1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    Đức tuyên bố sẽ ưu tiên chọn F-35 để thay thế Tornado

    [​IMG]

    Không quân Đức đã có trong tay một danh sách các máy bay có thể thay thế chiếc Panavia Tornados trong khoảng thời gian từ 2025 đến 2030, chỉ có điều máy bay F-35 Lightning II là "sự lựa chọn ưu tiên" trong thương vụ này, một quan chức cấp cao cho biết chiếc F-35 đã đáp ứng hầu hết các yêu cầu thay thế chiếc Tornados trong khoảng thời gian từ 2025 đến 2030.

    http://www.janes.com/article/75511/germany-declares-preference-for-f-35-to-replace-tornado

    P/S: Lại thêm một quốc gia kém phát triển để mắt đến F-35. Siêu máy bay thế hệ thứ 6, Su-57 sẽ không phải lo vì trước sau thì các nước giàu có như Bắc Hàn, Venezuela, Belarus,...sẽ xuống tiền cái rụp để trang bị vài chục "phi đội" cho mỗi nước!
    --- Gộp bài viết: 09/11/2017, Bài cũ từ: 09/11/2017 ---
    Đến năm 2021: Một vũ khí laser sẽ được trang bị cho máy bay chiến đấu

    [​IMG]

    Lockheed Martin gần đây vừa nhận được một hợp đồng trị giá 26,3 triệu đô la từ chính phủ Mỹ để thiết kế và chế tạo vũ khí laser dùng lắp trên máy bay!

    https://www.defensenews.com/air/2017/11/07/coming-in-2021-a-laser-weapon-for-fighter-jets/


    P/S: Lo gì? Đến khi đó máy bay Su/Mig đã trang bị vũ khí Cung/Nỏ!
  2. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    F35 sao thay Tornado được ? đúng là thằng Đức làm chó cho Mỹ nên ngày càng lụi bại

    À mà chỉ là 1 tin ko rõ ràng vì ko biết ai nói !, trong khi Đức chưa nhận bất kì 1 chiếc F35 nào, chỉ là 1 tin đồn ko rõ ràng, mà có nhận cũng đâu có chứng minh nó tốt, F4 sản xuất >5000 chiếc và là 1 máy bay tệ hại khi không chiến thua cả Mig 17

    Đức sau WW2 bị Mỹ chiếm đóng, cho tới bây giờ, nên ko có quyền tự chủ, Đức từng phải mua F104 vốn là máy bay tệ hại, sự cố rất nhiều, khiến Tây Đức lúc đó thiệt mạng >100 phi công mặc dù ko có chiến tranh, vậy thì nếu Đức giờ có mua F35 cũng ko có gì là lạ

    Operating in poor northwest European weather con***ions (vastly unlike the fair weather training con***ions at Luke AFB in Arizona ) and flying low at high speed over hilly terrain, a great many accidents were attributed to controlled flight into terrain (CFIT). German Air Force and Navy losses totaled 110 pilots, around half of them naval officers.

    https://en.wikipedia.org/wiki/Lockheed_F-104_Starfighter

    Canada ko thèm mua F35 mà mua FA18SH, trong khi F35 vốn chế ra để thay cho FA18 và Canada là nước góp vốn, hợp tác sx F35

    Canada Buys New F-18s After Canceling Its Order for the F-35
    Lần cập nhật cuối: 09/11/2017
  3. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Chiến đấu cơ tàng hình F-35A Mỹ hạ cánh khẩn cấp tại Okinawa
    Quote:
    Ngày 8/11, một máy bay chiến đấu F-35A của Không quân Mỹ được cho đã phải "hạ cánh khẩn cấp" tại một căn cứ ở Okinawa. Vụ việc xảy ra khoảng 1 tuần sau khi quân đội Mỹ lần đầu tiên triển khai loại máy bay chiến đấu tàng hình này tới châu Á-Thái Bình Dương.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35A của Không lực Mỹ tại căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVNTheo Không quân Mỹ, máy bay này đã hạ cánh tại căn cứ không quân Kadena của Mỹ ở tỉnh Okinawa. Phía Không quân Mỹ thông báo đây là một sự cố nhỏ và không cho biết thông tin chi tiết. Tuy nhiên, chính quyền thị trấn Kadena khẳng định đây là vụ hạ cánh khẩn cấp sau khi hai xe cứu hỏa đã được nhìn thấy đang đứng chờ ở cả hai bên đường băng khi máy bay hạ cánh.

