1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ: Những "tiếng chuông báo tin buồn" đã vang lên
    Đại tá Trần Danh Bảng | 29/11/2017 19:30

    1
    [​IMG]
    Tiêm kích F-35 của Mỹ
    Một số phi công Mỹ vì các sự cố liên tiếp của tiên kích tàng hình F-35 đã dứt khoát từ chối thực hiện các chuyến bay thử nghiệm.
    Triều Tiên "nghỉ" phóng tên lửa 2 tháng vì binh sĩ bận... thu hoạch nông sản?

    F-35 "hao tiền, lắm tật"

    Báo VPK (Nga) tháng 10/2017 dẫn lời quan chức có thẩm quyền của Mỹ: "Ngài giám đốc hoạt động thử nghiệm và kiểm tra máy bay chiến đấu của Bộ Quốc phòng Mỹ là Maykl Gilmor cho biết, trong suốt quá trình kiểm tra, thử nghiệm dòng máy bay "hao tiền, lắm tật" F-35 của Mỹ, cơ quan nghiêm túc này phát hiện trung bình 20 khiếm khuyết trong một tháng".

    Vào ngày 25/02/2011, chiếc F-35 đầu tiên được "phóng" lên trời, tháng 5 sau đó "bữa tiệc máy bay F-35" đầu tiên chính thức chuyển giao cho Không quân Hoa Kỳ. Tháng 7 cùng năm, chuyến cất cánh đầu tiên của chiếc F-35C diễn ra với sự trợ giúp của một máy phóng.

    F-35B đầu tiên bay ngày 11/01/2012, và vào ngày 12 tháng 6 máy bay đã được chuyển giao cho khách hàng nước đầu tiên, Vương quốc Anh.

    Tháng 6 năm 2014, Hải quân Hoa Kỳ đã nhận chiếc F-35C đầu tiên cho thử nghiệm. Vào tháng 12 năm 2013, chiến đấu cơ F-35 lần thứ 100 đã được tạo ra.

    Tiếng chuông báo tin buồn đầu tiên vang lên vào năm 2011. Trong quá trình thử nghiệm nguyên mẫu F-35C, một phiên bản cho Hải quân Hoa Kỳ. Chiếc máy bay chiến đấu đổ bộ tám lần liên tiếp hạ cánh trên "boong" (giả định và đặt trên bộ) đã không "bắt" được dây neo. Lý do được tìm ra là tính toán sai lệch nghiêm trọng thiết kế… thế rồi hàng trăm sự cố phát hiện ra.

    F-35 đã được tìm thấy có khiếm khuyết nghiêm trọng trong hệ thống nhiên liệu: van giảm áp đã bị lỗi, là một ví dụ. Đặc biệt, mùa hè năm 2014, các chuyến bay F-35 đã bị đình chỉ sau khi hai máy bay gần như bị rơi trong tuần…

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35 của Mỹ

    Người Nga chú ý đến F-35 như việc "trong nhà mình"

    Họ nhận ra F-35 "cỗ máy tương lai" không thể bay với tốc độ siêu thanh mà không cần sử dụng bộ đốt sau, làm tăng đáng kể mức tiêu hao nhiên liệu. Máy bay chiến đấu tàng hình này không có khả năng bay siêu cơ động như Su-35 dòng 4++ của họ.

    Buồn rầu thay, tới nay, dòng máy bay chiến đấu-ném bom thế hệ thứ năm F-35, dù đã bán và đưa vào trực chiến, một lần nữa tháng 10/2017 lại tạo bê bối: Không quân Hoa Kỳ báo cáo về các trường hợp hư hỏng không giải thích được, đã tác động mạnh đến sức khỏe của phi công trong tháng qua.

    Chiếc F-35 Joint Strike Fighter là chương trình quân sự đắt nhất trên thế giới. Tổng chi phí của nó vượt quá 1.000 tỷ USD. Khi bay thử, máy bay chiến đấu này vẫn có hàng trăm các khiếm khuyết quan trọng.

