1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    TQ công bố phát hiện hay ko thì thầy ko rõ, chỉ thấy ảnh F-22 mang drop tank là đủ hiểu máy bay Mỹ luôn phụ thuộc vào drop tank như thầy luôn nói từ xưa tới nay, ko có drop tank ko biết bay quần vòng air combat được mấy phút, khoe cái gì chứ khoe cái sự yếu kém về bán kính tác chiến thì ko nên khoe

    [​IMG]

    Máy bay Mỹ sản xuất đi đánh nhau phải đeo drop tank, phải có tanker còn nếu ko thì ko đánh nhau được
    --- Gộp bài viết: 27/03/2017, Bài cũ từ: 27/03/2017 ---
    Hi hi F-22 combat radius :)) max cũng chỉ >750km

    [​IMG]

    http://www.f22-raptor.com/technology/data.html

    Radar range F-22 ngắn hơn Su-35, phải phụ thuộc tiếp vào AWACS, nếu ko có AWACS thì ko có khả năng nhận thức tính huống sớm hơn đối thủ, vì học thuyết của Mỹ là phải phụ thuộc vào đủ thứ hỗ trợ, ko độc lập tác chiến được
    --- Gộp bài viết: 27/03/2017 ---
    Sau khi bay đốt xăng ở Hàn vài ngày, thì F-22 đã tháo chạy khỏi HQ và tới Úc, 1 phần vì sợ tên lửa TQ, 1 phần vì sợ TQ đo được RCS giúp hoàn thiện hệ thống anti stealth, 1 phần vì quá ngốn nhiên liệu và thiếu khả năng trinh sát

    Starting in 2017, Australia will host US military aircraft, including F-22 Raptors, to maintain a “credible combat power” in the region and send a convincing message to potential aggressors.

    https://theaviationist.com/2016/12/...rthern-australia-amid-south-china-sea-crisis/
    --- Gộp bài viết: 27/03/2017 ---
    nhục nhất vẫn là việc Canada ko thèm mua F-35 lại đi mua FA18 cũ hơn
    --- Gộp bài viết: 27/03/2017 ---
    Canada Buys New F-18s After Canceling Its Order for the F-35

    Tại sao nếu tiết kiệm ngân sách thì đã ko mua F18 luôn rồi, vì F18 trên giấy tờ kém xa F35 gồm CR, AAM, radar, EOTS, nhưng thực tế Canada ko thèm mua, còn nữa Canada là nước trong nhóm dẫn đầu góp vốn JSF :-D ko thể nói thiếu tiền được, thực tế là F35 nó đếch như quảng cáo sau khi Canada kiểm nghiệm nên họ loại, Canada đã khám phá ra 1 điều giúp đánh tan luận điệu xuyên tạc, chém gió bịa đặt của Mỹ bấy lâu nay về RCS siêu nhỏ của F-35 và có lẽ họ cũng phát hiện khả năng jamming của APG81 là khả năng trên giấy vẽ vời cho có. (APG79 trên FA18SH có kích thước tương đương APG81)

    Bỏ 1 đống tiền để mua 1 máy bay ko hơn FA18SH gồm điện tử, sức tấn công (FA18SH còn dùng được AIM120C7). Gặp nhiều lỗi, có mà ngu mới mua, dĩ nhiên những nước kém nền tảng hàng không như Do Thái, Nhật phải đi mua vì đội máy bay cũ đang rỉ rét, dĩ nhiên họ cũng chỉ tậu 1 lô ít để kiểm nghiệm, tôi cam đoan từ đây tới 2050 Do Thái, Nhật vẫn chưa bỏ F15/16 đâu ở đó mà mơ :))
    Lần cập nhật cuối: 27/03/2017
  2. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    nhìn thấy gớm, không lẽ động cơ này hao nhiên liệu vậy
    [​IMG]

    F 22 bán kính 750km ( 310nm + 100nm ) không dùng drop tanks đó
    là bao gồm 185km bay siêu hành trình vào khu vực mục tiêu và 185km bay siêu hành trình rời khu vực mục tiêu, tổng cộng là 370km bay siêu hành trình siêu âm (tốc độ > Mach 1.5 không dùng afterburner )

    bạn nào muốn chê nên tìm ứng viên nào có khả năng bay siêu hành trình như thế, rồi cung cấp thông số bán kính chiến đấu của chúng cùng điều kiện xem được bao nhiêu nhé. so với bán kính bay dưới âm thì chả có ý nghĩa so sánh

    bởi vì, con số 750 trông có vẻ không ấn tượng lắm, nhưng thực sự thì thời gian để F 22 tới mục tiêu cách 750km sẽ rất nhanh và vẫn giữ được khả năng tàng hình đó ...