    Chính quyền thị trấn cho biết nhiều máy bay F-35A đã rời căn cứ này vào lúc 9h45' (giờ địa phương), tuy nhiên, 1 máy bay đã quay lại và hạ cánh vào lúc 10h40' (giờ địa phương). Sau đó, lính cứu hỏa đã được nhìn thấy là đang tiến hành kiểm tra máy bay. Máy bay được cho là không bị hư hại và dường như không có ai bị thương trong vụ này.

    Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 này, 12 máy bay F-35A thuộc căn cứ Không quân Mỹ tại bang Utah đã được triển khai luân phiên 6 tháng tới căn cứ Kadena. Động thái này được cho là hành động "biểu dương sức mạnh" mới trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang.
    https://baotintuc.vn/the-gioi/chien...nh-khan-cap-tai-okinawa-20171108192324743.htm
  4. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Mỹ tham vọng chế tạo vũ khí laser cho tiêm kích
    Quote:
    Mỹ có thể cho thử nghiệm loại tiêm kích trang bị vũ khí laser vào năm 2021 sau khi tập đoàn Lockheed Martin đạt được hợp đồng trị giá 26,3 triệu USD.


    Hợp đồng nói trên sẽ phục vụ mục đích thiết kế, phát triển và sản xuất hệ thống laser năng lượng cao dành cho máy bay chiến đấu.
    Tập đoàn Lockheed Martin đang tìm cách phát triển loại laser sợi quang năng lượng cao có thể trở thành vũ khí trang bị cho tiêm kích Mỹ trong tương lai.

    Dựa trên hợp đồng trị giá 26,3 triệu USD với Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ (AFRL), Lockheed Martin sẽ thiết kế và sản xuất hệ thống vũ khí laser dành cho máy bay với kế hoạch đưa nó ra thử nghiệm vào năm 2021.
    [​IMG]
    Quân đội Mỹ có thể sở hữu tiêm kích trang bị vũ khí laser vào năm 2021. Ảnh: LOCKHEED MARTIN


    Trước đó, hệ thống tương tự trên mặt đất đã được thử nghiệm thành công. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc chế tạo tia laser dành cho nền tảng nhỏ hơn và hoạt động trên không sẽ là một thách thức không nhỏ.

    Hợp đồng ký kết giữa AFRL và Lockheed Martin là một phần của chương trình phát triển 3 hệ thống phụ: bộ phận tạo ra tia laser nhắm tới mục tiêu; bộ phận gắn trên máy bay để làm nguội tia laser; tia laser năng lượng cao.
    Hệ thống vũ khí laser mới sẽ cho phép tiêm kích loại bỏ mục tiêu ngay trên không, khác với những hệ thống trước đó vốn đặt trên tàu chiến hoặc xe quân sự.

    Ông Rob Afzal, chuyên gia về các hệ thống laser của Lockheed Martin, cho biết: "Chúng tôi đã chứng minh được khả năng sử dụng năng lượng định hướng để chống lại các mối đe dọa từ mặt đất và chờ đợi những cuộc thử nghiệm trong tương lai đối với nền tảng trên không."
    [​IMG]
    Hệ thống vũ khí laser "Athena" bắn hạ máy bay không người lái Outlaw. Ảnh: LOCKHEED MARTIN


    Các công nghệ này đã sẵn sàng đưa vào thử nghiệm, sản xuất và trang bị cho máy bay, xe quân sự và tàu chiến - ông Afzal nói thêm.

    Vào tháng 9, Lockheed Martin công bố đoạn video ghi lại cuộc thử nghiệm hệ thống vũ khí laser "Athena", qua đó hé lộ cách hệ thống này tiêu diệt mục tiêu bằng tia năng lượng vô hình.
    "Athena" là hệ thống hoạt động trên mặt đất, có thể được trang bị trên xe tăng và các xe quân sự khác. Tuy nhiên, một ngày nào đó, nó thậm chí có thể được tích hợp trên máy bay, trực thăng và tàu chiến
    http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/m...khi-laser-cho-tiem-kich-20171107161846037.htm

    F35 làm éo gì có HUD ngắm mà chiếu laze ? laze có dùng được bằng HMDS JHMCS *** đâu ? laze Mỹ đi theo đường cong à ?

