1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Fran?Đois Truffaut và phong trào Làn sóng mỏằ>i

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi MFC_Cinema, 08/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MFC_Cinema

    MFC_Cinema Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    FranĐois Truffaut và phong trào Làn sóng mỏằ>i



    FranĐois Truffaut
    FranĐois Truffaut sinh ra tỏĂi Pari nfm 1932. "ng trỏÊi qua mỏằTt cuỏằTc sỏằ'ng không lỏƠy gơ làm hỏĂnh phúc trong vỏằ>i gia 'ơnh và 'iỏằu 'ó khiỏn cho ông tơm lỏằ'i thoĂt bỏng cĂch thặỏằng xuyên trỏằ'n khỏằi nhà 'ỏằf tỏằ>i rỏĂp chiỏu bóng. Khi mỏằ>i 14 tuỏằ.i ông 'Ê phỏÊi bỏằ hỏằc 'ỏằf làm thuê trong mỏằTt nhà mĂy, tuy nhiên tơnh yêu vỏằ>i 'iỏằ?n ỏÊnh vỏôn hiỏằ?n hỏằu trong ông. Truffaut gia nhỏưp quÂn 'ỏằTi PhĂp nfm 1951, nhặng ông bỏằc khi tiỏằfu 'oàn cỏằĐa mơnh sang chiỏn trặỏằng Đông DặặĂng. Sau 'ó ông bỏằi thỏằc sỏằ là õ?otĂc giỏÊõ? cỏằĐa bỏằT phim (chỏằâ không phỏÊi là ngặỏằi viỏt kỏằi và bỏằT phim này 'Ê 'ặa Truffaut vào hàng ngâ nhỏằng 'ỏĂo diỏằ.n triỏằfn vỏằng nhỏƠt cỏằĐa phong trao õ?oLàn sóng mỏằ>i cỏằĐa PhĂpõ?. Nhỏằng 'ỏĂo diỏằ.n và cĂc nhà phê bơnh thuỏằTc phong trào này chỏằ? trưch khuynh hặỏằ>ng chỏằĐ 'ỏĂo õ?otruyỏằn thỏằ'ng 'Ănh giĂ chỏƠt lặỏằÊngõ? (quality tra***ion) cỏằĐa 'iỏằ?n ỏÊnh PhĂp là quĂ cÂu nỏằ? và ràng buỏằTc.
    CĂc bỏằT phim thuỏằY ban 'ỏĐu cỏằĐa cĂc 'ỏĂo diỏằ.n này có sỏằ giỏằ'ng nhau trong cĂch tiỏp cỏưn ưt cÂu nỏằ? hơnh thỏằâc 'ỏằ'i vỏằ>i cĂc õ?othông lỏằ?õ? cỏằĐa 'iỏằ?n ỏÊnh chưnh thỏằ'ng, mỏằTt phong cĂch biên tỏưp tỏằ do, và nhỏằng kỏằc khi ông qua 'ỏằi nfm 1984 vơ bỏằ?nh ung thặ, ỏằY thỏằi 'iỏằfm sung sỏằâc nhỏƠt trong sỏằ nghiỏằ?p cỏằĐa mơnh.


