1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Vừa trang bị quá nửa số F-35 đã phải "đắp chiếu"
    Cập nhật lúc: 13:33 07/03/2018
    (Kiến Thức) - Theo thông tin mới nhất đã được xác nhận thì chỉ có một nửa số lượng F-35 siêu đắt đỏ của Mỹ có đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu, số còn lại đang trong tình trạng sửa chữa, tiếp tế hoặc lưu kho.

    http://kienthuc.net.vn/quan-su/vua-trang-bi-qua-nua-so-f-35-da-phai-dap-chieu-1018473.html#p-6
  2. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Thiết kế của F-35 làm hại tính năng tàng hình
    (Vũ khí) - Tạp chí Defense News dẫn tuyên bố của Lockheed Martin khẳng định thiết kế tàng hình của F-35 là nguyên nhân gây ra 50% lỗi trong quá trình chế tạo.
    Phó chủ tịch chương trình F-35 Jeff Babione cho biết tập đoàn Lockheed Martin đang gặp nhiều khó khăn trong khâu kiểm soát chất lượng, nhất là khi hàng loạt tiêm kích F-35 gặp lỗi trong quá trình chế tạo. Theo tiết lộ của ông này, một nửa số vấn đề xuất hiện do tính năng tàng hình của chúng.

    Ông Jeff Babione thừa nhận, khả năng tàng hình của F-35 là thách thức lớn với Lockheed Martin. "Tàng hình là tính năng mà không hệ thống vũ khí nào sở hữu trước tiêm kích F-22. Bên cạnh đó, dòng F-22 cũng chưa bao giờ có số lượng sản xuất lớn như vậy. Khi chúng tôi khắc phục được vấn đề trên, số lượng lỗi trong sản xuất sẽ giảm mạnh", vị phó chủ tịch này cho biết.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35 đang được lắp ráp.
    Để đảm bảo khả năng tàng hình, khung thân F-35 cần được lắp ráp một cách rất chính xác. Trong quá trình lắp ráp và chế tạo, một sai lệch nhỏ cũng dẫn tới việc sản phẩm không đạt yêu cầu hoặc xảy ra vấn đề kỹ thuật. Ông Babione tiết lộ: "Khả năng sản xuất những chi tiết này với độ chính xác cần thiết đã đạt đến giới hạn của Lockheed Martin".

    Vị phó chủ tịch này tiết lộ thêm rằng trong khi F-35 đã được Mỹ trang bị nhưng dự án này vẫn chưa hoàn tất quá trình phát triển bởi nhiều máy bay xuất xưởng vẫn gặp các vấn đề kỹ thuật.

    Phản ánh từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết có đến 49% trong số 280 chiếc F-35 bàn giao cho quân đội Mỹ đang gặp lỗi phần cứng và phần mềm, khiến Washington chỉ có 142 tiêm kích thế hệ mới đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu với cường độ cao.

    Không chỉ có vậy, trong số phi đội F-35 Mỹ đang có trong trang bị, khoảng 108 chiếc F-35 thuộc đời cũ cần nâng cấp phần mềm từ Block 2B lên Block 3F để sở hữu khả năng chiến đấu hiệu quả hơn.

    Tuy nhiên quá trình nâng cấp bị cho là quá tốn thời gian cũng như chi phí, chính vì vậy mà Không lực Hoa Kỳ đang có ý định loại chúng khỏi phi đội chiến đấu. Số phận hơn 100 tiêm kích tàng hình này đang thu hút sự quan tâm của giới quân sự quốc tế.

    Hai phương án đã được đưa ra, thứ nhất là điều động số F-35 này về tuyến hai, giao cho Không quân Vệ binh quốc gia khai thác; hoặc sẽ dùng số F-35 này cho vai trò huấn luyện phi công lái chiến đấu cơ thế hệ 5.