    [​IMG]

    [​IMG]

    Laze nếu hoàn thành thì chỉ phù hợp F22 vì có HUD để dễ canh, ngắm chứ dùng JHMCS vẫn có độ lệch ko ngắm chuẩn vì phụ thuộc đầu người, khi máy bay bay dễ lắc lư nữa

    [​IMG]
  5. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Chuyên gia hiến kế cách F-35 đối đầu với Su-35
    (Vũ khí) - Chuyên gia Mỹ hiến kế cho F-35 trong cuộc chiến chiếm ưu thế trên không với Su-35 của Nga, đồng thời, tiết lộ thực trạng đáng buồn của Không quân nước này.
    Cổng thông tin The National Interest đã đăng tải bài báo với nội dung nói về cuộc chiến trên không giữa máy bay tiêm kích của Nga Su-35 và F-35 của Mỹ. Theo chuyên gia Dave Majumdar, tình huống giả định xảy ra cuộc đụng độ của F-35 với Su-35, để đảm bảo an toàn tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ sẽ tìm cách “lánh mặt” trước máy bay của Nga và chờ quân chi viện tới.

    [​IMG]
    Tiêm kích thế hệ 4++ của Nga buộc máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ phải "lánh mặt" trong cuộc chiến trên không.
    Chuyên gia khẳng định rằng, máy bay tiêm kích Su-35 của Nga chiếm lợi thế vì khả năng cơ động rất cao, do đó các phi công Mỹ tìm cách né tránh và kéo dài thời gian, đồng thời gọi thêm chi viện để giành được ưu thế trên không.

    Ông cho biết rằng, không giống như người tiền nhiệm của chúng, F-35 kém hơn hẳn về khả năng không chiến so với F-22 Raptor.

    “Phương án lựa chọn tốt nhất được đưa ra: F-35 sẽ thay đổi hướng bay và gọi cho “Raptor” và F-15C đến, những loại được thiết kế để chiếm ưu thế trên không trong một cuộc không chiến. Trong khi đó F-35 sẽ tiếp tục thực hiện với các nhiệm vụ khác của mình”, tác giả chia sẻ.

    Trong trường hợp không thể yêu cầu được sự hỗ trợ từ các máy bay F-22 và F-15C, chiếc máy bay F-35 sẽ dễ dàng “trốn” khỏi cuộc đụng độ với máy bay tiêm kích của Nga nhờ sử dụng công nghệ tàng hình vượt trội của mình.

    Việc chuyên gia Mỹ đưa ra giải pháp này dành cho tiêm kích F-35 càng chứng tỏ sự yếu kém của chúng. Nên nhớ rằng F-35 là tiêm kích mới nhất thuộc thế hệ thứ 5 còn Su-35 của Nga là máy bay tiêm kích thuộc thế hệ trước, thế nhưng khả năng chiến đấu của nó khiến các nhà chức trách của Mỹ đau đầu.


    8s
    Ads by Blueseed
    Ông cũng tiết lộ rằng, thực tế trong vài năm trở lại đây chất lượng quân đội Mỹ đang đi xuống trong khi đó các đối thủ tiềm năng của họ ngày càng mạnh lên. Đây là thực trạng đáng báo động và các nhà lãnh đạo cần phải xem xét.

    Chuyên gia quân sự John Venable, một cựu phi công của không quân Hoa Kỳ trong cuộc phỏng vấn với NI đã lý giải phần nào vấn đề trên, Không quân Hoa Kỳ đang trong tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân không đơn giản là do các máy bay của họ mà vấn đề chính là con người, tức là lực lượng phi công quân sự.

    Ông John Vanable nói rằng, Không quân Hoa Kỳ không đủ phi công tiêu chuẩn. Vì vậy đối đầu với một cuộc chiến thực sự họ càng không thể đáp ứng nhu cầu. Thực tế đáng buồn này đã buộc Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh về khả năng tuyển dụng lên đến 1000 phi công về hưu tiếp tục phục vụ quân đội. Một quyết định như vậy giải quyết được vấn đề trước mắt, sẽ giảm được thời gian đào tạo phi công nhưng về lâu dài nó sẽ không giải quyết được vấn đề đang tồn tại.

    Một vấn đề khác của Không quân Hoa Kỳ đó là sự miễn cưỡng thực hiện nhiệm vụ của các phi công trẻ tuổi phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ.

    Nguyên nhân đầu tiên được cho là do phi công không hài lòng với sự hỗ trợ vật chất và họ đang tìm cách tới các hãng hàng không thương mại. Ở đó họ thành công hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn và vị thế xã hội cao hơn.