    Vì thế nó sẽ không sẵn sàng toàn bộ cho ít nhất đến 2019. Đầu năm nay, một máy bay F-35 phải chịu sự chỉ trích nặng nề. Quân đội phát hiện 276 "lỗ hổng" trong khi bay, liên quan đến phiên bản 3F của hệ điều hành, hơn một nửa trong số đó là phiên bản cập nhật phần mềm 3FR6. Lầu Năm Góc liên tục tiếp tục tìm khiếm khuyết mới, trung bình 20 khiếm khuyết 1 tháng.

    Tác giả chuyên viết về công nghệ vũ khí Nga, Alexander Ponomaryov viết:

    Hiệu suất của F-35 kém là một thảm họa. Chiếc máy bay không đáp ứng các yêu cầu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 do không thể nào bay ở tốc độ siêu âm mà không sử dụng buồng đốt hai lần. Tỷ lệ lực đẩy thấp trên trọng lượng, khả năng sống sót thấp vì kém cơ động.

    Nhưng điều lo lắng nhất là các nhà phát triển máy bay không có một kế hoạch hành động rõ ràng, làm thế nào để giải quyết tất cả những vấn đề này.

    Quân đội Mỹ cũng đã xác định được một loạt các vấn đề liên quan đến việc sử dụng chiến đấu cơ F-35, như muốn có khẩu pháo thì phải sửa đổi đáng kể thân máy bay. Vậy nó mất cơ hội khi đánh mục tiêu di động mặt đất. Hệ thống tầm nhìn ban đêm không hiệu quả vì các cảm biến điện tử không đủ tinh nhạy.

    [​IMG]
    Bây giờ đến vấn đề kỹ thuật của máy bay, vấn đề gọi là "giai đoạn sinh lý" với các phi công, nó làm suy giảm mạnh sức khỏe của người lái F-35.

    Trước đó người Mỹ đã ghi nhận 29 sự cố tương tự. 5 trong số 10 "sự cố trải nghiệm sinh lý" năm 2017 xảy ra giữa tháng 5 tháng 6 tại căn cứ "Luke" ở Arizona của Mỹ, kết quả là các chuyến bay của F-35 đã bị đình chỉ, nhưng sau khi nối lại bay tiếp, họ ghi nhận thêm 3 "sự cố" nữa.

    Trong vòng một vài tháng làm việc với các phi công, các chuyên gia quân sự vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Vấn đề này vẫn còn là một bí ẩn đối với người Mỹ. Các triệu chứng về tình trạng thiếu ôxy đã tăng mức độ carbon dioxide trong máu. Chúng còn liên quan đến bệnh suy giảm miễn dịch và mất nước.


    [​IMG]
    Tiêm kích F-35 của Mỹ

    Hệ thống cung cấp oxy trên máy bay tỏ ra hoàn toàn khả thi, do đó các chuyên gia đang tìm kiếm các yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng đến đường thở của phi công F-35A. Trong khi đó phiên bản F-35C chỉ xảy ra 5 lần.

    Với chiếc F-35B chỉ có bốn chiếc bị xảy ra tương tự khi bay. Tuy nhiên, một số phi công vì điều này đã dứt khoát từ chối thực hiện các chuyến bay thử nghiệm trên chiếc F-35.

    "Phi công quân sự Mỹ đang thiếu hụt. Đó là một thực tế. Các sự cố này càng làm trầm trọng hơn tình trạng không thích bay chiến đấu. Đây cũng là nguyên nhân nhiều phi công không lực muốn sang bay dân dụng. Trong đó có lý do lương cao, không gò bó, ít xa nhà. F-35, đã bay trong 11 năm, không phải là "đứa trẻ". Thiếu tướng phi công quân sự Nga Vladimir Popov nói.

