1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Bàn về vai trò của không quân và máy bay tiêm kích F-22 trong học thuyết quân sự hiện thời của Mỹ
    Bài này xem xét:
    (i) Liệu ném bom chiến lược/strategic bombing có bị KQ Mỹ đào thải sau WW2 (http://ttvnol.com/forum/quansu/1095209/trang-45.ttvn#15555708)
    (ii) Nhiệm vụ cơ bản của KQ Mỹ tác động thế nào tới yêu cầu thiết kế máy bay tiêm kích các thế hệ nói chung
    (iii) Trường hợp F-117 và F-22
    Trước khi hoàn toàn tách khỏi Lục quân Mỹ vào năm 1947, nhiệm vụ của KQ Mỹ là phòng không trận địa, hỗ trợ hoả lực tiền tuyến cho các hoạt động mặt đất của Lục quân và đặc biệt là ném bom chiến lược nhằm phá huỷ tiềm lực chiến tranh và ý chí tiến hành chiến tranh của đối phương. Trong khi phòng không trận địa và hỗ trợ hoả lực mặt đất mang dấu ấn tác chiến phụ thuộc với lực lượng chiến đấu mặt đất, thì ném bom chiến lược đánh dấu quá trình độc lập tác chiến chiến dịch đường không từ thực tới danh của Không quân Mỹ.
    Sau khi trở thành một quân chủng độc lập, KQ Mỹ liệu có từ bỏ không kích chiến lược? Không hề! Trong quá trình tìm kiếm sự độc lập tác chiến một cách tương đối so với các quân binh chủng khác, KQ Mỹ vẫn tiếp tục cổ xuý và duy trì năng lực tác chiến chiến dịch không kích chiến lược và cho rằng chỉ cần không kích đối phương cũng giải quyết được mục tiêu chiến tranh hay xung đột. Các chiến dịch không kích chiến lược do KQ Mỹ tiến hành hoặc tham dự từ sau WW2 tới nay như Chiến dịch Sấm Rền/Operation Rolling Thunder (1965-1968), Chiến dịch Kẻ tiếp sức II/Operation Linebacker II (1972) trong Chiến tranh Việt Nam, Chiến dịch Sức mạnh kiềm chế/Operation Deliberate Force (1995) và Chiến dịch Sức mạnh tập thể/Operation Allied Force (1999) trong nội chiến Nam Tư minh hoạ rõ nét loại hình không kích chiến lược kiểu Mỹ. Thực tế, hiệu quả của không kích chiến lược có đạt như mong muốn của giới tướng lĩnh KQ Mỹ hay không lại là chuyện khác.
    Tuỳ học thuyết quân sự từng thời kỳ mà tính chất nhiệm vụ tác chiến cụ thể của Không quân Mỹ lấy yếu tố độc lập hay phối thuộc làm chủ đạo. Tuy nhiên, dù là độc lập hay phối thuộc, Không quân Mỹ vẫn phải cùng các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ mang tính cơ bản là giành và giữ một bầu trời chiến trường thích hợp cho hoạt động chiến đấu của lực lượng không quân nói riêng, các lực lượng tác chiến hiệp đồng khác nói chung. Mức độ giành và giữ bầu trời phù hợp với tác chiến chiến dịch và chiến thuật được thể hiện ở các cấp độ: Làm chủ đường không/Air-supremacy, Ưu thế đường không/Air-superiority và Tương ứng đường không/Air-parity.
    Air-supremacy là cấp độ kiểm soát bầu trời tuyệt đối, theo đó lực lượng không quân khống chế hoàn toàn không phận chiến trường và năng lực tác chiến của lực lượng không quân đối phương tại không phận chiến trường bị vô hiệu hoặc triệt tiêu tới mức không còn khả năng chống lại các chiến dịch trên không, trên bộ của lực lượng Mỹ và đồng minh. Mức độ Air-supremacy đạt được trên chiến trường còn tuỳ thuộc vào khu vực tác chiến. Khu vực từ chiến tuyến trở về: Air-supremacy dễ dàng đạt được nhờ sự kết hợp giữa máy bay làm nhiệm vụ tiêm kích phòng không và các tổ hợp tên lửa phòng không Lục quân. Khu vực từ chiến tuyến sang đất đối phương: Air-supremacy chỉ có thể đạt được nhờ tập kích đường không vào lực lượng không quân và phòng không đối phương nhằm vô hiệu các lực lượng này, rồi sau đó duy trì máy bay tuần phòng đối không và chế áp phòng không. Thực tiễn cho thấy muốn tạo và duy trì Air-supremacy trên không phận đối phương trong suốt thời gian chiến tranh/xung đột vũ trang là rất khó khả thi đối với không quân Mỹ.
