1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-22 Raptor và F-35JSF-máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi abtomat47, 19/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    có lỗi mà giấu quá hèn, ko dám biên chế, chỉ đưa cho đồng minh làm chuột bạch
  2. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    F-35 là Cú lừa thế kỷ của Mỹ với các đồng minh

    F-35 Lightning II có quá nhiều tật xấu như những chiếc máy bay khác, nhưng đã bị Mỹ khỏa lấp bằng những quảng cáo rùm beng để lừa dối đồng minh?

    F-35 gặp sự cố vì chim

    Trang tin Mỹ USA Today cho biết, vào hôm 07/5, một chiếc F-35B (phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) của Thủy quân lục chiến đã bị chim lọt vào động cơ khi đang chạy đà để cất cánh tại căn cứ không quân Iwakuni, tỉnh Yamaguchi của Nhật Bản.

    Theo Thiếu tá Eric Flanagan, vụ tai nạn đã khiến chuyến bay bị hủy khi chiếc tiêm kích này lao ra khỏi đường băng. Dù chiếc máy bay và viên phi công vẫn an toàn nhưng động cơ của chiếc F-35B gần như không thể phục hồi.

    Điều đặc biệt, vụ việc cũng đã làm cho lớp sơn tàng hình bên ngoài của chiếc F-35B bị hư hại nghiêm trọng. Theo đánh giá ban đầu, vụ tai nạn được xếp vào nhóm A - tức là những tai nạn gây thiệt hại từ 2 triệu USD trở lên hay gây ra chết người hoặc tàn phế.

    Sau sự việc này, giới quân sự Mỹ đã thống kê những mất mát nghiêm trọng do F-35 va chạm với chim.

    Theo các phương tiện truyền thông, trong năm qua, hơn 14.500 vụ va chạm như vậy đã được ghi nhận có liên quan đến máy bay dân dụng, có nghĩa là khoảng 40 sự cố mỗi ngày, gây ra những thiệt hại lớn cho hàng không thế giới.

    [​IMG]
    Để giải quyết vấn nạn hết sức nguy hiểm này, người ta đã tiến hành các trường hợp bắn chim trong khu vực bãi thử và sân bay, đồng thời chi hàng triệu dollars cho các hệ thống âm thanh đuổi chim, mồi bẫy chim nhưng hiệu quả không được như mong muốn.

    Tờ Marine Corps Times cho biết, kết quả điều tra cho thấy, không quân Mỹ đã gánh chịu những tổn thất nghiêm trọng do máy bay chiến đấu va chạm với chim hoang dã. Hàng năm, những sự cố như vậy làm hỏng máy bay quân sự, gây ra thiệt hại hàng triệu dollars cho Quân đội Hoa Kỳ.

    Theo Marines Times, sự cố gần đây nhất là một chiếc F-16 Fighting Falcon của không quân Mỹ tại căn cứ Holloman ở bang New Mexico va phải một con diều hâu trong lúc hạ cánh hôm 17/4, nhưng may mắn là không gây thiệt hại về người và máy bay.

    Bức ảnh chụp cảnh xác con chim bị mắc kẹt trong bộ phận càng đáp của máy bay sau đó được đăng trên trang Facebook Air Force amn/nco/snco, một diễn đàn của giới phi công và cựu binh Mỹ.

    Lockheed Martin đã lừa dối khách hàng?

    Theo Trung úy Jasmine Manning, mỗi sự cố với chim đều làm gián đoạn các chuyến bay và gây hư hại cho máy bay. Do đó, ban lãnh đạo các căn cứ không quân đang cố gắng ngăn chặn những sự cố như vậy và giảm thiểu thiệt hại do chim gây ra đối với những chiến đấu cơ trị giá hàng trăm triệu USD.

    Ngoài chiếc F-35B của Mỹ, một sự cố tương tự cũng đã xảy ra đối với một chiếc F-35I Adir của không quân Israel (phiên bản riêng của Israel, trên cơ sở F-35A Lightning II) vào tháng 10/2017, khi nó bị va chạm với chim trong một chuyến bay huấn luyện.

    [​IMG]
    Trang 18 trong báo cáo kết quả thử nghiệm va chạm với chim của siêu tiêm kích F-35 Mỹ do Công ty Lockheed Martin công bố cho thấy “kết quả tuyệt vời”
    Vụ việc khiến lớp sơn phủ chiếc F-35I bị hư hại, khiến chiếc máy bay này phải sửa chữa trong vòng mấy tháng mới có thể bay trở lại.

    Tuy nhiên, tai nạn vì chim đối với những chiếc F-35 được cho là rất đáng ngạc nhiên, bởi trước đây, nhà sản xuất Lockheed Martin đã quảng bá những khả năng “rất đáng kinh ngạc” của tiêm kích tàng hình F-35, trong đó có khả năng chống chim siêu việt.

    Theo quảng cáo, nếu chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này thực sự có va chạm với chim thì nó có thể nhanh chóng sửa chữa nhỏ để tiếp tục hoạt động bình thường, bởi vì lớp vỏ tàng hình có khả năng chống va đập rất tốt của F-35I khó có thể bị hư hỏng.