    Nhưng còn một phương án nữa cũng đang được nhắc tới và thu hút nhiều sự chú ý của các đối tác quân sự với Mỹ, đó là họ sẽ đề nghị được mua lại dưới dạng bán trang bị quốc phòng dư thừa - EDA để cấp tốc hiện đại hóa phi đội chiến đấu cơ của mình.

    F-35 mặc dù còn một số điều tiếng về những lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình khai thác, đi kèm chi phí bảo trì bảo dưỡng, đảm bảo kỹ thuật đắt đỏ, nhưng không thể phủ nhận những tính năng ưu việt mà chiếc chiến đấu cơ thế hệ 5 này sở hữu.

    Hiện nay nhiều cường quốc quân sự, đồng minh thân thiết với Mỹ như Israel, Anh, Hà Lan, Italia, Nhật Bản... đã công bố kế hoạch mua sắm F-35 với số lượng rất lớn do nhìn rõ các lợi thế mà dòng tiêm kích thế hệ 5 này sẽ mang lại cho họ trong tương lai.

    Nhưng nhiều "đồng minh hạng 2" khác như Thái Lan, Indonesia... mặc dù muốn được sở hữu thì vẫn phải chờ đợi thêm một thời gian khá dài nữa, một phần vì dây chuyền lắp ráp F-35 đang hoạt động hết công suất, phần khác là do công nghệ trên F-35 vẫn tỏ ra quá "cao cấp" so với nhu cầu của họ.

    Với diễn biến mới nhất, bỗng nhiên các quốc gia trên lại có cơ hội được mua F-35 sớm hơn dự kiến. Xét cho cùng năng lực của F-35 dùng gói phần mềm Block 2B vẫn tỏ ra vượt trội F-16 hay F-15, đặc biệt là ở khả năng tàng hình, giúp nó thấy trước và bắn trước đối phương cả trong tác chiến không đối không lẫn không đối đất.

    Bên cạnh đó, thời gian sử dụng của 108 chiếc F-35 trên chưa được bao lâu, ít nhất còn dùng được 20 nữa mới phải đại tu giữa vòng đời. Chính vì vậy nếu đàm phán và mua rẻ được số F-35 trên thì đây sẽ là một "món hời" lớn với nhiều quốc gia có ý định trang bị tiêm kích thế hệ 5.
  3. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Cú tát vào mồm bọn rồ Mỹ rồ F35 kkk

    F-35 cần thêm trợ thủ đấu với Su-57
    (Vũ khí) - Không yên tâm trong cuộc đối đầu tiềm tàng với Su-57, Mỹ quyết định nâng cấp lượng lớn F/A-18 Hornet để liên thủ với F-35 đấu lại tiêm kích Nga.
    Thông tin về chương trình nâng cấp này được Tạp chí Defense News dẫn nguồn tin Hải quân Mỹ tiết lộ, trong gói nâng cấp lần này sẽ có khoảng 140 chiếc tiêm kích hạm F/A-18 Hornet lưu giữ trong kho sẽ được nang cấp lên chuẩn F/A-18E/F Super Hornet,.

    Nói về mục đích nâng cấp loạt chiến đấu cơ này, Lauren Chatmas, phát ngôn viên của Hải quân cho biết, khi Chương trình nâng cấp này được thực hiện sẽ giúp tiết kiệm hàng tỷ USD trong vòng vài năm tới cho ngân sách quốc phòng.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35A.
    Dù mục đích đã được Hải quân Mỹ tiết lộ nhưng theo ông Dave Majumdar, chuyên gia của Tạp chí The National Interest (NI) cho biết, thực chất gói nâng cấp này chỉ nhằm sở hữu loại máy bay đủ mạnh để kết hợp với F-35 đấu lại tiêm kích Su-57 của Nga.

    Theo nhà phân tích, tập đoàn nổi tiếng của Mỹ Lockheed Martin đã thông báo rằng, họ đang tiến hành nâng cấp hệ tống cảm biến IRST21 trên máy bay tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet, sau hoàn thành chúng sẽ có gọi Block III.

