1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Fine art ...

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi duyk6, 22/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bạn, tôi xin dược post 1 số bài liên quan đến My thuật mà tôi đã từng đoc.
    MỸ THUẬT VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ
    Dường như, khung cảnh ắng lặng cuối thế kỷ của mỹ thuật đương đại Việt Nam đang được hiểu như một sự thoái trào sau thập kỷ tưng bừng của thời mở cửa, để hội nhập và giao lưu văn hoá với thế giới bên ngoài.
    Khi thị trường lùi xa hơn và các họa sĩ cũng lui dần về các xưởng vẽ, ngẫm nghĩ lại cái thời vẽ nhanh, bán dễ,nhạy cảm với cái ?oTây nó thích? mà chen bước vào những con đường giống nhau. Cái thời không ai bảo ai, tất cả vẽ giấy dó, tất cả vẽ lụa, tất cả vẽ sơn dầu, và lại có lúc lại quên sơn dầu để làm nghệ thuật trình bày. Tranh cứ việc rải đều ra hàng trăm cái gallery mà không hề hay biết rằng, đó cũng là một cách tự ?osát? nghệ thuật nhanh nhất của họa sĩ. Khách mua tranh bây giờ không còn đi tìm những cái lạ nữa mà chỉ tìm những cái hay. Đời sống hội họa ở Việt Nam đang trở lại mặt bằng bình thản trong một khung cảnh tĩnh lặng hơn. Những cuộc mua bán tranh ào ạt cũng thưa dần. Các nhà sưu tập kiên nhẫn đi tìm tác giả và chẩn đoán chính xác tuổi thọ những tác phẩm của họ.
    Trong cái nhìn chăm chú và sự đánh giá chuẩn xác của các chủ galery nổi tiếng, các nhà sưu tập chuyên nghiệp và các nhà phê bình nghệ thuật ở Châu Á và phương Tây, hội họa Việt Nam đương thời chưa thể cao hơn hội họa Trung Quốc đương thời. Nhưng mặc nhiên, Việt Nam cũng đang là một quốc gia hội họa trong khu vực, là hình ảnh được biết đến trước, được cảm nhận phi ngôn ngữ đối với thế giới bên ngoài khi nhìn vào nền văn hoá Việt Nam.
    Nhìn nhận từ xa và tiếp cận nhanh với các họa sĩ nổi tiếng ở Hà Nội và Sài Gòn, các nhà sưu tập và các galery nước ngoài đã vô tình đưa ra được một bức tranh khá hoàn chỉnh về hội họa Việt Nam đương đại qua các triễn lãm tuyển chọn ở Mỹ, Pháp,Bỉ, Hà Lan, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Thụy Sĩ? Không chỉ có các tác phẩm nghệ thuật của Thế giới đang lật gấp qua những khúc quanh, những trang cuối thế kỷ, mà ngay cả nghệ thuật Việt Nam cũng vậy.
    Những cuộc viếng thăm và sáng tác nghệ thuật dài ngày của các họa sĩ trẻ Việt Nam ở các nước trên thế giới đã cho thấy, mỹ thuật Việt Nam không hơn mà cũng không kém, không khác mà cũng chẳng giống họ hoàn toàn.
    Điều đáng suy nghĩ nhất là các họa sĩ trẻ của chúng ta có vẻ ?o già? hơn so với nhiều họa sĩ trẻ của họ, ngỡ như thuộc thế hệ 60 tuổi cả rồi. Họa sĩ trẻ trong khu vực và ở các quốc gia Âu, Mỹ khác chưa chắc vẽ đẹp hơn, nhưng nhiều ý tưởng vui, lạ hơn.