    Được lamthanh_hn sửa chữa / chuyển vào 08:23 ngày 17/12/2004
  2. MFC_Cinema

    MFC_Cinema Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0

    Những bộ phim
    BỐN TRĂM CÚ ĐẤM / THE 400 BLOWS (1959)
    Dựa theo chính tuổi thơ dữ dội của đạo diễn, phim Bốn trăm cú đấm khắc họa một cách lạnh lùng, không chút tình cảm về những bậc cha mẹ thờ ơ, những thầy cô giáo nhẫn tâm, về những lỗi lầm và cảm giác buồn đau do phải sống cô đơn đối lập với thế giới. Nhân vật chính Antoine Doinel quả là sự kết hợp của hai tính cách hấp dẫn: Truffaut và diễn viên trẻ Jean-Pierre Léaud. Trong quá trình làm phim, Truffaut khuyến khích Léaud (con người cô đơn xa lánh xã hội) nên nói lời lẽ của chính bản thân mình, chứ không bám sát theo kịch bản. Kết quả đã đạt được mục đích đúng như Truffaut đã nói là ?okhông khắc họa lớp trẻ theo cách nhìn của mối hoài niệm đầy tình cảm, mà bộc lộ những nếm trải đau đớn đúng như bản thân nó?.
    ?oBốn trăm cú đấm? là một trong những bộ phim gây xúc động mãnh liệt nhất về một cậu bé thiếu niên? ?" Roger Ebert
    BẮN NGƯỜI NHẠC CÔNG DƯƠNG CẦM (1960)
    Với bộ phim thứ hai của mình là BẮN NGƯỜI NHẠC CÔNG DƯƠNG CẦM, Truffaut đã chủ ý thể hiện rằng bộ phim này khác xa so với bộ phim đầu tiên đã được đón nhận nồng nhiệt của mình là BỐN TRĂM CÚ ĐẤM. Trong khi bộ phim Bốn trăm cú đấm mang nhiều xúc cảm, có tính thực tế và đặc biệt mang tính tự truyện mạnh mẽ, thì ?oBắn người nhạc công dương cầm? lại là một câu chuyện kỳ cục, với những nhân vật đáng chê trách, một bộ phim hạng ?oB? trong thế giới ?ofilm noir? với những tên tội phạm và những kẻ chạy trốn.
    Kịch bản phim được chuyển thể một cách tự do dựa theo một tiểu thuyết rẻ tiền về tội phạm của tác giả David Goodis. Bộ phim nói về một nhạc sĩ piano từng rất nổi tiếng (Charles Aznaour thủ vai), sau đó đã đoạn tuyệt với sự nghiệp của mình, rồi cuối cùng lại chơi đàn cho một quán bar rẻ tiền ở Paris. Bị lôi kéo bởi những người anh em trai của mình vốn là những kẻ lưu manh, chàng nghệ sĩ đã liên luỵ vào một vụ trả thù của giới xã hội đen và cuối cùng anh và người tình của mình- là tiếp viên trong cùng một quán ba- đã rơi vào một vụ bắt cóc và đấu súng mang tính dây chuyền và đầy lố bịch.
    Do bị hạn hẹp về tài chính, Truffaut và đoàn làm phim quay ngay trên đường phố và thường xuyên phải điều chỉnh và phát triển kịch bản trong quá trình quay phim. Việc triển khai câu chuyện một cách tuỳ hứng và tự do như vậy lại thành công với những đoạn làm biến đổi tâm trạng một cách bất ngờ và những câu hát vè không ý nghĩa mà nhiều câu trong đó sau này được sử dụng trong bài ?oReservoir Dogs? của Quentin Tarntio.
    JULES và JIM (1962)
    Sau tác phẩm BỐN TRĂM CÚ ĐẤM mang tính tự truyện và tập trung vào đề tài trẻ em và tác phẩm tiên phong mang tính tuỳ hứng BẮN NGƯỜI NHẠC CÔNG DƯƠNG CẦM, thì JULES VÀ JIM mang dấu hiệu của một sự cố gắng mang tính ?ongười lớn? hơn mà vẫn không mất đi tính chất trẻ trung và đột phát của phong trào ?oSóng mới? mà Truffaut và bạn của ông đã khởi xướng.