    mình tính cho các bạn xem nhé: thời gian để F 22 bay dưới âm 310 nm vào và 310 nm ra là 67 phút, còn thời gian bay siêu hành trình 100 nm vào và 100 nm ra chỉ có 12-15 phút ( nếu bay dưới âm tầm Mach 0.8 thì mất tới trên 30 phút để hoàn thành 100 nm vào và 100 nm ra đó )

    khác biệt của F 22 là rút ngắn được 1/2 thời gian hành trình ở khu vực nguy hiểm nhất mà vẫn giữ được tính tàng hình của mình

    Máy bay ko có khả năng bay siêu hành trình siêu âm như thế, thì phải chấp nhận :
    1. bay cận âm ( tốc độ chậm . thời gian hành trình trong vùng trời thù địch lâu gấp 2 )
    2. bay siêu âm dùng afterburner và tốn nhiều nhiên liệu tới mức khó có thể bay 750km về căn cứ như F -22 hoặc phải đeo droptanks và thả trước khi tới khu vực mục tiêu ( tuy nhiên dễ bị phát hiện hơn do bộc lộ)

    còn F 22 nếu đeo drop tanks và thả trước khi vào khu vực mục tiêu thì có thể đạt bán kính bay lớn hơn với nhiệm vụ như trên

    thông số theo wiki
    Combat radius details: 590 nmi subsonic clean, 850 nmi subsonic with 2× 600 US gal tanks, 750 nmi (with 100 nmi in supercruise) with 2× 600 US gal tanks. Figures include -6% routing factor, combat and 2× GBU-32 + 2× AIM-9 + 2× AIM-120.

    bán kính 590 nmi ( 1040km ) bay dưới âm không mang drop tanks
    bán kính 850 nmi ( 1574 km ) bay dưới âm với 2 drop tanks
    bán kính 750 nmi ( 1389km ) với 100 nmi bay siêu hành trình / 1 chiều khi mang 2 drop tanks
    ( thông số có bao gồm vũ khí 2 bom 4 tên lửa mang trong thân )
    Lần cập nhật cuối: 27/03/2017
  3. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Thì rõ ràng F-22 chỉ bay được >750km rồi về còn gì, thầy nói sai à hay sao mà giãy đành đạch lên ?, lại còn chế nhảm bay tàng hình các kiểu, ko nguồn đừng đú, còn muốn tìm nguồn F-22 bay 1000km CR ko drop tank thì mang lên đây, cái nguồn wiki kia bấm vào chỉ có 1 cái ảnh quảng cáo ko nguồn. Tóm lại Su-27 bay đi bay về tốt hơn F-22 thế cho nhanh

    Nguồn wiki lấy từ nguồn blogspot hoàn toàn vô giá trị, đó là lý do thằng despair ko bao giờ dám trích nguồn ra, vì trích ra thì sợ độc giả biết được là nguồn đểu, nó tưởng công cụ gg giờ nó ngu như ngày xưa khó tìm kiếm thông tin lắm ý :))

    http://2.bp.blogspot.com/-irwcM2ov73s/Toru4NRprRI/AAAAAAAABm4/PBBm_UVa5Ng/s1600/F-22range.jpeg

    Ko hề có nguồn chính thống nào nói F-22 có thể bay >1000km CR mà ko có drop tank

    https://www.google.com/search?client=firefox-b&sa=X&q=eurofighter typhoon vs f 22&tbm=isch&tbs=simg:CAQSlQEJ0hbQFTD_1S1waiQELEKjU2AQaAggKDAsQsIynCBpiCmAIAxIoxB2TE8MdmxOaE_1oHshOVE50TyB3WP8Q-1z-6Ptg_1vD71P-8_1kjfFPxowE70xqQ0IJKkq7gL9gxPJ6MRExClnbG2MehcPQyH0vFLG8kwq0cx5zDu5YSMbON8RIAQMCxCOrv4IGgoKCAgBEgToCNaUDA&ved=0ahUKEwigiZ7G1vXSAhWB2hoKHRtuDJ0Q2A4IGSgB&biw=1366&bih=634#imgrc=lxji2iF03DiJjM:

    Cái ảnh giả kia còn bốc phét F-15E với CFT vẫn bay thua F-22 clean non drop tank, theo nguồn uy tín globalsecurity.org, F-15E có CR cơ bản đã là >1200km rồi

    http://www.globalsecurity.org/military/systems/aircraft/f-15-specs.htm

    Hết nổ F-35 là máy bay độc nhất ko cần AB vẫn siêu âm được, F-35 tiếp dầu 2 phút, rồi giờ đến F-22 bay siêu âm tàng hình.

