1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Film Tài liệu hay về anh hùng tình báo Phạm Xuân Ẩn

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi oke_vn, 16/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oke_vn

    oke_vn Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2006
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    129
    Film Tài liệu hay về anh hùng tình báo Phạm Xuân Ẩn

    Phim tài liệu về anh hùng tình báo Phạm xuân Ẩn

    Có thể nhiều bạn ở VN đã xem fim này, nhưng nhiều người cũng chưa được xem. Và cũng có thể film này đã được dẫn link ở đâu đó trong diễn đàn. Tuy nhiên nhận thấy đây là 1 bộ film tài liệu thực sự có giá trị ( Nó được làm trong 5 năm) về 1 nhân vật tình báo nổi tiếng của quân đội nhân dân Vn nên xin phép Op được dẫn link ở đây, hi vọng sẽ đến tay nhiều người.
    Xem film này chúng ta có thêm cái nhìn toàn diện về cuộc chiến tranh VN

    Link xem online rất tốt ( cảm ơn forever_and_on đã bỏ công up load bộ film này bên tamtay.vn )

    http://www.tamtay.vn/video/tag/40107
  2. lehuynam

    lehuynam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0

    Gặp ông Phạm Xuân Ẩn, lần cuối


    Nguyễn Ngọc Giao

    Thế là ông đã ra đi. Lần cuối cùng tôi được gặp ông là đầu tháng 4.2005. Khác với lần trước, ông không ra mở cổng, mà đứng đợi tôi ở phòng khách, ngay trước cái ghế bành của ông. Bắt tay xong, ông từ từ ngồi xuống, rồi nói nhỏ : « Cho tôi thở vài phút ». Hai năm trước, ông đã phải vào bệnh viện : ông thở khó khăn vì bệnh khí thũng (emphysema, khí đầy lá phổi), một phần do hút quá nhiều thuốc lá (mỗi ngày 3 gói) trong suốt 50 năm trời. Lúc đó, có tờ báo ở Cali hay bên Úc đã đưa tin ông từ trần. Ông đùa : « Âm phủ chưa có chỗ cho tôi : dưới đó đầy rẫy gian manh rồi ». Ngồi nghe ông hít vào thở ra để lấy lại hơi, tôi quan sát phòng khách : mọi thứ hình như không thay đổi, ngoại trừ ở góc trong ra vườn, kê một cái giường bệnh viện, có treo sẵn ống thở ôxy cấp cứu.
    Phải mấy phút sau, ông mới tìm lại hơi thở bình thường. Nhìn con người mảnh mai gần như trong suốt, dường như một cơn gió mạnh có thể cuốn đi, chỉ có đôi mắt là tràn đầy sinh lực như sẵn sàng « hô phong hoán vũ », tôi tự răn là chỉ nên thăm hỏi ông mươi, mười lăm phút và xin đặt một câu hỏi ngắn thôi : năm 1963, anh em ông Diệm và ông Nhu bắn tiếng thương lượng với miền Bắc là để « hù » Mĩ chút chơi, hay họ làm thật, và nếu thật, thì sự liên lạc đã đi tới đâu ? Người ta đồn tết năm ấy, ở dinh Độc lập có cành đào, lại đồn cành đào của ***** gửi tặng, ông có thể xác nhận điều ấy không ? Qua các tài liệu thư khố của CIA, Bộ ngoại