1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Tin chính thức, tầm bắn chống mục tiêu kém cơ động (tên lửa đạn đạo, AWACS, Tanker, ELINT) của Meteor là 300km, Meteor chính thức là AAMBVR của NATO

    Operational
    range
    100km+ (300+ km in ballistic flight).

    https://en.wikipedia.org/wiki/Meteor_(missile)#cite_note-7

    Như vậy số phận AIM120D đã được định đoạt
  2. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Kinh nghiệm phi công khó cứu F-35 thoát đòn Su-35
    (Vũ khí) - Theo National Interest, chỉ có phi công lão luyện và tên lửa AIM-9X mới giúp F-35 có cơ hội thắng được Su-35 Nga trong cận chiến.
    Nhận định trên được chuyên gia Dave Majumbar nói đến trong bài phân tích đăng trên tạp chí National Interest. Vị chuyên gia này cho rằng, để giành lợi thế trước Su-35, trong tương lai phi công lái F-35 Mỹ có thể hy vọng vào loại tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X khi chúng được tích hợp lên chiến đấu cơ tàng hình này.

    Tuy nhiên, trong tình huống buộc phải đối đầu với tiêm kích siêu cơ động Su-35 hiện tại, những kỹ năng và kinh nghiệm của phi công F-35 chỉ có thể giúp họ tồn tại. Dave Majumbar cho rằng, muốn giành lợi thế, F-35 sẽ phải tấn công mục tiêu xa ngoài tầm nhìn thị giác và tránh phải giao chiến tầm gần.

    [​IMG]
    Tiêm kích tàng hình F-35A.
    Vị chuyên gia này cho rằng, trên thực tế, rất ít khả năng các chỉ huy không quân Mỹ giao nhiệm vụ không chiến cho một chiếc F-35 nếu vẫn còn phương án dự phòng bởi khi thực chiến, F-35 sẽ thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất với sự yểm trợ của tiêm kích F-22 và F-15C.

    Ngay trước khi chuyên gia Dave Majumbarđưa ra những nhận định này, Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng Herbert Carlisle vừa thừa nhận: "Tiêm kích F-35 không phải là một mẫu máy bay linh hoạt và không được thiết kế cho cận chiến trước đối thủ như Su-35 của Nga".

    Tướng Herbert Carlisle cho biết: "Vào giữa năm 2015, chứng cứ đã lộ ra rằng, mẫu máy bay hiện đại thế hệ 5 Mỹ từng tuyên bố là có thể tấn công cả mặt đất lẫn trên không, không thể chuyển hướng và tăng tốc đủ nhanh để chiến thắng trong cận chiến với những mẫu tiêm kích khác”.

    Thiếu khả năng không chiến tầm gần có thể coi là một vấn đề không quá lớn, do F-35 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tầm xa. Tuy nhiên, vẫn đề nằm ở việc Mỹ quyết định đưa F-35 vào thay thế 90% số lượng các máy bay tiêm kích chiến thuật, trong khi Nga và Trung Quốc đang chủ động phát triển các loại chiến đấu cơ cận chiến hiện đại.

    Được biết, đây không phải là lần đầu, các nhà quân sự Mỹ đã thừa nhận sự yếu kém của F-35 so với các chiến đấu cơ của Nga, đặc biệt là tiêm kích Su-35. Sự thừa nhận đã được các quan chức Mỹ và Australia miễn cưỡng đưa ra từ năm 2010 trong một trận chiến giả định trên không.

    Cụ thể, một trận chiến giả định trên không đã được thực hiện, mô phỏng chiến đấu cơ siêu cơ động thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga chống lại một phi đội hỗn hợp bao gồm các máy bay chiến đấu của Mỹ là F-22, F/A-18 Super Hornet và F-35. Kết quả là phi đội chiến đấu cơ của Mỹ đã bị đánh cho "te tua".

    Cuộc chiến mô phỏng được thực hiện tại căn cứ không quân Hickam của Mỹ ở Hawaii, trước sự chứng kiến của ít nhất bốn thành viên thuộc lực lượng không quân và tình báo quân sự Australia. Nghị sĩ quốc hội Australia Dennis Jensen với những hiểu biết của mình cho rằng, F-35 đã bị Su-35 “đánh bại một cách không thương tiếc".