    Các bạn độc giả chú ý, những thông tin này là giả kĩ thuật, hoàn toàn ko có giá trị tham khảo luôn nhé

    Chú ý nữa thì thằng despair này chỉ nói đi nói lại về khả năng bay của F-22/35, chứ hoàn toàn ko hề nói được gì về vũ khí hoặc hệ thống điện tử, có lẽ là vì mấy mớ kiến thức của nó chỉ hạn hẹp ở khả năng bay cơ bản mà máy bay nào cũng có, nhưng với những thông số mập mờ từ các trang blog, 4rum nên nó tha hồ chém gió. Dù có chém gió cỡ nào thì F-22/35 vẫn có CR thua xa Su-27


    Ảnh J-20 đeo drop tank thì cũng có, nhưng ko nhiều bằng F-22, J-20 đó đang tét khí động học cất cánh nặng và vẫn bay ngon, anh kia từ năm 2016 rồi

    Ảnh J-20 2017

    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 27/03/2017
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Trung Quốc thì có dám bay đâu xa mà drop tank.
    Ngay J-15 cũng chỉ dám loanh quanh vài chục km gần tàu

    1 phần vì radar kém, ko có dẫn đường mặt đất là vỡ mồm ...

    còn kia của người ta bay đeo bình xăng, tiếp dầu liên tục, bay quanh Trái Đất ... định hướng vẫn tốt ...
  5. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Chỉ cần gg 1 phát là ra ngay J-20 hay F-22 mang drop tank thường xuyên

    https://www.google.com/search?q=J-2...2fXSAhUDcBoKHY3vB6kQ_AUICCgB&biw=1366&bih=634
    https://www.google.com/search?q=J-2...kQ_AUICCgB&biw=1366&bih=634#tbm=isch&q=F-22&*
    --- Gộp bài viết: 27/03/2017, Bài cũ từ: 27/03/2017 ---
    TQ bay qua Thổ, Nga, Pak diễn tập ầm ầm rồi chứ đâu có bay đi đâu đâu, đấy cãi cùn đi. Cả Mỹ cũng ko bao giờ phủ nhận khả năng bay của máy bay TQ, Mỹ chỉ chê hệ thống vũ khí, điện tử của TQ theo lời nó, chứ hoàn toàn chưa bao giờ nói gì đả động đến khả năng bay, nếu em có nguồn mời mang lên đây ? Mỹ nói cũng được !

    Bay quanh trái đất kiểu F-35 mất 9 ngày tới Nhật hả
    --- Gộp bài viết: 27/03/2017 ---
    À quên đây là nguồn F-22 luôn mà sao em despair lại ko tin, đi tin wiki dẫn link blogspot nhĩ ?lại tiêu chuẩn kép à :cool:

    [​IMG]

    http://www.f22-raptor.com/technology/data.html
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    'F-22 và F-35 – sai lầm chiến lược của Hoa Kỳ'
    (Bình luận quân sự) - Ngành hàng không quân sự thành mục tiêu ưu tiên phát triển của các quốc gia trên thế giới với nhiều loại máy bay thế hệ mới tiên tiến và hiện đại.
    Lịch sử của ngành hàng không quân sự của Nga đã bắt đầu từ những năm 1909. Kể từ đó cho tới nay các máy bay Nga được tạo ra đã đáp ứng tất cả các yêu cầu của đất nước mà không cần quá nhiều thử nghiệm. Vậy điều gì đang xảy ra với ngành hàng không quân sự Mỹ?

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 lắm tài nhiều tật của Mỹ cho đến thời điểm này vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu 100%.
    Cuộc chiến ở Syria đang chững tỏ vai trò quan trọng của hàng không quân sự trong các cuộc xung đột. Nếu không có sự xuất hiện của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga rất có thể chính quyền Syria đã bị xóa bỏ và thậm chí đất nước Syria đã bị xóa bỏ khỏi bản đồ thế giới, tờ “tvzvezda.ru” nhận định.