    Cảm biến Block III được phát triển bởi công ty Boeing, các chuyên gia nhận định rằng, phiên bản mới này sẽ tăng đáng kể khả năng của loại máy bay này. Theo kế hoạch, các phiên bản cải tiến ban đầu sẽ dành riêng cho các tàu sân bay Mỹ.

    Hệ thống cảm biến hồng ngoại IRST21 sẽ kết hợp cùng với hệ thống ngắm-trinh sát Legion pod cho phép máy bay phát hiện và theo dõi chính xác mục tiêu.

    Hệ thống này có thể đồng thời theo dõi nhiều mục tiêu và đảm bảo độ chính xác cao, ngay cả khi những mục tiêu trang bị hệ thống nhiễu radar tiên tiến. Vì không giống như các hệ thống radar, IRST21 là một hệ thống thụ động, chúng không phát ra sóng vô tuyến.

    Trên tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet, hệ thống IRST21 được lắp đặt ở phần mũi của thùng treo nhiên liệu phía dưới thân máy bay.

    Nguyên nhân chính dẫn tới việc Mỹ phát triển hệ thống mới này nhằm nâng cao khả năng phát hiện những máy bay tiêm kích hiện đại thế hệ thứ năm Su-57 của Nga và J-20 của Trung Quốc ở khoảng cách lớn.

    Theo chuyên gia của NI, hiện nay Mỹ đang chủ yếu tập trung để chống lại những công nghệ mới của Liên bang Nga vì công nghệ của Nga vượt trội hơn hẳn của Trung Quốc.

    Hệ thống cảm biến IRST21 mới cần phải phát hiện mục tiêu ở khoảng cách mà đảm bảo cho phi đội và nhóm tàu trên biển của Mỹ được an toàn. Nói cách khác, Mỹ mong muốn thực hiện cuộc tấn công trước vào đối thủ khi phát hiện mục tiêu.

    Chuyên gia quân sự cũng lưu ý rằng, phiên bản cải tiến F/A-18E/F Super Hornet sẽ không được sử dụng như là lực lượng tấn công chính. Mỹ có kế hoạch kết hợp chúng với máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm F-35A.

    Chuyên gia tin tưởng rằng, việc phát triển bộ cảm biến trên F/A-18E/F Super Hornet sẽ dễ dàng hơn nếu trang bị chúng cho F-35A, ngoài ra F/A-18 còn được sử dụng như một lá chắn chống lại Su-57.

    Tuy nhiên Dave Majumdar tiết lộ rằng, có thể Mỹ đã trang bị IRST21 trên F-35 nhưng chúng không tương thích. Cũng giống như nhiều phần mềm khác trên F-35 việc hiện đại hóa chúng thường đạt kết quả thấp.

    Chính vì vậy Mỹ tiến hành hiện đại hóa loại máy bay F/A-18 thay vì lựa chọn loại máy bay mới nhất của Mỹ F-35. Rõ ràng kế hoạch này của Mỹ một lần nữa cho thấy, họ đang rất lo lắng về sự xuất hiện của tiêm kích Su-57 và họ bắt đầu tìm mọi cách để đối phó với chúng.


    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35-can-them-tro-thu-dau-voi-su-57-3354027/

    Sao trước đây rồ Mỹ rồ F35 bảo EOTS gì gì đó phát hiện được máy bay Nga, TQ T50, J20 cách xa >1000km kia mà, té ra là nói láo xạo chó

    Máy bay hệ 5 nhưng phải có trợ thủ đi kèm, vậy mà mấy thằng rồ Mỹ ngu cứ suốt ngày ẳng Nga, TQ ko có Gen 5, Gen 5 là chuẩn của Mỹ nó tự bịa ra tự thủ dâm, gọi là Gen 5 hay ko gọi Gen 5 thì có gì thay đổi ? rặt 1 lũ ngu, mà lần này chính nâng cấp của bọn Mỹ trắng vả mồm lũ Mỹ vàng hoang rồi kkkk =))