    [​IMG]
    Chiến đấu cơ Su-35 của Nga.
    Trả lời phỏng vấn của Aviation Week, chyên gia hàng không Bill Sweetman nói rằng, F-35 hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tàng hình (trong khi công nghệ này không phải là áo tàng hình của Harry Potter) và không thích hợp khi tham gia các cuộc chiến tầm gần vì nó rất dễ bị bắn hạ.

    Để tiêu diệt được Su-35, F-35 cần phải đến gần hơn, do đó nó tự đặt mình vào nguy cơ bị phát hiện (hệ thống radar mạnh mẽ của Su-35 hoàn toàn có thể thực hiện việc này, hơn nữa máy bay có kho vũ khí gồm các tên lửa không chiến tầm xa họ Vympel với tầm bắn 400 km - là một kỷ lục thế giới).

    Các chuyên gia cũng nói rằng các chiến thuật không chiến của không quân Mỹ được rút xuống còn ba nguyên tắc - "tìm kiếm, bắn và tiêu diệt". Với sự ra đời của Su-35, Mỹ sẽ phải sửa đổi chiến thuật này. F-35 có thể phát hiện ra Su-35 đầu tiên, nhưng để sử dụng tên lửa nó phải di chuyển lại gần, và tại thời điểm đó cả hai sẽ nhìn thấy nhau. "Trong trường hợp này, lợi thế tàng hình của F-35 sẽ giảm đáng kể," Sweetman nói.

    Trong cận chiến, Su-35 có khả năng huyền diệu là bay tốc độ thấp và đồng thời tăng tốc độ lên đến siêu âm, biến thành một chàng thợ săn. Tốc độ tối đa của máy bay là 2,5 M, tầm hoạt động 3.600 km có thể mang 12 tên lửa tầm trung Vympel (chẳng hạn như các biến thể sửa đổi khác nhau của R-77).

    Máy bay chiến đấu F-35 mang được ít tên lửa hơn và phạm vi hoạt động chỉ đạt 2.222 km còn tốc độ tối đa của nó là 1,6 M. Trong thực tế, F-35 không có những “tính năng kỳ lạ” mà phần lớn lực lượng không quân của thế giới đang rất cần.

    Ngược lại, Su-35 cung cấp hiệu suất ngang bằng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thậm chí nó còn đáng sợ hơn đối với các lực lượng phương Tây bởi khả năng cực linh hoạt và cơ động: bay kiểu rắn hổ mang, xoay tròn tại chỗ, chuyển hướng đột ngột…điều còn xa lạ với hầu hết chiến đấu cơ của Mỹ.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/kinh-nghiem-phi-cong-kho-cuu-f-35-thoat-don-su-35-3334794/
  3. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    F35 có thể hạ 4 Su35 với 4 tên lửa nó mang theo.
  4. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    và ngược lại Su-35 cũng hạ gục được 12 F-35 với 12 tên lửa mang theo
    meo-uhoangduong123 thích bài này.
  5. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    su-35 có thể hạ được F-35 nếu như sống sót sau khi bị F 35 bắn bằng tên lửa tầm ngắn
  6. imagic2

    imagic2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2015
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2.026
    F-22 còn hòa Typhoon thua Su-30 mà đã mơ tưởng rồi... Thôi, khi nào F-35 ra đấu tập với Su-30 rồi hẵng chém tiếp :-"
    Al-Qaeda, donkisot2711meo-u thích bài này.
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Su-35 nó có 8 quả R-77-1 hoặc R-37M, 4 quả R-74 cũng có tầm bắn xa hơn AIM-9X, F-35 chỉ mang được 2 AIM-9X và 2 AIM-120C5/7.

    F-35 ko có ECM, Su-35 có, F-35 ko có RWR, Su-35 có. Su-35 radar range xa hơn F-35
  8. Bia000

    Bia000 Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Bài viết:
    500
    Đã được thích:
    220
    Không dám xem thường, mong họ đừng tham gia phá tôi nhiệt tình.
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    [​IMG]
  10. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Nếu ko nâng cấp F-22 có tầm đánh còn thua cả MiG-31

    Gói nâng cấp giúp tiêm kích F-22 tăng gấp đôi tầm diệt mục tiêu
    Cấu hình Increment 3.2B của F-22 khắc phục lỗi của phiên bản trước, đồng thời tích hợp tên lửa mới cho phép tăng gấp đôi tầm bắn của tiêm kích này.

