1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F117A bị bắn rơi ở Nam Tư như thế nào??

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi sheva551984, 01/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sheva551984

    sheva551984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    ---------------------------------------------------------------------------------------------- Vụ này còn đang trong vòng bí mật . Nhưng không có chuyện nhìn thấy B52 , nhìn thấy thì chết hết còn gì là máy bay chiến lược , B52 bay nghe ì ì như tiếng xay lúa chẳng biết nó bay chỗ nào mà tránh., từ năm 68 ta đã đặt các đài quan sát B52 nhưng chỉ nhìn thấy vệt khói. Bạn gì còn nói B52 bay trên trần bay Mig21 thế bạn có biết Mig21 bay độ cao tối đa là bao nhiêu không ? Báo an ninh thế giới viết F117A bị hạ bằng SA6- Gainful, ông thầy dậy quân sự nói là : do tìn báo biết trước hướng , giờ, tốc độ tính ra được đường bay , đợi nó thả khoang bom mở trong vòng 2s lúc đó mất tàng hình rồi...bòm ! Bác Đông A thì bảo là do radar dùng sóng dài ,nhưng chắc chắn F117 bị hạ chứ không phải do tai nạn hay Nam Tư ăn may.
    Sống xứng đáng
    Chết chẳng vấn vương
    ----------------------------------------------------------------------------------------------
    Đệ nhớ rồi! Đúng là đệ có đọc cái bài đó ở trên báo ANTG. Nhưng theo đệ chắc là loại SAM hiện đại hơn chứ ko phải là SAM2, càng ko thể là SAM3 vì SAM3 có tầm bắn thấp hơn và độ sát thương kém hơn. Nhưng nếu bắn bằng SAM2 thì ko thể nào bắn bằng tọa đọ với một quả đạn được. mặc dù theo đệ biết thì nếu qủa đạn SAM 2 nổ thì sẽ gây sóng chấn động rất lớn ở bắn kính 600 m xung quanh nó bởi đầu đạn của nó có chứa 200KG thuốc nổ TNT. Như ta ngày xưa bắn B52 toàn phải bắn 3 quả, bét ra là ba quả và có rada nhận diện, dẫn đường đàng hoàng. Thêm nữa, nguyên tắc tàng hình của F117A ko phải là hấp thụ hoàn toàn sóng điện từ như mọi người tưởng mà thực chất của nó là nhờ sự phân tán sóng phản xạ ra nhiều hướng, do đó mà sóng phản xạ lại máy phát nhỏ đi --> ko nhận diện được. Ngoài ra cũng có thông tin Mig 29 cất cánh và bắn rơi nhưng chẳng có ai kiểm chứng. Còn SAM 6, các huynh ai biết rõ về kỹ thuật thì post lên cho anh em biết với.
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/missile/row/sa-6.htm
    Được sheva551984 sửa chữa / chuyển vào 21:32 ngày 03/01/2006
  2. bmkhanh76

