1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Flanker sử ký

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi naval_flanker, 01/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. naval_flanker

    naval_flanker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Flanker sử ký

    Giới thiệu về Flanker
    Su-27 và các phiên bản của nó là nằm trong số các máy bay chiến đấu ấn tượng và tuyệt vời nhất thế giới. Sinh ra trong những ngày cuối cùng của chiến tranh lạnh, Flanker đã không có một cuộc sống dễ dàng và cái thiết kế ban đầu đã vấp phải nhiều sự cố trầm trọng. Sụ tan rã của Liên Xô kéo theo sự sụp đổ của nên kinh tế Nga đã gây trở ngại cho sự phát triển của Flanker, trong nhiều trường hợp nó đã không có cơ hội để minh chứng bản thân như các máy bay chiến thuật hàng đầu thế giới khác.
    Lịch sử của Flanker
    Flanker có một lịch sử thời gian đầu không được suôn sẻ, và các dự án đã nhiều lần phải huỷ bỏ hoàn toàn. Kế hoạch bắt đầu từ năm 1967, cả Su-27 và MiG-31 được dự định sẽ là các loại máy bay đánh chặn tầm xa thay thế cho Tu-128, Su-15, và Yak-28P. Cụ thể hơn, thiết kế còn đòi hỏi Flanker phải có khả năng tiêu diệt các máy bay bảo vệ mục tiêu của đối phương, ám chỉ việc đánh bại F-15 của Mĩ trong không chiến. Nguyên mẫu đầu tiên, T-10-1, cất cánh đầu tiên vào 20 tháng năm 1977. Mặc dù bị chụp hình bởi các vệ tinh do thám của phương tây, nhưng không có hình ảnh rõ ràng nào được đưa ra trước công chúng cho tới khi một cuốn phim tài liệu về Sukhoi OKB đã trình chiếu các ảnh tĩnh của Flanker trong năm 1985. Dựa vào một cái thân có dáng pha trộn, hai cánh đuôi, và hai động cơ cách xa nhau, các phân tích gia phương Tây đã kết luận chắc chắn là Su-27 là một bản sao của các thiết kế phương Tây như của F-16, F-15 và F-14. Sự thật thì sự tương đương này là một giải pháp cho các vấn đề chung mà cả phương Tây lẫn phương Đông đều gặp phải.
    Mặc dù vậy, chương trình này đã bắt đầu vấp phải một vấn đề thực tế. Nguyên mẫu thứ hai, T-10-2, đã chịu một sự cố hỏng hệ thống điều khiển, và phi công đã bị chết khi thoát khỏi máy bay. Tới năm 1979, các nguyên mẫu khác đã bay được, nhưng không đạt được những yêu cầu theo như tính toán. Cản gió quá nhiều, hiệu năng động cơ quá thấp, tiêu tốn nhiên liệu, hệ thống điện tử quá cồng kềng nặng nề tại mũi máy bay làm giảm độ ổn định của nó. Thêm nữa, vấn đề chống rung đòi hỏi phải lắp các trọng vật vào cánh lái, cánh đuôi và cánh chính. Lúc đó, các thông tin về F-15 cho thấy Flanker không có khả năng cạnh tranh được với máy bay Mĩ trong không chiến. Và đỏi hỏi phải có sự thiết kế lại.
    Nguyên mẫu T-10-7 và T-10-8 là các thiết kế T-10S-1 và T-10S-2 và được xây dựng theo một mẫu hoàn toàn khác. Một bộ cánh hoàn toàn mới đã cải thiện được lực nâng trong khi giảm trọng lượng của các thiết bị ở mũi. Các trọng vật chống rung được chuyển thành hai thanh cứng móc tên lửa ở hai đầu mút của cánh chính, thay cho đầu mút tròn ở nguyên mẫu trước. Thân máy bay cũng được cải tiến, cánh lái được tăng cỡ, và hệ thống không hãm cũng được tái thiết. T-10S-1 bay lần đầu vào nămg 1981. Tuy nhiên, các vấn đề về điện tử vẫn chưa dứt được, và việc chính thức đưa vào phục vụ phải tới tận năm 1985, gần một thập kỉ sau khi F-15 được đưa vào phục vụ. Một trong những nguyên mẫu T-10S, được tái thiết gọi là P-42, với quyết tâm đuổi kịp các thành tích của F-15. Loại bỏ đi các thiết bị điều khiển điện tử không cần thiết, P-42 đã được lắp một bộ động cơ hoàn toàn mới và đã đạt được 27 kỷ lục thế giới giữa tháng mười 1986 và tháng 12/1988, trong đó có kỷ lục về tốc độ leo cao (time-to-height).
