1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Flanker ! Loại máy bay chiến đấu tuyệt vời nhất của khối XHCN !

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi NTA, 16/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Flanker ! Loại máy bay chiến đấu tuyệt vời nhất của khối XHCN !

    Flanker chính là tên cúng cơm của loại Su-27, là lớp con cháu hậu duệ đầy ấn tượng và mạnh mẽ nhất so với các loại Su trước đây. Vì sinh ra trong những năm tháng cuối của thời kỳ chiến tranh lạnh nên Flanker không có một cuộc đời may mắn như các vị tiền bối khác. Sự sụp đổ của nhà nước Liên Xô đã kéo theo một thời kỳ khủng hoảng kinh tế tồi tệ cũng là một nguyên nhân không cho Flanker có một một cơ hội nào để chứng minh nó là một loại máy bay chiến đấu tuyệt vời nhất trên thế giới.

    [​IMG]

    Vài dòng tiểu sử của Flanker

    Được thai nghén từ năm 1967, Su-27 và Mig-31 đã được trông đợi như một loại vũ khí tấn công để thay thế các loại cổ lỗ như Tu-128, Su-15 và Yak-28P.

    Nhờ có những bước đột phá trong thiết kến nên Su-27 có những ưu điểm vượt trội khi không chiến các loại máy bay chiến đấu khác cùng thời.
    [​IMG]

    Đặc biệt các đời từ Su-27 trở về sau đều có chức năng ?onguỵ trang? (phát tín hiệu giả đánh lừa đối phương), được nhận xét là hơn cả loại F-15 của Mỹ. Do đó Mỹ và các nước tư bản phương Tây luôn tìm mọi cách để nắm được những kỹ thuật này.

    Phiên bản ban đầu của chúng là T-10-1 được thử nghiệm cất cánh lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 5 năm 1977. Tuy nhiên ngay trong lần đầu tiên thử nghiệm này, chúng đã bị các vệ tinh do thám của các nước tư bản phương Tây chụp hình được nhưng những hình ảnh, tuy nhiên những hình ảnh này khá mờ và không có giá trị mấy. Cho đến năm 1985, khi các đài truyền hình Liên Xô chiếu các hình ảnh của Flanker qua một phóng sự về nhà máy Sukhoi OKB, đã đưa ra cho phương Tây các hình ảnh khá cụ thể về Flanker. Từ đó các loại máy bay nhái theo phiên bản của Su-27 như F-14, F-15 và F-16 đã ra đời.


    Có nhiều kinh nghệm đã được rút ra trong quá trình thử nghiệm loại máy bay mới này: trong lần bay thử nghiệm thứ 2 của chiếc T-10-1, một số bộ phận trong hệ thống lái bị trục trặc làm máy bay bị rơi và một phi công bị thiệt mạng trong quá trình phóng ra khỏi buồng lái (ejection)


    Bên cạnh đó vào năm 1979 một chiếc mô hình tương tự khác đã được tiến hành thử nghiệm nhưng thất bại do động cơ không đạt được hiệu suất cho phép. Lực kéo đã cao hơn mong đợi, mức hao hụt nhiên liệu quá cao và các thiết bị điện tử nặng nề đặt phần trước mũi máy bay đã làm mất sự ổn định cần thiết khi bay. Hơn nữa trong quá trình bay, nhiều bộ phận ở cánh và đuôi bị rung lắc mạnh đó đó cần có sự bổ sung các bộ phận chống rung ở phần cánh và đuôi máy bay.



    Trong cùng thời gian, các thông tin tình báo chi tiết về F-15 cho thấy Flanker trong tương lai sẽ không có đối thủ trong các cuộc không chiến.



    Không lâu sau một mô hình cải tiến mới đã hoàn thành là T-10-7 và T-10-8. So với các mẫu thử nghiệm trước ở loại này, với kiểu cánh mới đã cải thiện sức nâng thẳng góc và đã giải quyết được vấn đề trong các bộ phận nằm ở phần mũi máy bay và việc thay thế mặt cong ở đầu cánh đã giải quyết được sự rung. Thân máy bay được thiết kế chắc chắn với kích thước lớn hơn, bộ phận giữ thăng bằng đã được cải tiến với kích cỡ to hơn trước và bộ phận hãm (air brake) cũng được thiết kế lại.

    [​IMG]
    Bộ phận hãm phía trên máy bay

    Loại T-10S-1 đầu tiên cất cánh vào năm 1981, nhưng vấn đề ở bộ phận điện tử nằm ở phần mũi máy bay vẫn là một sự cản trở lớn của dự án. Và chúnng đã bị gián đoạn cho đến năm 1985 dự án mới tiếp tục sau quá trình cải tiến bộ phận điện tử và về động cơ bằng loại mô hình mới P-42. Từ tháng 10 năm 1986 đến tháng 12 năm 1988 P-42 đã lập được 27 kỷ lục thế giới về tốc độ và thời gian đạt độ cao.