    Thứ hai, một số người trẻ không ủng hộ chính sách của Mỹ trong việc quân sự hóa và không muốn trở thành một phần của đội quân mạnh nhất thế giới.

    Thứ ba, Không quân Hoa Kỳ có tiêu chuẩn để bay thấp, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỹ năng của các phi công. Các phi công cần phải dành ít nhất 3 ngày một tuần để tập luyện bay trong buồng tập nhưng định mức này không được đảm bảo.

    Thực trạng về con người cũng như sự yếu kém của các dự án đã và đang khiến sức mạnh của Không quân Mỹ ngày càng đi xuống và bị các đối thủ tiềm năng của minh vượt mặt.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/chuyen-gia-hien-ke-cach-f-35-doi-dau-voi-su-35-3346907/
    --- Gộp bài viết: 12/11/2017, Bài cũ từ: 12/11/2017 ---
    Siêu máy bay tàng hình gen 5, sao phải chạy trốn thế hệ 4+ nhĩ ?
  6. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    F35 dù có hệ thống điện tử cảm biến radar sar, eots, das..... quảng cáo hiện đại đi trước thời đại 100 năm, nhưng phải dùng cách thả bom lỗi thời của WW2 (dive bombing) mà lưu ý loại bom F35 trong ảnh thả là bom dẫn đường laze GBU12, hầu hết các lần thử đều dùng cách thả bom lỗi thời và nguy hiểm này, vì máy bay cảnh quạt WW2 có độ cơ động tốt ở tốc độ chậm, phù hợp, trong khi máy bay phản lực rất khó kiểm soát ở tốc độ cao (dù Mach 0.4-0.8 thì vẫn là cao hơn nhiều so với cánh quạt), ở góc lặn như vậy rất dễ bị thất tốc, khung máy bay rất dễ bị gãy với các loại máy bay kém cơ động như F35 (cứ thử xem B1B, B52, B2 có dùng dive bombing ko ?). Điều này chứng tỏ EOTS/DAS ko tương tích để dẫn đường cho GBU12, vì thiếu TGP phù hợp, cũng vẫn có ảnh F35 thả bom khi bay thẳng ngang, nhưng ko chắc nó chính xác mà có thể chỉ thả theo quán tính

    [​IMG]
    [​IMG]

    FA18, F16, F15 dù trang bị công nghệ hiện đại vẫn phải thả bom theo cách lỗi thời WW2

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    F4 trong CTVN cũng vậy, dù rằng có nhiều công nghệ hiện đại hỗ trợ, có thể nói đây là truyền thống của Mỹ, quảng cáo láo ăn tiền thuế của dân là chính, các phương tiện công nghệ thực sự ko có gì nổi bật

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]

    Su-24/34 thả bom ngu bằng công nghệ hiện đại, chả cần phải dốc đầu xuống đất như máy bay cổ lỗ WW2 mà đây là bỏ bom trong chiến tranh Syri hiện đại

    [​IMG]
    [​IMG]

    Còn thua cả MiG-21 cổ lỗ

    [​IMG]

    Cũng có nhiều ảnh, video máy bay Mỹ bay ngang thả bom được, nhưng đa số là bom dẫn đường và độ chính xác hầu như chỉ với mục tiêu bị động, bom thông minh Mỹ thường đánh vào nhà dân, bệnh viện, trường học, đám cưới nhiều nhất, đặt dấu ? to đùng
    Lần cập nhật cuối: 14/11/2017
  7. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    F-22 không thể phân biệt bạn - thù
    (Vũ khí) - Theo phi công Mỹ, tiêm kích tàng hình F-22 của không quân nước này thiếu thốn nhiều công nghệ để có thể theo dõi và phân biệt mục tiêu.
    Thừa nhận trên được Trung tá Không quân Mỹ giấu tên, hiện làm chỉ huy phi đội 95 của Mỹ đồn trú tại căn cứ không quân Al-Dafra (UAE) cho biết khi trả lời phỏng vấn trên Aviation Week.

    Vị chỉ huy này cho biết, khi những kẻ khủng bố IS ở Syria bị xiết chặt vòng vây, thường xuyên xảy ra tình huống máy bay Nga bay gần các lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu.

    Những khoảnh khắc như vậy, liên quân phải nhanh chóng xác định chính xác máy bay của ai bay gần lực lượng của mình.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-22 xuất kích tấn công khủng bố tại Syria.
    Tuy nhiên, ông cho biết, máy bay F-22 không được trang bị tập hợp các thiết bị hồng ngoại và quang học cho phép hoạt động ban đêm, trái với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 và thế hệ thứ tư F-15.

