Francis Poulenc (1899-1963) là một nhạc sĩ người Pháp nửa đầu thế kỉ 20. Poulenc là thành viên của nhóm Les Six (sáu người) - một nhóm nhạc sĩ Pháp vào thế kỉ 20 sáng tác âm nhạc với mục đích chống lại ảnh hưởng của 2 trường phái âm nhạc có ảnh hưởng mạnh đến âm nhạc Pháp thời kì bấy giờ: Trường phái hậu lãng mạn do Wagner khởi xướng và trường phái âm nhạc ấn tượng của Ravel và Debussy. Tuy nhiên âm nhạc của Poulenc không phải là không chịu ảnh hưởng của những trường phái này. Poulenc sinh ngày 7-1-1899 ở Paris. Mẹ Poulenc là một nghệ sĩ piano nghiệp dư. Poulenc chủ yếu tự học trong những năm tuổi trẻ. Có lẽ lần đầu tiên sáng tác của Poulenc là trong giai đoạn thực hiện nghĩa vụ quân sự của ông năm 1918. Poulenc bắt đầu học nhạc ở nhạc viện Paris nhưng đã không trụ lại được lâu ở nhạc viện danh tiếng này. Một trong những tác phẩm đầu tay của ông - "Rhapsody Negro" đã làm thầy giáo của Poulenc phật ý và không cho Poulenc tiếp tục học ở nhạc viện Paris nữa. Poulenc vẫn tiếp tục học nhạc với nhạc sĩ Charles Koechlin và nghệ sĩ piano nổi tiếng nguời Tây Ban Nha Ricardo Vines. Tuy có theo những chương trình học nhạc cụ thể nhưng suốt sự nghiệp sáng tác của mình, phong cách sáng tác của Poulenc rất đặc trưng do ông chủ yếu là tự học. Bản thân Poulenc hâm mộ và chịu ảnh hưởng của các nhạc sĩ Bartok, Stravinsky, Debussy và Ravel, Schoenberg và nhất là Erik Satie. Poulenc gặp các nhạc sĩ của phái Les Six từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Các nhạc sĩ khác của Les Six đều tuân theo phong cách sáng tác của Erik Satie: rõ ràng, đơn giản (thậm chí là tối giản), mang ảnh hưởng của âm nhạc cabaret-âm nhạc phòng trà của Pháp. Poulenc có 1 sáng tác nổi tiếng từ khá sớm: 3 bản perpetuum mobile (chuyển động liên tục) cho piano. Là một nghệ sĩ piano xuất sắc, các sáng tác giai đoạn đầu của Poulenc chủ yếu cho phím đàn piano. Các sáng tác giai đoạn này của Poulenc vừa mang cái chất hờ hững, vô tư điển hình của phái Les Six vừa sử dụng bút pháp hoà thanh độc đáo của các nhạc sĩ mà ông yêu thích như Stravinsky hoặc Bartok. Đời tư của Poulenc gây nhiều tranh cãi. Poulenc vẫn thường bị xem là một người kì quặc, sống phóng túng. Suốt cuộc đời mình Poulenc liên tục chịu sự ám ảnh về cái chết của những người bạn thân và khoảng từ những năm 30 Poulenc bắt đầu theo đạo Thiên Chúa và từ đó những sáng tác của ông cũng bắt đầu có sức nặng hơn, điển hình là bản Stabat Mater và nhiều mass, cantate. Poulenc là một nhạc sĩ quan trọng của thể loại mélodie-tác phẩm thanh nhạc của Pháp. Poulenc viết khoảng hơn 150 bài hát phổ thơ của các nhà thơ thuộc phái siêu thực đầu thế kỉ 20. Biệt tài của Poulenc không phải là khả năng viết giai điệu mà là khả năng làm âm nhạc "ôm chặt" nguyên tác thơ để diễn tả lời thơ một cách hiệu quả. Poulenc phổ nhạc được cho nhiều bài thơ rất khó. Có 2 ca sĩ mà sự nghiệp của họ gắn liền với sáng tác của Poulenc: baritone Pierre Bernac, một người chuyên biểu diễn lieder của Poulenc và soprano Denise Duval, một ca sĩ đã xuất hiện trong những lần ra mắt của những vở opera quan trọng của Poulenc. Poulenc qua đời ngày 30-1-1963 vì bệnh tim, để