    Theo công bố của nhà sản xuất Lockheed Martin về các tính năng ưu việt của F-35, khả năng chống va chạm với chim đã được tính toán rất kỹ trong quá trình thiết kế F-35. Nó đã trải qua nhiều thử nghiệm trong các vụ va chạm với chim và cho kết quả rất tuyệt vời, nên đã được cấp giấy chứng nhận hạng “ưu”.

    Như vậy, rõ ràng là nhà sản xuất Mỹ đã lừa dối đồng minh và khách hàng khác khi công bố những tính năng siêu việt của F-35, để minh chứng cho mức giá trên trời và phí phát triển cao khủng khiếp của nó.

    Rõ ràng là chiếc tiêm kích tàng hình này cũng có đầy đủ các tật xấu như những máy bay khác của Mỹ như không chống chịu được chim, không bay được khi trời mưa vì sợ sét đánh, lớp sơn tàng hình phải sơn phết lại ngay sau mỗi chuyến bay…

    Câu nói “đắt xắt ra miếng” liệu có còn phù hợp trong trường hợp của F-35? Với hàng trăm những sự cố đủ kiểu, đủ loại đã được ghi nhận, chiếc tiêm kích tàng hình đắt nhất trong lịch sử hàng không thế giới phải chăng là một “cú lừa thế kỷ” của Mỹ đối với các đồng minh?
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...-lua-the-ky-cua-my-voi-cac-dong-minh-3380039/

    Để răn đe Iran Mỹ vẫn chỉ dùng F15, FA18 là đủ hiểu Mỹ ko thèm tin dùng F35, Israel vẫn tiếp tục sử dụng F16 trong thực chiến chứ ko tin dùng F35
  3. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Siêu tiêm kích tàng hình F-35 Nhật Bản mất tích: Hộp đen hé lộ tai nạn khủng khiếp

    Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya về tình trạng của chiếc hộp đen có thể gián tiếp chỉ ra nguyên nhân tai nạn của tiêm kích tàng hình F-35 của nước này.

    Khó có khả năng phục dựng tai nạn

    Vào ngày 7 tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya đã đưa ra tuyên bố chính thức: Đội tìm kiếm Nhật – Mỹ đã tìm thấy một chiếc hộp đen và phần đuôi chiếc F-35A Lightning II của lực lượng không quân phòng vệ Nhật Bản bị rơi vào ngày 9 tháng 4 năm 2019.

    Trước đó vào ngày 9/4/2019, chiếc máy bay F-35A Lightning II của lực lượng không quân phòng vệ Nhật Bản cất cánh từ căn cứ không quân Misawa ở miền bắc Nhật Bản, trong một chuyến bay huấn luyện đêm đã biến mất khỏi màn hình radar. Xác định đây là một vụ tai nạn, lực lượng phòng vệ Nhật Bản khẩn trương triển khai tìm kiếm cứu hộ.



    Phía Nhật Bản đã huy động mọi nguồn lực tìm kiếm và nhận được sự giúp đỡ từ phía quân đội Mỹ; sau nhiều ngày tìm kiếm hết sức khó khăn, chỉ có phần đuôi và một hộp đen phía sau của máy bay được tìm thấy.

    Bộ trưởng Iwaya cho biết: "Bộ Quốc phòng đang nghiên cứu chi tiết về vụ tai nạn, nhưng tại thời điểm này, hộp đen của máy bay vẫn chưa được khôi phục".

    Ông cũng thừa nhận, hộp đen của máy bay đã bị hỏng nặng, khó có khả năng khôi phục để có thể dựng lại bức tranh về thảm họa của chiếc F-35A và nơi phát hiện phần đuôi và chiếc hộp đen vẫn còn phải giữ bí mật.

    [​IMG]
    Vị trí được cho là nơi chiếc tiêm kích tàng hình F-35 Nhật Bản đâm xuống biển.


    Truyền thông phương Tây cho rằng: Nga và Trung Quốc đang cố gắng tìm kiếm xác của chiếc máy bay xấu số; nhưng các quan chức Mỹ và Nhật Bản phủ nhận những thông tin như vậy. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan cam kết chắc chắn rằng, không có bất cứ thứ gì từ chiếc F-35A Lightning II bị rơi vào tay Nga hoặc Trung Quốc.

    Tuy nhiên, tờ báo Asahi Shimbun, trích dẫn một nguồn tin trong chính phủ Nhật Bản cho biết, không loại trừ khả năng Nga hoặc Trung Quốc cũng đang nỗ lực săn tìm những mảnh vỡ của chiếc máy bay trên.

    Một nguồn tin từ chính phủ của ông Abe giải thích với các phóng viên: Việc quân đội Mỹ đang nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay F-35A của Nhật Bản bị rơi cho thấy chiếc máy bay chứa rất nhiều những bí mật quân sự ... mà chỉ một phần nhỏ rơi vào tay Nga hay Trung Quốc cũng gây những hệ lụy khó lường.

    Sau một tháng xảy ra tai nạn, việc tìm kiếm chiếc F-35A bị rơi vẫn đang được phía Nhật Bản nỗ lực bằng tất cả khả năng của mình, bao gồm cả việc tìm kiếm phi công bị mất tích; nhưng phía Mỹ tuyên bố đã dừng việc tìm kiếm cùng Nhật Bản.