    bmkhanh76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/12/2002
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ này tôi nhớ không nhầm thì đã đọc trên báo QĐND (báo giấy, chứ không phải báo điện tử). Có nói rằng một phần do tin tức tình báo, và do một đại úy của một tiểu đoàn tên lửa nghiên cứu kỹ hành trình bay của F117 (khi đó F117 do chủ quan không có máy bay hộ tống đi kèm nên bị bắn rơi). Các bác cố tìm lại trên báo (giấy) báo QĐND chắc chắn là đúng.
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Không có gì là không thể trong chiến tranh. Tháng 12-1972 đã có ít nhất 2 trường hợp B52 bị bắn hạ tại chỗ chỉ bằng 1 quả đạn và ít nhất 3 trường hợp khác chỉ bằng 2 quả đạn.
  4. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Hôm trước tớ có post lên bài này, bây giờ quên mất ko hiểu ở topic nào. Post lại cho các bác đọc. Coi như là một phương án đi.
    http://www.strategypage.com/htmw/htada/articles/20051121.aspx
    How to Take Down an F-117
    November 21, 2005: The Serbian battery commander, whose missiles downed an American F-16, and, most impressively, an F-117, in 1999, has retired, as a colonel, and revealed many of the techniques he used to achieve all this. Colonel Dani Zoltan, in 1999, commanded the 3rd battery of the 250th Missile Brigade. He had search and control radars, as well as a TV tracking unit. The battery had four quad launchers for the 21 foot long, 880 pound SA-3 missiles. The SA-3 entered service in 1961 and, while it had undergone some upgrades, was considered a minor threat to NATO aircraft. Zoltan was an example of how an imaginative and energetic leader can make a big difference. While Zoltan?Ts peers and superiors were pretty demoralized with the electronic countermeasures NATO (especially American) aircraft used *****pport their bombing missions, he believed he could still turn his ancient missiles into lethal weapons. The list of measures he took, and the results he got, should be warning to any who believe that superior technology alone will provide a decisive edge in combat. People still make a big difference. In ad***ion to shooting down two aircraft, Zoltan?Ts battery caused dozens of others to abort their bombing missions to escape his unexpectedly accurate missiles. This is how he did it.
    --- Zoltan had about 200 troops under his command. He got to know them well, trained hard and made sure everyone could do what was expected of them. This level of quality leadership was essential, for Zoltan''s achievements were a group effort.
    --- Zoltan used a lot of effective techniques that American air defense experts expected, but did not expect to encounter because of poor leadership by the enemy. For example, Zoltan knew that his major foe was HARM (anti-radar) missiles and electronic detection systems used by the Americans, as well as smart bombs from aircraft who had spotted him. To get around this, he used landlines for all his communications (no cell phones or radio). This was more of a hassle, often requiring him to use messengers on foot or in cars. But it meant the American intel people overhead were never sure where he was.
    --- His radars and missile launchers were moved frequently, meaning that some of his people were always busy looking for new sites to set up in, or setting up or taking down the equipment. His battery traveled over 100,000 kilometers during the 78 day NATO bombing campaign, just to avoid getting hit. They did, and his troops knew all that effort was worth the effort.
    --- The Serbs had spies outside the Italian airbase most of the bombers operated from. When the bombers took off, the information on what aircraft they, and how many, quickly made it to Zoltan and the other battery commanders.
    --- Zoltan studied all the information he could get on American stealth technology, and the F-117. There was a lot of unclassified data, and speculation, out there. He developed some ideas on how to beat stealth, based on the fact that the technology didn?Tt make the F-117 invisible to radar, just very to get, and keep, a good idea of exactly where the aircraft was. Zoltan figured out how to tweak his radars to get a better lock on stealth type targets. This has not been discussed openly.
    --- The Serbs also set up a system of human observers, who would report on sightings of bombers entering Serbia, and track their progress.
    --- The spies and observers enabled Zoltan to keep his radars on for a minimal amount of time. This made it difficult for the American SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses) to use their HARM missiles (that homed in on radar transmissions.) Zoltan never lost a radar to a HARM missile.
    --- Zoltan used the human spotters and brief use of radar, with short range shots at American bombers. The SA-3 was guided from the ground, so you had to use surprise to get an accurate shot in before the target used jamming and evasive maneuvers to make the missile miss. The F-117 he shot down was only 13 kilometers away.
    Zoltan got some help from his enemies. The NATO commanders often sent their bombers in along the same routes, and didn?Tt make a big effort to find out if hotshots like Zoltan were down there, and do something about it. Never underestimate your enemy.
  5. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Bác Lehahai cho hỏi cái:
    Có phải Phương pháp bắn 3 điểm dùng 3 quả đạn bắn toạ độ vào nhóm máy bay địch (giữa - cao - thấp) trong trường hợp không thể thấy cụ thể địch trên màn hình khiến radar không dẫn bắn chính xác được (cuốn Lịch sử quân chủng PK-KQ).
    Theo các chuyện không quân khác nhau và báo Văn nghệ Quân đội thì tại khu vực không có tên lửa và không quân ta hoạt động (Khu IV) B-52 bay bật đèn bay đêm quân địa phương hoàn toàn có thể nhìn được từ dưới mặt đất. Đã có hàng chục tốp cán bộ vào khu IV để nghiên cứu quy luật và đội hình bay B-52 (Thượng tướng tên lửa Hoàng Văn Khánh). Bay đêm đội hình lớn địch buộc phải bật đèn để tránh va chạm.
    Nói chung trường hợp 1 viên đạn bắn rơi địch ăn may là nhiều. Điều lệnh bắn yêu cầu bắn ít nhất 2 quả thì mới đảm bảo xác suất diệt mục tiêu.
  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Mỹ có zero-level ejection seat từ lâu rồi.
    Trên TV chiếu mãi cảnh thằng F-8 cất cánh trên hạm bị trục trặc rớt thẳng xuống mũi tàu. Phi công ấn nút bung ra luôn, trực thăng phải hạ xuống vớt lên.
  7. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Zero zero ejection seat của Nga hay của Mỹ cũng không thể đảm bảo 100%, ví dụ khi máy bay bị úp bụng xuống thì phi công còn teo nhanh hơn ấy chứ.
  8. elixir