    Tiêm kích F-22 mang tên lửa AIM-9M đời cũ

    Không quân Mỹ hồi cuối tháng 4 hoàn thành thử nghiệm gói nâng cấp phần cứng và phần mềm Increment 3.2B của F-22 Raptor, giúp tăng đáng kể khả năng không chiến của mẫu tiêm kích tàng hình này, bao gồm cả tầm tiêu diệt mục tiêu, theo National Interest.

    Phi đội Thử nghiệm số 411 đã phóng tên lửa AIM-9X và AIM-120D AMRAAM từ F-22 trang bị cấu hình nâng cấp Increment 3.2B vào mục tiêu bay tầm thấp BQM-167A ở khu huấn luyện Utah.

    Chuyên gia quân sự Dave Majumdar cho rằng gói nâng cấp Increment 3.2B là một trong những cải tiến quan trọng nhất với tiêm kích F-22, kể từ khi nó được biên chế hồi tháng 12/2005.

    Nổi bật nhất trong gói nâng cấp Increment 3.2B là việc tích hợp tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X Block I và Block II. Cấu hình Increment 3.1 trước đây chỉ có thể khai thác một phần nhỏ tính năng tên lửa AIM-9X Block I.

    Không quân Mỹ từng mất hơn một thập kỷ để khắc phục hệ thống điện tử của F-22 nhằm cho phép nó sử dụng tên lửa AIM-9X. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, bởi việc tích hợp chắp vá này sẽ gây nhiều bất tiện cho phi công trong tác chiến.

    Increment 3.1 giúp F-22 khai thác được tính năng tên lửa AIM-9X, nhưng màn hình trong buồng lái sẽ không hiển thị biểu tượng tên lửa AIM-9X. Thay vào đó, nó sử dụng biểu tượng tên lửa AIM-9M cũ kỹ, buộc phi công làm quen với sự khác biệt này.

    [​IMG]
    F-22 phóng tên lửa AIM-120C đời cũ. Ảnh: National Interest.

    Cấu hình Increment 3.2B khắc phục lỗi hiển thị này, đồng thời tích hợp thêm tên lửa AIM-9X Block II và AIM-120D AMRAAM tối tân, giúp tăng gấp đôi tầm bắn so với các biến thể trước đó. Đợt nâng cấp này sẽ giúp tiêm kích F-22 tăng đáng kể uy lực trong tác chiến đối không.

    AIM-120D AMRAAM là tên lửa tầm trung, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, sử dụng cơ chế dẫn đường bằng radar chủ động. So với các phiên bản trước đó, AIM-120D có phạm vi tấn công lớn hơn, được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh và liên kết dữ liệu hai chiều.

    Trong khi đó, AIM-9X Block II được trang bị ngòi nổ mới và thiết bị kiểm soát kỹ thuật số, đảm bảo an toàn khi lắp đặt và trong chuyến bay. Nó cũng được nâng cấp thiết bị điện tử, cho phép khóa mục tiêu sau khi phóng nhờ liên kết dữ liệu mới, hỗ trợ khả năng tác chiến ngoài tầm nhìn.

    Cấu hình Increment3.2B dự kiến được thử nghiệm vận hành trong quý IV năm 2017 và được trang bị cho các phi đội chiến đấu vào năm sau.

    [​IMG]
    Gói nâng cấp Increment 3.2B sẽ giúp tăng uy lực cho F-22. Ảnh: National Interest.

    Là một trong những tiêm kích tàng hình hiện đại nhất thế giới, F-22 lại rất kén chọn các vũ khí mới, bởi phần mềm điều khiển của nó được phát triển cách đây hàng chục năm, không phải là hệ thống mở và rất khó tích hợp tên lửa mới.

    Tuy nhiên, để khai thác triệt để tính năng tác chiến của AIM-9X, F-22 sẽ cần được trang bị hệ thống hiển thị gắn trên mũ phi công. Bộ Tư lệnh Tác chiến không quân Mỹ hy vọng sẽ mua hệ thống này vào đầu thập niên 2020.
    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...2-tang-gap-doi-tam-diet-muc-tieu-3583877.html

    Nếu ko nâng cấp F-22 có tầm đánh còn thua cả MiG-31

Chia sẻ trang này