1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phungccuong

    phungccuong Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    1
    Mình thấy hình như chính phủ Mỹ đã chấp nhận sáng kiến của bạn rồi.
    link:
    http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/TBQD/LA64197/default.htm
    lược trích ở đây:
    Không quân Mỹ đề xuất mua 100 máy bay chiến đấu hạng nhẹ
    VIT - Trước yêu cầu nhiệm vụ của tác chiến cấp chiến thuật, lực lượng Không quân Mỹ đang đề xuất một dự án mua 100 máy bay chiến đấu hạng nhẹ, sử dụng vào mục đích tấn công và trinh sát. Dự án này có thể sẽ được xúc tiến vào năm 2012.....
    Trong đề xuất này, Trung tâm Hệ thống Hàng không yêu cầu loại máy bay này phải có 02 chỗ ngồi, 04 giá đỡ đặt vũ khí hoặc khoang chứa nhiên liệu cho máy bay và một thiết bị laser. Đồng thời yêu cầu máy bay tối thiểu phải mang được 500 pounds bom, rocket 2.75 inch và một súng máy.
    Yêu cầu máy bay phải có buồng lái được bọc thép chắc chắn, có khả năng hạ cánh được trên đường băng dài 6000 feet (180 m) hoặc ngắn hơn, tốc độ bay khoảng 200 dặm/h (320 km/h),
    .............
    Rõ là lọai máy bay này tương tự như An2 hoặc L19. Trên những chiến trường như Iraq hoặc Afghan thì cũng giống như thời chiến tranh VN. Dùng một chiếc L19 quần đảo nửa ngày rồi ném một quả JDAM thì sẽ rẻ hơn nhiều so với dùng một chiếc A10 hoặc F16 mà hiệu quả cũng như nhau thôi, có khi còn tốt hơn vì phi công quan sát mục tiêu tốt hơn
  2. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Lâu quá không có tin gì mới về F-35 nhỉ?
    Mỹ bắt đầu giai đoạn thử nghiệm F-35
    Hôm 28/7, Lockheed Martin đã tổ chức lễ chuyển giao chiếc F-35 đầu tiên cho Hải quân Mỹ, chính thức chuyển loại máy bay này từ giai đoạn chế tạo sang giai đoạn thử nghiệm.
    Theo Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Gary Roughead, nhịp độ hoạt động cao trong những năm gần đây khiến cho việc chuyển giao những máy bay này cho Hải quân đúng thời hạn và giá thành trở nên vô cùng quan trọng, và rằng việc sản xuất F-35 JSF "không còn thời gian để phung phí nữa".
    "Chúng hoàn toàn phải được đưa vào biên chế đúng thời gian và đúng giá thành", phát biểu tại lễ chuyển giao, Đô đốc Roughead nói.
    "Nếu chúng ta không nhận được những máy bay này đúng thời hạn, chúng ta sẽ nhận ra sự thiếu hụt số lượng máy bay tác chiến biển. Điều đó giải thích vì sao chúng quan trọng như vậy. Nhưng môi trường mà chúng sẽ hoạt động cũng đang trở nên thách thức hơn. Và đó là lí do khiến tính năng tàng hình, tầm hoạt động và tải trọng mang theo quan trọng đến thế".
    Ông Roughead cũng bổ sung rằng các máy bay F-18 sẽ được "kéo dài thời gian hoạt động" trong khi chờ những chiếc F-35.
    F-35 Lightning II Joint Strike Fighter (JSF) là máy bay tiêm kích đa nhiệm tàng hình một động cơ do công ty Lockheed Martin phát triển từ năm 2001 với các phiên bản: cất hạ cánh thông thường, cất cánh đường băng ngắn kết hợp hạ cánh thẳng đứng và phiên bản dùng trên tàu sân bay. F-35 có tổ lái 1 người với bán kính chiến đấu (Combat radius, internal fuel) tối đa từ 950km đến 1150km (tùy theo chủng loại A, B, C) và trần bay tối đa 18 ki-lô-mét. Vũ khí gồm 1 pháo GAU-22/A 25mm và 10 giá vũ khí trong thân và trên hai cánh với tải trọng tối đa khoảng 8 tấn.