    Hé lộ nguyên nhân máy bay rơi

    Việc tìm thấy chiếc một chiếc hộp đen của máy bay là một thành công, nhưng điều không may là chiếc hộp đen này đã bị hỏng nặng, thiết bị lưu dữ liệu đã bị mất, khiến các nhà điều tra Nhật và Mỹ gần như không thể xác định chính xác nguyên nhân khiến chiếc F-35 rơi.

    TIN LIÊN QUAN

    Chiếc hộp đen của F-35 được sản xuất bởi công ty L-3 Technologies của Mỹ, công ty này cũng là nơi cung cấp hộp đen cho hầu hết tất cả các máy bay của Mỹ và EU; cả trong lĩnh vực quân sự và dân sự.

    Trở lại năm 2004, công ty L-3 Communications tuyên bố rằng Electrodynamics, Inc. (một công ty con của L-3 Communications) được Tập đoàn Lockheed Martin chọn để phát triển và sản xuất một hộp đen hiện đại, có khả năng chịu đựng mọi loại thảm họa (nếu có) xảy ra đối với chiếc F-35.

    Hợp đồng giữa L-3 Communications và Lockheed Martin cho phép Electrodynamics sẽ sản xuất hộp đen cho 2.500 chiếc máy bay. Sự lựa chọn khá hợp lý, vì Electrodynamics đã sản xuất hộp đen cho máy bay ném bom B-1B và B-2, cũng như cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22.

    Các hộp đen do công ty sản xuất đã được kiểm định ngặt nghèo; trên thực tế, nó chịu được mọi thảm họa, bao gồm cả vụ nổ của bom đặt trên máy bay ném bom chiến lược B-1B vào ngày 4 tháng 4 năm 2008 tại Căn cứ Không quân Al-Udeid.

    Thông số kỹ thuật mà Lockheed Martin đặt ra cho hộp đen của F-35 Lightning II là phải có các đặc tính bảo vệ độc nhất – những thông tin phải được tồn tại cả trong điều kiện bức xạ khủng khiếp của vụ nổ hạt nhân và không bị mất dữ liệu kể cả khi bị sét đánh trực tiếp.

    Trong khi thép cường độ cao chủ yếu được sử dụng làm khung thân cho hộp đen của máy bay dân dụng, thi hợp kim titan được sử dụng chế tạo khung thân hộp đen cho F-35. Đây là sự chọn lựa đặc biệt giành cho máy bay tàng hình, thông tin này được đăng trên trang Web chính của công ty L-3.

    [​IMG]
    Tiêm kích tàng hình F-35 của Không quân Nhật Bản.


    Thực tế là khả năng bị phá hủy các hộp đen của chiếc F-35 là khó có thể xảy ra (nếu không dám nói là không thể), kể cả trong điều kiện của những vụ nổ lớn. Theo thông báo của nhà sản xuất máy bay F-35, hộp đen của nó có thể chịu được lực tác động 3.400G (gấp 3.400 lần so với lực hấp dẫn) trong thời gian 6,5 mili giây.

    Để làm rõ chiếc hộp đen của F-35 chịu được lực tác động thế nào, chúng ta tham khảo các tham số:

    -1G là lực gia tốc mà một người trải nghiệm khi đứng trên đôi chân của mình trên mặt đất (điều kiện bình thường)

    - 12G là lực quá tải của phi công máy bay chiến đấu ở tốc độ 2 MAX (2 lần tốc độ âm thanh).

    - 25G là lực tác động trong một vụ tai nạn xe hơi ở tốc độ 90 km/h.

    Người Mỹ đã làm thí nghiệm phá hủy một máy bay chiến đấu F4 bằng cách đâm vào một bức tường bê tông ở tốc độ 600 km/h và thấy rằng các hình nộm đã chịu một lực tác động là 65g và các bộ phận động cơ chính là 700g.

    Lực tác động của một viên đạn chống tăng có lõi bằng uranium nghèo lên lớp giáp của xe tăng từ khoảng cách 100 mét (tính từ khẩu pháo bắn ra) ước tính khoảng 10.000g.

    Có thông tin (mặc dù chưa được kiểm chứng) cho rằng, trong một thử nghiệm, hộp đen của chiếc F-35 được đặt trong một chiếc hộp đặc biệt, đã được bắn từ một khẩu pháo mà không bị mất dữ liệu.

    Quay trở lại vụ chiếc F-35A của Nhật bị rơi hôm 9/4 vừa qua, theo đài NHK (Nhật Bản), kết quả của cuộc điều tra được tiến hành sau vụ tai nạn cho thấy phi công đã gửi đi thông báo trước khi máy bay rơi, nói rằng anh phải "hủy bài tập huấn luyện". Tuy nhiên viên phi công này không nói gì về tình trạng của máy bay khi đó.

    Do vậy việc chiếc hộp đen của chiếc F-35 của Nhật rơi bị hỏng nặng, thiết bị lưu dữ liệu đã bị mất, chứng tỏ máy bay đã xảy ra một vụ nổ cực mạnh; phi công hoàn toàn không biết trước những gì đã xảy ra với một chiếc máy bay được trang bị "trí tuệ nhân tạo" như vậy?

