1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

FIGHT CLUB: Sự bế tắc của con người trong thế giới hiện đại (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi lamthanh_hn, 12/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamthanh_hn

    lamthanh_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    FIGHT CLUB: Sự bế tắc của con người trong thế giới hiện đại (*)

    Đầu tiên anh bị mất ngủ.
    Rồi có một khẩu súng chĩa vào miệng anh.
    Sau đó, anh gặp Tyler Durden.


    Đó là những cảm giác mà nhân vật chính trong Fight Club phải trải qua trong cuộc đời của anh ta.


    Khởi đầu của một sự kết thúc

    Người dẫn truyện của FIGHT CLUB (Edward Norton) có một công việc bàn giấy được trả lương cao, có nhà cửa, xe hơi, các trang thiết bị cho một cuộc sống đầy đủ. Cái anh ta thiếu là một gia đình, một người bạn thân, hoặc chỉ đơn giản là một con vật cưng. Cảm giác cô đơn, trống rỗng và không trọn vẹn đó không chỉ làm cho anh ta luôn mất ngủ, mà còn đẩy anh ta tham gia vào các hội, nhóm của những người đang mắc các căn bệnh nan y. Chính tại đó anh mới cảm nhận được chút gì giá trị trong bản thân mình, tìm được một chút tình người cũng như một chút thanh thản: Nếu người ta nghĩ rằng anh sắp chết, họ sẽ giành cho anh tất cả sự quan tâm của họ.
    Ngày vui ngắn chẳng tày gang. Anh phải chia sẻ một nửa các hội nhóm đó với Marla (Helena Bonham Carter) - một phụ nữ không tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời. Tất nhiên, việc đó đồng nghĩa với việc sự thanh thản của anh ta chỉ còn 1/2 trước kia.
    Đúng lúc phát bệnh về tình trạng bế tắc của bản thân cũng như ghê tởm cái nền văn hoá tiêu thụ của cả một thế hệ, anh ta gặp và kết bạn với một tay buôn xà phòng tên là Tyler Durden (Brat Pitt). Đến đây, anh ta có một khởi đầu mới.


    Tyler đã nói những gì

    Có thể nói Tyler là những gì mà nhân vật chính của chúng ta mong muốn ở bản thân anh ta. Một tay nhanh nhẹn, ma mãnh, không ngần ngại nói ra suy nghĩ của hắn về cái thế giới vật chất ngoài kia, và hơn hết hắn có tự do: tự do để sống, để nghĩ, để làm mọi điều hắn muốn. Người dẫn truyện bị mê hoặc bởi những lý lẽ của Tyler, những điều mà trước đó anh ta chưa được nghe:

    Anh không phải là công việc của anh.
    Anh không phải số tiền anh có trong nhà băng.
    Anh không phải là bộ quần áo trên người anh.
    Anh không phải những thứ có trong ví của anh.
    Anh không phải là một bông tuyết đẹp đẽ và duy nhất.


    Cái thế giới hiện đại này cuốn con người vào vòng xoáy công việc - tiền nong - mua sắm - chỉ có vậy. Kiếm một công việc tốt để kiếm tiền, kiếm tiền để mua sắm, rồi lại lao vào công việc để kiếm tiền mua sắm những thứ khác nữa. Văn hoá tiêu dùng khiến con người không còn thời gian cho tâm hồn, mà chỉ còn nhớ đến thiết bị nghe nhìn, đồ nội thất Thuỵ Điển hay cái tủ lạnh đầy ắp. Và rồi, như lời Tyler nói, những thứ anh sở hữu cuối cùng lại sở hữu lại chính anh.

    Vậy nên, anh có thể chọn hoặc là tiếp tục sống với các thứ đó, còn không việc tự huỷ hoại bản thân, sự sụp đổ của xã hội và làm thuốc nổ dynamite từ xà phòng cũng chẳng phải là một ý kiến quá tệ.: Chỉ sau khi anh mất tất cả anh mới có tự do để làm bất cứ điều gì. Câu lạc bộ chiến đấu chính là tự do.