    Air-superiority là cấp độ kiểm soát bầu trời thấp hơn Air-supremacy, theo đó lực lượng không quân chiếm ưu thế trước các lực lượng phòng không-không quân đối phương trong tác chiến chiến dịch cụ thể tại không phận chiến trường liên quan, cho phép lực lượng không quân và các lực lượng tác chiến hiệp đồng tham gia chiến dịch khai thác ưu thế hoả lực dự kiến trước tác chiến ngăn chặn của lực lượng phòng không-không quân đối phương. Thực tiễn cho thấy KQ Mỹ thường đạt được cấp độ này nhờ ưu thế số lượng, kỹ thuật và tổ chức chỉ huy.
    Air-parity là cấp độ kiểm soát bầu trời thấp nhất, theo đó lực lượng không quân các bên tham chiến có năng lực tác chiến ngang nhau trên không phận chiến trường, có thể ăn miếng trả miếng lẫn nhau hay gây thiệt hại cho lực lượng tác chiến hiệp thành của nhau. Ở cấp độ này, KQ phải vận dụng kết hợp nhiều chiến thuật khác nhau trước lực lượng đối phương nhằm tạo ưu thế đường không cục bộ/local air-superiority khi tiến hành các hoạt động cấp chiến thuật chiến dịch trên chiến trường. KQ Mỹ trước đây xác định cấp độ Air-parity phải luôn được duy trì trên chiến trường Trung Âu giữa NATO và Wacsaw.
    Như vậy, trọng tâm nhiệm vụ mà KQ Mỹ muốn đạt được trong kiểm soát không phận chiến trường nếu không phải là kiểm soát toàn bộ (air-supremacy), thì cũng phải chiếm ưu thế cấp chiến dịch (air-superiority), hay chí ít cũng phải chuyển từ ngang cấp (air-parity) sang ưu thế cục bộ cấp chiến thuật chiến dịch (local air-superiority). Muốn đạt trọng tâm này, KQ Mỹ phải có các máy bay chiến thuật có đủ khả năng chống máy bay tiêm kích trên không của đối phương, lẫn máy bay có khả năng tấn công tập kích mặt đất nhằm vô hiệu căn cứ không quân và chế áp phòng không đối phương.
    Ở máy bay thế hệ 2 và đầu thế hệ 3, kỹ thuật chưa cho phép phát triển dòng tiêm kích đa năng đa nhiệm nên KQ Mỹ phát triển riêng rẽ các máy bay tiêm kích đối không làm nhiệm vụ hộ tống/escort (F-100) và tuần phòng chiến đấu đối không/combat air patrol - CAP (F-4C), máy bay tiêm kích chế áp phòng không/suppression of enemy air defence - SEAD (bằng việc hoán cải máy bay tiêm kích đối không hay máy bay cường kích như F-100F từ tiêm kích F-100, EF-105 hay F-105G từ cường kích F-105, F-4E từ tiêm kích F-4C/D) và máy bay đột kích ngăn chặn/interdictor (F-111). Xu hướng tiêm kích đa năng đa nhiệm hạn chế bắt đầu xuất hiện từ máy bay tiêm kích cuối thế hệ 3 (3+) với sự kết hợp giữa đối không và SEAD ở loại F-4G, đồng thời kết hợp giữa SEAD và interdictor ở loại F-111D/F. Việc kết hợp CAP/SEAD nhằm chiếm ưu thế bầu trời trên không phận chiến trường chính là tiền đề xuất hiện dòng tiêm kích Air-superiority fighter thế hệ 4 sau này. Tương tự, việc kết hợp SEAD/Interdictor nhằm tăng khả năng không kích phẫu thuật mang tính ngăn chặn chiều sâu hệ thống phòng không/không quân đối phương chính là tiền đề xuất hiện dòng máy bay tiêm kích chế áp mặt đất/Strike fighter.
    (Còn tiếp)
  2. gabeo2010