    Do đó, tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Takeshi Ivaya về tình trạng của chiếc hộp đen có thể gián tiếp chỉ ra một vụ nổ của máy bay khi máy bay vẫn còn bay trên không.

    Nếu vụ nổ xảy ra khi va chạm với mặt nước sẽ làm giảm lực tác động đến vài chục mili giây; hoàn toàn dưới ngưỡng việc phá hủy nghiêm trọng với hộp đen chiếc máy bay xấu số.

    [​IMG]
    Nhật Bản tung toàn lực vào việc tìm kiếm chiếc F-35 bị mất tích.


    Còn hộp đen thứ hai trong buồng lái hiện vẫn chưa tìm thấy; theo công ty L3, chiếc hộp đen lắp ở buồng lái này được trang bị một thiết bị phát phát sonar đặc biệt, có khả năng hoạt động liên tục 90 ngày dưới nước và chịu được độ sâu lên tới 6.000 mét.

    Trong khi đó, tại khu vực chiếc F-35 của Nhật Bản rơi, độ sâu không vượt quá 1.500 mét.

    Nếu trong máy bay dân dụng, đèn tín hiệu dưới nước được kích hoạt tự động sau khi máy bay rơi xuống nước, thì trong lĩnh vực máy bay quân sự, khi rơi xuống nước, một thiết bị đặc biệt được kích hoạt để phát thông tin cho những thiết bị tìm kiếm; nhưng những thiết bị này là bí mật quân sự.


    Rất có thể phía Mỹ đã không chia sẻ về thiết bị phát thông tin tìm kiếm cho người Nhật, những thông tin có giá trị lưu trữ trong hộp đen đã chìm cùng phần đầu chiếc máy bay xấu số và có thể nó bị chôn vùi vĩnh viễn trong lòng đại dương.

    Dường như vụ rơi máy bay F-35 của Nhật Bản sẽ đi vào lịch sử, và có thể những bí ẩn khác sẽ không bao giờ được giải đáp. Tất nhiên, các báo cáo điều tra sẽ được soạn thảo, phê duyệt và thậm chí được công bố.

    Và nguyên nhân xảy ra tai nạn của chiếc F-35 xấu số kia đơn giản nhất là đổ lỗi cho trình độ lắp ráp non kém hoặc chưa tuân thủ "quy trình" công nghệ của nhà thầu lắp ráp Mitsubishi.

    Đúng như Peter Layton, một cựu sĩ quan không quân Australia nói:

    "Có hàng trăm chiếc F-35 đang hoạt động bình thường khắp thế giới, cho thấy đây không phải vấn đề với thiết kế chung của dòng F-35. Dây chuyền lắp ráp tại Nhật Bản sẽ là nơi đầu tiên cần điều tra để tìm câu trả lời".
    http://soha.vn/sieu-tiem-kich-tang-...-he-lo-tai-nan-khung-khiep-20190518134735.htm

  4. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    F-22 và F-35: Người khổng lồ chân đất sét!
    (Bình luận quân sự) - Đơn giả là nếu như F-22 hay F-35 bị mất tính tàng hình thì nó chỉ là một loại máy bay tầm thường…
    [​IMG]
    Máy bay tàng hình F-35 của Mỹ-NATO
    Chuyện kể rằng có một quan chức triều đình nọ yêu cầu một nhà hóa học phải chế tạo ra một chất lỏng có thể hòa tan tất cả mọi thứ. Nhà hóa học trả lời rằng, được, nhưng ngài hãy cho tôi một cái lọ để đựng nó!

    Câu chuyện này có liên quan gì đến máy bay tàng hình F-22 và F-35?

    Hoa Kỳ đã dành hàng tỷ USD để chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình, máy bay ném bom tàng hình, tên lửa hành trình tàng hình và máy bay không người lái gián điệp tàng hình. Nhưng…tàng hình để làm gì?

    Phải công nhận, về mặt kỹ thuật, tàng hình là tuyệt vời, là tiên tiến, nhưng về mặt chiến thuật thì chỉ là “người khổng lồ chân đất sét”, không hẳn, mà là “người tý hon chân đất sét”.

    Không tin? (Mặc dù F-35 còn rất nhiều vấn đề nhưng trong bài viết này chúng ta cứ giả thiết hiện nay F-35 đã là tàng hình như thiết kế của các nhà sản xuất Mỹ) Ở góc nhìn chiến thuật, chúng ta sẽ chứng minh điều này…

    Thứ nhất, sự nguy hiểm, lợi hại nhất của F-35, F-22 hay của loại máy bay tàng hình nói chung là đánh lén, tấn công khi đối phương không nhìn thấy mình và do vậy triệt tiêu khả năng đánh trả của đối phương.

    Tuy nhiên, nếu không có tính “tàng hình” thì F-35 hay F-22 so với loại máy bay thông thường như F-16, Super Hornet hay SU-35 của Nga…nó không phải là “cùng đẳng cấp trên sàn đấu”. Bởi đơn giản là khi bạn ưu tiên cho kỹ thuật bao nhiêu thì hạn chế về chiến thuật bấy nhiêu.