    EOTS thần thánh trên F35, hóa ra là đồ phế phẩm, giờ phải phụ thuộc vào IRST của FA18

    [​IMG][​IMG]
  4. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Đánh đấm cái gì, lo fix lỗi đi đã kìa =))

    Lợn béo F-35 lại ngốn thêm 16 tỷ dollars vá lỗi
    (Bình luận quân sự) - Theo tờ Newsweek của Mỹ để vá lỗi chiếc máy bay đắt tiền nhất thế giới F-35 phải cần hàng chục tỉ dollars mà chưa biết lúc nào hoàn thiện.
    F-35 lại ngốn thêm 16 tỷ USD và không hẹn ngày hoàn thiện

    Tờ Newsweek của Mỹ cho biết, để phát triển và làm mới những chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 Lightning II phải cần thêm một khoản tiền là 16 tỉ dollars Mỹ.

    Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban về Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ của Hạ viện Mỹ.

    Mặc dù giới chức lãnh đạo Mỹ gọi số tiền này là khoản chi cho việc ‘hiện đại hóa’ hay ‘làm mới’ F-35 nhưng các chuyên gia đã chỉ ra rằng, đây thực chất là số tiền dùng để ‘tiếp tục vá lỗi’ - những lỗi ‘không thể đếm hết’ mà F-35 đã gặp phải trong thời gian qua, bất chấp việc nó đã chính thức được biên chế cho không quân Mỹ.

    Theo lời của nghị sĩ Nicky Tsongas, khoản chi phí mới cho máy bay F-35 sẽ được chia thành hai phần.

    Lầu Năm Góc dự định chi 10,8 tỷ dollars cho việc phát triển phần mềm và 5,4 tỷ USD cho việc cài đặt phiên bản cập nhật và các thiết bị khác.

    Hồi tháng 4/2017, Mỹ đã phải ‘gia hạn’ thời gian hoàn thiện cho ‘lợn béo F-35’, đồng thời chi thêm hơn 500 triệu USD cho việc vá lỗi phần mềm điều khiển nhưng rõ ràng là nó chưa thành công, dẫn đến việc phát sinh chi phí bổ sung thêm 16 tỷ USD lần này.

    Vào đầu năm 2017, những trục trặc và lỗi kỹ thuật liên tiếp của F-35 lại tiếp tục phát sinh. Sự chậm trễ trong vấn đề xử lý sự cố phần mềm Block 3F đã dẫn đến thực tế hoạt động thử nghiệm của Lầu Năm Góc mất thêm nhiều thời gian và kinh phí bổ sung.

    [​IMG]
    Lợn béo F-35 lại cần thêm 16 tỷ dollars khắc phục phần mềm


    Do đó, vào tháng 4/2017, đánh giá mới của Lầu Năm Góc dự kiến giải quyết vấn đề này trong vòng 5 tháng và cần phải chi thêm 532 triệu dollars. Tuy nhiên, con số này bị các nhà phân tích của Viện Kiểm toán cho là “quá lạc quan” đối với tình trạng bết bát của F-35.

    Dựa trên những đánh giá riêng của mình, Viện Kiểm toán Mỹ kết luận rằng, để hoàn thiện chương trình F-35, Mỹ sẽ cần thêm ít nhất một năm với số tiền tài trợ bổ sung không dưới 1,7 tỷ đô la, trong đó khoảng 1,3 tỷ sẽ được yêu cầu vào năm tài khóa 2018. Thế nhưng, trên thực tế số tiền mà Nhà Trắng phải chi cho F-35 đã vượt qua đánh giá này hàng chục lần.

    Những thông tin mới nhất này có thể không khiến cho giới chức lãnh đạo hãng Lockhead Martin nản lòng trước “đứa con” của mình, bởi họ sẽ tiếp tục tuyên bố “sẽ khắc phục, sẽ hoàn thiện” F-35 nhưng nó sẽ làm cho giới quan chức chính phủ, các chính khách và lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ thêm chán nản.