    Vì vậy, dùng F-22 để xác định được máy bay Nga hoặc của lực lượng nào khác là điều không thể. Cùng với việc thiếu thốn thiết bị hồng ngoại và quang học, tiêm kích tàng hình F-22 còn bị lộ diện bằng chính công nghệ này trên máy bay khác phát hiện dù trong điều kiện đêm tối.

    Thông tin này được The Aviationist cho biết, tại sự kiện hàng không Royal International Air Tattoo hồi giữa năm 2016, trực thăng EC-135 của cảnh sát Anh đã chụp được chiếc ảnh F-22 đang đậu tại sân bay Fairford vào ban đêm.

    Ngay khi bức ảnh được đăng tải đã khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, máy bay tàng hình dù có tàng hình được trước radar thì cũng không thể giấu mình trước camera hồng ngoại và cảm ứng tầm nhiệt.

    Thực tế là F-22 cũng như các máy bay khác luôn phát ra nhiệt, điều này khiến nó dễ bị phát hiện bởi các máy bay được trang bị công nghệ dò tìm tinh vi. Tuy nhiên, trong tình huống lộ diện khi đậu tại Fairford, F-22 không hề khởi động động cơ.

    Vì vậy, chuyện chiếc F-22 lộ diện trước camera hồng ngoại của chiếc trực thăng cảnh sát cho thấy khả năng tàng hình không thực sự ấn tượng của dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này.

    Cùng với khả năng tàng hình yếu kém, tiêm kích F-22 được cho là đã khá lạc hậu so với công nghệ máy bay thế hệ 5 ngày nay. Bộ vi xử lý của F-22 chỉ có tốc độ 25 Mhz, trong khi tốc độ vi xử lý của iPhone 6 lên đến 1,4 Ghz (gấp 56 lần).

    Sở dĩ tiêm kích này dùng bộ vi xử lý kém là vì từ giai đoạn thiết kế đến sản xuất quá dài, trong khi công nghệ điện tử thay đổi một cách chóng mặt. Bên cạnh đó, phần mềm điều khiển của F-22 rất khó nâng cấp, điều này lý giải tại sao việc tích hợp tên lửa AIM-9X và AIM-120D lại rất khó khăn dù đã trải qua nhiều lần nâng cấp.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-22-khong-the-phan-biet-ban--thu-3347559/

    F-35 cũng vậy chứ khá hơn chi
  8. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Bị các máy bay chiến đấu của Nga “trêu ngươi”, F-22 của Mỹ chỉ bất lực đứng nhìn?
    Anh Tú | 22/11/2017 07:46

    2
    [​IMG]
    Chiến đấu cơ đa nhiệm Su-35 của Nga. Ảnh: Sputnik
    Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ thiếu các công nghệ tiên tiến để có thể theo dõi và phân biệt rõ mục tiêu ở không gian tác chiến hẹp.
    Nga phục hồi “nghĩa địa xe tăng”: Nỗi kinh hoàng của NATO tái hiện?

    Chia sẻ với The Aviationist, Trung tá "Ox", phi công lái máy bay F-22 Raptor của Không quân Mỹ kiêm chỉ huy Phi đội tiêm kích viễn chinh số 95 thực thi nhiệm vụ tại Căn cứ Không quân Al Dhafra (UAE) cho biết, các phi công của anh ta đã phải chứng kiến ngày càng nhiều những cú "lượn lờ" không mong đợi từ các máy bay chiến đấu của Nga trên bầu trời Iraq và Syria.

    Theo viên trung tá này, tuy các máy bay Nga, chủ yếu là Sukhoi Su-30, Su-35, Su-27 và Su-17 không thể hiện động thái tấn công nhưng chúng thường xuyên xuất hiện trong phạm vi hỏa lực của các lực lượng liên minh do Mỹ đứng đầu từ 20 – 30 phút mỗi lần.

    Đặc biệt, khi các phần tử khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi Giáo tự xưng (IS) phải co cụm lại những khu vực ngày càng nhỏ hẹp hơn thì những vụ đụng độ "không mấy dễ chịu" này lại diễn ra thường xuyên hơn.

    "Chúng tôi buộc phải suy luận và phán đoán. Liệu có phải ai đó đang tiếp cận để tấn công binh lính của mình? Không rõ họ hành động như vậy để thử thách, xem chúng tôi phải ứng thế nào hay đó hoàn toàn chỉ là vô tình. Đó là điều chúng tôi phải tính toán hàng ngày".