    Chẳng hạn, F-35, F-22, khả năng cơ động, vận động chiến thuật, trang bị vũ khí…không phải là đối thủ không chiến của các loại máy bay thông thường như F-16 hay SU-35… hoặc chỉ là con mồi quá dễ dàng của các hệ thống phòng không hiện đại như S-300, S-400 hiện nay.

    Đây là điều không cần bàn cãi. Vậy điều gì xảy ra khi F-35, hay F-22 thực sự là máy bay tàng hình?

    Thứ hai, điểm yếu tồi tệ nhất hay coi như là “Gót chân Asin” của máy bay tàng hình F-35…là tất cả các thứ này, ngoài hạn chế về mặt chiến thuật và trang bị vũ khí như nói trên thì chúng đều có tầm bay giới hạn, chúng không bay đủ xa để tác chiến.

    Thoạt nhìn, tầm hoạt động 600-800 dặm (900-1.200 km) của F-35 có vẻ không tệ so với các máy bay chiến đấu thông thường như Super Hornet hay F-16. Nhưng F-16, F-18…có thể mang thùng dầu phụ dưới cánh để chiến đấu trong khi đó, F-35 không thể mang những “cục kim loại thừa” đó dưới cánh nếu muốn tàng hình (bảo vệ mặt cắt radar cực nhỏ của nó).

    Một vấn đề khác, do tầm tác chiến ngắn của máy bay chiến đấu tàng hình và không tàng hình nói chung, cho nên, để tấn công, thì điểm xuất phát tấn công cần phải triển khai chúng tại các căn cứ không quân hoặc tàu sân bay gần với chiến trường nên luôn nằm trong tầm bắn của tên lửa kẻ thù.

    Xung đột từ Thế chiến II đến Afghanistan hiện nay đã chỉ ra rằng, các máy bay chiến đấu tiên tiến dễ dàng bị tổn thương hơn khi chúng bị tấn công trên mặt đất hay trên tàu sân bay. Đó là lý do vì sao chiến thuật A2/AD lại khắc tinh chiến thuật “tác chiến Không-Biển”.

    Gần như chắc chắn rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn, một cơn mưa tên lửa đáng sợ sẽ trút xuống các căn cứ không quân đối phương và có bao nhiêu chiếc máy bay nguyên vẹn từ cơn mưa tử thần đó là điều ai cũng đoán được.

    Vì vậy, điểm xuất phát tấn công của máy bay tàng hình càng xa, càng nằm ngoài tầm bắn của tên lửa đối phương bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, tức là tầm tác chiến của máy bay tàng hình càng lớn thì càng lợi hại và nguy hiểm cho đối phương.

    Đáng tiếc vì F-22, F-35 không gắn được động cơ nguyên tử, cho nên, muốn tăng tầm tác chiến thì cách duy nhất là sử dụng máy bay tiếp dầu.

    Hiện nay, các máy bay tiêm kích của không quân Mỹ đều được tiếp dầu trên không. Các máy bay tiếp dầu được hiện đại hóa, tự động cao để đẩy nhanh quá trình tiếp dầu trên không…nhưng thật không may là chúng có nguy cơ bị bắn hạ ngày càng cao.

    Hạ gục những chiếc máy bay tiếp dầu khiến cho các máy bay tàng hình “mắc kẹt” mà không có nhiên liệu để trở về căn cứ hoặc qua đó ngăn chặn được đòn tấn công của máy bay tàng hình thì phương án hạ gục những máy bay tiếp dầu dễ hơn nhiều và nó là mục tiêu được ưu tiên...

    Tên lửa không đối không tầm xa như R-37 của Nga hoặc một số lượng nhỏ máy bay tàng hình do Nga hoặc Trung Quốc chế tạo cũng có khả năng tập trung vào việc “trượt” qua các màn hình radar máy bay chiến đấu Mỹ để tiêu diệt máy bay tiếp dầu.

    Chính vì thế, để cho máy bay tàng hình F-35 hay F-22 phát huy tác dụng thì phải chế tạo ra một loạt các “máy bay tiếp dầu tàng hình” mà không thể khác. Đây không phải là ý tưởng dở hơi mà thuộc về nguyên lý đối lập và thống nhất trong một sự vật hiện tượng.

    Chế tạo ra một loại máy bay tiếp dầu tàng hình? Rồi...còn gì nữa? Rốt cuộc chẳng khác nào chế tạo ra một chiếc lọ đựng chất lỏng hòa tan tất cả...

    Tàng hình, tốt thôi, nhưng…cũng như chuyện đã nói trên rằng là nếu có một chất lỏng hòa tan mọi thứ, vậy có gì để đựng nó?

    Vì vậy, “tàng hình” không bao giờ là tuyệt đối. Bạn không thể ngồi trên 2 chiếc ghế cùng lúc.

    Thực tế từ khi ra đời F-22 và F-35 đến nay, chúng chưa lúc nào tham gia thực chiến, hay như F-22 chỉ tham gia khi đối thủ quá yếu và sát ngay căn cứ mà không cần F-22 cũng giành chiến thắng. Vì thế, đừng sợ, không gì là không thể khắc chế.

    http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/f-22-va-f-35-nguoi-khong-lo-chan-dat-set-3380091/
  5. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    F-35 có phụ tá tìm hộ mục tiêu

    Trong tương lai, F-35 và F-15X sẽ được trang bị thêm phụ tá máy bay không người lái (UAV) giúp những tiêm kích này phát hiện và săn tìm mục tiêu.

