1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-4 thiệt hại nặng trong chiến tranh Việt Nam trước mig-21 vì đâu ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi manminh89, 30/09/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    Chú mèo chém gió như lol
    Tên lửa với AAA thời đó thì có mắt điếu đâu mà yểm với chả trợ, con nào hiện trên ra đa thì là mục tiêu tất, thế mới lắm vụ bắn nhầm.
    F-4 trên đầu sân bay [nếu có thật] thì đố ông phi công nào dám kéo máy bay ra runway chứ đừng bảo đòi cất cánh lên đánh
    Theo bô lão mỗ kể lại thì khi nào AAA ngừng bắn tức là có MIG lên, còn lên từ đâu thì hehe..điếu biết
  2. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    F4 chưa bay đến thì Mig19 đã lên sẵn chờ đánh nhau thì sao;)). Mig19 cứ thích đánh nhau ở trên đầu sân bay đấy, bác tính sao.
    Còn pháo cao xạ bắn yểm trợ cho Mig là có thật. Em ngại lục lại mấy cái bài này, bác đọc truyện bác Lê Hải là rõ. Tất nhiên là không phổ biến. Pháo cao xạ nhà mình thời đó cứ thấy máy bay là bắn. Trận 4/4/1964 ở Hàm Rồng bắn rơi 3 chiếc ...quân mình[r37)]. Không biết trong 30 chiếc báo công có trừ đi 3 chiếc Mig17 này hay không=))
  3. ALI3

    ALI3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2013
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    1
    mày đừng bao giờ nghĩ tao là thằng mặt lon đó nhá, gặp nó là ngứa mắt nên mày chửi gì tao chả quan tâm nhưng đừng nghĩ tao là nó, con đĩ chó mẹ đẻ ra mày dạo này ăn *** trung quốc bị ngộ độc nên không dạy mày đươc à thằng động vật[r37)]
  4. giamadai

    giamadai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    1.888
    Đã được thích:
    707
    Nó là thằng ngẹo vào đây giả giọng la liếm mà. Nghe giọng thì lại thấy là con ngẹo cái
  5. Romeos

    Romeos Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    49
    Góp ý, cậu nhầm nhé GAU-4 20mm đặt trong pod Suu-23/A vẫn dùng điện để khởi động hoặc tăng tốc độ bắn

    http://www.airwar.ru/weapon/guns/suu-23.html
    http://www.456fis.org/GAU-4_20MM_VULCAN_CANNON_-C-130.htm
  6. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Đừng nhầm giữa súng M61 và pod.

    Riêng pod SUU-23 không dùng năng lượng từ máy bay, nhà Mèo gọi là self-powered. Có một bộ dùng lực giật để lên đạn. Điện từ máy bay chỉ để điểm hỏa thôi, cò điện!

    Với các súng quay bằng động cơ điện mới có thể điều chỉnh tốc độ bắn, trong pod Suu-23 thì không!
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Đến bây giờ tín hiệu trên radar của cả ta và địch vẫn thế thôi! Là mục tiêu hết!

    Vì thế mới sinh ra hệ IFF. Nhưng IFF không cấm bắn, chỉ giúp trắc thủ phân biệt bạn/thù, còn thích bắn bạn thì cũng cứ vô tư.

    Cao xạ ngừng bắn là do lệnh hiệp đồng. Ví dụ chỉ huy định cao xạ đánh đợt 1, không quân đánh đợt 2 ... thì a lô, cao xạ sẽ dừng bắn sau đợt bỏ bom thứ nhất. Trong trường hợp khó phân biệt giữa các đợt đánh phá thì Mig vẫn ăn đạn cao xạ như thường :(
  7. Russianfan

    Russianfan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Bài viết:
    2.343
    Đã được thích:
    2.796
    Súng M61 Vulcan gắn trong Su-23/A sử dụng lực đẩy của thuốc súng khi bắn (gas-operated) chứ không phải sử dụng lực giật (recoil) để vận hành hệ thống nạp đạn, quay nòng, ... . Nó cũng không chỉ sử dụng duy nhất
    lực đẩy của thuốc súng để vận hành mà có đến 2 "nguồn":

    1 - Lực đẩy của thuốc súng khi bắn từ 3 nòng (Chứ không phải cả từ tất cả 6 nòng): Vận hành liên tục trong quá trình bắn

    2 - Một bộ khởi động (đề) dùng điện để đẩy tốc độ bắn lên 6,000 viên / phút: Chỉ vận hành khi súng bắt đầu bắn và chấm dứt khi súng đã đạt tốc độ bắn 6,000 viên / phút. Nó sử dụng nguồn điện từ máy bay.