    Video tạm dừng
    Tiêm kích F-35 vẫn còn quá nhiều lỗi

    Người Mỹ rất thực tế, họ có tiền, rồi đây F35 sẽ tiếp tục được cải tiến, nâng cấp, khắc phục. Như Israel, họ chỉ có vài biên đội, những họ đã phải tuyên bố, "máy bay bị chim làm hỏng động cơ", nhưng họ có cách lắp tên lửa của họ, rồi radar nữa…

    Dẫu thế nào thì dự án F-35 là quá tốn kém và tai tiếng. Đến lúc này, theo thói quen xếp loại của các hãng vũ khí, có người độc mồm gọi F-35 Joint Strike Fighter, chương trình tốn kém của Mỹ chỉ đáng xếp loại "thế hệ 5 trừ… trừ".

    http://soha.vn/tiem-kich-tang-hinh-...ao-tin-buon-da-vang-len-20171115163820956.htm
  2. Electoker

    Electoker Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/11/2016
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    325
    Hỏi mấy thằng Mỹ cảm giác lái F22,F35 có bị thiếu oxy không? chúng nó nói cảm giác y chang lái chiếc
    Lincoln Continental trên xa lộ vắng người vậy thôi,êm ái và dễ chịu lắm....

    ****** mấy thằng Nhật lùn ,nó làm camera siêu tốt.

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
  3. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Chứng minh EOTS ko có khả năng dẫn bắn vũ khí

    Muốn gắn thêm bom cho F-35, Mỹ phải chi tiền triệu

    Theo thông tin ban đầu có được số tiền trên được chi ra để mua 1200 bộ dẫn đường mới dành cho F-35 kèm theo đó là chi phí nghiên cứu thử nghiệm, vận chuyển và hệ thống phần mềm mới để F-35 có được khả năng tấn công chính xác nhất có thể. Nguồn ảnh: USAF.


    http://kienthuc.net.vn/quan-su/muon-gan-them-bom-cho-f-35-my-phai-chi-tien-trieu-971465.html#p-1

    Trước đây vài năm thầy cũng từng nói EOTS hay DAS chỉ có khả năng quan sát, trinh sát, cảnh báo quả chẳng sai, nó đếch có khả năng dẫn đường vũ khí
  4. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69

    Một chức năng mới F-35 vừa test: thả các miếng ốp làm đạn động năng để tiêu diệt đối phương dưới đất khi hết đạn, tên lửa nhờ trí tuệ nhân tạo thần kỳ của F35. Có ngày nó tự động lao máy bay xuống đất cảm tử khi hết đạn luôn quá :))

    F-35 bị lột vỏ khi thị uy tại Nhật

    (Vũ khí) - Theo Defense News ngày 5/12, trong chuyến bay tuần tra gần đảo Okinawa, một chiếc F-35 của Mỹ đã bị lột mất miếng vỏ lớn.
    Vụ việc diễn ra khi chiếc tiêm kích F-35A đang bay tuần tra cách căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa trên 100km.

    Sự cố này cũng đã được Không quân Mỹ xác nhận và cho biết, mảnh vỏ bất ngờ bị lột khỏi máy bay có kích thước khoảng 30cm x 60cm.

    [​IMG]
    Phần vỏ chiếc F-35 bị lột.
    Vấn đề càng trở nên bất ngờ hơn khi phi công không hề hay biết đến sự cố này dù phần vỏ của F-35 được giới thiệu trang bị hàng loạt các cảm biến tối tân. Và sự cố chỉ được phát hiện khi nhân viên kỹ thuật làm công tác bảo dưỡng sau mỗi chuyến bay.

    Được biết, chiếc F-35 bị lột vỏ là 1 trong 12 chiếc F-35A Mỹ triển khai đến Kadena hồi tháng 11 để hoạt động trong vòng 6 tháng. Đây là lần đầu tiên mẫu máy bay này được đưa đến châu Á-Thái Bình Dương kể từ khi được tuyên bố có thể hoạt động từ tháng 8/2016.

    Tuy nhiên, cùng thời điểm điều đến Nhật Bản, Mỹ đã có quyết định gây bất ngờ ngừng cấp F-35 cho tất cả lực lượng do xuất hiện tình trạng han gỉ trên chiến đấu cơ tàng hình này.


    10s
    Ads by Blueseed
    Theo nguồn tin từ Thanh tra của Không quân Mỹ, họ đã phát hiện tại vị trí mối ghép liên kết của các bằng sợi cacbon với vỏ bằng nhôm hiện tượng bị ăn mòn, han gỉ vượt quá mức độ cho phép.