giao Mỹ, Nhà Trắng, cũng như hồi kí của đại sứ Ba Lan Maneli, tôi biết phải đến sáng ngày 2.9.1963 mới có cuộc nói chuyện đầu tiên và duy nhất giữa Ngô Đình Nhu và Maneli (ngay buổi chiều, ông Nhu lại đi khoe ngay với sếp của « CIA station »). Quá muộn rồi : một tuần trước đó, bức điện tối mật mang số 243 đề ngày 24.8.1963 gửi đại sứ Lodge (« Eyes Only », Cabot Lodge đọc xong phải tiêu huỷ, không được quyền lưu trữ, người thứ nhì và cuối cùng được đọc là đô đốc Felt), mang chữ kí của Harriman, Hilsman (vụ Viễn Đông), Forrestal (Nhà trắng), Ball (thứ trưởng ngoại giao), đã kết liễu số phận của hai anh em Diệm Nhu. Hồ sơ lưu trữ ở Hà Nội thì không biết ngày nào mới mở, trước mắt tôi chỉ còn hi vọng ở ông vì nếu có một người nắm được bí mật của cả hai bên (đúng hơn là ba bên, vì trong vụ này, Diệm và Mĩ « tuy một mà hai »), thì đó là Phạm Xuân Ẩn. Biết đâu giữa Hà Nội và Sài Gòn đã có những tiếp xúc thực chất mà Mĩ không hay ?
    Ông Ẩn trả lời không một giây do dự : không có cành đào, không có gì hết, ông Nhu « hù » Mĩ vậy thôi.
    Tôi đang định đứng dậy chào, thì ông mở rộng câu chuyện 1963, ngược dòng thời gian lên tới năm 1950, và trình bày lịch sử các chiến lược và chính sách của Hoa Kỳ ở Việt Nam trong suốt một phần tư thế kỉ. Có lẽ chưa bao giờ tôi được nghe một bài giảng lịch sử sâu sắc và sáng tỏ như vậy, lại từ cửa miệng một « nhân chứng » đã hơn một lần được đọc những kế hoạch trước khi chúng được phổ biến cho cấp thừa hành là giới tướng lãnh Sài Gòn. Suốt gần hai giờ đồng hồ, ông cho tôi thấy những nét lớn, điểm xuyết bằng những chi tiết sống động đầy ý nghĩa : ông hỏi tôi có biết cuối tháng tư 1975, trên Biển Đông, trong những chiến hạm mà Hạm đội 7 của Hoa Kì triển khai dọc theo bờ biển nước ta, có con tàu USS Anderson ? Tất nhiên, tôi không hề biết, và không thể biết, Nhưng cái tên Anderson nghe quen quá, phải chăng đó là một trong hai chiến hạm Mỹ cặp bến Sài Gòn tháng 3 năm 1950 ? Đúng như thế, ông nói. « Ai bảo Mỹ nó không nhớ dai. ********* nhiều tay lại quên cả điều ấy », ông cười, nói thêm.
    Bây giờ ông mất rồi, tôi tiếc đã không xin phép ghi âm cuộc nói chuyện. Tiếc là tiếc vậy thôi. Tôi hiểu đạo lí nghề nghiệp của ông, nên không đặt ra vấn đề phỏng vấn, càng không đặt ra chuyện ghi âm. Đành coi « bài giảng » ngẫu hứng của « giáo sư đảo chính học » là một bài giảng về ngữ pháp, giúp tôi tự học để hiểu hơn « ngôn ngữ » của cuộc chiến tranh 30 năm.