    Như vậy nó sử dụng nguồn dẫn động kiểu "con lai" là cơ khí (vận hành bởi lực đẩy thuốc súng khi bắn) và điện (thông qua bộ khởi động). Nó rất khác với súng M61 Vulcan gắn trong sử dụng dẫn động 100% bằng điện hay súng Gsh-6-23 sử dụng 100% dẫn động bằng lực đẩy thuốc súng.

    Tối nay có thời gian tôi sẽ trả lời bạn ở phần kia.

  8. Romeos

    Romeos Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    49
    Xác nhận đúng là mình nhầm giữa súng là pod, cả bạn kiên và bạn rus đều đúng

    http://books.google.com.vn/books?id...6AEwBA#v=onepage&q=Suu-23/A GAU-4 gas&f=false
  9. huyphongvvs

    huyphongvvs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2011
    Bài viết:
    803
    Đã được thích:
    975
    Mỗi cậu đều có cái sai đọc hiểu, chỉ có cậu Romeos nói 3 phải là luôn đúng:-w

    Máy bay Mĩ thời đấy sử dụng 2 loại thùng pháo nhiều nòng 20mm gắn ngoài là SUU-16/A và SUU-23/A. Pháo gắn trong 2 loại thùng này là M61A1 "Vulcan" (SUU-16/A) và GAU-4 (SUU-23/A).

    Có mấy cơ cấu sau hay gây nhầm lẫn: lệnh bắn, chuẩn bị pháo, vận hành bắn. Cả 2 loại pháo đều dùng đạn có hạt lửa điện nên lệnh bắn được thực hiện thông qua việc bóp cò điện của phi công. Vì thế lệnh bắn được truyền qua cáp cấp lệnh từ máy bay sang thùng pháo bất luận nó là loại thùng nào.

    Ở khâu chuẩn bị pháo, loại thùng SUU-16/A phải qua công đoạn mở động cơ tuốc bin dòng khí bên mạn phải thùng để cấp nguồn cho mô tơ thuỷ lực. Thao tác mở động cơ này được thực hiện tự động qua hệ thống điều khiển hoả lực khi phi công chọn công tắc quân giới sang pháo. Loại thùng SUU-23/A không cần khâu chuẩn bị pháo vừa nêu.

    Vận hành bắn của pháo M61A1 trong thùng SUU-16/A được thực hiện qua mô tơ thuỷ lực chạy bằng nguồn do tuốc bin dòng khí cấp. Mô tơ thuỷ lực này trực tiếp quay cụm nòng/khoá nòng pháo và cấp công cho thùng tiếp đạn qua thanh truyền động. Pháo GAU-4 trong thùng SUU-23/A không dùng tuốc bin dòng khí và mô tơ thuỷ lực, mà dùng nguyên lí trích khí thuốc phóng từ 4 trong số 6 nòng pháo để quay cụm nòng và qua hộp số truyền động cấp công cho thùng tiếp đạn. Việc vận hành bắn của 2 loại thùng pháo tự cấp nguồn gắn ngoài nêu trên có nhược điểm là tốc độ bắn loạt ngắn khi mới khai hoả trong thực tế thấp hơn so với tốc độ bắn lí thuyết do cơ cấu hộ số truyền động quay cụm nòng/hộp tiếp đạn gây trễ quán tính. Để khắc phục độ trễ quán tính khi khai hoả loạt ngắn, phía Mĩ thực hiện 2 giải pháp hoặc giảm độ dày vách nòng hoặc gắn thêm mô tơ điện để kích tốc độ xoay cụm nòng khi khai hoả.
  10. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cám ơn các bác Kiên, Quạt Nga, Huy Phong đã giải thích nguyên lý hoạt động của pháo gắn trên F4[r2)]

    Nhưng vấn đề tranh luận chính ở đây là pháo 20 ly bắn ngay hay sau khi bóp cò vài giây mới bắn. Dựa vào các bài của các bác thì rõ ràng là khi phi công bóp cò điện thì đạn nổ luôn. Nếu ngắm trúng chuẩn thì đạn bắn trúng mục tiêu. Tất nhiên tốc độ bắn ban đầu chưa cao. Nhưng ít ra cũng tương đương đạn súng máy 600 phát/phút. Pháo 20mm nã vài phát vào Mig17 mà không rơi mới là lạ. Súng 14.5ly cũng có tốc độ 600 phát/phút mà vẫn bắn rơi F4 được đấy thôi.

    Túm lại lý do súng bắn chậm là để biện minh thôi. Ngắm không chuẩn hay không ngắm được, bắn trật thì nói mợ nó đi[:D]

    @ Tiên sinh A lú
    Tín hiệu các mục tiêu máy bay khác nhau thời đó trên màn hiện sóng ra đa vẫn phân biệt được. Cái đó do máy tính ...cơm tự suy ra thôi, không giống thời giờ có máy tính chạy điện làm hộ. Cái đó bác nghiên cứu thêm nhé.

Chia sẻ trang này