lại một kho tàng sáng tác khá lớn: 3 vở opera, khoảng 150 mélodie, nhiều tác phẩm cho piano và dàn nhạc, concerto cho 2 piano, concerto organ, concerto harpsichord, 4 bản sonat cho các nhạc cụ hơi với phần đệm piano, nhiều mass (với bản Stabat Mater nổi tiếng). Poulenc được nhớ đến với bút pháp rất đặc trưng, hài hước, mang tính chất của âm nhạc giảm thiểu, âm hưởng rất Pháp, khả năng phối khí rất độc đáo. Trong các tác phẩm thanh nhạc, Poulenc nổi tiếng với khả năng phổ nhạc xuất sắc. Poulenc là một nhạc sĩ nổi tiếng khi còn sống. Tác phẩm nổi tiếng nhất vào thời của Poulenc là 3 bản perpetuum mobile cho piano sáng tác năm 1918, được đạo diễn Alfred Hitch**** dùng trong bộ phim "The Rope" (Sợi dây). Ngày nay, tác phẩm được xem là xuất sắc nhất của Poulenc là vở opera "Dialogues des Carmelites" (Đối thoại của những người Carmelite) sáng tác vào năm 1957, dựa trên sự kiện có thật về lần xử tử 16 nữ tu sĩ dòng thiên chúa Carmel trong thời kì cách mạng tư sản Pháp. Được phucphan sửa chữa / chuyển vào 10:23 ngày 16/07/2006
Tranh của Gauguin Rapsodie Nègre Poulenc sáng tác bản "Rapsodie đen" vào năm 1917, đây là 1 trong những sáng tác hoàn thành đầu tiên của Poulenc và cũng có phần định hình bút pháp của Poulenc sau này. Bản Rapsodie 5 chương này được viết cho 1 giọng quãng trung, piano, tứ tấu dây, flute và clarinette. Trong lần biểu diễn đầu tiên, chính Poulenc là người đã hát phần viết cho giọng trung. Tác phẩm này của Poulenc được xem là một sáng tác thử nghiệm, bắt chước phong cách hội hoạ của hoạ sĩ nổi tiếng Paul Gauguin. Rapsodie đen được đề tặng Erik Satie, một thần tượng của Poulenc. Paul Vidal, thầy giáo của Poulenc sau khi nghe bản này đã đuổi Poulenc khỏi nhạc viện Paris. Theo lời Poulenc thì Vidal đã tuyên bố: "Bài viết của anh thật ghê tởm, tai tiếng...Anh muốn chạy theo nhóm Satie và Stravinsky chứ gì. Thế thì tạm biệt anh luôn." Stravinsky, sau khi nghe câu truyện sau bản Rapsodie kì quặc này đã giúp Poulenc in và phát hành nó. Nếu như phong cách hội hoạ của Gauguin dùng những mảng màu bẹt, rực rỡ, đơn giản thì bút pháp của "Rapsodie Nègre" mang những nét hoà thanh của phương đông, có sự lặp đi lặp lại của những mảng chủ đề đơn giản và mang đậm cái chất "exotic" điển hình của phong cách Gauguin. Nổi bật nhất ở tác phẩm này là chương 3 và chương 5, Poulenc phổ nhạc những âm thanh vô nghĩa, nghe như một lời cầu kinh của những người thổ dân: "Honolulu-potilama-Katimoko-Mosipolu-Ratakusi-Rapolama". Âm nhạc mang tính giảm thiểu, lặp đi lặp lại, phảng phất tính chất "barbarism" (dã man). Không thể coi "Rapsodie Negre" là kiệt tác hay một tác phẩm quan trọng nhưng cái chất vô tư, hững hờ, thuận hoà thanh của nó tiên báo cho phong cách một giai đoạn lớn trong sáng tác của Poulenc. Mezzo Anne Sofie von Otter, Bengt Forsberg và các nhạc công nhạc viện Paris. http://www.badongo.com/file/1067764 http://www.badongo.com/file/1067765 http://www.badongo.com/file/1067766 http://www.badongo.com/file/1067767 http://www.badongo.com/file/1067768 To lamthanhthuy: Host bán đồ gỗ chạy đuợc đấy. Bác phải đợi 2 chục giây với phải điền đúng text code là xong mà.