    Phải đến những năm cuối cùng của thế kỷ này, sự giao lưu mở rộng mới mang lại một cơ may hiếm có cho các họa sĩ Việt Nam bước nhanh, tiếp xúc thẳng và cùng chung sống một cách bình đẳng, tự tin với nghệ thuật hiện đại của thế giới ngày nay. Ngược lại, các nghệ sĩ từ nước ngoài đến Việt Nam cũng đã tìm mọi cách để được tiếp nhận, khai thác nghệ thuật truyền thống qua các chất liệu độc đáo của mỹ thuật nước ta. Văn hóa Việt Nam đã thực sự dịch chuyển, thẩm thấu và lan tỏa một cách kỳ diệu vào tâm hồn các nghệ sĩ nước ngoài có duyên may được sống và vẽ ở Hà Nội. Với tư duy phân tích sắc xảo của học vấn Châu Âu và phương Tây, lại có sự cảm nhận khách quan và chính xác về khả năng biểu hiện tuyệt vời của các chất liệu truyền thống như lụa, sơn mài, giấy dó,gốm và thổ cẩm? các nghệ sĩ đã lao động cật lực, thể nghiệm bằng chính sức mạnh tinh thần của chất liệu và đã tìm ra những chìa khoá vàng của bí quyết và thủ pháp thể hiện, mà có thể cũng không nhiều họa sĩ ở Việt Nam có được. Ta hãy nghe họ cảm nhận và mô tả rất tài tình về giấy dó và nghệ thuật vẽ giấy dó sau hàng nghìn lần vẽ có lúc được lúc không, rằng: giấy dó cũng rất thích uống nước và đã uống rất nhiều nước như những cách đồng vào mùa cày cấy ở Việt Nam, mà vẫn chưa xả hết cơn khát sau mỗi bức tranh kia.
    So với nền hội họa đang hòa nhập vào thế giới hiện đại có vẻ như rất thuận dòng này, sự gấp bước cuối thế kỷ 20 của điêu khắc đương đại Việt Nam cần được hiểu như một sự ngấm ngầm cần giữ, dồn đẩy ý tưởng canh tân trong mỗi thế hệ kế tiếp. Điêu khắc không bị thị trường hóa cũng vừa dở lại vừa hay.. Về lâu dài, vẫn rất nên làm lại từ đầu khi cơ hội nối lại với truyền thống vẫn còn nhiều. Ông cha ta xưa đã tạo nên hàng triệu pho tượng lớn, nhỏ trong đình, chùa, đền là muốn đặt để nơi chốn thiêng liêng những dung nhan và phẩm cách cao quý của con người Việt Nam gắn chặt với sự thăng trầm qua các giai đoạn lịch sử. Tính thế sự trong các điêu khắc cổ không hiếm nhưng nó tự thu mình lại ở chùa, đền để lặng , lánh, chiêm nghiệm, nhìn ngẩm sự đời, giữ yên một khung cảnh văn hóa bình dị, phẳng lặng, không gai góc mà cũng không áp đảo, lớn giọng với ai.
    Lần đầu tiên có mặt tại triển lãm điêu khắc Châu Á ở Singapore và tham dự Trại sáng tác điêu khắc Châu Âu ở Pháp, điêu khắc đương đại Việt Nam đã được nhận diện, được biết đến không phải trong sự sành sỏi cái thổ ngữ khép kín của truyền thống mà trong ngôn ngữ điêu khắc chung của nhân loại.Triển lãm Không gian mới ?" điêu khắc đương đại Việt Nam được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia với sự có mặt của 12 nhà điêu khắc được tuyển chọn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã tạo cơ may cho các tác giả, bằng những tác phẩm của mình đưa ra một cái nhìn khác cho nền điêu khắc đương thời. Trong sự đồ sộ tự thân của mỗi tác phẩm, sự kiện nghệ thuật quan trọng này của điêu khắc Việt Nam có thể nhìn nhận như một cuộc chuyển xoay đẹp mắt mang tính bước ngoặc cuối thế kỷ.
    Trên con đường cao tốc của nghệ thuật hiện đại, không bó hẹp trong một khuynh hướng nào trong khi nội dung xã hội, khuynh hướng thẩm mỹ và xúc cảm cá nhân đang ngày một đa dạng hơn. Mỹ thuật Việt Nam đang trải rộng, tạo nên một bình diệnlớn từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc và xa hơn là sự giao tích, hội nhập Đông Tây bình đẳng, tự tin và hiểu mình hơn.