    Thông tin này được trang Popular Mechanics dẫn nguồn tin từ Không quân Mỹ cho biết, hiện tại cơ quan này đang nghiên cứu cách điều khiển UAV từ những chiến đấu cơ thế hệ mới F-35 và F-15X.

    Một khi phát triển thành công và đưa vào trang bị, những UAV này sẽ đóng vai trò tai mắt và bay cùng chiến đấu cơ có người lái quét bầu trời và săn tìm mục tiêu trên không.

    [​IMG]
    Tiêm kích F-35 bay cùng F-16.
    Những phiên bản mới của F-35 và tiêm kích F-15X sẽ được trang bị cả phần cứng và phần mềm đặc biệt giúp chúng có khả năng điều khiển được UAV trong khi vẫn hoàn thành những nhiệm vụ khác.

    Khi làm nhiệm vụ, những UAV này sẽ được điều khiển bay trước và 2 bên tiêm kích mẹ ở khoảng cách đủ xa để tăng tầm phát hiện, bật hệ thống radar để săn tìm những mục tiêu nguy hiểm của đối phương.

    Trong khi đó, những chiến đấu cơ có người lái sẽ tắt toàn bộ radar khi hoạt động, khiến cho chúng trở nên rất khó bị đối phương phát hiện. Việc tắt radar diễn ra cả khi phóng tên lửa tấn công sau khi dữ liệu về mục tiêu được UAV phát hiện và chuyển về.

    Cùng với việc phát triển trợ thủ, Không quân Mỹ đồng thời tích hợp riêng cho F-35 có khả năng điều khiển những chiếc máy bay tấn công không người lái (UCAV) QF-16 thực hiện nhiệm vụ tấn công và quay trở lại căn cứ.

    Chương trình có tên "Have Raider" này nhằm mục tiêu biến những chiếc máy bay chiến đấu cũ của không quân Mỹ thành phụ tá cho những phi cơ hiện đại hơn và chuyên sử dụng cho những nhiệm vụ nguy hiểm.

    Theo thông cáo từ nhà thầu quân sự Lockheed Martin, họ đã thực hiện thành công một số cuộc thử nghiệm ở căn cứ không quân Edwards với nhân sự của không quân Mỹ. Trong các bài thử nghiệm, những chiếc QF-16 đã tấn công những mục tiêu được đánh giá là "có giá trị nhất, đồng thời linh hoạt thay đổi theo những biến động của môi trường".

    "Have Raider" sẽ được Không quân Mỹ thực hiện trong 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1, QF-16 sẽ được điều khiển bởi một máy bay có người lái F-35 nhằm tiến hành không kích và sau đó trở về đội hình. Giai đoạn 2 sẽ là một bước phức tạp hơn khi các phần mềm điều khiển bên trong QF-16 sẽ phải tự đưa ra quyết định dựa theo những thông tin thu thập được từ tình hình xung quanh.

    Chương trình này là nỗ lực của Lầu Năm Góc trong chiến lược sử dụng những thiết bị quân sự sẵn có nhưng theo cách sáng tạo hơn nhằm giảm sự nguy hiểm cho tiêm kích có người lái và duy trì được lợi thế về công nghệ trước những đối thủ như Trung Quốc và Nga.

    Được biết, UCAV QF-16 được Không quân Mỹ hoán cải thành công từ những chiếc tiêm kích có người lái F-16 đã bị loại biên.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/f-35-co-phu-ta-tim-ho-muc-tieu-3380584/

    Như vậy là EOTS, DAS, APG-81 đều vô dụng, nên F35 mới cần tới đủ thứ máy bay phụ trợ khi chiến đấu, vậy mà dám khoe khoang khoác lác F35 là máy bay đa nhiệm, trong khi việc trinh sát, phát hiện mục tiêu còn chẳng tự mình làm được

    Ví dụ khi dogfight chẳng lẽ UAV phải lờn vờn quanh 2 chiếc F35 vs Su-35 đang quần nhau à ? thế hóa ra nếu k có UAV thì F35 mù ! mà UAV làm sao cơ động được như máy bay chiếc đấu ? còn ở tầm xa nếu ko có AWACS, UAV thì F35 ko thể nào thấy trước bắn trước được
  6. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Máy bay F-35 ra mắt tại Đan Mạch với "tiếng ồn ào khó chịu"

    Máy bay chiến đấu F-35 mới biên chế trong Không quân Đan Mạch phát ra tiếng ồn đến mức có thể khiến hàng trăm gia đình cảm nhận mức ồn ào như buổi biểu diễn nhạc rock nặng.

    Lần đầu tiên, máy bay F-35 ra mắt trong Không quân Đan Mạch, kể từ khi nước này ký hợp đồng trang bị dòng máy bay nói trên.

    Trong khi các thành viên chính phủ Đan Mạch đều bày tỏ sự ủng hộ đối với dòng máy bay này, màn ra mắt của dòng máy bay dự kiến sẽ là "xương sống" của Không quân Đan Mạch lại khiến những cư dân sống gần khu vực sân bay cảm thấy lo lắng.