    Hãng tin Reuters tiết lộ rằng, vụ việc này được phát hiện tại căn cứ không quân Hill ở Utah. Sau khi tiến hành khảo sát trên một số máy bay, đại diện Không quân Mỹ tuyên bố sẽ phải tiến hành kiểm tra chi tiết tổng cộng khoảng 250 máy bay loại này.


    02
    Vì nguyên nhân này việc cung cấp và bàn giao loại máy bay này cho các lực lượng trong nước cũng như nước ngoài sẽ bị tạm dừng. Nguồn tin này tiết lộ rằng, thực tế hiện tượng này đã xuất hiện từ tháng 9.

    Sau đó một hội đồng kiểm tra của nhà sản xuất đã được cử đến căn cứ không quân này nhưng họ kết luận không có mối đe dọa nào ảnh hưởng đến quá trình sử dụng máy bay chiến đấu này.

    Trước đó trong bản báo cáo thường niên dài 62 trang của Tiến sĩ Michael Gilmore – Giám đốc viện Đánh giá và thử nghiệm hoạt động của Lầu Năm Góc (OTE), ông nhận xét F-35 không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, cũng như khẳng định các lỗi mà F-35 gặp phải không thể sữa chữa một sớm một chiều.

    Việc sửa chữa các vấn đề và nâng cấp máy bay có thể sẽ mất đến cả tỷ USD.
    ưhttp://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35-bi-lot-vo-khi-thi-uy-tai-nhat-3348437/

    F35 siêu phẩm của Mỹ mà vỏ thì bong tróc rỉ rét, rớt cả ra ngoài, còn thua hàng Tàu nữa =))
    Lần cập nhật cuối: 06/12/2017
  5. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69

    Tai nạn lia lịa =)) chắc trí tuệ nhân tạo của F22 cố tình để tiết kiệm nhiên liệu chăng =)) có ngày đang bay giữa trời nó cũng tự tắt máy quá, à mà có rồi, vài chiếc F22 tự rơi banh xác rồi :))

    'Ác điểu' F-22 Mỹ gặp sự cố khi diễn tập, rời đường băng với... xe kéo

    Tiền Phong05/12/2017 18:00 GMT+71 đăng lại12 liên quanGốc
    Tiêm tích tàng hình F-22 mang biệt danh 'Ác điểu' của Mỹ đã gặp sự cố kỹ thuật và được kéo khỏi đường băng khi đang tham gia cuộc tập trận chung tại Hàn Quốc.
    Theo Sputnik News, một tiêm kích F-22 của Mỹ đã gặp sự cố sau khi hạ cánh lúc 8h ngày 4/12 tại một căn cứ cách thủ đô Seoul (Hàn Quốc) 170 dặm.

    Vì không thể tự di chuyển, chiếc F-22 được một phương tiện khác kéo ra khỏi đường băng đến kho chứa.

    [​IMG]

    Chiếc F-22 gặp sự cố ở bánh xe sau khi hạ cánh tại một sân bay gần Seoul. Ảnh: Yonhap

    Tiêm kích gặp nạn là một trong số sáu chiếc F-22 của Mỹ đang có mặt tại bán đảo Triều Tiên để tham gia cuộc tập trận chung cực lớn có tên “Vigilant ACE” với không quân Hàn Quốc.

    Cuộc tập trận có sự góp mặt của 12.000 binh sĩ cùng 230 máy bay quân sự đến từ cả Mỹ và Hàn Quốc.

    Trong đó có sáu chiếc F-22, 18 chiếc F-35, sáu máy bay chiến đấu điện tử EA-18G Growle, hai máy bay ném bom B-1B Lancer, cùng hàng chục máy bay chiến đấu F-15C, F-16.

    Đây là lần đầu tiên sáu “ác điểu” F-22 của không quân Mỹ cùng có mặt tại Hàn Quốc để phô diễn lực lực lượng.

    Cuộc tập trận “Vigilant ACE” diễn ra đúng thời điểm tình hình bán đảo Triều Tiên đang gia tăng căng thẳng sau vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.

    Triều Tiên gọi cuộc tập trận là “hành động cầu xin chiến tranh” của Mỹ. Đáp lại, Hàn Quốc khẳng định đây chỉ là hành động nhằm mục đích phòng thủ đơn thuần.

