1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Famous American Physicists

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi McWolf, 03/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Robert Oppenheimer ​
    Trong số các nhà vật lý đoạt giải Nobel, chắc các bác cũng không biết hết được tên tất cả nhất là đoạn về sau (em biết được cớ hơn 1/2), Nhưng có rất nhiều nhà vật lý nổi tiếng có nhiều đóng góp cho Vật lý lại không có cơ hội được đến Stockholm (Thụy Điển). Một trong những nhà vật lý xuất sắc mà không có đoạt được giải Nobel, theo em là J. Robert Oppenheimer nhà vật lý lý thuyết xuất sắc nhất của Hoa Kỳ, cha đẻ của bom nguyên tử.
    J. Robert Oppenheimer (Oppie) sinh năm 1904 tại NewYork trong một gia dình cực kỳ giàu có. Từ nhỏ Robert đã chứng tỏ là một cậu bé vô cùng thông minh. Năm 18 tuổi, Oppie vào học tại Harvard, ban đầu cậu chọn học Hoá Học nhưng sau đó chuyển sang Vật Lý. Oppie chỉ cần gần 3 năm để hoàn tất bằng ĐH của mình tại Harvard. Sau đó Robert quyết định sang Châu Âu, theo học tại tất cả các trung tâm Vật Lý bấc nhất lúc bấy giờ. Nửa năm đầu tai Cambridge(Anh), sau đó qua làm việc với Neils Bohr tại Viện Vật Lý Lý Thuyết ở Copenhagen. Cuối cùng Robert đến Trường Đại Học Tổng Hợp Gottingen (Đức) làm luận án tiến sỹ với Max Born. Tại đây Oppie trở thành một trong những người bảo vệ luận án tiến sỹ xuất sắc nhất. Mặc dù Max Born rất muốn giữ Oppie lại nhưng Robert quyết định quay trở lại Hoa Kỳ. Ước muốn của Oppie là xây dựng một nền vật lý lý thuyết cho Mỹ có thể tương xứng hoặc vượt trội so với Châu Âu. Trong 1/3 đầu thế kỷ XX nền vật lý lý thuyết của Mỹ vẫn còn thua kém so với Châu Âu (các bác có thể xem trong danh sách những người đoạt giải Nobel về Vật Lý, đến trước năm 1945 chỉ có duy nhất một nhà vật lý lý thuyết của Hoa Kỳ đoạt giải là Isaac Rabi, còn lại đều là các nhà thực hành từ Michelson, Milikan cho đến Carl Anderson của Cal Tech). Trở lại Mỹ năm 1929, Oppie từ chối lời mời của các trường ĐH nổi tiếng thuộc IVY LEAGUE như Harvard hay Princeton, để về dạy tại California. Cùng một lúc Robert tham gia nghiên cứu giảng dạy tại California Istitute of Technology (Cal Tech) và tại University of California at Berkeley. Trong thời gian này Oppie tập xung quanh mình một đội ngũ các nhà vật lý trẻ tài năng và đây nhiệt huyết. Mặc dù chỉ lớn hơn họ vài tuổi, nhưng Oppie đóng vai trò như người cha, chu cấp mọi điều kiện vật chất cho những khoa học trẻ này nghiên cứu. Trong thời gian này Oppie đưa ra phương trình Oppenheimer ứng dụng trong cơ lượng tử để giả quyết bài toán nguyên tử có nhiều electron.Cuộc đời của Oppie có thể chia làm ba giai đoạn những năm trai trẻ, thời gian làm giám đốc dự án Manhattan, chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên, và giai đoạn sau chiến tranh khi Oppie có những liên quan đến chủ nghĩa c-ộ-n-g s-ả-n.

    Oppie khi còn trẻ (đẹp trai ghê )