    Chán nản khi nhắc đến ‘lợn béo nghìn tỷ đô’ F-35

    “Những chi phí dự kiến với số lượng 16 tỉ dollars là một con số rất lớn. Theo tôi được biết, chi phí này vượt hơn nhiều so với mọi chỉ số chi phí sản xuất mà trước đây quốc hội được biết” - nghị sĩ Tsongas khẳng định.

    Theo tin của Newsweek, Lầu Năm Góc còn cần phải đầu tư thêm nhiều tiền nữa để chiếc ‘siêu chiến đấu cơ tàng hình’ thế hệ 5 do công ty Lockheed Martin sản xuất giữ được vị trí "đứng đầu trong số các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trên thế giới".

    Tuy nhiên, ‘lợn béo F-35’ đứng đầu về chất lượng thì rõ ràng là điều người ta rất nghi ngờ, nhưng ngay từ bây giờ giới chuyên gia đã khẳng định chắc chắn là F-35 đã và sẽ mãi mãi giữ vị trí quán quân về "chương trình trang bị vũ khí đắt tiền nhất trong lịch sử hàng không thế giới".

    Hôm 7/3 vừa qua Phó Đô đốc Mat Winter - người chịu trách nhiệm về chương trình cung cấp F-35, cho biết: Công việc hoàn thiện loại chiến đấu cơ tàng hình tối tân này vẫn tiếp tục diễn ra; tuy nhiên, chi phí nghiên cứu, phát triển của nó đã đạt tới 400 tỷ USD, khiến giá bán máy bay tăng cao, giá thành quá cao đang gây mối lo ngại về số lượng đơn đặt hàng sẽ giảm xuống.

    Mặc dù viên tướng Mỹ cho biết chi phí phát triển F-35 mới tới mức 400 tỷ USD nhưng một số nguồn tin độc lập và các phương tiện truyền thông Mỹ lại đưa ra con số rất cao là có tới hơn 1500 tỷ dollars đã được đổ vào chương trình F-35, biến nó trở thành loại ‘máy bay nghìn tỷ đô’.

    Theo ý kiến của chuyên gia Grazier, vấn đề lớn nhất là chi phí vận hành mỗi chiếc F-35 đã lên đến con số khủng khiếp, mỗi một giờ bay của nó tiêu tốn tới 44 nghìn USD (có con số khác cho là 67.000 USD), đắt gấp 2-3 lần các chiến đấu cơ hiện đại nhất hiện nay.

    Thế nhưng, giới lãnh đạo Bộ quốc phòng Mỹ và Lockheed Martin rất lạc quan với kế hoạch xuất khẩu loại máy bay này. Theo đó, Washington kỳ vọng các đồng minh sẽ mua 500 chiếc F-35, giúp Mỹ bù đắp một phần chi phí nghiên cứu phát triển đã lên tới 406,5 tỷ dollars.

    [​IMG]
    Lợn béo F-35 đã cần tới hàng nghìn tỷ USD mà vẫn chưa hoàn thiện


    Mặc dù giới chức Mỹ hiện nay vẫn ‘dạt dào hy vọng’ về tương lai của ‘lợn béo F-35’ nhưng các quan chức về hưu và giới chuyên gia Mỹ thì ngược lại.

    Ngay cả ông Michael Gilmore, cựu Giám đốc Cục hoạt động thử nghiệm của Lầu Năm Góc, sau khi về hưu mới thẳng thắn nói rằng, “hàng trăm sai lầm nghiêm trọng” không cho phép người ta đánh giá F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ 5 hoàn chỉnh.

    Ông nhận xét rằng, F-35 sẽ gây ra rất nhiều vấn đề cho Không quân Mỹ. Quá trình tối ưu hóa và các chuyến bay thử nghiệm các nguyên mẫu bay này chưa hoàn tất, nhưng những sai sót kỹ thuật liên miên của chiến đấu cơ "tàng hình" này đã hạn chế đáng kể phạm vi sử dụng nó.