    Câu lạc bộ chiến đấu

    Hai người bạn bắt tay xây dựng Fight Club. Khởi đầu trong tầng hầm của một quán rượu, Fight Club nhanh chóng mở rộng ra khắp nước Mỹ. Hàng tuần, những người đàn ông đến đây, cởi áo và giày rồi tay không đánh nhau cho tới khi một trong hai gục xuống. Để rồi sáng hôm sau, họ đến sở làm với những con mắt tụ máu, những vết bầm tím và cảm giác được giải thoát khỏi những thất bại cũng như sự thất vọng về cái thế giới xung quanh.
    Tuy nhiên, đây mới là khởi đầu trong chuỗi kế hoạch của Tyler. Vậy Tyler thật sự là ai? Hắn ta từ đâu đến? Cái kết phim bất ngờ giải đáp cho người xem sự phụ thuộc của nhân vật chính vào anh bạn bất hảo Tyler. Tuy nhiên, kết thúc phim vẫn là một sự bế tắc mà nhân vật chính không thể trốn chạy được.
    Fight Club đề cập đến sự hời hợt, sự giả tạo của nền văn hoá Mỹ hiện đại đã đẩy con người đi vào ngõ cụt, không tự nhận diện được bản thân, không định hình được những tình cảm trong bản thể họ. Chính nền văn hoá đó đã tạo ra những Tyler Durden trong cuộc sống hàng ngày.




    Được lamthanh_hn sửa chữa / chuyển vào 16:24 ngày 12/08/2003

    Được lamthanh_hn sửa chữa / chuyển vào 13:22 ngày 22/08/2003
  2. lamthanh_hn

    lamthanh_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    Một vài thông tin về bộ phim


    Năm sản xuất:: 1999
    Đạo diễn: David Fincher
    Kịch bản: Jim Uhls (chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Chuck Palahniuk)
    Diễn viên chính:
    - Edward Norton vai Người dẫn truyện
    - Brad Pitt vai Tyler Durden
    - Helena Bonham Carter vai Marla Singer
    - Meat Loaf vai Robert Bob Paulson
    Tagline: Mischief. Mayhem. Soap.
    Genre: Drama / Thriller / Action (more)
    MPAA: Rated R for disturbing and graphic depiction of violent anti-social behavior, ***uality and language.
    Runtime: 139 min
    Ratings
    - IMDB: 8.5/10
    - Rottentomatoes: 81% (Fresh)
    - Me: 4.5/5
    Chú ý! Chú ý!
    Bạn có thể tìm mua DVD bản đẹp của FIGHT CLUB tại hàng đĩa trên Tràng Tiền (26K) hoặc số 5 Đinh Liệt (18K).
    In your heart you wonder
    Which of these is true:
    The road that leads to nowhere
    The road that leads to you
    Được lamthanh_hn sửa chữa / chuyển vào 16:16 ngày 12/08/2003
  3. lamthanh_hn

    lamthanh_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    Phim này chắc chắn phải là một phim đáng nhớ trong sự nghiệp của cả Edward Norton, Brad Pitt lẫn Helena Bonham Carter. Cả 03 diễn viên đã thể hiện xuất sắc nhân vật của mình.
    Nhân vật Marla của Helena nếu chưa xem đến đoạn kết thì cảm thấy hơi thừa, đáng lẽ chỉ cần đến lúc "chia chác" xong việc thay nhau tham gia các hội, nhóm bệnh tật với Edward (xin lỗi nhân vật ko có tên nên tạm gọi theo tên diễn viên) là xong. Nhưng thật ra cô này đóng một vai trò khá quan trọng, cô ta chính là một trong những kết nối giữa Edward và anh bạn Tyler, cũng như là một yếu tố giúp Edward tự nhìn nhận lại được bản thân mình. Tiếc là đã quá muộn cho cả hai.
    Brad Pitt có một vai "anh chàng ngổ ngáo", một kiểu nhân vật bất cần đời, một thiên tài trong việc lôi kéo những người khác vào cái mạng lưới của anh ta. Brad diễn những cảnh đánh nhau khá đạt, nhất là cảnh lão chủ quán rượu (nơi Fight Club trưng dụng mất tầng hầm để làm võ đài) cùng đàn em đến để dằn mặt, nhưng lạ đụng phải một tay khó chơi. Xem Brad vừa bị đánh vừa cười quả thật là ấn tượng.
    Nhưng tớ vẫn thích nhất Edward Norton. Ánh mắt mất ngủ, những giọt nước mắt khi tự dối là mình sắp chết vì ung thư. Rồi sự mù quáng tuân theo sự sắp đặt của Tyler. Đoạn đầu tớ rất bực vì thấy thằng cha này sao mà khờ quá: bạn bảo gì là nghe răm rắp (mà toàn những chuyện nhố nhăng), thích Marla nhưng lại "dâng" cho anh bạn mình... Túm lại là rất bức bối. Hay là khi Bob (vai này của Meat Loaf khá hài hước: một anh chàng bị cắt... nên bị nữ hoá) bị chết, rồi Edward cuống cuồng đi giải quyết hậu quả của Tyler... để rồi cuối cùng chấp nhận một kết thúc cho sự bế tắc của mình.
    Phim xem khá nặng nề. Tuy nhiên nếu chịu khó theo dõi đến hết phim sẽ thấy ngấm kinh khủng, và lại muốn xem lại từ đầu như tớ cũng nên.
    In your heart you wonder
    Which of these is true:
    The road that leads to nowhere
    The road that leads to you
    Được lamthanh_hn sửa chữa / chuyển vào 16:19 ngày 12/08/2003
    Được lamthanh_hn sửa chữa / chuyển vào 16:27 ngày 12/08/2003
  4. bravery