    Các đặc trưng thể hiện
    [table]T-10-1[/table]SU-27[tab]SU-33</hr>SU-34</hr>SU-35
    Máy phát điện</hr>2 x AL-21F3</hr>2 x AL-31F</hr>2 x AL-35F</hr>2 x AL35F</hr>2 x AL-35F
    </hr></hr></hr>or AL-31MF</hr>or AL-31MF</hr>or AL-31MF
    Động cơ mỗi bên</hr>11,220kg</hr>12,522kg</hr>14,029kg</hr>14,029kg</hr>14,029kg
    Sải cánh</hr>14.8m</hr>14.8m</hr>14.8m</hr>14.8m</hr>15.1m
    Chiều cao</hr>5.92m</hr>5.98m</hr>5.95m</hr>5.95m</hr>6.42m
    Trọng lượng </hr>25,786kg</hr>30,000kg</hr>30,000 kg</hr>44,400kg
    cất cánh tối đa
    Các biến thể của Flanker
    Hầu hết các phi cơ chiến thuật huyền thoại đều có chung một nét tiêu biểu, đó là sự đa năng. Flanker không phải là một ngoại lệ, với nhiều các biến thể xuất hiện. Thông thường, các biến thể của các máy bay được xác định bởi chữ cái được thêm vào sau tên thiết kế, như F-16A, F-16B, F-16C vv? thì Sukhoi thậm chí đã bỏ đi quy luật này, và cho mỗi biến thể một tên mới. Một vài vụ mua bán đặt ra yêu cầu riêng đòi hỏi phải có một biến thể là một loại máy bay hoàn toàn khác, với mong muốn cải thiện ngân sách trong nước cũng như vấn đề ngoại thương. Các quốc gia dùng Flanker lúc đó gồm Belarus, Ukraine, Nga, Ấn độ và Trung Quốc.
    Su-30: ban đầu gọi là Su-27PU, là một phiên bản cải tiến của máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi Su-27UB. Khác với Su-27UB, Su-30 là loại máy bay được dùng để chiến đấu thật. Nó rất hiệu quả với các nhiệm vụ kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ, và thường hoạt động như là các máy bay tuần tiễu.
    Su-30MK: Đây là một phiên bản cải tiến của Su-30, với sự tối ưu về độ điều khiển chính xác của đạn dược, tầm điều khiển lên đến 120 km. Su-30MK cũng có các sự cải tiến về hệ thống dẫn đường và định vị.
    Su-33: Thiết kế ban đầu là Su-27K, là một biến thể chuyên dụng cho hàng không mẫu hạm. Bổ sung thêm hai cánh vịt phía trước để tăng khả năng cất hạ cánh, Su-27K cất cánh lần đầu tiên năm 1985. Với cái mõm đuôi ngắn hơn, để giảm rủi ro cho va chạm ở đuôi khi hạ cánh với góc hạ lớn, giảm không gian cho thiết bị phòng thủ (gồm các bộ phóng dải nhiễu và pháo nhiệt hồng ngoại). Trong khi Su-27 được thiết kế chủ yếu cho mục đích đánh chặn, thì Su-33 là máy bay đa năng (một yêu cầu khi hoạt động xa hạm đội). Su-33 đem lại một sự mở rộng hơn về hệ thống điện tử và cấu trúc buồng lái của Su-27.
    Su-34: còn gọi là Su-32FN, là loại máy bay hai ghế ngồi (nằm cạnh/ngang nhau), và là máy bay tiêm-cường kích đánh cả đêm lẫn ngày, thay thế cho MiG-27, Su-17 và Su-24. Su-34 cất cánh lần đầu vào 18, Tháng Mười Hai, 1993. Các cánh vịt đã tăng cường khả năng bay lượn, và một cái mõm đuôi dài hơn gá ở phía sau đối mặt với hệ thống dẫn tên lửa. Các đặc trưng này đã đem lại một buồng lái bằng kính (glass ****pit, chỉ buồng lái có nhiều màn hình) cùng với nhiều máy đo analog. Bên cạnh việc có một hệ thống thoát hiểm đặc biệt, một radar dò địa hình, máy bay này còn thực sự có một toilet và một chỗ ngủ trên đó.
    Su-35: Thiết kế ban đầu là Su-27M, là một biến thể đa nhiệm của Su-27 với các cải tiến về điều khiển điện tử; một buồng lái bằng kính thay thế cho các thiết bị analog truyền thống, với nhiều màn hình đa năng và các máy đo số. Sự sụp đổ của liên bang Soviết đã cản trở sự phát triển của Su-35, các nguyên mẫu của nó vẫn được trình diễn đều đặn tại các airshow quốc tế.
    Su-37: Xuất hiện tại nhiều airshow, là biến thể của Su-35 với một cặp động cơ định hướng để lượn tại tốc độ thấp. Người Nga đã khẳng định đây thậm chí sẽ trở thành một biến thể hoạt động tiêu chuẩn nhất.