    Các phiên bản khác của Flanker

    Thông thường, tên của các phiên bản cải tiến sau của các loại máy bay thường được thêm vào một mẫu chữ cái như F-16A, F-16B, F-16C ?
    Nhưng các phiên bản sau của Flanker thì lại khác, các bạn hãy xem thử nhé


    Su-30: ban đầu nó còn có tên gọi là Su-27PU, đây là phiên bản cải tiến của Su-27UB có 2 chỗ ngồi. Không như Su-27UB, loại Su-30 là loại có đầy đủ tất cả các chức năng chiến đấu. Các bộ phận của động cơ được cải tiến để thời gian tác chiến trên không lên trên 10h.

    Su-30MK: Đây là một phiên bản cải tiến của đời trước nó Su-30, được tối ưu hoá khả năng chính xác của hệ thống dẫn đường cho bom và tên lửa. Một số chiếc còn được trang bị loại tên lửa có tầm bắn tới 120 km.

    Su-33: nguyên gốc của nó là loại Su-27K, được cải tiến để tăng cường khả năng cất và hạ cánh
    Đuôi được cải tiến thu ngắn lại để giảm rủi ro khi bị va đập vào đuôi khi ở chế độ hạ cánh AOA (Angle of Attack (AOA) - This is the vertical difference between the trajectory or flight path and the direction the plane is pointing or pitch angle.)
    Trong khi Su-27 được sản xuất với chức năng chính là không đối không thì Su-33 là một loại có đầy đủ các chức năng tác chiến.

    Su-34: còn được gọi là Su-32FN, hai chỗ ngồi (side by side ****pit), có tầm bắn xa hơn, tác chiến được cả ngày lẫn đêm. Được xem là lớp hậu duệ xứng đáng để thay thế các đàn anh: MiG-27, Su-17 và Su-24. Chiếc Su-34 đã được xuất xưởngcất cánh lần đầu tiên vào ngày 18-12-1993. Loại Su-34 này có sự cải tiến bộ phận phát tín hiệu giả nhằm làm giảm khả năng phát hiện của đối phương, cấu tạo phần đuôi được kéo dài ra được gắn thêm hệ thống dẫn đường cho tên lửa hướng về sau để mở rộng tầm khai hoả và độ chính xác và rađa có thêm chức năng hiển thị địa hình. Một điểm khá thú vị khác là Su-34 còn được trang bị một thiết bị đặc biệt cho phép phi công có thể đi WC và ngủ khi bay đường dài.

    Su-35: nguyên bản là Su-27M, hệ thống điện tử được cải tiến hơn các đời Su-27: chúng đã thay thế sự hiển thị truyền thống analog bằng digital và khả năng hiển thị nhiều thông số nổi trên kính máy bay được phát triển đến mức tối ưu giúp phi công có thể đạt hiệu quả tác chiến cao nhất. Sự sụp đổ của Liên Xô đã cản trở sự triển khai rộng rãi Su-35 trong không quân Nga, tuy nhiên chúng vẫn được ra mắt đều đặn trong các kỳ triển lãm hàng không quốc tế gần đây.

    [​IMG]
    Hình ảnh trong buồng lái của Flanker

    Su-37: Được trình bày tại một số cuộc triển lãm hàng không, được phát triển từ loại Su-35, được trang bị một hệ thống đặc biệt cho phép tăng cường khả năng giảm tốc một cách nhanh chóng khi bay. Không quân Nga đã tuyên bố chúng là loại cuối cùng trong chủng loại các đời Flanker.




    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
  2. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    [Cho đến năm 1985, khi các đài truyền hình Liên Xô chiếu các hình ảnh của Flanker qua một phóng sự về nhà máy Sukhoi OKB, đã đưa ra cho phương Tây các hình ảnh khá cụ thể về Flanker. Từ đó các loại máy bay nhái theo phiên bản của Su-27 như F-14, F-15 và F-16 đã ra đời.

    -----------------------------
    F14 bay chuyến đầu tiên vao năm 1970, đưa vào sử dụng năm1974, F15 A/B đưa vào sử dụng từ 1972, F16 C/D đưa vào sử dụng từ 1979, làm gì có chuyện bọn Mẽo nhái kiểu của Su-27, theo tôi biết thì Mig-29 của Nga là " lai tạo" giữa F-16 và F-15C của Mẽo nũa là khác
  3. shinano

    shinano Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    0
    Ờ em có ý..cò. Mig 29 và F16 tuy hơi giống nhau nhưng thực tế do 2 ý tưởng lớn gặp nhau thôi , không có chuyện lai tạo đâu bác. Nếu có sự can thiệp của tình báo thì cũng không nhiều, nhìn Mig 29 vẫn thấy rất ....Nga mà.
    Kẻ môn đồ của Fellix Dzerzhinsky

Chia sẻ trang này