    Các thống kê đã chỉ ra mức độ ồn thực sự của F-35 đã lan đến 618 gia đình sống tại khu vực gần sân bay, ồn gấp 15 lần so với F-16.
    Theo Giáo sư Âm học Dorte Hammershøi, Khoa Hệ thống điện tử, Đại học Aalborg, đây là dấu hiệu cho thấy ô nhiễm tiếng ồn: "Nhiều gia đình sẽ phải chịu đựng tiếng ồn ở mức độ cao hơn", ông nói.

    Mục đích của chuyến bay thử này nhằm giúp người dân địa phương đánh giá mức độ ồn của máy bay F-35 so với F-16.

    Trong chuyến bay kéo dài 3 phút, F-16 và sau đó là F-35 đã bay qua tuyến đường đặc biệt qua Nam Jutland.

    Bắt đầu được triển khai từ năm 2023, máy bay F-35 sẽ bắt đầu được biên chế tại sân bay Skrydstrup, thay thế máy bay F-16. Hợp đồng bao gồm 27 chiếc F-35 sẽ trở thành lần trang bị quy mô lớn nhất trong lịch sử Đan Mạch, với giá trị lên đến 10 tỷ USD.
    http://soha.vn/may-bay-f-35-ra-mat-tai-dan-mach-voi-tieng-on-ao-kho-chiu-20190523191101984.htm

    Bọn rồ Mỹ hồi xưa nổ động cơ F-35 yên tĩnh lắm mà ?

  7. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    F-22, F-35 Mỹ vượt trội Su-57 Nga ở… mức giá trên trời

    Theo giới chuyên gia Nga, Sukhoi Su-57 Nga giá rẻ hơn mà tính năng lại cao hơn so với F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ.

    Su-57 cũng đã được thử nghiệm trong điều kiện thực chiến. Năm ngoái, một số chiếc đã hoạt động trong một thời gian ngắn ở Cộng hòa Ả Rập Syria. Quân đội và các nhà phát triển trong điều kiện thực tế đã kiểm tra hiệu suất máy bay, tổ hợp thông tin và điều khiển thông minh, các trang thiết bị bao gồm cả hệ thống điều khiển vũ khí.

    Các đặc tính đạt được cho thấy nói chung máy bay mới đã vượt trội hơn các phiên bản thế hệ trước - ông Phomin nhận xét và cho biết thêm rằng, hiện tại các phi công quân sự đang học cách làm chủ Su-57. Quá trình này khá phức tạp và lâu dài. Không thể hôm nay nhận được máy bay và ngày hôm sau bay luôn. Cần phải có thời gian chuẩn bị các phi công và nhân viên kỹ thuật.

    Sukhoi Su-57 không kém F-22 Raptor và F-35 Lightning II

    Sản phẩm phương Tây có những đặc tính hoạt động gần nhất với Su-57 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ F-22 Raptor, được ra mắt từ hơn mười năm trước. Tổng cộng Mỹ đã chế tạo khoảng hơn 180 chiếc “chim ăn thịt”, hiện khoảng hơn 150 chiếc đang phục vụ trong quân đội Mỹ.

    Theo các nhà phát triển, F-22 bao gồm trong đó tất cả các thành tựu khoa học và kỹ thuật của hàng không hiện đại.

    Tuy nhiên, khi so sánh với Su-57 của Nga, thì sản phẩm Mỹ nổi bật chủ yếu về giá cả. Đây là một trong những máy bay đắt nhất trong lịch sử hàng không: giá thành một chiếc gần 150 triệu dollars và chi phí cho một giờ bay lên tới 60 nghìn dollars. Chính vì đắt đỏ mà người Mỹ đã phải cắt giảm việc sản xuất F-22 trước thời hạn.

    [​IMG]
    Nga đã quyết định mua 76 chiếc tiêm kích tàng hình Sukhoi Su-57

    Các chuyên gia tin rằng máy bay Nga vượt trội so với F-22 về các đặc tính kỹ chiến thuật và khả năng chiến đấu. Đặc biệt Su-57 được trang bị động cơ mạnh hơn, với tổng lực đẩy là 36 nghìn kg so với khoảng 32 nghìn kg của động cơ F119-PW-100 trên Raptor.

    Có sự khác biệt lớn trong khả năng cơ động. Động cơ vector của Su-57 cho phép quay đủ các hướng, lệch mọi góc độ, nên máy bay có thể thay đổi hướng bay, tốc độ nhanh chóng và an toàn vào bất cứ lúc nào. Với động cơ F119-PW-100 trên Raptor, các vòi phun chỉ quay theo chiều dọc, làm hạn chế đáng kể khả năng cơ động.

    Giờ đây các nhà sản xuất máy bay Mỹ tập trung phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ năm F-35 Lightning II. Và mặc dù Su-57 và F-35 thuộc các phân khúc hơi khác nhau, các chuyên gia đã xếp chúng vào cùng một nhóm. Những máy bay này gần đây đã được các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ so sánh và tỏ ra ưa thích sản phẩm của Nga.