    Minh Hạnh

    https://baomoi.com/ac-dieu-f-22-my-gap-su-co-khi-dien-tap-roi-duong-bang-voi-xe-keo/c/24193166.epi
  6. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    Israel tuyên bố phi đội F-35I Adir của mình đã sẵn sàng thực chiến

    [​IMG]

    Như vậy là tròn 1 năm (ngày 12 tháng 12 năm 2016) kể từ khi được nhận bàn giao 2 chiếc F-35I Adir đầu tiên, không quân Israel đã đưa những chiếc F-35I Adir vào biên chế chính thức.

    http://www.janes.com/article/76204/israel-declares-f-35-to-be-operational

    P/S: Sẽ có nhiều lính "độc tài" xin giải ngũ đây (nói theo cách của những chuyên gia Nga ngố).
  7. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Thừa nhận của phi công Mỹ khi F-22 bỏ chạy
    (Vũ khí) - Sau khi chiếc F-22 phải bỏ chạy khi bị Su-35 Nga áp sát tại Syria, phi công Mỹ đã có thừa nhận bất ngờ về siêu tiêm kích thế hệ 5 này.
    Trang tin tức hàng không Aviation Week dẫn tuyên bố của vị chỉ huy cao cấp của Không quân Mỹ thừa nhận rằng, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22 Raptor của không lực nước này đã không thể theo dõi được các phi cơ của Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS) ở Syria.

    Thừa nhận của vị chỉ huy thuộc Phi đội Trinh sát Số 95 của Mỹ đóng tại căn cứ không quân al-Dhafra ở Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) nói rằng, khi phạm vi kiểm soát của tổ chức khủng bố IS ở Syria bị thu hẹp lại, các tiêm kích Nga có xu hướng xuất hiện ngày càng gần các chiến đấu cơ của liên minh do Mỹ lãnh đạo.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-22.
    Trong những lần áp sát này, lực lượng liên minh phải xác định được đối thủ là loại máy bay gì và của quốc gia nào. Nhưng theo vị chỉ huy này, không giống như các chiến đấu cơ cùng thế hệ là F-35 và các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư là F-15, F-22 không có khả năng hồng ngoại và quang học để cho phép quan sát mục tiêu vào ban đêm.

    Ông cũng tiết lộ một điểm yếu chết người khác là F-22 không thể truyền dữ liệu thông qua mạng lưới trao đổi dữ liệu liên kết 16 (link 16) được sử dụng bởi máy bay phản lực khác của Mỹ. Điều này dẫn đến việc các phi công F-22 phải báo cáo thông tin quan sát (bằng mắt) trên sóng vô tuyến.

    F-22 có một điểm yếu khác lớn hơn so với loại tiêm kích đàn em là F-35, F-22 thiếu màn hình hiển thị quan sát trên mũ bảo hiểm. Vị chỉ huy nói rằng, ông thường phải nhìn quanh (bằng mắt) để tìm kiếm những chiếc máy bay khác, thay vì nhìn thấy các mục tiêu được hiển thị tự động chính xác trên màn hình mũ đội đầu của phi công.

    Với trang bị của F-22, viên chỉ huy này thừa nhận rằng, tình hình hoạt động trên không ở Syria yêu cầu thời gian phản ứng nhanh hơn so với các cuộc tập trận của Không lực Mỹ và các chiến thuật chung mà không quân Mỹ thường sử dụng. Do đó, F-22 Mỹ rất khó để phát hiện và bám đuôi các tiêm kích nhanh nhẹn của Nga, đặc biệt là Su-35 và Su-30SM.

    Nói về những cuộc đụng độ với máy bay phản lực của Nga, chỉ huy đội bay nói với Aviation Week rằng, các phi công Mỹ đã cố gắng vài lần liên lạc với phi công Nga bằng các kênh truyền thông đặc biệt, nhưng những đồng nghiệp Nga thường không có phản ứng gì.

    Theo người chỉ huy, không có cách nào để xác định xem các phi công Nga không sử dụng tần số liên lạc được quy định này hay là họ quyết định không trả lời liên lạc của các phi công Mỹ.