    Bài học lịch sử còn dính tới tiểu sử cá nhân, tất nhiên. Cuộc biểu tình khổng lồ của nhân dân Sài Gòn ngày 19.3.1950, cũng như đám tang « trò Ơn » tháng giêng năm ấy, ông đều tham gia. « Một cô sinh viên trong đám của chị Kim Sa ?" bà Bình đó ?" bị thương ở đầu, tôi phải gọi taxi đưa cô ấy đến một ông bác sĩ quen. Không thể đưa bệnh viện được, sẽ lộ ». Sau đó, ông cười nói thêm, ông Phạm Ngọc Thạch gọi tôi vào khu, cấm từ nay không được bén mảng tới các cuộc biểu tình, không được tham gia phong trào đô thị. Graham Greene bắt đầu câu chuyện « A Quiet American » trong khung cảnh Sài Gòn tháng 3.1950. Nhà văn Anh không ngờ rẳng cuộc đời điệp viên của Phạm Xuân Ẩn (mà Pomonti đặt tên là « Người Việt trầm lặng ») cũng bắt đầu từ địa điểm và thời điểm ấy.
    Cố nhiên, tôi lợi dụng ông đang hứng thú để hỏi thêm về Trần Kim Tuyến : từ năm 1975 đến nay, cụ thể là từ khi ông giúp ông Tuyến leo lên chiếc máy bay trực thăng cuối cùng, ông có tin gì của « bạn » ông không ? Ông cười : « Qua một người quen, tôi có nhắn với ông ta là tôi sẽ không bao giờ viết hổi kí và cũng sẽ không bao giờ viết về ông ta, ông ta cứ an tâm. Ông ta có gửi lời cảm ơn ». Hôm nay đọc bản tin của Vnnet (http://www.vietnamnet.com.vn/psks/2006/09/615113/) về lễ tang ông Ẩn, được biết ông Trần Quốc (Mười) Hương (người gửi ông Ẩn sang Mĩ năm 1957) có vào thăm ông Ẩn một tháng trước đó. Trên giường bệnh, theo lời ông Mười Hương, ông Ẩn đã nói với ông như sau : « Lúc em giúp Trần Kim Tuyến đi di tản thoát, em cũng nghĩ nhiều lắm chứ. Sau này có anh hỏi em: "Sao lúc đó cậu lại làm như thế?" Đến bây giờ nghĩ lại, em vẫn thấy mình hành động như thế là đúng. Nhiều nhà báo Mỹ đã nói: Mày là thằng Việt Nam chân chính, em rất tự hào. Điều đó chứng tỏ viêc anh từng nói với em phải học văn minh của Mỹ mới thắng được Mỹ là đúng », tôi nghĩ là một chứng từ trung thực.
    Câu chuyện ngày xưa bỗng chuyển sang chuyện bây giờ. Nhân lần gặp trước (tháng 11.2001), ông có nói tới những yêu cầu mà Mĩ muốn Việt Nam giúp sau vụ 11.9, trong đó có việc ngăn chặn những đường dây rửa tiền, tôi hỏi ông về đường dây chuyển tiền ra nước ngoài của « mafia đỏ ». Ông chỉ nói ngắn gọn : khó hơn họ tưởng. Trung Quốc sẵn sàng cho họ gửi nhưng « bố bảo mấy chả cũng không dám » ; tài khoản « số » ở Thuỵ Sĩ ngày nay không an toàn như xưa : nhân danh chống ma tuý và chống khủng bố, Mĩ có thể làm sức ép trên các ngân hàng Thuỵ Sĩ ; còn lại một vài đường dây nhỏ hẹp như ở Úc là nơi mà, theo ông, « mafia đỏ » liên kết với « mafia đen » để rửa tiền và kinh doanh.
    Tôi không dám hỏi gì thêm. Muốn biến thêm thì phải điều tra, nếu có thể điều tra. Vả lại, tôi đã quá lạm dụng thời gian của ông.
    Chia tay ông, nhìn đôi mắt và nụ cười yêu đời và diễu cợt của ông, tôi gạt đi linh cảm đây có lẽ là lần cuối cùng tôi được gặp ông.
  3. ms710