    Chủ đề bộ phim thứ ba của Truffaut, phim Jules và Jim là quan hệ tình yêu tay ba. Câu chuyện này nếu rơi vào tay một đạo diễn nào khác, thì có thể trở nên tầm thường. Đó là câu chuyện về hai người bạn thân, anh chàng người Đức là Jules (Oscar Werner) và anh chàng người Pháp là Jim (Henri Serre) cùng yêu Catherine (Jeanne Moreau). Nhưng Jules đã cưới nàng và đưa nàng về Đức. Chiến tranh Thế giới thứ Nhất làm cho hai người bạn càng thêm cách trở. Rồi sau những năm thù nghịch, khi họ lại gặp nhau, thì Catherine quyết định thay đổi bạn đời .
    Tuy câu chuyện xúc động về tình bạn và tình yêu của Truffaut sử dụng nhiều mô-típ của các phim trước đó (như Đứa trẻ của Chaplin, các phim của Jean Renoir), nhưng đó là một tác phẩm điện ảnh độc đáo. Truffaut sử dụng hàng loạt thủ pháp điện ảnh, kể cả những đoạn phim thời sự và những bức ảnh chọn ra từ những phim khác để biểu hiện sự chuyển biến tâm trạng của các nhân vật và cốt truyện.
    Giọng ca rất dễ thương của Jeanne Moreau trong bài hát Le Tourbillon là khoảnh khắc đáng ghi nhớ.
    ?oHãy nhìn Moreau! Xem cô ấy mới đẹp làm sao! Truffaut đã đem lòng yêu cô ấy. JULES VÀ JIM được xây dựng trên tình yêu nàu ?" bộ phim đã không thể được xây dựng nếu thiếu niềm hạnh phúc hiển nhiên của người đạo diễn khi được làm phim với nữ diễn viên của mình, họ đã truyền cho nhau sức mạnh? ?" Jean ?" Michel Froden, Le Monde
    NHỮNG NỤ HÔN TRỘM (1968)
    Đây là một hài kịch tình cảm đầy sức quyến rũ. Cậu bé Antoine Doinel (đã xuất hiện trong phim BỐN TRĂM CÚ ĐẤM) tình cờ nhận một việc làm với tư cách là một thám tử tư và anh ta yêu luôn vợ của thân chủ của mình một cách cuồng nhiệt. Bộ phim bao gồm các chương tách biệt và mỗi chương đều hoàn hảo, và Paris chưa bao giờ hẫp dẫn một cách kỳ lạ đến thế.
    Bộ phim dành cho Henri Langlói, chủ nhiệm Câu lạc bộ Điện ảnh Paris, người suýt bị DeGaulle buộc thôi việc, bộ phim NHỮNG NỤ HÔN TRỘM được làm vào thời vian có những biến động về chính trị năm 1968 khi mà Truffaut cũng bị trực tiếp dính líu. Nhưng bản thân bộ phim lại mang vào thời điểm sóng gió ấy một sự thanh bình đáng kinh ngạc, nó đã biến sự bất ổn, đau thương thành một tác trữ tình mang âm điệu buồn.
    NGÀY THAY ĐÊM (ĐÊM HOA KỲ) (1973)
    Đây là một trong những hài kịch thú vị và quyến rũ nhất của Truffaut. ĐÊM HOA KỲ là món quà tình yêu của nhà đạo diễn này cho sự nghiệp quay phim. Bộ phim được xây dựng từ tình yêu của ông đối với ?osự ảo tưởng trong điện ảnh?, câu chuyện nói lên những rắc rối tình cảm, những khó khăn về hậu cần, cũng như những khoảnh khắc hân hoan tột cùng trong quá trình làm một bộ phim có vẻ ngớ ngẩn mang tên ?oHãy gặp Pamela?.
    Về cơ bản, bộ phim là nơi chứa đựng một loạt những yếu tố khôi hài và nói lên về những gì thực tế diễn ra sau phim trường. Quý bà Valentina Cortese làm cho mọi người mất hết cả kiên nhẫn khi luôn quên lời thoại của mình, một con mèo nhất định không chịu liễm sữa như đã dàn dựng trong kịch bản, còn anh chàng Jean Pierre Leaud thì cứ chốc chốc lại giở chứng của một cậu thanh niên chưa vợ. Sự khôn ngoan một các. Sự thông thái lịch thiệp, xen lẫn giữa ngọt ngào và đau khổ, là tư tưởng chủ đạo của bộ phim, ở đó các đội ngũ diễn viên cùng nhau chia sẻ và trải qua những kinh nghiệm trong cuộc sống, tình yêu và sự mất mát.
    Đặc biệt, với sự diễn xuất của bản thân Trufautt, ĐÊM HOA KỲ là một trong những bộ phim hay nhất từ trước đến nay về công nghệ làm phim.