    bravery Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2001
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Hì hì tớ cũng xem phim này 2 lần rùi, công nhận thằng cha David Fincher làm những phim về mấy chú Psychological đỉnh cao thật. Nó làm cả phim Seven, Panic Room rồi mấy phim nữa về tội phạm nữa. Phim này Brad cũng bị đa nhân cách giống kiểu 12 Monkeys, hehhe, tớ là fan ruột của Brad mà. Mấy hôm nay đang bận quá, để lúc nào có thời gian sẽ làm một quả Review các loại phim về tội ác như kiểu Memento, Fight Club..
  5. lamthanh_hn

    lamthanh_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    Ờ chú David Fincher toàn làm phim kiểu toát mồ hôi lạnh. Nhưng bên cạnh mấy cái xuất sắc như Fight Club hay Seven, tự nhiên lại lạc vào cái Panic Room. Phim đấy tớ thấy hơi nhạt. Nói chung nội dung và diễn biến không lôi cuốn lắm. Mình trót mua phim đó chỉ vì có Jodie Foster thôi.
    In your heart you wonder
    Which of these is true:
    The road that leads to nowhere
    The road that leads to you
  6. bravery

    bravery Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2001
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Thật ra người dẫn chuyện và Tyler hoàn toàn là một, con người này là một người bị đa nhân cách, lamthanh có nhớ đến khúc cuối cùng khi Tyler định cho nổ toàn khách sạn ý, lúc đó mới biết được 2 con người này chỉ là một mà thôi.
  7. lamthanh_hn

    lamthanh_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    Uh phải đến kết phim khán giả mới biết được sự ràng buộc giữa hai nhân vật chính. Khiếp thật, những gì người ta không tự bản thân làm được mà chỉ ao ước lại thể hiện ở một nhân cách khác. Nhưng cuối cùng cả anh ta, cả cái nhân cách đó cũng như cô người tình lại chết, không những thế còn kéo theo sự sụp đổ của một đống cao ốc đã bị đặt bom nữa chứ - đúng là bế tắc hoàn toàn.
    Trước đó mình lại nghĩ đến một cái kết có hậu hơn cơ: anh ta sẽ ngăn chặn được sự cuồng tín của đội quân của Project Mayhem, tìm được lại chính mình (vì đã "hạ gục" được nhân cách Tyler đó). Nhưng thật ra kết thúc như trên thuyết phục hơn nhiều, đúng không?
    Mời bà con cùng đóng góp ý kiến ạ
    In your heart you wonder
    Which of these is true:
    The road that leads to nowhere
    The road that leads to you
  8. phuongcobain81

    phuongcobain81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Em cũng khoái Edward Norton hơn so với Pitt trong phim này. Có ấn tượng với Edward từ phim American History X - một phim cực hay về đề tài phân biêt chủng tộc, và phát xít mới (phim này xem là do thằng Xixo giới thiệu). Fight Club cũng là một phim khó nhá đối với những người chỉ thuần thích xem phim hành động. Nếu kiên nhẫn bạn sẽ thấy Fight Club hay hơn bạn tưởng nhiều nếu chỉ xem 20 phút đầu tiên.
    Còn em helena Boham Carter em chỉ còn nhớ là cỗ là diễn viên người Anh Quốc thì phải. Hồi xưa đài truyền hình đã chiếu một bộ phim của Anh có sự tham gia diễn xuất của cô. Phim này nhớ mang máng là cha của cô đánh bài bị thua hết cả gia sản, phải bán cả con gái mình đi. May mắn là được một anh chơi thắng lại chuộc cô gái về. Hai người này sau đó yêu nhau.
    David Fincher là đạo diễn trẻ khá ấn tượng trong những năm qua với một loạt các phim hình sự toát mồ hôi lạnh như Se7en, The Game, Panic Room ... đề là những phim rất hay và thành công. Tuy nhiên khi mới khởi đầu sự nghiệp ông lại có một sự thất bại với Alien 3 - phần kém nhất trong 4 phần Alien.
  9. homeless