    Những thừa nhận bất ngờ của viên chỉ huy Không quân Mỹ được đưa ra khiến nhiều người bất ngờ về năng lực thực sự của tàng hình cơ F-22. Và đây được coi là nguyên nhân khiến chiếc tiêm kích này phải vội vàng quay đầu rút lui khi bị Su-35 Nga mang tên lửa áp sát trên không phận Syria hồi cuối tháng 11/2017.

    Vụ áp sát này được đích thân Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga kể lại, ngày 23/11, tiêm kích Su-35 Nga đã nhận lệnh xuất kích để xua đuổi chếc F-22 của Mỹ sau khi chiếc máy bay này có hành động đe dọa 2 chiếc Su-25 của Nga đang thực hiện nhiệm vụ tấn công IS tại khu vực gần khu vực sông Euphrates, tỉnh Deir ez-Zor.

    Tiêm kích của Mỹ đã thực hiện nhiều động tác mô phỏng đối đầu thực chiến với hai cường kích của Nga, thậm chí cả phóng mồi bẫy nhiệt. "Chiếc F-22 chỉ ngừng các hành động nguy hiểm và nhanh chóng rút lui" sau khi một tiêm kích Su-35S của Nga cơ động xuất hiện và áp sát, Tướng Igor Konashenkov cho biết.

    Dù chi tiết 2 chiếc máy bay mang vũ khí hay không không được vị phát ngôn viên này nhắc đến, tuy nhiên nguồn tin từ Không quân Mỹ cho biết, khi bất ngờ áp sát chiếc F-22, tiêm kích Su-35 đã mang tới 4 đạn không đối không tầm ngắn R-73 và máy bay Nga dường như sẵn sàng so găng.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/thua-nhan-cua-phi-cong-my-khi-f-22-bo-chay-3348780/
  8. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    Máy bay nào tàng hình ? máy bay J20 của TQ chứ máy bay nào

    Tiêm kích tàng hình Trung Quốc bị nghi theo dõi Mỹ - Hàn tập trận
    Trung Quốc có thể đã triển khai tiêm kích tàng hình J-20 để do thám cuộc tập trận Vigilant Ace lớn nhất lịch sử của Mỹ và Hàn Quốc.

    Oanh tạc cơ Mỹ diễn tập trên bán đảo Triều Tiên / Mỹ, Hàn tập trận trên không lớn nhất

    [​IMG]
    Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc. Ảnh: Sputnik.

    Không quân Trung Quốc hồi tuần trước tiến hành diễn tập tại "các khu vực chưa từng tới trước đây" trên vùng trời Hoàng Hải và biển Hoa Đông, gần bán đảo Triều Tiên.

    Một số nguồn tin cho rằng cuộc diễn tập này của không quân Trung Quốc là nhằm theo dõi đợt tập trận lớn kỷ lục Vigilant Ace 18 của liên quân Mỹ - Hàn gần Triều Tiên, Sputnik ngày 10/12 đưa tin.

    Theo trang Sina của Trung Quốc, việc Hàn Quốc giữ im lặng về cuộc diễn tập của không quân Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy Seoul đã không phát hiện được máy bay của Bắc Kinh hoạt động gần không phận của mình.

    Điều này khiến nhiều người cho rằng Trung Quốc đã triển khai máy bay tàng hình J-20 tham gia diễn tập để theo dõi cuộc tập trận của Mỹ - Hàn với sự tham gia của tiêm kích tàng hình F-22, khiến radar của Hàn Quốc không thể phát hiện được. "Nếu đây là sự thật, loại phi cơ duy nhất của Trung Quốc có thể triển khai và rút lui mà không bị phát hiện là mẫu J-20", một bình luận viên của Asia Times cho biết.

    Bình luận viên này cho rằng Bắc Kinh có thể đã triển khai một hoặc hai tiêm kích tàng hình J-20 trong đội hình diễn tập trên biển Hoa Đông. Tiêm kích J-20 sau đó đã tách đội hình, bay theo hướng đông bắc và lợi dụng ưu thế tàng hình của mình tiến gần không phận Hàn Quốc mà không bị radar nước này phát hiện. Quân đội Mỹ và Hàn Quốc chưa đưa ra bình luận về nhận định này.