    Theo Infographic của hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, Su-57 vượt qua F-35 về các thông số như tốc độ tối đa 2600 km/h so với 1931 km/h, thời gian bay tối đa là 5,8 giờ so với 2,36 giờ, tải trọng chiến đấu tối đa là 10 tấn so với 8,16 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa 35.480 tấn so với 31.751 tấn.

    Trong số các tính năng độc đáo của Su-57, có tính năng cất cánh và hạ cánh trên đường băng ngắn, có thể bay siêu thanh không cần đốt sau và khả năng cơ động nổi bật. Theo một số ước tính, Su-57 có lợi hơn về mặt chi phí, rẻ hơn F-35 hai lần rưỡi. Máy bay phương Tây có giá từ 83 đến 108 triệu dollars, tùy thuộc vào phiên bản.

    Cần nhắc lại, Ankara dự định mua từ Washington ít nhất một trăm chiếc F-35 Lightining II, nhưng đã nảy sinh khó khăn trong các cuộc đàm phán vì Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph của Nga. Trong trường hợp phía Mỹ từ chối cung cấp máy bay chiến đấu, Ankara không loại trừ việc chọn mua Su-57 Nga.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...u-57-nga-o-muc-gia-tren-troi-3380693/?paged=2

  8. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Chít mje F-35 rùi ... Su-57 ra nhiều vậy ?
  9. rugi

    rugi Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Bài viết:
    1.742
    Đã được thích:
    174
    Su-57 thiết kế như 1 siêu chiến binh vậy, chỉ cần chừng đó là đủ kết hợp với MiG-35, Su-35/30. 1 chiếc Su-57 chấp được 5 chiếc F-22 hoặc 10 chiếc F-35 là ít, đơn giản vì nó có hệ thống radar mạnh hơn, xa hơn, tên lửa tầm siêu xa, mang được nhiều như loại R-37M (tầm bắn 300-400km), trong khi F-22/35 ko có tên lửa nào tương đương, F-22/35 còn ko có ECM để gây nhiễu (phải phụ thuộc vào EA18G) thì làm sao mà cảnh báo sớm hoặc gây nhiễu được R-37M ?

    Su-57 còn có độ cơ động rất cao của SU-35 cũng như ECM để bảo vệ trước tên lửa dẫn đường radar đối thủ, nhưng át chủ bài mà Mỹ rất sợ của Su-57 là radar lượng tử (radar photon), có phạm vi lên tới 500 km, với loại radar này thì RCS dù đúng như quảng cáo của F-22 là 0,0001m2 (ở mặt trước) thì vẫn bị soi rõ mồn một bởi radar lượng tử nó chỉ tạo dựng hình ảnh 3 chiều của đối tượng mà nó soi chứ ko quan tâm tới tán xạ vật liệu dội ngược lại như radar thường , đồng thời mọi thiết bị gây nhiễu trên EA18G đều vô dụng trước loại radar này, do đó Mỹ làm mọi cách để nền kinh tế Nga yếu kém, để Nga ko thể sản xuất ra át chủ bài này được



    The publication then turns to an in-depth treatment of what they consider to be the Su-57’s trump card against American military hardware: its “stealth-killing” radio-photonic radar. Mil.news lavishes the Su-57’s radar system with an impressive features list, including a “theoretical” maximum detection distance of 500 kilometers, imaging resolution and bandwith dozens of times greater than the “tra***ional” radar, and the ability to seamlessly switch between multiple frequencies without compromising performance. The article’s baseline standard for “tra***ional” radar specifications remains unclear.

    https://nationalinterest.org/blog/b...ealth-fighter-has-stealth-killing-radar-56797

    Tham khảo bài viết radar lượng tử trên Su-57 năm ngoái : http://ttvnol.com/threads/tiem-luc-quan-su-lien-bang-nga-phan-4.505156/page-2047#post-44302395

    Tạm kết luận Su-57 như 1 siêu chiến binh chỉ cần 1 - 2 chiếc trong đội hình hỗ trợ Su-35, MiG-35 là đủ để hạ đo ván hàng trăm máy bay NATO, với radar tầm xa + công nghệ lượng tử, ko thể bị phát hiện và gây nhiễu, tên lửa không đối không tầm siêu xa siêu âm, siêu cơ động, hệ thống gây nhiễu cực kì hiệu quả đã chứng minh qua thực tế cùng với một chút yếu tố giảm RCS khá tốt (dĩ nhiên so với chuẩn NATO thì ko bằng, nhưng nó vẫn có ưu thế nhờ bộ ECM/jamming pod), ngược lại F-22/35 thua toàn diện, ko có tên lửa siêu âm tầm xa, ko có radar lượng tử, phạm vi radar rất thấp dưới 200km, ko có ECM pod, ko có độ cơ động cần thiết để dogfight hoặc né tránh tên lửa, phụ thuộc vào nhiều loại máy bay khác để chiến đấu gồm AWACS, EA18G EW, UAV Recon

    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 27/05/2019
  10. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    Việt Nam mua Su 57 hoặc F35 ko rõ Trung Quốc tính sao đây ?
    Xem con nào mạnh mạnh giá ngon là bụp !!!

    lại thấy cần buôn bỉm bán cho TQ.
    Lần cập nhật cuối: 27/05/2019

Chia sẻ trang này