    homeless Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    1.975
    Đã được thích:
    0
    Edward thì quá tài trong các vai tâm thần, như trong phim The Score, anh vào vai một tên trộm giã dạng tâm thần để được làm việc trong một khu bảo tàng. Hai phim mới nhất là 25th Hour và The Italian Job có vẽ như không hay bằng những phim trước đây mà Edward từng thủ vai.
  10. xixo

    xixo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Ăn theo bài viết của Lamthanh, tôi xin post bài viết ( hay nói chính xác hơn là một lá thư gửi từ Mỹ ) của tác giả Cao Thanh Tùng đã được đăng trong một số báo Sài Gòn Tiếp Thị cách đây khá lâu hầu như mở thêm một cách nhìn về bộ phim đặc biệt này.
    XEM PHIM FIGHT CLUB- BẠO LỰC TỪ PHIM ẢNH ĐẾN ĐỜI THƯỜNG
    Trong Fight Club của đạo diễn David Fincher có một thành viên của câu lạc bộ ?o giải phóng con người bằng đánh đấm nhau tay trơn ? hô một khẩu hiệu: ?o Chúng tôi tin tưởng nơi Tyler ? khiến chúng ta nhớ đến một khẩu hiệu khác của xã hội: In God We Trust. Những người trẻ trong phim đánh đá nhau chí tử để sau đó ?o thấy một ý nghĩa mới của đời sống ?, đời sống bình thường đã xơ cứng vì làm nạn nhân của chủ nghĩa tiêu thụ, rốt cuộc từ bạo lực làm vỡ đầu sứt trán nhau tiến tới âm mưu phá hoại, khủng bố, đặt mìn cho nổ tung toàn bộ xã hội, cái xã hội của ?o i-meo, phắc, rác rưởi ?, của ?o bọn bàn giấy ? nô lệ hoá con người. Nội dung nghệ thuật của phim làm ?o long trời lở đất ? -một tờ báo trẻ viết. Một tờ khác: ?o Đó là một bài ca phóng đãng mang tính phát ?"xít dựa trên cái ẩn dụ về giải phóng ?. ?o Phát-xít ? cũng là hình dung từ được gán cho bộ phim khi tham dự đại hội điện ảnh quốc tế ở Venice ( Ý ) vừa qua.
    ẨN DỤ
    Brad Pitt, diễn viên chính trong vai Tyler Durden, nói: ?o Đó là một ẩn dụ ?. Tyler Durden, một nhân viên giao tế chào hàng cho một loại và bông đặc biệt, chủ tịch Câu lạc bộ đánh đấm quy tụ các thành viên hàng tuần đến cởi trần, xuống tầng hầm tay trơn đánh nhau sặc máu mũi, gẫy răng, bầm mắt, bể trán, không thù oán, ?o không thắng bại ?. Trên một chuyến bay, Tyler gặp Jack, một thanh niên hiền lành, nhân viên văn phòng một công ty sản xuất ô tô, không thân thuộc, không bè bạn,, thích mua hàng bằng ?o ọc đơ ? về trang trí căn phòng trọ; ngôi nhà cháy, buồn tình gia nhập một hội giúp ?o tự mình nâng đỡ tinh thần ? . Jack một cách yếu đuối bị Tyler lôi cuốn, tới ở chung trong ngôi nhà vỡ nát với Tyler, tham gia đánh đấm trong cái hội quy tụ những ?o người trẻ dở dang đến đập vào mặt nhau để giải toả con người điên tiết bên trong ?.
    Trò chơi bạo lực ấy dẫn đến những trò chơi khác: phá hoại và khủng bố. Các thành viên ?o câu lạc bộ ? tổ chức phun sơn, đập kiếng xe, xịt nước vào người lạ ngoài phố; chính Tyler cũng nhận một chân ?o bồi ? nhà hàng, đá* vào thức ăn trong bếp... Châm ngôn của họ: ?o Hãy khám phá con người bên trong, và ...xương của các bạn ?. ?o Hãy thoát khỏi mọi sự kiểm soát. Let?Ts go ?. Jack nói: ?o Tớ thấy mình như đang táng vào mặt Gandhi ?. Tyler thì khẳng định : ?o Còn tớ thì tẩn Lincoln ?.