    Dự kiến F-35 sẽ được trang bị cho Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến Mỹ cùng Không quân và Hải quân Hoàng gia Anh. Năm 2009 Hà Lan và Israel đã ký hợp đồng đặt mua một số F-35. Ngoài ra nhiều quốc gia như Italy, Australia, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore cũng đang cân nhắc khả năng sở hữu loại máy bay tiêm kích thế hệ 5 này.
  3. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    có tin mới về F-35
    Australia chi 3,2 tỷ USD mua F-35
    Chính phủ của Thủ tướng Australia Rudd đã ?obật đèn xanh? cho thương vụ quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay của Australia khi tán thành mua 14 máy bay tấn công phối hợp (JSF) F-35 trị giá 3,2 tỷ USD.
    Ủy ban an ninh quốc gia của nội các Australia đã ủng hộ kế hoạch mua ít nhất 72 máy bay chiến đấu thế hệ năm này của Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia trị giá ít nhất 12 tỷ USD nhưng F-35 của Australia sẽ được mua thành các lô, trong đó lô máy bay đầu tiên dự kiến sẽ được giao vào năm 2014.
    Hôm 24/11, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, John Faulkner, đã thông báo việc chính phủ tán thành mua lô máy bay tấn công phối hợp F-35 đầu tiên và kế hoạch mua thêm F-35 sẽ được cân nhắc trong năm 2012.
    ?oViệc tán thành lô máy bay tiếp theo và tất cả các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, khả năng thành lập 3 phi đội sẵn sàng hoạt động và 1 phi đoàn huấn luyện máy bay JSF CTOL sẽ được cân nhắc trong năm 2012. Điều này sẽ thực hiện cam kết trong Sách Trắng của chúng tôi, đó là việc sở hữu 3 phi đội sẵn sàng hoạt động bao gồm không dưới 72 máy bay,? thượng nghị sĩ Faulkner tiết lộ.
    Ông cho hay, chính phủ đã đánh giá khả năng của F-35 rất kĩ lưỡng trong khuôn khổ chương trình Đánh giá Khả năng Chiến đấu Trên không và xem xét Sách Trắng Quốc phòng 2009, và vẫn tự tin rằng sự kết hợp khả năng tàng hình, các thiết bị cảm biến tối tân của F-35 sẽ đảm bảo cho Australia duy trì được lợi thế về khả năng chiến lược trong tương lai.
    Theo thượng nghị sĩ Faulkner, chính phủ đã tán thành mua 14 máy bay tấn công phối hợp kiểu cất cánh và hạ cánh thông thường (CTOL) đầu tiên và các thiết bị, dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho việc huấn luyện và thử nghiệm ban đầu.
    Việc mua thêm phi đội máy bay sẵn sàng hoạt động ?" nâng tổng số F-35 lên con số 100 chiếc ?" sẽ được cân nhắc cùng ngày đưa ra quyết định rút F/A-18F Super Hornet vào đầu năm 2020.
    Máy bay JSF đầu tiên của Australia sẽ được giao tại Mỹ vào năm 2014 để bắt đầu các hoạt động thử nghiệm và huấn luyện ban đầu. Phi đội máy bay sẵn sàng hoạt động đầu tiên này sẽ được đồn trú tại căn cứ Williamtown của Lực lượng Không quân Hoàng gia Australia, và theo kế hoạch sẽ thực hiện các chiến dịch ban đầu vào năm 2018-19.
    Tư lệnh Không quân Australia, Mark Binskin, cho biết việc sở hữu F-35 cho phép Australia duy trì sự vượt trội về khả năng chiến đấu trên không trong khu vực.
    ?oNó cũng sẽ giúp Australia đóng góp hiệu quả vào an ninh khu vực và tăng cường cơ hội khả năng kết hợp để hỗ trợ các chiến dịch liên quân trong tương lai,? Tư lệnh Binskin khẳng định.