    Hình bóng chưa quá xa của văn hóa làng, của mỹ thuật ở làng vẫn được kết nối như một động lực tinh thần đáng kể của truyền thống cho mọi sự cách tân. Cho dù, hiểu chua chát như một nhà phê bình, rằng mỹ thuật Việt Nam đang vướng mắc tình trạng ?o ngựa già không chạy được đường xa? và tính thương mại quá đáng của họa sĩ khi đã trót sa chân, bị hư hỏng bởi thị trường như trước đây từng bị hư hỏng bởi quan niệm và cơ chế. Bởi thế, sự thoái trào của một nền hội họa cũng là đương nhiên và tất yếu sau một thập kỷ bùng nổ, xoay chuyển, dò tìm đỉnh cao, nhưng vẫn chưa xuất hiện tác giả và tác phẩm lớn. Mặc dù vậy, khi nhìn vào khung cảnh ắng lặng hiện thời, người ta vẫn kỳ vọng vào một thời kỳ mới nữa của mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
    (sưu tầm...)
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  2. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    HỒI ỨC VIỆT NAM ?" NGUYÊN CẦM
    Sinh năm 1944 tại Hải Phòng, Nguyên Cầm đã rời khỏi quê hương khi mới 24 tuổi. Lần đầu tiên anh trở về Việt Nam vào năm 1994 sau 30 năm sống tại Pháp. Hiện nay anh đang là Hiệu trưởng một trường nghệ thuật tại Pháp. Cầm trở về Việt Nam để thực hiện chương trình hợp tác giữa Đại sứ quán Pháp và trường cao đẳng Mỹ Thuật Hà Nội thành lập khóa sáng tác cho các hoạ sĩ, sinh viên,giảng viên của trường. Những tác phẩm của khoá sáng tác này sẽ được trưng bày tại triển lãm trong thời gian hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp diễn ra tại Hà Nội. Cầm hy vọngcó được sự tài trợ thích hợp để những tác phẩm của các hoạ sĩ Việt Nam được triển lãm tại Paris.
    Từ nghệ thuật hình tượng, Cầm vứt bỏ những ý niệm mô tả hình hài để chuyển sang một thế giới khác, thế giới được giải bày mạnh mẽ và trực tiếp hơn. Những bức tranh của anh được giới thiệu lần này nằm trong bộ sưu tập mang chủ đề? Cội rể?. Đây là bước đột phá của anh ra khỏi khuôn khổ của nghệ thuật truyền thống.
    ?oKhi cầm bút vẽ đấy chính là lúc mình thực hiện một cuộc phiêu lưu vào vô thức, vào thế giới nội tâm của chính mình. Việc sáng tác của người nghệ sĩ như một hành trình cần phải đi xa hơn, khám phá mới lạ để luôn tự vươn lên trên tầm mức của mình, gây những khám phá mới ngay trong ngõ ngách tâm hồn mình. Khi sống tại Pháp,những bức tranh của tôi thường bình thản với một không gian mang màu sắc Á Đông. Đó là thế giới của triết học và tâm linh là sự huyền bí giữa sự sống và cái chết. Xa Việt Nam tôi mới nhìn thấy rõ hơn con người Việt Nam của mình, không phải qua hình ảnh chiếc nón lá, con trâu thân thuộc với du khách mà là tâm hồn con người Việt Nam. Chính vì vậy mà khi vẽ,tôi đã lược bớt hình ảnh và rồi không còn hình ảnh.
    Suốt thời gian ở nước ngoài, những tác phẩm của tôi thường dùng nhiều đến màu xanh. Sau cuộc hành trình gai góc xa quê hương gần 30 năm, những kỷ niệm cũ còn lưu lại trong màu của những bức tường loang lổ,những cổng sắt hoen rỉ, những mái nhà rêu phong chấp vá, những bao gạo cũ nát. Tôi muốn bộc lộ tình cảm của mình qua những chất liệu ở vùng đất này, bao bố, dây rợ, những màu sắc đỏ nâu, vàng của đất cát, bỏ đi những khuôn khổ và lề lối, tôi muốn quên đi lý trí và kỷ thuật, để những cảm xúc đựơc trào ra ngoài bức tranh, được hoà đồng đến các bạn.
    Bộ tranh tôi vẽ ở Việt Nam mang một chủ đề chung là? Cội rễ?, là sự hồi tưởng về quá khứ chiến tranh ở Việt Nam. Đất nước Việt Nam hiện đang trên đà phát triển, những dấu vết của dĩ vãng sẽ phai nhạt dần. Nên đây cũng là một giọt lệ để đánh dấu và tưởng niệm đến những người thân đã quá cố?.