    Phần sau sẽ giới thiệu về buồng lái và các máy đo của Flanker
    Xin lỗi, có bác nào hướng dẫn hộ em cách tạo một table bằng cái mã diễn đàn khỉ gió này được ko cái.


    Tằng tằng tằng, ợh...


    Được ak74 sửa chữa / chuyển vào 07:00 ngày 01/06/2003

    Được ak74 sửa chữa / chuyển vào 07:05 ngày 01/06/2003
  2. naval_flanker

    naval_flanker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Buồng lái
    Buồng lái của Su-27 có thể được chia làm hai phần chính: bảng điều khiển và màn hình trực thị (heads-up display, HUD). Bảng này chứa hầu hết các dụng cụ đo hàng không. HUD thì hiển thị các thông tin dẫn hướng và chiến đấu chính; chi tiết sẽ trình bày bên dưới. Một số lượng các bộ chỉ thị, nút bấm và cần gạt, gồm có bộ chỉnh van tiết lưu nằm ở bảng bên của buồng lái.
    Bảng điều khiển
    Các dụng cụ đo hàng không
    Bộ chỉ thị trọng lực G Meter và góc tấn công AOA
    Nằm ở phía trên bên trái của bảng điều khiển. AOA phân giải từ 20 đến 40 độ. Còn máy đo G phân ly là mỗi 2 G và từ -4 đến 10 lần gia tốc trọng trường tĩnh.
    Bộ chỉ thị tốc độ và Mach ASI
    Nằm ở bên phải G Meter và hiển thị tốc độ tức thì IAS và số Mach tương ứng. Trong khi tốc độ thực (true airspeed ?" TAS) đo tốc độ của máy bay với một mốc cố định, thì IAS lại quan tâm đến sự thay đổi áp suất tại độ cao và cách mà nó ảnh hưởng đến đường bay. So với mặt biển thì TAS và IAS là như nhau. Tại độ cao lớn, IAS nhỏ hơn nhiều TAS vì áp suất thấp. Flanker bay tại 350km/hr IAS mà vẫn có các đặc trưng bay tại bất kỳ một đô cao nào. Nói cách khác, IAS quan tâm đến sự giảm áp tại độ cao lớn kéo theo giảm lực nâng trên cánh. Kết quả là, IAS cung cấp một số đo gần như hằng số cho tốc độ thăng bằng tối thiểu (stall speed), bất kể tại độ cao nào.
    Độ phân giải của ASI là từ 0 tới 1600 km/h và là không tuyến tính (giá trị của độ phân ly tăng theo độ tăng của tốc độ). Bộ chỉ thị Mach ba chữ số cho biết tỉ lệ của TAS với tốc độ âm thanh tại điều kiện bay nhất định.
    Bộ chỉ thị độ cao tương đối
    Nằm dưới G Meter và AOA indicator. Cho biết độ cao so với địa hình. Dải đo là 0 đến 1000 mét và không tuyến tính với độ phân ly cao khi độ cao thấp để tăng độ chính xác
    Bộ chỉ thị độ cao tuyệt đối
    Nằm dưới ASI, đo độ cao so với mặt biển. Kim nhỏ thuộc vòng tròn trong đo từ 0 đến 30km. Kim lớn thuộc vòng ngoài đo từ 0 đến 1000m.
    Bộ chỉ thị góc nâng cánh trước
    Bên trái của bộ đo độ cao tương đối. Phần trắng chỉ thị vị trí của mấu nâng (phần trước của cánh chính có thể nâng/hạ được). Mấu này được điểu khiển tự động để có được góc tối ưu tuỳ theo độ cao, AOA, tốc độ, trọng lượng?
    Màn hình trạng thái vật lý
    Phía dưới bên trái của bảng điều khiển, cho biết thông tin về càng hạ cánh, flap-mấu cánh sau, mấu cản chống rung anti-FOD, không hãm và dù hãm (với Su-33 là móc đuôi).
    Đồng hồ giờ
    Gồm một cái đồng hồ bình thường, một đồng hồ đo giờ bay, và một đồng hồ đếm ngược.
    Bộ cảm biến Variometer
    Cho biết tốc độ leo và tốc độ quay. Tốc độ leo phân giải từ 200m/s (leo) đến ?"200m/s (cắm). Tốc độ quay phân giải từ 3độ/giây trái tới 3 độ/giây phải.

    Tằng tằng tằng, ợh...
  3. naval_flanker

    naval_flanker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0


    Tằng tằng tằng, ợh...

Chia sẻ trang này