Một số tác phẩm thanh nhạc ngắn Mezzo-soprano/Soprano: Regine Crespin Piano: John Wustman Các tác phẩm thanh nhạc (mélodie) chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng sáng tác của Francis Poulenc. Poulenc viết hơn 100 tác phẩm mélodie, thường chia thành những chùm từ 3-10 bài hát. Từ việc chọn bài thơ đến việc chọn hoà thanh, bút pháp sáng tác, các mélodie của Poulenc đều thể hiện rõ tính anti-romantisme của nhóm Les Six. Bút pháp âm nhạc của Poulenc bám rất sát vào lời thơ và cái chất vô tư, hững hờ của Poulenc cho phép ông phổ nhạc cho những bài thơ rất khó. Các thể thơ mà Poulenc thường chọn là thể thơ siêu thực và trừu tượng. Để tiện theo dõi các mélodie này em sẽ cung cấp toàn bộ phần lời và dịch nghĩa (em dịch phô lắm). Các mélodie này âm vực đều không rộng nên 1 giọng cao hay trung đều có thể thể hiện mà không cần dịch chuyển giọng. Regine Crespin, soprano Pháp nổi tiếng sau thế chiến 2, mở đầu sự nghiệp là 1 soprano spinto/dramatico nhưng chuyển dần xuống mezzo-soprano trong những năm cuối của sự nghiệp biểu diễn. Một giọng hát dày, đầy đặn, rất Pháp. http://www.badongo.com/file/1101374 http://www.badongo.com/file/1101375 http://www.badongo.com/file/1101376 http://www.badongo.com/file/1101378 http://www.badongo.com/file/1101379 http://www.badongo.com/file/1101380 Thơ: Guillaume Apollinaire CHANSON D''ORKENISE - Bài ca tỉnh Orkenise Par les portes d''Orkenise Veut entrer un charretier. Par les portes d''Orkenise Veut sortir un va-nu-pieds. Những cánh cửa tỉnh Orkenise Một người kéo xe bò muốn vào Những cánh cửa tỉnh Orkenise Một người chân đất muốn buớc ra Et les gardes de la ville Courant sus au va-nu-pieds: "Qu''emportes-tu de la ville?" "J''y laisse mon coeur entier." Những người gác cổng Chạy đến người đi chân đất: "Cậu đem cái gì ra khỏi thành phố vậy?" "Tôi để cả trái tim của tôi ở đó" Et les gardes de la ville Courant sus au charretier: "Qu''apportes-tu dans la ville?" "Mon coeur pour me marier." Những người gác cổng Chạy đến người kéo xe bò "Anh đem cái gì vào thành phố vậy?" "Tôi đem theo trái tim của tôi và tôi sẽ cưới vợ" Que de coeurs dans Orkenise! Les gardes riaient, riaient, Va-nu-pieds, la route est grise, L''amour grise, ô charretier. Những anh lính gác cười với nhau Có nhiều trái tim ở Orkenise quá Hỡi anh đi chân đất, con đường phía trước thật ảm đạm Hỡi anh kéo xe bò, tình yêu làm con người say mê. Les beaux gardes de la ville Tricotaient superbement; Puis les portes de la ville Se fermèrent lentement. Những anh lính gác bảnh bao Cùng buớc qua một cách kiêu hãnh Và những cánh cửa của thành phố Từ từ đóng lại HÔTEL - Khách sạn Ma chambre a la forme d''une cage, Le soleil passe son bras par la fenêtre. Mais moi qui veux fumer pour faire des mirages J''allume au feu du jour ma cigarette. Je ne veux pas travailler - je veux fumer. Căn phòng của tôi như một cái chuồng Ánh mặt trời chiếu qua cửa sổ như một cánh tay mở rộng Nhưng tôi muốn hút thuốc để tạo ra những ảo ảnh Tôi châm điếu thuốc từ sáng sớm. Tôi không muốn làm việc. Tôi muốn