    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  3. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Một vài tác phẩm của Cindy Sherman nhé.

    Được DACAM sửa chữa / chuyển vào 10:51 ngày 26/01/2004
  4. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    :))
    Được DACAM sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 26/01/2004
  5. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

    OH...OH...YES
  6. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

    OH...OH...YES
  7. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

    OH...OH...YES
  8. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Tranh nghe thuat thoi ki Phuc Hung :
    Hoi hoa noi rieng va cac nganh nge thuat noi chung deu la phuong tien de con nguoi phan anh hoat dong vat chat -doi song thuc cua con nguoi. O do con nguoi boc lo tu tuong ,suy nghi ,quan diem ...ve the gioi duoc phan anh vao tu duy cua minh .Tu tuong o day da duoc hien thu hoa bang cac thu phap nghe thuat, bang cac gam mau ...trong van hoc ,trong hoi hoa ;trong am nhac la giai dieu ,tiet tau...
    Do la nguon goc ra doi cua cac mon khoa hoc cung nhu nghe thuat . Tai sao lai goi la thoi ky phuc hung: nen hoi hoa thoi ky phuc hung cung co lich su ra doi cua minh va mot nguon goc khong the thieu duoc cho su ra doi dola hoi hoa thoi ky hy lap, nhung khong phai thoi ky nay sao chep hoan toan lai nhung mo tip co dien ma khong co su phe phan danh gia, thoi ky nay la thoi ky gan voi su phat trien manh me cua khoa hoc: nhat la ve giai phau, toan hoc... nguoi da co cong rat lon trong viec ung dung nhung tri thuc khoa hoc vao hoi hoa (nhat la nhung kien thuc ve giai phau ma ong tu nghien cuc de ung dung trong hoi hoa :bang viec mo hon ba muoi tu thi trong nha xac dia phuong de tim hieu,mac du tien hanh viec do la rat kho khan vi
    nha tho nghiem cam)do la Leonard de vaici .Ong la nguoi duoc coi la toan dien trong tat ca cac linh vuc. Hoi hoa thoi ky nay la su phat huy nhung tri thuc ma nguoi hy lap da kham pha, va hon nua thoi ky nay la thoi ky khoa hoc thuc nghiem giu vi tri quan trong trong tat ca cac hoat dong khoa hoc, va nhung gi duoc thua nhan la dung thi duoc kiem nghiem, duoc thu thach. Va thoi ky nay ton giao khong duoc coi la tuyet doi nua:nguoi ta da y thu ve ban than minh ro hon nghi ngo nhung cai dang nghi ngo chu nguoi ta khong con tin vao nhung dieu vo can cu mot cach mu quang nua.nhung khong vi the ma nguoi ta phu nhan tat ca nhung quan diem dung dan da co truoc do ,hoi hoa cung vay khong phu nhan cai dep ly tuong la muon vuon toi nhung dieu
    tot , thien... (nhung hoa si da tim cach the hien dieu do trong
    tranh bang nhung hinh tuong da duoc khai quat hoa ,dien hinh hoa de moi nguoi noi theo) : ve dep cua con nguoi tho ky nay duoc nhin nhan o goc do lao dong ,dang tien hanh khai thac , trinh phuc tu nhien,nham cai thien ,hoan thien chinh ban than min;con thoi ky hy lap thi de tai ma cac hoa si khai thac la de tai ton giao:chu yeu ve cac thanh than ,thien chua...phuc vu cho ton giao. Nhung cac gia tri nhan van ,nhan dao ..hay nhung bieu tuong hung trang cua con nguoi duoc the hien ro nhat o dong tranh thoi ky nay :nhung tac pham cua mikenlangelo,nhung cong trinh kien truc cua raphael...deu boc lo duoc nhung quan niem cua mot thoi ky phat trien kha manh ve ca vat chat lan tinh than cua thoi ky cach mang nay.
    Giữa không và có
    Ranh giới mong manh
    Hư hư ảo ảo
    Không không có có ...
  9. tidenbz

    tidenbz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/06/2001
    Bài viết:
    979
    Đã được thích:
    0
    bác Cam thích Cindy Sherman à? Thế chắc bác thích Mathew Barney (chồng Bjork) và bộ The Crem Master rùi
    http://www.pbs.org/art21/artists/barney/index.html
    T I D E N B Z
  10. DACAM

    DACAM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng chỉ mới biết đến Cindy Sherman thôi,ở Vn thể loại này hiếm lắm,muốn xem cũng chẳng có tư liệu mà xem...đành chịu ngu dốt thôi.
    OH...OH...YES

Chia sẻ trang này