    [​IMG]
    F-22 Raptor của Không quân Mỹ. Ảnh: The Aviationist

    Các máy bay Nga thường tiếp cận ở phạm vi đủ gần, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường nhưng không gian chật hẹp khiến việc xác định đúng chủng loại là một thách thức với F-22 Raptor.

    Điều này đặc biệt khó khăn vào ban đêm do F-22 không có các cảm biến hồng ngoại, quang điện tử như tích hợp cho F-35 hay các chiến đấu cơ thế hệ 4.

    Một khi Raptor đã xác định được các máy bay đó không phải của đồng minh thì phi công điều khiển vẫn cần phải chuyển những gì họ quan sát thấy về trung tâm kiểm soát, chẳng hạn như các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-3 Sentry hay Trung tâm điều khiển chiến dịch không quân hỗn hợp đặt trên mặt đất.

    Trong vai trò trấn áp không quân (DCA), ưu điểm chính của Raptor là bộ cảm biến tiên tiến và khả năng phối hợp.

    Nhưng trong khi các máy bay F-15 Strike Eagles thực hiện DCA trong khu vực có thể gửi và nhận các thông tin chiến trường cần kíp qua Link 16 (mạng lưới trao đổi dữ liệu quân sự) được hầu hết các máy bay của Không quân Mỹ sử dụng thì F-22 lại không có khả năng kết nối dữ liệu theo chuẩn Link 16 đầy đủ.

    Điều này có nghĩa là, Raptor có thể nhận dữ liệu và hình ảnh từ các máy bay khác trên không gian tác chiến qua Link 16 nhưng không thể gửi đi các hình do các máy bay thế hệ 5 chụp được cho các lực lượng còn lại. Thay vào đó, các phi công F-22 phải dựa vào giao tiếp thoại truyền thống để mô tả những gì họ nhìn thấy.

    Một yếu tố khác giới hạn khả năng của Raptor trong việc theo dõi hiệu quả các máy bay Nga là thiếu hệ thống điều khiển gắn trên mũ, thiết bị vẫn dùng cho rất nhiều máy bay khác như F-35.


    Khả năng này khiến các chiến dịch DCA hiệu quả hơn, đặc biệt ở những không gian chật hẹp. Tuy nhiên, trong các chiến dịch hiện tại, các phi công Raptor phải mất rất nhiều thời gian quan sát qua lại giữa không gian thực và thông tin hiển thị trên màn hình.

    http://soha.vn/bi-cac-may-bay-chien...y-chi-bat-luc-dung-nhin-20171122000313712.htm
    --- Gộp bài viết: 22/11/2017, Bài cũ từ: 22/11/2017 ---
    Vừa ko phân biệt được địch ta, vừa ko theo dõi được mục tiêu ? siêu phế phẩm F22 thì có
  9. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Vì sao F-22 bất lực, không thể bám đuôi Su-35 ở Syria?
    (Vũ khí) - Một sĩ quan chỉ huy không quân Mỹ đã thừa nhận, F-22 Mỹ không thể quan sát và theo dõi được chiến đấu cơ Nga ở Syria.
    Chỉ huy không quân Mỹ tiết lộ sốc về F-22 Raptor

    Theo tiết lộ của trang tin tức hàng không Aviation Week, một chỉ huy cao cấp của không quân Mỹ đã phải thừa nhận rằng, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 Raptor của Không lực Hoa Kỳ đã không thể theo dõi được các phi cơ của Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS) ở Syria.

    Một chỉ huy của Phi đội Trinh sát Số 95 của Hoa Kỳ đóng tại căn cứ không quân al-Dhafra ở Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) nói rằng, khi phạm vi kiểm soát của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria bị thu hẹp lại, các tiêm kích Nga có xu hướng xuất hiện ngày càng gần các chiến đấu cơ của liên minh do Mỹ lãnh đạo.

    Trong những lần gặp gỡ này, lực lượng liên minh phải xác định được đối thủ là loại máy bay gì và của quốc gia nào. Nhưng theo vị chỉ huy này, không giống như các chiến đấu cơ cùng thế hệ là F-35 và các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư là F-15, F-22 không có khả năng hồng ngoại và quang học để cho phép quan sát mục tiêu vào ban đêm.