    gabeo2010 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    2.616
    Đã được thích:
    8
    Quân ta đã bàn ở đây:
    http://ttvnol.com/quansu/610576/trang-3.ttvn
    Em thấy CAP-là dùng tiêm kích là đánh không đối không
    SEAD- là dùng cường kích đánh đất nhưng chuyên nhằm vào các trung tâm Air defence của đối phương.
    còn Interdictor/strike fighter- theo em chẳng qua vẫn là cường kích nhưng là cường kích thọc sâu đánh sau lưng địch behind enemy line---> là vai trò của F111/Su 24 xưa và F 117 về sau này; đời đầu thì dùng cánh cụp cách xoè đời sau thì dùng tàng hình để thọc sâu táng nhanh rút lẹ.
    Như quả đánh Liby lúc đầu phía Mỹ phi vào bị S 200 táng rụng 2 cái (Mỹ không công nhận, tên lửa Nga bắn toàn trượt) thế là đợt sau A7 dùng tên lửa anti radiation đánh bay một ụ S 200, trận này có thể xem chi tiết ở đây:
    http://old.vko.ru/article.asp?pr_sign=archive.2006.29.09
    [​IMG]
    Đây, SEAD đây các @ sướng chưa:
    [​IMG]
    Được gabeo2010 sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 01/08/2009
  3. 272chip272