    Liên quân Mỹ - Hàn ngày 4/12 khởi động cuộc tập trận quy mô lớn mang tên "Vigilant Ace 18", với sự tham gia của 230 máy bay các loại, trong đó gồm 12 tiêm kích tàng hình F-22 và F-35, nhằm mục đích cải thiện khả năng phối hợp giữa không quân Mỹ và Hàn Quốc, tăng hiệu quả chiến đấu trong thực tế.

    Cuộc tập trận được tổ chức sau khi Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-15. Bình Nhưỡng lên tiếng phản đối cuộc tập trận này, cho rằng nó sẽ dẫn tới xung đột toàn diện và gây nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân.

    https://vnexpress.net/tin-tuc/the-g...bi-nghi-theo-doi-my-han-tap-tran-3682501.html

    Như vậy J20 đã qua mặt được Patriot, THAAD thậm chí AWACS Mỹ rồi đấy, F35 thì bị S200 lock còn J20 thì qua mặt được Patriot, THAAD
  9. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    2 chiếc F-22 Raptors đã buộc Su-35 và Su-25
    của Nga phải quay về nhà

    [​IMG]
    Các máy bay chiến đấu tàng hình Raptor của Hoa Kỳ đã chặn đứng hai máy bay chiến đấu Su-25 của Nga hôm thứ tư, sau khi tiến hành nhiều động tác "chuyên nghiệp và dứt khoác"...

    "Những chiếc F-22 đã tiến hành nhiều động tác để thuyết phục Su-25 rời khỏi không phận do chúng tôi kiểm soát bao gồm cả việc bắn pháo sáng gần máy bay Nga và thực hiện nhiều cuộc gọi vào kênh khẩn cấp để truyền thông điệp cho phi công Nga rằng họ cần thiết phải rời khỏi khu vực này", Pickart nói.
    [​IMG]

    "Trong một cuộc đối đầu, chiếc Su-25 bay quá gần với chiếc F-22 buộc nó phải di chuyển để tránh va chạm trên không", ông nói.
    [​IMG]

    Một chiếc F-22 cũng bay theo Su-35 sau khi nó bay qua sông vào vùng không phận của liên minh.

    Vụ việc kéo dài khoảng 40 phút trước khi các máy bay của Nga bay trở về phía tây của con sông.

    Các quan chức của AFCENT cho hay, Nga đã "đồng ý bằng miệng" vào tháng 11 rằng đường biên giới của họ sẽ ở phía tây sông Euphrates, và liên minh sẽ hoạt động về phía Đông", ông nói.

    Pickart cho biết: "Từ khi đồng ý với thỏa thuận giải quyết cuộc xung đột này, người Nga đã bay vào không phận của chúng tôi ở phía đông con sông từ 6-8 lần mỗi ngày, khoảng 10% các chuyến bay của Nga và Syria.

    "Nếu một trong hai bên cần phải băng qua sông vì bất cứ lý do nào, chúng ta nên giải quyết bằng đường dây liên lạc", ông nói. "Các phi công của chúng tôi ngày càng trở nên khó khăn hơn trong việc phân biệt xem các hành động của phi công Nga có phải là cố ý hay là do lạc đường."

    "Mối quan tâm lớn nhất của liên minh chúng tôi là có thể buộc phải bắn hạ máy bay Nga vì hành động của nó được coi là mối đe dọa đối với không lực hoặc lực lượng mặt đất của chúng tôi".

    Ông nói tiếp: "Chúng tôi không có mặt ở đây để chiến đấu với người Nga và người Syri - sự tập trung của chúng tôi là tiếp tục đánh bại ISIS, và nếu có ai đe doạ liên minh hoặc các lực lượng đồng minh trên không hoặc trên mặt đất, chúng tôi sẽ bảo vệ họ".

    http://www.businessinsider.com/f-22-raptors-intercepted-russian-su-35-su-25-syria-2017-12