    elixir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    " Đọc bài các bác mà em loạn hết cả lên. Hồi đấy, em nhớ Ngũ giác đài có thông báo là máy bay bị bắn rơi, phi công nhảy dù thoát ra và được trực thăng giải cứu an toàn.
    Giờ bác bảo máy bay bị hạ ở độ cao 50m thì làm sao mà phi công nhảy dù thoát kịp được hả bác?
    "
    Tưởng các cậu đọc nhiều không nói rõ, đang nói về F117 nên tớ cũng muốn so sánh với tiền nhiệm của nó là F111 ở Việt Nam thôi: Cái vụ 2 fi công vừa nói ở trên là của F111 và họ không nhảy dù mà xuống đất sau khi F111 bị bắn rơi trong cái đầu máy bay được tách ra (không biết gọi là đầu máy bay hay buồng lái nữa)-> rất hiện đại và confortable đúng không?
    Ở độ cao có 50 m so với mặt đất (hình như F117 còn bay được thấp hơn tùy địa hình) thì nhảy dù cũng khó đấy nhỉ, nhưng khó hơn và lại còn muốn có yêu cầu hộ tống nữa (ngày xưa mình gọi thàng F111 là thằng ăn trộm đêm-đi ăn trộm lại kéo 1 đoàn tùy tùng đi hộ tống).
    Còn máy bay B52 hồi đó cần gì ở khu vực không có SAM mà nó cứ ngang nghiên thắp đèn, tìm trên Internet chắc sẽ có một chỗ nào đó đề cập còn 10 km không nhìn lên thấy đèn thì 9-10 km (độ cao hành trình của các máy bay dân sự) cũng sẽ không thể nhìn xuống được, nhưng thử kiểm chứng lại xem có thấy không với nhưng ai đã bay máy bay hành khách trong đêm (mà nhìn xuống đất có khi còn khó hơn nhiều lần nhìn lên trời ấy chứ-và hồi đó đèn B52 nhìn rẩt rõ cũng như bây giờ trời trong nhìn đèn máy bay hành khách cũng rất rõ ấy).
  9. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Nhà em thỏ thẻ với bác cuongle83 thế này:
    - Chuyện B52 bật đèn là có thực. Chính mắt nhà em đã thấy. Hồi mùa đông 72 khi sơ tán, tía em chỉ cho em xem B52 ném bom Hà Nội. Trời mùa đông, ít mây lắm, có thể thấy ?ođàn? B52 bật đèn sáng, bay rất ổn định, tiếng ù ì như cối xay.
    - Trần bay của B52 và MiG 21 không chênh nhau nhiều lắm đâu (theo FAS), hơn nữa khi ném bom thì độ cao phải giảm xuống
  10. elixir

    elixir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    " SAM 2 nổ thì sẽ gây sóng chấn động rất lớn ở bắn kính 600 m xung quanh nó bởi đầu đạn của nó có chứa 200KG thuốc nổ TNT..."
    Các bác quân sự hiểu rõ hơn nhận xét giùm, nhưng hình như thuốc nổ trong đầu đạn SAM 2 không phải là TNT. Vì TNT màu vàng đục, hoặc được đúc đặc (nấu chảy đổ vào) hoặc tồn tại như vảy ngô. Nhưng thấy thuốc nổ trong đầu đạn SAM 2 lại như thanh mì chính Aji-mono... trong trong và xanh nhạt?
    Còn sự thực của mấy ông Nam Tư này thì chắc chỉ mấy ông ấy biết hoặc lại phải chờ đủ 27 năm nữa "...bí mật được phép công bô..." thôi!
    Còn cái SAM 6 cũng đã nổi tiếng 1 thời cho đến khi bị Israel tóm sống cả 1 giàn rồi (và hình như sau đó trong cuộc chiến tranh 6 ngày ấy Siria chấp nhận ôm sạch thiệt hại!).

Chia sẻ trang này