    Và khi về già






    Được McWolf sửa chữa / chuyển vào 07:52 ngày 17/01/2003
  2. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Richard Feynman​
    Richard Feynman, một trong những thiên tài vật lý nửa sau thế kỷ XX, sinh năm 1918 trong một gia đình Do Thái tại Far Rockway, ngoại ô New York. Ngay từ khi học phổ thông Richard đã thể hiện năng khiếu đặc biệt trong môn toán. Trong khi các bạn cùng trang lứa còn đang "đau đầu" với những bài toán sơ cấp thì Feynman đã thông thạo đạo hàm, tích phân, và phương trình vi phân. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Richard nộp đơn vào hai trường đại học là Columbia University và MIT (Massachuset Institute of Technology). Bị Columbia từ chối ước mơ vào học tại Ivy League, Richard khăn gói lên đường đến Massachuset.
    Mặc dù MIT khi đó chỉ nổi tiếng về đào tạo kỹ sư trong các ngành công nghệ, nhưng nó cũng sở hữu ba trong số các nhà vật lý hàng đầu của Mỹ lúc bấy giờ là Slater, Morse và Stratton. Khi mới vào học Feynman vẫn chưa xác địng rõ ràng được chuyên ngành của mình, mãi đến năm thứ hai mới quyết định theo đuổi Vật Lý. Trong thời gian này Richard gặp Welton, người bạn thân nhất trong những năm ở MIT. Hai người gặp nhau lần đầu tiên tại một buổi seminar của giáo sư Morse. Khi đó Welton huyênh hoang rằng anh ta hiểu biết tất cả về thuyết tương đối rộng, còn Feynman cũng khoe rằng anh ta đang nghiên cứu vật lý lượng tử từ một cuốn sách viết bởi một người Anh nào đó tên là Dirac. Mùa hè năm thứ hai đại học, Richard cùng Welton nghiên cứu lý thuyết lượng tử và đã tái phát hiện ra phương trình Klein-Gordon (phương trình Klein-Gordon là phương trình Schodinger khi áp dụng thuyết tương đối của Einstein vào). Năm 1938, Feynman tốt nghiệp loại xuất sắc tại MIT, với bảng điểm hoàn hảo trong toán và vật lý. Cũng trong những năm tại MIT, Feyman đã bị "tiêm nhiễm" tư tưởng rằng "MIT là trung tâm thế giới, không có một viện hay trường đại học nào ở Mỹ địch nổi nó", vì vậy ý định ban đầu của Feynman sau khi tốt nghiệp là tiếp tục ở lại MIT để làm tiến sỹ. Richard trình bày ý muốn này với trưởng khoa vật lý của MIT lúc bây giờ là giáo sư Slater. Nhưng Slater đã thẳng thừng từ chối ý muốn của Feynman và khuyên anh hãy đi ra khỏi MIT để xem thế giới rộng lơn thế nào. Cùng lúc này, Slater cung Morse trực tiếp liên hệ với các đồng nghiệp của mình tại Princeton để giới thiệu Feynman. Slater coi Richard là "sinh viên vật lý xuất sắc nhất ở MIT, ít nhất là trong mười năm qua". Mặc dù được Harvard "ve vãn" với một học bổng toàn phần, Feynman vẫn quyết định đến Princeton nơi có thiên tài Albert Einstein.
    Được McWolf sửa chữa / chuyển vào 07:53 ngày 17/01/2003
  3. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Vui một chút về bom nguyên tử :
    Neils Bohr có một chai nước nặng ( lúc đó rất quý ) được cất trong vỏ một chai bia Đan Mạch . Lúc bị gọi sang bên Mỹ để chế tạo bom nguyên tử ông đi đâu cũng mang theo dù ở trên tàu hay trên ôtô . Nhưng đến khi đến Mỹ khi các nhà khoa học mở nó ra thì ........ nó là một chai bia Đan Mạch chính cống .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  4. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Julian Schwinger
    Trước khi tiếp tục với thời gian tịa Princeton của Feynman. Hãy nhắc đến giải Nobel năm 1965 khi Richard Phillips Feynman cùng nhà vật lý người Nhật Bản,Sin-Itiro Tomonaga cùng một người Mỹ khác là Julian Schwinger về những đóng góp trong việc phát triển lý thuyết điện động lực học lượng tử (QED-Quantum Electrodynamic). Julian, mặc dù không nổi tiếng trong xã hội như Feynman, nhưng giới vật lý Mỹ luôn đành giá Julian là thiên tài số một còn Feynman là số hai. Cũng như Oppenheimer, Schwinger được sinh ra trong một gia đình Do Thái rất giàu có tại New York City. Nếu Feynman đến năm thứ hai đại học mới xác đinh theo duổi vật lý thì con đường vào vật lý của Julian như được đinh sẵn. Khi mới 14 tuổi, Julian đã tìm hiểu và nghiên cứu các bài giảng của Dirac trong cơ học lượng tử. Năm 17 tuổi, dưới sự bảo trợ của Isaac Rabi, Julian vào học tại Columbia University. Tại đây Julian chỉ cần có hai năm để hoan thành bằng đại học. Và cũng trong thời gian học đại học Schwinger đã nghiên cứu xong công trình phục vụ cho luận án tiến sỹ của mình. Khi Feynman hoàn thành bằng tốt nghiệp đại học thì Julian đã hoàn thành bằng tiến sỹ với sự công tác của một loạt tên tuổi như Hans Bethe, Teller ... Sau đó Julian có đến làm việc hai năm tại phòng thí nghiệm của J.R. Oppenheimer tại Berkeley, Caliornia. Theo trường phái của Isaac Rabi nên Julian không tham gia vào dự án Manhattan nổi tiếng chế tạo bom nguyên tử. Trong khi đó Feynman nổi tiếng vì là một trong những thành viên trẻ tuổi nhất tham gia vào công việc sản xuất quả bom nguyên tử đầu tiên tại Los Alamos. Sau thế chiến thứ hai, Schwinger được mời về giảng dạy tại Harvard. Năm 29 tuổi, Julian được phong hàm giáo sư tại ĐH Havard một trong những giáo sư trẻ nhất trong lịch sử của trường.
    Julian Schwinger
    Được McWolf sửa chữa / chuyển vào 09:00 ngày 17/01/2003
  5. davidtrinh

    davidtrinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Đúng là các này giỏi thật, nghe nói viết 7 hay 9 quyển sách về Vật Lý muh khó có ai đọc được vài quyển. Chỉ có những người dạng thiên tài mới đọc được hết thôi
    Không biết trong box đã có ai đọc qua mấy quyển này chưa
    Được davidtrinh sửa chữa / chuyển vào 07:29 ngày 15/01/2003
  6. Cocaine

    Cocaine Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Feynman có hai cuốn autography là best-seller bên Mỹ. Một cuốn là "Surely, You're Joking Mr.Feynman" một cuốn tớ không biết tên (vì chưa đọc). Nhưng mà đấy là hai cuốn hồi ký nên ai cũng đọc được, chứ còn chỉ riêng quyển Quantum Electrodynamic mỏng dính (cỡ 150 trang) đọc vật vã cả năm không xong.
    Whatever Happens ​
  7. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Albert Michelson​
    Albert Abraham Michelson sinh năm 1852 tại Strzelno (Ba lan). Năm 1855 gia đình Michelson di cư sang Mỹ, ban đầu họ sống ở New York, sau chuyển qua Virgina City, Neveda trước khi đến định cư tại San Francisco. Năm 17 tuổi Michelson nhận được học bổng của chính phủ Mỹ vào học tại Học Viện Hải Quân (United States Naval Academy) tại Annapolis, Maryland. Sau khi tốt nghiệp năm 1873, Michelson phục vụ trong hải quân hai năm tại Tây Ấn (West Indie) trước khi quay trở lại Học Viện làm giảng viên môn hoá học. Khoảng đầu năm 1879, Michelson có cơ hội sang Châu Âu học tại một số trường đại học nổi tiếng như Universities of Berlin và Heidelberg ở Đức hay College de France and École Polytechnique ở Paris. Năm 1883, Michelson trở về Mỹ, xin ra khỏi hải quân và đảm nhận chức giáo sư vật lý tại Case School of Applied Science, Cleveland, Ohio. Năm 1890 Michelson chuyển đến giảng dạy tại Clark University, Worcester, Massachusetts, và vào năm 1892 thì được mời đến làm giáo sư và trưởng khoa vật lý tại đại học tổng hợp Chicago (University of Chicago). Khi thế chiến thứ nhất nổ ra, Michelson đã tái gia nhập và phục vụ trong hải quân cho đến năm 1918, sau đó lại quay trở lại Chicago.
    Trong sự nghiệp khoa học của mình, các công trình nổi bật của Michelson thường là trong lĩnh vực quang học. Vào năm 1881, bằng các dụng cụ đơn giản của mình Michelson đã đo được vận tốc ánh sáng với độ chính xác đến kinh ngạc (299,853 km s-1). Cùng năm đó Michelson cũng phát minh ra giao thoa kế, dụng cụ để đo hiệu ứng của sự chuyển động của trái đất. Cùng với giáo sư Morley và sử dụng giao thoa kế, Michelson đã làm Thí Nghiệm Michelson-Morley nổi tiếng trong đó chứng minh tốc đọ của ánh sáng không phụ thuộc vào tốc độ của nguồn phát sáng. Vào cuối cuộc đời, Michelson chuyển sự đam mê của mình vào môn thiên văn học. Bằng phương pháp giao thoa ánh sáng cùng với các cụng cụ do mình phát minh, Michelson đã đo được chính xác bán kính của sao Betelgeuse. Đây là lần đầu tiên các thông số về một ngôi sao được xác định một cách chính xác. Một trong những đóng góp khác của Michelson là việc xác định độ dài của một mét chuẩn theo chiều dài của bước sóng bức xạ bởi nguyên tử catmi (cadmium). Do những đóng góp của mình trong vật lý, đặc biệt là vật lý thực nghiệm, Michelson đã được trao giải Nobel năm 1907 và trở thành nhà vật lý Mỹ đầu tiên nhận được giải thưởng cao quý này. Michelson mất năm 1931.
    Albert Michelson nhà vật lý Hoa Kỳ đầu tiên đoạt giải Nobel (1907)
    Albert Abraham Michelson
    ********** ​
    "Life is chemistry,chemistry is quantum mechanics,quantum mechanics is math.And math is crazy"
    Được McWolf sửa chữa / chuyển vào 08:23 ngày 17/01/2003
  8. McWolf

    McWolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/12/2001
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Murray Gell-Mann ​
    Murray Gell-Mann, người tiên phong trong lĩnh vực vật lý hạt, đoạt giải Nobel năm 1969 cho đóng góp vào việc phát triển lý thuyết hạt cơ bản. Sinh năm 1919 tại New York City, NY trong một gia đình trung lưu, sự nghiệp học hành của Gell-Mann bắt đầu từ rất sớm. Năm 15 tuổi vào học tại Yale, năm 1938 tốt nghiệp loại xuất sắc tại Yale và được nhận đến làm việch với Enrico Fermi tại đại học tổng hợp Chicago (University of Chicago). Sau một thời gian ngắn làm việc với Fermi, Gell-Mann chuyển đến MIT để làm tiến sỹ và lấy được bằng tiến sỹ vật lý năm 1951. Sau đó Gell-Mann có một thời gian ngắn làm việc ở Institute for Advanced Study, Princeton (1952 -1953) rồi làm giảng viên tại đại học tổng hợp Chicago (1953 -1954). Từ năm 1955 Gell-Mann chuyển đến Caltech và giảng dạy ở đấy đến năm 1993.
    Trong những năm 50 của thế kỷ XX, với sự phát triển của các thiết bị thí nghiệm vật lý, hàng loạt các loại hạt cơ bản mới được phát hiện. Gell-Mann tập trung sự nghiên cứu của mình vào một số hạt có cùng tính chất rất lạ. Ông đưa ra giả thiết về một số lượng tử mới gọi là "số lạ" (strangness number). Khi nghiên cứu sâu hơn về các hạt cơ bản, Gell-Mann phát hiện rằng một số hạt có nhừng tính chất tương tự nhau, Gell-Mann phân loịa được tám loại hạt khác nhau. Sau đó Gell-Mann nhận thấy rằng cách phân loại này có thể giải thích bằng cách giả thiết mỗi hạt cơ bản được cấu tạo thành từ ba hạt nhỏ hơn. Ba hạt nhỏ mang điện tích là một phân số và được Gell-Mann gọi là quark. Cái tên quark là lấy cảm hứng từ một câu trong tiểu thuyết Finnegan's Wake của James Joyes "Three quarks for Muster Mark !". Quark có 3 màu (Color): Ðỏ, Xanh dương và Xanh lá cây. Quark cũng có 6 vẻ (Flavor): Trên (Up), Dưới (Down), Ðẹp (Charm), Kỳ lạ (Strange), Ðỉnh (Top) và Ðáy (Bottom). Các quark này liên kết với nhau tạo thành các hạt thông qua trao đổi các gluons. Gell-Mann cũng đã phát triển lý thuyết trường lượng tử cho quark và gluon hay còn gọi là lý thuyết sắc động học lượng tử (chromodynamic quantum). Măc dù ban đầu khái niệm điện tích phân số đưa ra không được nhiều người ủng hộ nhưng giả thiết này đã được chứng minh năm 1974.
    Mặc dù là một nhà vật lý nhưng Gell-Mann cũng tham gia nghiên cứu vào nhiều lĩnh vực khoa học khác như lịch sử tự nhiên, ngôn ngữ học, khảo cổ học (vợ Gell-Mann là nhà khảo cổ học khá nổi tiếng). Hiện nay Gell-Mann đang tham gia nghiên cứu tại viện nghiên cứu Santa Fe (Institute of Santa Fe) do ông thành lập năm 1984
    Gell-Mann hiện nay
    Được McWolf sửa chữa / chuyển vào 02:06 ngày 18/01/2003
  9. kinhcandeptrai

    kinhcandeptrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    601
    Đã được thích:
    0

    Có ai biết họ là ai không?
    [red]
    Beo
    [/blue]
    Được kankuli sửa chữa / chuyển vào 15:27 ngày 20/01/2003
  10. neutron

    neutron Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Đây hình như là hội nghị Solvay năm 1927 ở Bỉ nhưng mờ quá chỉ nhận thấy Einstein, Marie Curie. Ở hàng đứng người cao nhất hình như là Dirac.

Chia sẻ trang này