    P/S: Lũ Nga ngố quen thói xảo trá và lấp liếm đã thành truyền thống! Nghĩ cũng tội cho những "chiên da" nhà, nghe thông tin xảo trá cũng tin sái cổ. Đừng thách Mỹ nhé, cỡ đàn em Thổ Nhĩ Kỳ mà còn dám bắn rụng thì đàn anh là chuyện nhỏ. Vui nhất là có kẻ bla bla mà người ta ở sau lưng mình không hay!
  10. oplot2

    oplot2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/10/2017
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    69
    bắn pháo sáng đuổi máy bay khác đi =)) có mà sợ Su-25 hoặc Su-35 nó dùng R-73 bắn hạ thì có

    Su-25 Nga "dọa" máy bay chiến đấu F-22 Mỹ ở Syria

    Máy bay chiến đấu Su-25 đã bay áp sát chiếc F-22 gần tới mức phi công Mỹ hốt hoảng bắt pháo sáng cảnh cáo ở khoảng cách gần.
    Theo BBC, các máy bay chiến đấu Su-25 của Nga đã xâm nhập vùng trời phía đông sông Euphrates hôm 13/12, vùng không phận theo một thỏa thuận không xung đột trước đó thuộc khu vực kiểm soát của Mỹ. Các tiêm kích F-22 đã lập tức được triển khai áp sát máy bay Nga khi vụ việc xảy ra.

    "Một máy bay Su-25 đã bay sát tiêm kích F-22 của chúng tôi đến mức chiếc F-22 phải chủ động di chuyển để tránh một vụ va chạm trên không", Thượng tá Damien Pickart, phát ngôn viên Bộ Chỉ huy trung tâm không quân Mỹ, cho biết.

    Không quân Mỹ cho biết các tiêm kích F-22 đã bắn một vài phát pháo sáng cảnh cáo ở khoảng cách gần, đồng thời liên lạc với các phi công Nga trên đường dây khẩn cấp để yêu cầu các tiêm kích Su-25 lập tức rời khỏi khu vực trên.
    [​IMG]
    Máy bay F-22 của Mỹ. Ảnh: Getty.
    Vụ đối đầu giữa tiêm kích Mỹ - Nga kéo dài khoảng 40 phút trước khi các máy bay Su-25 của Nga bay trở về phía bờ tây của sông Euphrates. Lầu Năm Góc cho biết một chiếc Su-35 cũng xuất hiện tại khu vực nhưng đã nhanh chóng bị áp sát bởi nhiều tiêm kích F-22 khác của Mỹ.

    Trước đó, Mỹ và Nga đã đạt được thỏa thuận về một đường phân giới phi xung đột dọc con sông Euphrates tại miền Bắc Syria. Theo đó, Nga có toàn quyền tuần tra không phận phía tây, trong khi Mỹ kiểm soát vùng trời phía đông của con sông. Tuy nhiên, Mỹ cáo buộc các máy bay Nga nhiều lần xâm phạm sang bờ đông của sông Euphrates với tần suất 6-8 phi vụ mỗi ngày.
    Trong thông báo sau đó, bộ Quốc phòng Nga phủ định cáo buộc của Mỹ. Phía Nga cho biết các máy bay của nước này đang tiến hành các hoạt động nhân đạo tại khu vực do Nga kiểm soát trước khi bị F-22 của Mỹ áp sát.

    TIN TÀI TRỢ


    [​IMG]
    Đường phân giới phi tranh chấp giữa Nga và Mỹ tại Syria. Nguồn: National Interest.

    Vụ việc hôm 13/12 là va chạm nghiêm trọng nhất giữa tiêm kích Mỹ - Nga trên vùng trời Syria. Không đơn thuần chỉ là vụ va chạm giữa các chiến đấu cơ, vụ việc cho thấy khoảng cách ngày càng gần hơn giữa các lực lượng do Mỹ và Nga hậu thuẫn trên chiến trường tại thung lũng nơi sông Euphrates chảy qua.

    Các lực lượng do Mỹ và Nga hậu thuẫn từng có mục tiêu chung là chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Nay, khi IS đã sụp đổ trên phương diện là một tổ chức quân sự thường trực, cuộc chiến trên chiến trường Syria sắp bước sang một giai đoạn mới: tranh giành quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ trước đây thuộc kiểm soát của IS.
    http://kienthuc.net.vn/quan-su/su-25-nga-doa-may-bay-chien-dau-f-22-my-o-syria-976665.html

Chia sẻ trang này