    Rõ ràng vai trò của hàng không quân sự đang tăng lên đáng kể, việc phát triển và tạo ra các loại máy bay thế hệ mới sẽ làm thay đổi chiến lược và chiến thuật khi sử dụng chúng.

    Để làm rõ hơn về vấn đề này tờ “tvzvezda.ru” đã có cuộc phỏng vấn với nhà khoa học Nga-Liên Xô, tiến sĩ khoa học, chuyên gia về lĩnh vực điểu khiển kỹ thuật hàng không thuộc Viện RAS, giám đốc khoa Viện Nghiên cứu hệ thống hàng không Evgeny Fedosov.

    Đầu tiên ông Fedosov cho biết rằng, lịch sử của hàng không quân sự ở Nga bắt đầu từ năm 1909, khi Boris Golitsyn kêu gọi việc sử dụng các máy bay trong các hoạt động quân sự.

    Golitsyn đã tuyên bố rằng, nếu chậm chân trong lĩnh vực này sẽ nhận kết cục bi thảm và đề nghị này đã được lắng nghe. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, các nhóm không quân của Nga đã tham gia với lực lượng tương đối mạnh.

    Kể từ đó ngành hàng không quân sự phát triển như vũ bão trong thời đại Liên Xô. Sau đó Stalin đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để phát triển theo hướng này. Trong chiến tranh thế giới thứ hai bất kỳ chiến dịch trên bộ nào cũng giành thắng lợi nếu chiếm được ưu thế trên không, chuyên gia này cho biết.

    Hiện tại ngành hàng không quân sự tiếp tục đóng vai trò quan trọng. Các cường quốc trên thế giới đều hiểu rằng, trong tất cả các cuộc xung đột sẽ dành được lợi thế nếu họ có nhiều máy bay đa năng thế hệ mới hiện đại. Vì vậy hiện nay các loại máy bay thế hệ 4++, thế hệ thứ 5 được các quốc gia tích cực phát triển.

    Nếu trước đây các máy bay chủ yếu làm nhiệm vụ trinh sát thì bây giờ chúng thực hiện được tất cả các nhiệm vụ, bao gồm tấn công từ trên không tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước và dưới nước, và các cuộc chiến chiếm ưu thế trên không. Các nhiệm vụ trinh sát giờ được thực hiện chủ yếu bằng các máy bay không người lái với nhiều công nghệ rất hiện đại.

    Kể từ khi bắt đầu cho tới thời điểm hiện tại, hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới là Nga và Mỹ vẫn luôn song song cùng phát triển và cạnh tranh lẫn nhau. Hoa Kỳ tập trung vào hướng phát triển các máy bay với công nghệ tàng hình còn Nga lại ưu tiên tính cơ động cao.

    Chuyên gia này cho rằng, khả năng tàng hình không đánh giá hiệu quả và khả năng của các máy bay. Nó chỉ đóng vai trò quan trọng khi các máy bay đối đầu nhau. Nhưng thực tế trong các cuộc xung đột chúng vẫn dễ dàng bị phát hiện.

    Tuy nhiên khả năng cơ động thì khác. Khả năng này đặc trưng cho quá trình chiến đấu và luôn phát huy lợi thế trong các cuộc chiến. Hiện nay phiên bản máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK T-50 của Nga vừa có thể tàng hình lại vừa có khả năng cơ động cao.

    Chuyên gia Evgeny Fedosov gọi F-22 và F-35 là sai lầm chiến lược của Mỹ. Trong trường hợp của F-22, nó đắt hơn Su-27 của Nga 2 lần và trở thành một trong những máy bay qua đắt đối với Mỹ. Vì vậy người Mỹ trang bị chúng không nhiều.

    Còn đối với F-35, Mỹ đã cố gắng tạo ra loại máy bay thế hệ thứ 5 đa dạng hiện đại với nhiều tính năng khác nhau nhưng tất cả chúng gần như liên tục gặp vấn đề. Đặc biệt đối với phiên bản dành cho không quân và cho tàu sân bay, người Mỹ dường như chưa thể hoàn thiện chúng.

    Trong khi đó Nga dường như không gặp phải những vấn đề tương tự như Mỹ. Siêu phẩm mới nhất sắp xuất hiện PAK T-50 đang hoàn thành những thử nghiệm cuối cùng và tỏ ra rất cần thiết và hiệu quả.