    Ông cũng tiết lộ một điểm yếu chết người khác là F-22 không thể truyền dữ liệu thông qua mạng lưới trao đổi dữ liệu liên kết 16 (link 16) được sử dụng bởi máy bay phản lực khác của Mỹ. Điều này dẫn đến việc các phi công F-22 phải báo cáo thông tin quan sát (bằng mắt) trên sóng vô tuyến.

    F-22 có một điểm yếu khác lớn hơn so với loại tiêm kích đàn em là F-35, F-22 thiếu màn hình hiển thị quan sát trên mũ bảo hiểm. Vị chỉ huy nói rằng, ông thường phải nhìn quanh (bằng mắt) để tìm kiếm những chiếc máy bay khác, thay vì nhìn thấy các mục tiêu được hiển thị tự động chính xác trên màn hình mũ đội đầu của phi công.

    Viên chỉ huy này thừa nhận rằng, tình hình hoạt động trên không ở Syria yêu cầu thời gian phản ứng nhanh hơn so với các cuộc tập trận của Không lực Hoa Kỳ và các chiến thuật chung mà không quân Mỹ thường sử dụng. Do đó, F-22 Mỹ rất khó để phát hiện và bám đuôi các tiêm kích nhanh nhẹn của Nga.

    Nói về những cuộc đụng độ với máy bay phản lực của Nga, chỉ huy đội bay nói với Aviation Week rằng, các phi công Hoa Kỳ đã cố gắng vài lần liên lạc với phi công Nga bằng các kênh truyền thông đặc biệt, nhưng những đồng nghiệp Nga thường không có phản ứng gì.


    15s
    Ads by Blueseed
    Theo người chỉ huy, không có cách nào để xác định xem các phi công Nga không sử dụng tần số liên lạc được quy định này hay là họ quyết định không trả lời liên lạc của các phi công Mỹ.

    [​IMG]
    Tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 của Nga được coi là “không lép vế” trước các chiến đấu cơ thế hệ 5 Mỹ như F-22 hay F-35
    Su-35 Nga làm khó F-22 Mỹ ở Syria?

    Được biết, Mỹ đã điều động nhiều loại chiến đấu cơ tiên tiến đến các căn cứ không quân của các nước đồng minh xung quanh Syria để hỗ trợ cho hoạt động tác chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria; trong đó có cả “siêu tiêm kích” F-22 Raptor.

    Còn Nga cũng đã tung nhiều chiến đấu cơ tiên tiến sang Syria trợ chiến cho chính quyền của ông Assad, ví dụ như Su-25, Su-24, Su-34 hay S-30SM, Su-35. Có lẽ loại máy bay Nga đã từng gây nhiều khó khăn cho các chiến đấu cơ Mỹ được đề cập ở trên là tiêm kích đa năng Su-35.

    Sukhoi Su-35 là loại chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ của Nga, thuộc phiên bản nâng cấp tiên tiến nhất của dòng Flanker. Su-35 được coi là có tính năng vượt trội các chiến đấu cơ cùng thế hệ của phương Tây, tiệm cận tính năng các chiến đấu cơ thế hệ 5 của Mỹ.

    Còn F-22 Raptor là máy bay chiến đấu chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, được Lực lượng Không quân Hoa Kỳ bắt đầu đưa vào sử dụng vào năm 2005, nhưng nó đã ngừng sản xuất từ năm 2011 để ủng hộ loại máy bay “đàn em” là F-35 Lightning II. Tổng số đã có 187 F-22 chiếc đã được chế tạo.

    F-22 được coi là máy bay chiến đấu chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên trên thế giới được đưa vào sử dụng, cho đến nay, cũng mới chỉ có F-35 của Mỹ là loại máy bay đồng hạng được sử đụng tiếp theo; còn các cường quốc khác như Nga, Trung Quốc thì vẫn đang hoàn thiện; còn Nhật Bản, Hàn Quốc mới đang chập chững phát triển.

    Tuy nhiên, từ ngày được đưa vào sử dụng đến nay, mặc dù được tuyên bố là được áp dụng các công nghệ vật liệu, điện tử hàng không, vũ khí… hàng đầu thế giới nhưng F-22 vẫn bị coi là còn nhiều khiếm khuyết (ví dụ như trên đã đề cập) và không có khả năng tác chiến đa năng.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/vi-sao-f-22-bat-luc-khong-the-bam-duoi-su-35-o-syria-3347599/
  10. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Tên lửa ngoại cứu tinh cho tiêm kích F-35
    (Vũ khí) - Dù F-35 là tiêm kích tàng hình hàng đầu thế giới nhưng cả Mỹ và khách hàng lại không đặt niềm tin vào vũ khí Mỹ mà tìm cứu tinh bên ngoài.
    Để tăng cường sức mạnh cho các trận không chiến hoặc đánh chặn mục tiêu, theo tờ Nikkei Asia, hiện Nhật Bản đang thảo luận tiến tới hợp tác cùng Anh để phát triển dòng tên lửa thế hệ mới.