    PHỦ NHẬN VÀ KHẲNG ĐỊNH
    Tác giả Chuck Palahniuk mà quyển sách được dựng thành phim dài 2 giờ 20 phút nói: ?o Không có chiến tranh thế giới và cuộc đại suy thoái để vượt qua và sống sót, con người thuộc thế hệ toi không có cơ hội để tự chứng tỏ mình là người ?. Vậy, để tự khẳng định lần nữa, cần phải phủ nhận cái xã hội hậu chiến, hậu suy thoái đang trên đường khống chế, nô lệ hoá con người bằng chủ nghĩa tiêu thụ, bằng ?o TV như người thầy dạy, người trọng tài của hệ thống giá trị của chúng ta ? hoặc bằng tình trạng ?o tự cô lập của chúng ta trước cái đau khả hữu mà càng ngày chúng ta càng xơ cứng với đời sống ?. Tác giả Fight Club cùng đạo diễn David Fincher và hai diễn viên trẻ nổi tiếng tạo ra trò chơi, trong đó có cái ?o đau ? khác để vượt qua và tìm thấy một kinh nghiệm mới của đời sống, không chịu ngồi yên nhìn cái xơ cứng của tuổi trẻ. Thể hiện tín điệp tinh thần ấy trong một phim dài với màn ảnh đầy máu me, bầm bể, với bắp thịt hung hãn, với cảnh sống dột nát, rác rến đối lập với cao ốc, bàn giấy, đồng phục dịch vụ, cảnh sát, sân bay, tốc độ tử thần và những cái ôm gây trào nước mắt giả tạo... Phim đang gây tranh cãi dữ dội: có cần thiết phải tạo một ẩn dụ tự khẳng định con người trong nghệ thuật bằng cách sử dụng bạo lực, phá hoại, khủng bố để phủ nhận, làm nổ tung toàn bộ cái xã hội trong đó con người đang sống không ?
    PHÁT-XÍT
    Tác giả của những Alien 3, The Game, Seven, đạo diễn David Fincher nổi tiếng trong thị hiếu và thủ thuật làm nổ tung màn ảnh. Lần này trong dư âm cuộc thảm sát ở các trường học do các học sinh non nớt hành động đã khiến Quốc hội Mỹ quan tâm đến bạo lực trong giải trí và tổng thống Bill Clinton ra lệnh điều tra cái cách các phương tiện giải trí như phim ảnh, video, các trò chơi dùng bạo lực để chiêu dụ khách hàng. The Matrix đâu có tán dương bạo lực! Phim nêu lên một ?o thực tế ảo ? với cái xấu đang khống chế đời sống. Diệt cái xấu ấy cũng phải chui vào cái tuyến ?o ảo ? ấy để lùng và tiêu diệt nó. Thế nhưng cái ?o kiểu ? thể hiện những anh hùng chui vào tuyến điện thoại để đến với ?o thực tế ảo ? ấy đã khiến những học sinh non trẻ trong sân trường cũng áo choàng đen, súng ống đi bắn xối xả vào những ?o ảo ảnh ? lăn ra chết thiệt ngoài đời sống!
    Trong Fight Club là một nhóm nhỏ những con người dở dang, sống như chuột, chống lại cái xã hội khiến chuột cứ phải là chuột. Chống lại bằng bạo lực, hiếu chiến và tham chiến. Hiếu chiến là đặc trưng của phát-xít! Một nhà phê bình của quận Cam nhận xét: Phim Fight Club chỉ như một ?o tốc sô ? lá cải, bàn đủ thứ tào lao về xã hội, tâm lý, nam tính và cả nghệ thuật quần chúng, nhưng là một thứ ?o tốc sô ? của Jerry ( Springer ) hơn là của Oprah.
    Hôm qua nằm mộng con dê
    Dậy đánh 49, về quê xây nhà.
    Xây xong quật tiếp 83
    Hôm sau khăn gói đi ra ... chợ người !!!

Chia sẻ trang này