    Đề cập đến hướng phát triển của ngành hàng không quân sự trong tương lai, chuyên gia này tin rằng, trong tương lai máy bay chiến đấu trở thành loại vũ khí quan trọng duy nhất của lực lượng vũ trang và tất cả các hoạt động quân sự sẽ diễn ra trên không.

    Với vai trò quan trọng như vậy, trong thời gian tới các quốc gia trên thế giới sẽ tiếp tục trang bị và tạo ra nhiều loại máy bay thế hệ mới với những khả năng siêu việt hơn, thúc đẩy ngành hàng không quân sự phát triển mạnh mẽ.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...a-f-35-sai-lam-chien-luoc-cua-hoa-ky-3332224/
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.723
  8. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tiêm kích F-22 không thể tác chiến đối hải
    (Vũ khí) - Để F-22 mang được tên lửa AIM-9X và AIM-120D, Mỹ quyết nâng cấp theo gói Increment 3.2B. Tuy nhiên, nhiệm vụ đối hải vẫn không thể với tiêm kích tối tân này.
    Lợi hại với tên lửa đối không

    Theo Tướng Không quân Mỹ, ông James Holmes cho biết trong phiên điều trần trước Ủy ban Quốc phòng thượng viện Mỹ: "Bộ Quốc phòng và quốc hội Mỹ đã quyết định đánh giá lại những mối nguy hiểm trên không. Chúng tôi đang nhìn thấy Nga và Trung Quốc phát triển máy bay với tốc độ nhanh hơn tưởng tượng".

    Đánh giá trên được đưa ra khi Mỹ có tổng cộng 187 chiếc F-22 Raptor. Lầu Năm Góc hiện không có ý định sản xuất thêm, tuy nhiên, đã quyết định nâng cấp các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này.

    Chương trình nâng cấp F-22 lên phiên bản Increment 3.2B sẽ bắt đầu từ năm 2017. Chương trình này kéo dài 6 năm, tới năm 2023. Dự kiến, các máy bay F-22 phiên bản này sẽ được trang bị các hệ thống dẫn đường và tác chiến điện tử hiện đại.

    Hệ thống tự động hóa và chương trình tin học hóa trên máy bay cũng được cải tiến. Nhờ đó, F-22 có thể sẽ được trang bị các tên lửa AIM-120D AMRAAM và AIM-9X Sidewinder lớp không đối không (những vũ khí hầu hết máy bay thế hệ 4 của Mỹ đều có thể mang được).

    [​IMG]
    Tiêm kích F-22 phóng tên lửa không đối không.
    Ngoài gói hợp đồng nâng cấp trên, Không quân Mỹ dự kiến sẽ chi thêm tiền nhằm cải tiến F-22 lên phiên bản Increment 3.3. Trước đó, vào tháng 2/2011, có thông tin cho biết không quân Mỹ sẽ chi tổng cộng 16 tỷ USD để hiện đại các máy bay này từ năm 2012, tuy nhiên thông tin này không được Mỹ xác nhận.

    Bỏ trống nhiệm vụ đối hải

    Với gói nâng cấp Increment 3.2B, lần đầu tiên tiêm kích tàng hình F-22 có thể chiến đấu sòng phẳng với với những máy bay thế hệ 4 của đối phương trong các trận không chiến. Tuy nhiên, nhiệm vụ đối hải với máy bay thế hệ 5 này vẫn là điều không thể.

    Theo phân tích của nhiều chuyên gia, cảm biến chính của F-22 là radar quét mạng pha điện tử chủ động AESA AN/APG-77. Radar này có khả năng thay đổi tần số liên tục để tránh bị phát hiện, an-ten của radar có thể hoạt động trong 120 độ ở độ cao và phương vị. APG-77 có phạm vi phát hiện mục tiêu có RCS 1m2 ở khoảng cách 240km. Nó được đánh giá là radar trên tiêm kích hàng đầu thế giới.

    F-22 có 3 khoang vũ khí bên trong thân, trong đó có một khoang lớn dưới bụng và hai khoang nhỏ hai bên hông. Khoang lớn có thể mang theo 6 tên lửa không đối không tầm trung, 2 khoang nhỏ có thể mang theo một tên lửa không đối không tầm ngắn mỗi khoang. F-22 cũng có thể treo vũ khí bên ngoài cánh nhưng điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay.

    Vũ khí khác gồm có 1 pháo M61A2 20 mm được bố trí ở góc cánh phải bên trong một cửa sập để đảm bảo khả năng tàng hình.