    Nếu các cuộc đàm phán thành công và hợp đồng chính thức được ký kết, chương trình này sẽ có sự tham gia của nhà sản xuất Mitsubishi Electric và hãng sản xuất tên lửa MBDA của Anh.

    Trọng tâm của chương trình hợp tác này là thiết kế loại radar thế hệ mới với tầm hoạt động rộng hơn và độ chính xác cao hơn cho phiên bản tiêu chuẩn của tên lửa Meteor do Anh sản xuất hiện nay.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35.
    Theo kế hoạch, quá trình nghiên cứu và phát triển được bắt đầu từ năm 2018 và hoàn thành trong năm 2023. Khi hoàn thành thử nghiệm, tên lửa không đối không mới này sẽ được trang bị cho F-35 của cả Anh và Nhật Bản.

    Trong khi Nhật tìm kiếm tên lửa đối không cho F-35 từ Anh thì chính Mỹ - nơi sản xuất chiến đấu cơ tàng hình này cũng đang phải nhờ cậy Na Uy để tăng cường khả năng diệt hạm cho F-35.

    Theo National Interest, hãng Kongsberg của Na Uy tuyên bố kế hoạch phát triển phiên bản mới của tên lửa Naval Strike Missile (NSM) dành cho tiêm kích thế hệ 5 F-35 do Mỹ phát triển. Theo đánh giá, hiện nay trên thế giới chỉ có NSM đạt tiêu chuẩn tên lửa thế hệ 5.


    Skip
    Ads by Blueseed
    Nhà sản xuất cho biết, NSM có thể được phóng đi từ nhiều phương tiện khác nhau như trực thăng, tàu chiến, từ đất liền... và sắp tới là F-35. Sau khi đạt độ cao và tốc độ phù hợp, động cơ phản lực sẽ khởi động và giữ nguyên tốc độ và lao đến mục tiêu. NSM có tầm bắn khoảng 160km.

    Đại diện của Kongsberg cho biết, không giống với tên lửa như P-800 Oniks của Nga, có thể đạt tốc độ Mach 2.5, NSM không có tốc độ siêu thanh nhưng họ tin rằng trong chiến tranh hiện đại, "tên lửa thông minh sẽ hiệu quả hơn tên lửa có tốc độ bay nhanh".

    Theo giải thích, thay vì cố vượt qua lưới phòng không của đối phương nhờ tốc độ cao, Kongsberg chọn giải pháp tàng hình và khiến radar đối phương bị mù trước đòn tấn công. Ngoài ra, NSM còn tạo nên sự khác biệt rất lớn với hầu hết các tên lửa chống hạm hiện có.

    Theo nhà sản xuất, phần lớn các tên lửa chống hạm trên thế giới ngày nay sử dụng một thiết bị radar chủ động để định vị mục tiêu. Mặc dù rất hiệu quả, song việc tên lửa phát sóng vô tuyến khi nhằm vào mục tiêu sẽ khiến nó bị các thiết bị điện tử phát hiện.

    Không được thiết kế như vậy, NSM sử dụng hệ thống cảm biến tia hồng ngoại. Ngoài ra, NSM sẽ chủ động đối hướng bay lên cao để tránh các loại vũ khí phòng vệ tầm gần của các tàu chiến.

    Trước khi tiếp cận mục tiêu, hệ thống đặc biệt của NSM sẽ tự xác định điểm yếu của mục tiêu để tung ra cú đánh hiệu quả nhất. Để tăng cường khả năng xuyên phá, tên lửa được lắp đặt một đầu đạn nổ nặng 125kg, có vỏ ngoài làm bằng titan.

    National Interest cho rằng, việc cả Mỹ và khách hàng phải vất vả tìm kiếm vũ khí bên ngoài cho thấy, những tên lửa do Mỹ phát triển không theo kịp sự phát triển về công nghệ trên tiêm kích thế hệ 5. Vì vậy, chúng không thích hợp để trang bị.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-ngoai-cuu-tinh-cho-tiem-kich-f-35-3348047/

Chia sẻ trang này