    272chip272 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    1.717
    Đã được thích:
    3
    Tor M1 tất nhiên là ngon rồi nhưng không bao giờ đem ra so sánh với S-300 được. Cơ chế điều khiển của 2 thằng là 1 trời 1 vực. Cùng sinh ra bởi 1 cha nhưng mà S-300 khủng khiếp hơn nhiều. Có điều thời Ensil, trong một phút bốc đồng, đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi bán cho Mỹ 2 dàn S-300. Vì thế, Nga buộc phải phát triển hệ thống S-400 mạnh hơn, điều khiển thông minh hơn.
  4. hitnrun

    hitnrun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Không nhớ mình đọc ở đâu, nhưng tớ nhớ là khi đó ông tổng công trình sư thiếu tiền để phát triển thế hệ mới S-400, nên đã quyết định bán S-300 nhưng bỏ hệ thống radar.
  5. nhoccongsan

    nhoccongsan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    1.551
    Đã được thích:
    101
    Tớ nhắc cho, đọc ở báo ANTG
  6. hitnrun

    hitnrun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2009
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    http://en.rian.ru/analysis/20061003/54490651.html
    Anyway, Rosvooruzheniye never sold the system''s core element, the sector-scanning radar, to Washington. But Yefremov did not care because he had received enough money to streamline the Antei-2500 system, which has now been tested and placed on combat duty.
  7. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Bàn về vai trò của không quân và máy bay tiêm kích F-22 trong học thuyết quân sự hiện thời của Mỹ
    (Tiếp)
    Phần trước đã nêu, air-superiority là mục tiêu khả thi để giành và giữ ưu thế kiểm soát không phận chiến trường của KQ Mỹ, trong khi air-superiority fighter và strike fighter là phương tiện để KQ Mỹ thực hiện mục tiêu đó. Các phương tiện này chỉ thực sự xuất hiện từ máy bay tiêm kích thế hệ 3+ và định hình ở máy bay tiêm kích thế hệ 4, cùng với đó là sự xuất hiện của máy bay tiêm kích chế áp mặt đất tàng hình thế hệ thứ nhất ứng dụng công nghệ tán xạ sóng điện từ.
    Trước khi xem xét trường hợp F-117 và F-22, hãy cùng điểm qua các yếu tố chính định hình máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 của KQ Mỹ từ đầu thập niên 1960 tới cuối thập niên 1970: (i) quá trình phân định vai trò phản công trả đũa hạt nhân giữa các Bộ tư lệnh KQ chiến lược/Strategic Air Command ?" SAC, Bộ tư lệnh KQ chiến thuật/Tactical Air Command ?" TAC và Bộ tư lệnh không quân chiến trường Châu Âu - USAFE; (ii) xu hướng chuẩn hoá định danh và trang bị vũ khí đường không giữa các quân binh chủng quân đội Mỹ; và (iii) các yếu tố kỹ thuật trong đàm phán giải trừ quân bị giữa Mỹ và Liên Xô.
    Quá trình phân định vai trò phản công trả đũa hạt nhân giữa SAC, TAC, USAFE (và các chiến trường khác) xuất hiện do đòi hỏi phân bổ lực lượng và quyền thực thi quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường Châu Âu cho Bộ tư lệnh KQ Mỹ tại Châu Âu/United States Air Forces in Europe ?" USAFE, trong cái gọi là chiến lược Phản ứng linh hoạt/Flexible response sau sự kiện Bức tường Berlin năm 1961. Trước thời điểm này, việc sử dụng vũ khí hạt nhân do các đơn vị của SAC (lực lượng tên lửa đường đạn liên lục địa và lực lượng không quân ném bom chiến lược) thực thi theo sách lược ?otấn công trước/first strike? với ?ođòn chế lực/counterforce? nhằm tiêu huỷ các lực lượng hạt nhân của đối phương. Tuy nhiên, đòn counterforce có thể dẫn đến đòn trả đũa hạt nhân của đối phương, đẩy hai bên tới bờ vực cùng bị huỷ diệt/mutual assured destruction trong cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực. Nếu LX và Mỹ bị đẩy vào thế đối đầu do đụng độ giữa 2 khối quân sự Wacsaw và NATO như Sự kiện bức tường Berlin hoặc tại một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm/proxy war đâu đó trên thế giới thì KQ Mỹ phải thực thi sách lược hạt nhân nào nhằm tránh cuộc chiến hạt nhân tổng lực? Lời giải dành cho KQ Mỹ là Chiến tranh hạt nhân hạn chế/Limited nuclear war với việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật/tactical nuclear weapon trên chiến trường khi xung đột quân sự trực tiếp là không thể tránh khỏi. Từ đầu thập niên 1960, SAC trở về vai trò thực thi ?ođòn chế ý chí/countervalue? đánh vào các mục tiêu dân sự như hồi ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản và đòn chế lực trong phản công trả đũa hạt nhân tổng lực, còn việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật (gồm tên lửa hành trình đất đối đất mang đầu nổ hạt nhân và máy bay ném bom hạt nhân chiến thuật) chống lực lượng quân sự của đối phương trên chiến trường được giao vào tay USAFE và TAC. Riêng về máy bay tiêm kích chiến thuật, với vai trò định hướng chiến thuật của USAFE (cùng các BTL KQ chiến trường khác) và định hướng kỹ thuật của TAC, các máy bay tiêm kích bom được trang bị phải đủ khả năng mang bom hạt nhân để tấn công các mục tiêu chiến thuật trên chiến trường.
    (còn tiếp)
  8. 272chip272

    272chip272 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    1.717
    Đã được thích:
    3
    Cũng không hẳn là như thế. Quan niệm của Elsin là đằng nào Mỹ nó chả nghĩ ra cái khắc chế nên bán cho nó cho rồi, kiếm ít tiền mà phát triển S400. Nhưng thực ra, theo các nhà khoa học Nga thì không cần như vậy. Mỹ có tìm ra nguyên lý hoạt động của S300 thì cũng mất cả chục năm nữa. Trong thời gian ấy, thoải mái cho Nga phát triển S400 mà không cần vội vàng =>tốn tiền => bất lợi hơn.
  9. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Chuyện về Quân Sự đôi khi không lắm mưu mô và tính toán như thế đâu.
    Hãy nghĩ đơn giản như thế này: Thời loạn lạc, một số tướng muốn kiếm thêm thế là lén tuồng 2 dàn S-300 rồi chia chác.
    Còn chuyện có S-300 thì có S-400 rồi S-500 là chuyện thường, cùng 1 ý tưởng nhưng trong quá trình sản xuất và vận hành sẽ thấy 1 số điểm có thể cải tiến. Công nghệ gia công và lập trình cũng như chế tạo chíp cũng tốt dần lên theo thời gian.
  10. tekute1976

    tekute1976 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    1.022
    Đã được thích:
    250
    Đợt trước nghe các ảnh ở bển tuyên bố hùng hồn rằng Mẽo giàu lắm, giàu lắm lắm, không thèm làm xe ôm chở người lên vũ trụ như anh Ngố khố rách mà. Tất nhiên nếu F22 có kém thì Mẽo cũng không đủ độ dày của mặt để bán cái sĩ diện của mình đi như các ảnh xúi.

Chia sẻ trang này