    Thu An (Theo The Australian)
    Tin dịch
    Nguồn tin: nguồn 1
    Từ khóa: F-35
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Tổng vệ sinh topic, các bài cãi chửi nhau lạc đề đều đi bụi!
    Chào thân ái và quyết thắng!
  5. mig1000

    mig1000 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    1.770
    Đã được thích:
    2.587
    Làm quả F-35 cất hạ cánh ngắn cho vui này.
    Được mig1000 sửa chữa / chuyển vào 15:29 ngày 28/11/2009
  6. thangtutai

    thangtutai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    43
    Lạc đề 1 tí nhưng hồi trước có thấy 1 em của Xô viết là lạ ! tìm đi tìm lại cũng ra
    Nhìn con Yakovlev 141 giống chú F-35 ghê
    http://nhungdoicanh.blogspot.com/2008/10/yakovlev-yak-141-freestyle.html
  7. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13
    Nhật Bản tăng tốc kế hoạch mua F-35
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang thu xếp lựa chọn F-35 với vai trò là máy bay chiến đấu chính tiếp theo của Nhật Bản. Bộ sẽ bắt tay vào tiến trình thu mua trong tháng 12 tới và chuẩn bị đưa ra đề xuất về ngân sách để mua máy bay tàng hình này trong ngân sách tài khóa 2010.
    Bộ Quốc phòng Nhật Bản cân nhắc mua 40 máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo F-35 ?" loại chiến đấu cơ có thể tránh radar và được dự đoán có giá khoảng 9 tỷ Yên/chiếc. Giới phân tích nhận định, động thái này dường như nhằm tăng cường các khả năng phòng không khi quốc gia láng giềng Trung Quốc nỗ lực tăng cường lực lượng không quân thông qua việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của riêng mình.
    Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có thể hoãn đề xuất chi tiền mua máy bay F-35 cho đến năm tài khóa 2012 do chính phủ có quan điểm rằng không nên kí hợp đồng trước khi những khả năng thực sự của chiến đấu cơ này được xác nhận. Dự kiến F-35 sẽ được triển khai vào giữa năm 2010.
    F-35 là dự án phát triển chung giữa Mỹ, Anh, Australia và một số quốc gia khác. Nhật Bản không tham gia chương trình F-35 vì điều này trái với các nguyên tắc cấm xuất khẩu vũ khí và công nghệ vũ khí của Nhật Bản.
    Ban đầu Nhật Bản có ý định sở hữu chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ để thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-4EJ lỗi thời ?" loại máy bay hiện vẫn đang được sử dụng cùng với F-15 và các chiến đấu cơ khác - nhưng luật pháp Mỹ hiện nay ngăn cấm xuất khẩu F-22 và Mỹ đã thông báo kế hoạch ngừng sản xuất máy bay này.
    Mặc dù các mẫu máy bay khác, chẳng hạn F/A-18 và F-15FX do Mỹ và Eurofighter chế tạo, hiện vẫn đang được nghiên cứu nhưng Nhật Bản nghiêng nhiều tới phương án lựa chọn F-35 vì nó có khả năng hoạt động tốt nhất sau F-22.
    Kế hoạch mua F-35 có khả năng sẽ được đưa vào chính sách quốc phòng mới và kế hoạch tăng cường phòng thủ trung hạn. Kế hoạch này sẽ được thông qua vào tháng 12/2010.
    Hồi tháng 10, Mỹ khẳng định với Nhật Bản rằng Washington sẽ cung cấp thông tin về các khả năng tàng hình của chiến đấu cơ F-35 một khi Tokyo đưa ra quyết định mua loại máy bay tiên tiến này. Thông tin này có thể sẽ bao gồm các khả năng tấn công cụ thể và dữ liệu về tính cơ động của F-35.
    Vì thông tin về khả năng tàng hình được cho là thông tin tối mật nên chính phủ Mỹ khẳng định với Nhật Bản rằng họ sẽ cung cấp thông tin chỉ khi Nhật Bản xác nhận mua F-35.
    NM (Theo Japantoday)
  8. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Mỹ muốn dùng F-22 cho nhiệm vụ tình báo
    VIT - Quan chức tình báo cấp cao của Không quân Mỹ muốn dùng máy bay F-22 Raptor để thu thập tin tức tình báo, vì khả năng tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại của nó.