    Ngoài ra, có lẽ Lockheed Martin “không có đủ nhà thiết kế tài năng, không có khái niệm rõ ràng về triển vọng của F-35”, nên số lượng sai sót kỹ thuật đang dần tăng lên, dẫn đến sản phẩm này bị giảm chất lượng, do đó, quá trình tối ưu hóa cứ kéo dài mãi, dài mãi chưa đến hồi kết.

    Còn chuyên gia Mike Fredenburg của tạp chí Mỹ The National Review kêu gọi Tổng thống Donald Trump cần kết thúc trong thời gian sớm nhất chương trình phát triển siêu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 "đầy vô vọng", hoặc tái khởi động chương trình sản xuất F-22; thậm chí là nâng cấp F-16, F-18 để thay thế F-35.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...on-them-16-ty-dollars-va-loi-3354303/?paged=2


    Hèn gì Canada ko thèm mua F35 mặc dù là đối tác chính đồng sản xuất phát triển F35
  5. Longbow

    Longbow Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2016
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    100
    GIẤC MƠ SỞ HỮU F35 CỦA HÀN QUỐC SẮP THÀNH HIỆN THỰC

    [​IMG]

    Hôm 19 tháng 3 năm 2018, chiếc F-35A đầu tiên sản xuất cho không quân Hàn Quốc (ROKAF) đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình tại cơ sở Ft. Worth của Lockheed Martin ở Texas.

    Được biết đến với cái tên AW-1, đây là chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên của Hàn Quốc trong lô 40 chiếc F-35A phiên bản cất/hạ cánh tiêu chuẩn (CTOL). Lô máy bay này dự kiến sẽ được bàn giao từ giờ cho đến năm 2021. Bản hợp đồng này được 2 chính phủ Hàn Quốc và Hoa Kỳ ký kết vào ngày 30 tháng 9 năm 2014.

    Vào tháng 12 năm 2017, có thông tin chính phủ Hàn Quốc dự định mua sắm thêm 20 chiếc.

    https://theaviationist.com/2018/03/...ii-stealth-aircraft-during-its-maiden-flight/

    P/S: Vì sao những tên sống hèn luôn tìm cách dìm hàng F35, đơn giản đó là món đồ chơi mà chúng không thể với tới! Đó luôn là bản chất của lũ sống hèn. Chúng càng "quảng cáo" cho F35 thì càng có nhiều khách hàng tìm đến với nó!
  6. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    F35 phải gọi là gà, vì nó đã ấp nở công nghiệp được rồi.
  7. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Bác cho em hỏi vì sao Canada ko thèm mua F35 vậy ạ :-(
    --- Gộp bài viết: 22/03/2018, Bài cũ từ: 22/03/2018 ---
    Vậy mà sao Canada góp vốn, góp nhân lực, 1 trong những nhà chế tạo sản xuất F35 lại ko thèm mua F35 nhĩ
  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    gà trong chuồng

    [​IMG]
    [​IMG]
  9. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    F-35C cũng vừa hoàn thành chứng nhận hoạt động trên tàu sân bay Abraham Lincoln, sau nhiều tháng hoạt động

    đã vận hành cả ngày và đêm, và tích hợp hệ thống tốt ALIS lên tàu sân bay,
  10. oplots

    oplots Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    1.001
    Đã được thích:
    78
    Xin chúc mừng F35C, J15 cũng đang cần có 1 đối thủ xứng tầm, đối thủ tiến bộ thì mới thúc đẩy chạy đua, sáng tạo được, còn đối thủ kém thì đúng là cái tai hại với chính phe ta, vì tự mãn, trường hợp F15, F18 là vd điển hình, bị Su-27/30, J15, MiG-29K qua mặt

    [​IMG]

Chia sẻ trang này