    ms710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    1
    chẹp, ông Ẩn có 3 điều mà khiến ông bị "quản thúc" hậu chiến tranh kéo dài
    1-"chính quyền hiện nay còn tham nhũng hơn chính quyền cũ"- ông nói về tình hình Sài gòn những năm 80-90, "Hà Nội đã hành xử không chính đáng khi chiến thắng" - ngụ ý nói về việc ông bị "cách ly" nc ngoài từ 1975-1987.
    2- Khi đc hỏi về lý do ông chấp nhận trở thành 1 điệp viên ông nói rằng ông hoạt động ko phải vì chế độ này chế độ kia mà ông làm vì tình yêu nước.
    3-Trước khi Sa?i Go?n sụp đô? nga?y 30-4-1975, ông Â?n đaf giúp nhiê?u ngươ?i bạn ơ? miê?n Nam trốn thoát. Trong đó ông đã cố sức giúp Trần Kim Tuyến-1 kẻ siêu chống cộng bỏ chạy thành công 1975. Mà sau này khi nói về lý do ông chỉ nói chung chung đó là vì tình cảm cá nhân!!
  4. maseo

    maseo GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    3.125
    Đã được thích:
    320
    Hừ, trong này có cả tỷ topic về Phạm Xuân Ẩn rồi, bác nào có hứng tự tìm đọc lấy đi, bên LSVH cũng 1 mớ nữa. Quản thúc là quản thúc thế nào cơ? Ko cần phải làm tướng hay phát ngôn nọ kia, chỉ cần bác là sĩ quan quân đội bình thường nhà em đố bác tự đi sang nước khác được đấy! Đố bác gặp gỡ trả lời nhà báo nước ngoài hay thậm chí là người ngoại quốc nói chung mà ko có sĩ quan khác ngồi kèm đấy! Quy định của QĐNDVN nó thế, ông Ẩn làm tướng QĐNDVN thì phải theo quy định ấy, thế thôi. Mà đâu chỉ VN, quân đội nước nào cũng rứa cả, ko phải tổ chức điều động thì ở đâu cứ ở nguyên đấy.
    Chỉ có mấy tay chả hiểu quái gì về quy tắc nhà binh mới lôi những tiêu chí tự do dân sự áp vào để kêu quân đội mất dân chủ, rồi tưởng tượng ra những lý do của sự mất dân chủ ấy.
    Chào thân ái và quyết thắng!
  5. ms710

    ms710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    1
    Tư? 1975 đến 1987, luôn có một lính gác bên ngoa?i nha? cu?a vị cựu điệp viên.
    Ông không được tiếp xúc với ngươ?i nước ngoa?i, nhưng lệnh cấm được bo? va?o năm 1988, khi ông được cho phép ăn tối với Robert Shaplen, phóng viên châu Á ky? cựu cu?a tạp chí New Yorker.

    theo chiến lược năm 1975, khi Sa?i Go?n thất thu?, tổ chức ban đâ?u định tiếp tục cho tướng Â?n sang Myf đê? tiếp tục công tác. Nhưng chính ông đã từ chối sứ mệnh và Hà nội cũng có phần e ngại tướng Â?n đaf trơ? nên thân Myf.
  6. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Bác Ẩn là thiếu tướng thì thiếu gì bảo vệ .
  7. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Lại có mùi chính chị chính em nữa rồi.
    Thằng bạn em làm BS quân y 108, bố nó là một ông to lắm. nói là có công ty mời nó đi tham quan triển lãm vài ngày thôi mà phải xin phép bộ QP cho đi mới được đi đấy
    Đó là quy định của QĐ ta.
  8. thanh_a15

    thanh_a15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    1
    qui định chung cho lực lượng vũ trang thôi mà.không phải bố của anh bạn làm ở "vào 10 chết 8"làm to mà anh ra nước ngoài phải xin phép mà anh ta thuộc lực lượng vũ trang nên phải xin phép khi đi.anh mà là công dân bình thường thì chả ai cấm được anh cả.còn anh là sĩ quan mời anh mang giấy giới thiệu lên A12 làm hộ chiếu công vụ,lúc đấy thì cứ tự nhiên mà nước trong với chả nước ngoài
  9. TranMinhkhochuoi

    TranMinhkhochuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2006
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    2
    Bác nói chính xác. Cu này là sĩ quan, thiếu tá quân y.
  10. petahezt

    petahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    2
    Ở chỗ em thì 175 thành "mười bảy lầm "

Chia sẻ trang này