    Phát biểu tại 1 cuộc họp của Hiệp hội Không quân và Hàng không dân sự về chủ đề tăng cường sức mạnh không quân và quốc phòng, Phó Phòng Tình báo và Trinh sát Không quân Mỹ, Trung tướng David Deptula, nói ông muốn sử dụng máy bay F-22 Raptor để thu thập các thông tin tình báo vì loại máy bay này có tính năng tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại. Trung tướng David Deptula nói rằng Lầu Năm góc nên thiết kế mở rộng thêm các tính năng cho các loại máy bay như F-22 và đa dạng hóa nhiệm vụ của mỗi máy bay.
    Ông cũng xác nhận đang vận động hành lang cho việc sử dụng F-22 làm nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát (ISR). Tướng David Deptula cũng chỉ ra khó khăn kỹ thuật của việc sử dụng F-22 khi làm nhiệm vụ tình báo là làm thế nào để trao đổi dữ liệu với các máy bay tiêm kích phản lực một cách nhanh chóng.
    Hiện tại, các F-22 mới chỉ chia sẻ thông tin dữ liệu với nhau qua đường kết nối dữ liệu Intra-Flight (IFDL), cho phép trao đổi thông tin trong lãnh thổ đối phương mà không bị phát hiện. Vậy mà năm 2008, lực lượng viễn chinh hỗn hợp đã tiến hành thí nghiệm cho phép 1 chiếc F-22 chia sẻ thông tin với nhiều máy bay tiêm kích phản lực thế hệ cũ qua máy truyền dữ liệu nút không quân chiến đấu cải tiến của hãng Northrop Grumman.
    Theo Tướng Deptula, F-22 có thể đáp ứng một trong các yêu cầu lớn của ông: F-22 là 1 máy bay gián điệp tàng hình tầm xa, có thể ?oqua mắt? được các hệ thống phòng không mới nhất đang được Nga và Trung Quốc bán trên thế giới.
    Tuy nhiên, ông Deptula cũng chỉ rõ các UAV (máy bay không người lái) cỡ lớn cũng có nhiều ?otiềm năng?.
    Trong khi đó, các chuyên gia của Không quân Mỹ và công ty Sentinel, Lockheed Martin cho rằng loại máy bay trinh sát RQ -170, đã được sử dụng tại Afghanistan, có đầy đủ tính năng của 1 máy bay gián điệp có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không trong thế kỷ 21 và việc sử dụng máy bay F-22 và 1 tổ lái cho nhiệm vụ này là lãng phí không cần thiết.
    An Phú (Theo Airforcetimes)
    Tin dịch
    Nguồn tin: nguồn 1
    Từ khóa: F-22 của Không quân Hoa Kỳ
  9. FarmerTadien

    FarmerTadien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2009
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    677
    Nói cách khác là sử dụng F-22 làm máy bay do thám, hoặc tác chiến điện tử...
    Ừ, chiến đấu cơ vô địch thiên hạ 300 triệu mỗi chiếc mang đi đánh nhau mà bị hạ thì còn mặt mũi nào...tác chiến điện tử/do thám có bị sao thì còn đường mà chữa.
    Giáo sư HP thế mà có lý, xem ra đây không phải là chim ăn thịt mà là gà rồi. Ôi, tiếc quá trông nó đẹp làm sao.
  10. m2t91945

    m2t91945 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    2
    Các bác cho em hỏi là động cơ 3D của Mẽo gặp vấn đề gì mà nó không phát triển nhỉ , rõ ràng trong clip này họ thử nghiệm trên F-16 :
    Em hỏi hơi lạc đề tí : Sao Mẽo từ đời F14 đã có sonic boom, ảnh chụp rất đẹp, mà sao không thấy Nga chụp được cái nào nhỉ , hay máy bay Nga ko có khả năng này
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được m2t91945 sửa chữa / chuyển vào 15:12 ngày 28/12/2009

Chia sẻ trang này