    Ngoài các tên lửa không đối không, F-22 còn có thể trang bị bom thông minh JDAM, bom hàng không đường kính nhỏ GBU. Tuy nhiên, F-22 lại không thể chỉ định mục tiêu cho vũ khí dẫn đường laser. Vũ khí không đối đất bị giới hạn ở mức khoảng 910 kg.

    Ban đầu khái niệm thiết kế của F-22 là chiếm ưu thế trên không nên mọi hệ thống điện tử, vũ khí trên máy bay đều tập trung cho nhiệm vụ này. Do đó, nó không được tập trung cho nhiệm vụ tấn công đối đất hay đối hải.

    Radar APG-77 mặc dù thuộc top đầu thế giới nhưng nó lại không có khả năng mở khẩu độ tổng hợp để lập bản đồ mặt đất. F-22 không có khả năng chỉ định mục tiêu trên mặt đất cho các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao.

    Khả năng tấn công mặt đất cực kỳ hạn chế của F-22 đã khiến nó trở nên vô dụng trong suốt 10 năm đưa vào biên chế. Gần đây, Lockheed Martin đã tiến hành gói nâng cấp Increment 3.1 bao gồm, bổ sung chức năng mở khẩu độ tổng hợp cho radar để lập bản đồ mặt đất.

    Và cải thiện hệ thống điện tử để dẫn đường cho bom thông minh JDAM và bom hàng không đường kính nhỏ GBU-39. Tuy nhiên, nhiệm vụ đối hải vẫn là khiếm khuyết lớn nhất của F-22 hiện nay.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tiem-kich-f-22-khong-the-tac-chien-doi-hai-3332199/
    --- Gộp bài viết: 31/03/2017, Bài cũ từ: 31/03/2017 ---
    Andrei Chang tên chuyên gia này là đủ biết Hán Kiều ở Tây Phương Bắc Mỹ rồi :)) mà thôi kệ

    J-20 thì nó còn nhiều lỗ hổng lắm, TQ đâu như Mỹ tự nhận sai lầm khuyết điểm là bình thường, bên chủ đề TLQSTQ tôi cũng có nhiều bài vạch lỗi của quốc phòng TQ rồi, vì J-20 kém như chuyên gia TQ nói nên TQ mới chế tạo thêm J-31 và nâng cấp J-11D đó, J-20 sẽ sử dụng như MiG-31 thôi, dùng đánh chặn là chính

    Nhìn J-20 cũng ko có sự cơ động như J-11B, J-10B thì làm sao mà không chiến hay chiếm ưu thế được, nó sẽ dùng như MiG-31 với khả năng tấn công mặt đất thứ cấp (J-20 Max Mach 2.5, combat range 2500km), nhưng khả năng của J-20 hơn MiG-31, vì có radar AESA, nên con mồi của nó sẽ là cả máy bay tàng hình F-22/35, nếu F-22/35 thoát vào gần vị trí J-20 thì đã có J-31/11D/16 hỗ trợ. Hiểu nôm na thay vì thiết kế 1 máy bay to nặng lỗi thời như MiG-31, thì TQ thiết kế 1 máy bay cũng to nặng nhưng hiện đại hơn là J-20 gồm giảm RCS và radar AESA để đánh chặn hiệu quả hơn, cũng như chi viện hỏa lực tầm xa cho J-31/11D/16 tốt hơn

    J-20 mang tới 7 quả AAM (5 BVR, 2 WVR) trong thân, F-22/35, T-50 có mơ cũng ko được, J-20 là máy bay Gen 5 mang vũ khí AAM trong thân nhiều nhất thế giới

    [​IMG]

    So sánh với F-22/35

    [​IMG][​IMG]
    --- Gộp bài viết: 31/03/2017 ---
    F-22 chỉ mang được 6 AAM trong thân, F-35 chỉ mang được 4 AAM trong thân
    Lần cập nhật cuối: 31/03/2017
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.373
    Đã được thích:
    26.723
    Chứng tỏ F-35 bắn hiệu quả nhất, nhì là F-22. J-20 lẹt đẹt sau phao câu. Và T-50 là tệ nhất.
    Mang càng ít vũ khí chứng tỏ bắn rất hiệu quả.
  10. skyhp

    skyhp Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Bài viết:
    868
    Đã được thích:
    263
    f22 nó mang 6 quả aam trong khoang chính và 2 quả trong 2 khoang mỗi bên là 8 quả, chú tàu nô kia có đếm cũng không xong à.

Chia sẻ trang này