biệt dành cho phi công: “Độ chính xác cao và việc phát nhanh chóng các hình ảnh trên màn hình trên mũ phi công F-35 là điều rất quan trọng”.

    Nhưng quá trình thử nghiệm đã phát hiện một loạt vấn đề. Mũ bảo hiểm này có trọng lượng khá nặng và khi bật dù khỏi máy bay, phi công có thể bị gãy cổ. Trong cuộc trả lời kênh truyền hình “Russia Today”, Pierre Spray (người được coi là cha đẻ của F-16) đã nhận xét:

    “Tiêm kích đa năng F-35 được thiết kế, chế tạo dựa trên những lầm tưởng cơ bản. Không thể nào chế tạo một máy bay đa năng mà vẫn có thể đảm bảo hiệu quả trong môi trường tác chiến. Nếu như các bạn muốn F-35 có thể thực hiện được 3, 4 hoặc 5 nhiệm vụ khác nhau thì các bạn cần chấp nhận mất đi một số đặc tính kỹ thuật khác".

    Ngoài ra, trang Breaking Defense dẫn nguồn tin quân sự Mỹ còn chỉ ra điểm yếu tiếp theo của F-35 khiến dòng tiêm kích này không mạnh mẽ như nhà sản xuất công bố ban đầu khi nó không thể nhận diện chuẩn xác mối nguy hiểm.

    "Các cảm biến điện tử trên F-35 có nhiệm vụ phát hiện ra các mối đe doạ tiềm tàng như tên lửa, máy bay tấn công, đang thường xuyên đánh giá sai mức độ nguy hiểm của vật thể nó dò tìm được và từ đó cảnh báo sai cho phi công", Breaking Defense cho biết.

    Ngoài ra, nhà sản xuất Mỹ vẫn chưa thể trang bị được cho máy bay một cơ sở dữ liệu về những “mối đe doạ” vào phần mềm cài đặt tại trung tâm điều khiển. Theo Breaking Defense, cơ sở dữ liệu này trên thực tế là thông tin về các loại vũ khí có thể gây nguy hiểm cho máy bay và được tập hợp lại từ nhiều nguồn thông tin tình báo khác nhau.

    Dù còn tồn tại những điểm yếu chết người nhưng theo Tạp chí Fiscal Times, chương trình phát triển máy bay F-35 không có nguy cơ bị đình trệ vì Mỹ đã đầu tư vào đó quá nhiều tiền và cho rằng con số tiền đã bỏ ra "quá lớn để có thể hủy dự án".
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-...em-dong-minh-chan-buoc-tien-cua-f-35-3325049/

Chia sẻ trang này