    Năm 1973, ĐÊM HOA KỲ đoạt giải Academy Award dành cho phim nói tiêng nước ngaòi hay nhất.
    TIỀN TIÊU VẶT (1976)
    Theo xu hướng ?olàn sóng mới?, Francois Truffaut thể hiệân tình yêu đối với trẻ em và đối với điện ảnh trong bộ phim nói về niềm vui, khát vọng, những nỗi đau và sự kỳ diệu của tuổi thơ.
    Ở Thiers, một thị trấn cổ của Pháp, đường phố ồn ào với tiếng cười đùa của đám trẻ. Trong khi phần lớn trẻ em đùa giỡn với những con vật hoặc lần đầu cắp sách đi học, thì có những em đang sống vất vưởng ngoài đường. Có những con người cảm thông với tình cảnh đói khổ của trẻ, đã đem đồ ăn đến cho các em. Có người tỏ lòng thương yêu những đứa trẻ sống bơ vơ.
    Truffaut đã thu thập những mẩu chuyện này qua tai nghe mắt thấy hoặc lượm ra từ báo chí. Có những cảnh ông dựa theo quá khứ của bản thân, như cảnh về nụ hôn đầu tiên của chú bé.
    Truffaut đã tuyển ra những diễn viên trẻ em từ trong số 300 em ở thị trấn Thiers đến dự cuộc thi tuyển. Với sự hồn nhiên và sức sống tươi trẻ, các trẻ em đã mở rộng tâm hồn ra trước những cảm nhận của Truffaut và ông đã truyền cảm những câu chuyện của chúng đến cho chúng ta với phong cách đầy tính nhân văn vốn là nét nổi bật trong nghệ thuật của ông.
    ?oNhững cậu bé trong phim TIỀN TIÊU VẶT, giống như Antoine Doinel trong phim 400 CÚ ĐẤM và Victor, cậu bé được loài sói nuôi nấng trong phim ĐỨA TRẺ HOANG GIÃ, đã phản ứng lại với môi trường sống của chúng với cách phản ứng nhạy cảm nhất mà chúng có thể thể hiện. Những bộ phim này kể về những đứa trẻ với tư cách là những kẻ sống sót ?" cả về thể xác lẫn tinh thần. Sự hư hỏng của một số trong bọn trẻ là điều có thể nhìn thấy, nhưng đó không phải là ?omối quan tâm? của Trufautt?.
    - Nhà phê bình phim Wilhelm.
    CẬU BÉ HOANG GIÃ (1969)
    Dựa vào một câu chuyện có thật, CẬU BÉ HOANG GIÃ khai thác những tác động vì lợi ích của nền văn minh lên tình cảm và những đam mê hoang dại của một đứa trẻ lớn lên trong một khu rừng rậm và được nuôi nấng bởi những con sói. Bản thân Truffaut đóng một vai trò chính trong bọ phim (bộ phim này dành tặng cho Jean Piere Laud ?" một diễn viên trong phim 400 CÚ ĐẤM và NHỮNG NỤ HÔN TRỘM). Oâng đóng vai một nhà khoa học kiên nhẫn, người đã đóng vai trò quan trong trong việc đưa đứa trẻ từ tình trạng hoang giã đến với con người.
    CẬU BÉ HOANG GIÃ về cơ bản là một phiên bản nữa của bản tự truyện BỐN TRĂM CÚ ĐẤM của Trufautt, nhưng đoạn kết của phiên bản nêu ra rằng không phải tất cả những đứa trẻ bị đối xử tồi tệ trên thế giới này đều có thể vượt qua được những tổn hại mà chúng đã phải gánh chịu trước đó, dù bản năng của chúng hay người cưu mang chúng có trong trắng và cao quý đến mức nào đi chăng nữa.
    Được Sean sửa chữa / chuyển vào 18:20 ngày 16/12/2004
  3. neato

    neato Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Sao em chẳng đọc được gì cả
  4. timail

    timail Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/04/2001
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    0
    Sorry bà con vì lỗi font, các Mod sẽ chỉnh lại ngay thôi...
    Cái này bà con có thể đọc được nếu máy có cài font VNI_Time.

Chia sẻ trang này