hút thuốc. Thơ: Maurice Carême LE CARAFON - Cái bình con (bài này làm em nghĩ đến lão phù thuỷ của box mình) "Pourquoi, se plaignait la carafe n''aurais je pas un carafon Au zoo, madame la Girafe n''a-t''-elle pas un girafon?" Cái bình nước than vãn Sao tôi lại không thể có một cái bình con Ở vườn thú, cô hươu cao cổ Chẳng có một chú hươu con đấy ư Un sorcier qui passait par là à cheval sur un phonographe enregistra la belle voix de soprano de la carafe et la fit entendre à Merlin Một lão phù thuỷ đi qua đó Cưỡi một cái máy ghi âm Ghi lại chất giọng soprano tuyệt đẹp của cái bình nước Và đưa bản ghi âm cho thầy phù thuỷ Merlin "Fort bien, *** celui ci, fort bien" Il frappa trois fois dans les mains et la dame de la maison se demande encore pourquoi elle trouva, ce matin là un joli petit carafon blotti tout contre la carafe ainsi qu''au zoo, le girafon pose son long cou fragile et long sur le flanc clair de la girafe Được, lão phù thuỷ gật gù Hắn vỗ tay 3 phát Và đến hôm nay bà chủ quán vẫn băn khoăn Vì sao sáng hôm đó Bà ta nhìn thấy một cái bình con Náu mình bên cái bình nước Như ở vườn thú, con hươu con đặt cái cổ dài và yếu Lên làn da sáng màu của con hươu cao cổ
Les Gars qui vont à la fête - Những gã đi hội làng Thơ: Maurice Fombeure les Gars qui vont à la fete ont mis la fleur au chapeau pour y boire chopinette y gouter le vin nouveau y tirer la carabine y sucer le berlingot les Gars qui vont à la fete ont mis la fleur au chapeau Những gã đi hội làng Đã cài một bông hoa lên mũ Để đi uống bia Uống rượu vang mới Đi bắn súng cacbin Đi mút kẹo mạch nha Những gã đi hội làng Đã cài một bông hoa lên mũ Sont rasés à la cuiller sont raclés dessous la peau ont passé la blouse neuve le faux-col en cellulo les Gars qui vont à la fete ont mis la fleur au chapeau Mấy gã cạo râu nhẵn thín Cạo đến trơ cả xương Mấy gã đã cài lên mấy cái áo mới Cái faux-col bằng cellulo Những gã đi hội làng Đã cài một bông hoa lên mũ Y faire danser les filles Chez Julien le violoneur des polkas et des quadrilles et le pas des patineurs Le piston, la clarinette attendrissent les costauds les Gars qui vont à la fete ont mis la fleur au chapeau Các gã cùng nhảy với các thôn nữ Ở nhà Julien, bác thợ làm vĩ cầm Những điệu polka và quadrille Và bước nhảy của những người trượt patin Tiếng kèn cor và clarinette Làm nóng trái tim sắt đá của mấy gã Những gã đi hội làng Đã cài một bông hoa lên mũ Quand ils ont bu, se disputent et se cognent sous la peau puis vont culbuter les filles au fossé sous les ormeaux les Gars qui vont à la fete ont mis la fleur au chapeau Khi mấy gã say, bắt đầu cãi nhau Rồi đánh nhau xước hết da Rồi vật ngã mấy thôn nữ Xuống cái mương dưới cây đu Những gã đi hội làng Đã cài một bông hoa lên mũ Reboivent puis se rebattent jusqu''au chant du premier jô le lendemain on en trouve sont dormis dans le ruisseau les Gars qui vont à la fete ont mis la fleur au chapeau les Gars qui vont à la fete chapeau... Lại uống rồi lại đánh nhau Cho đến mờ sáng ngày hôm sau Ngày hôm sau người ta thấy vài gã Ngủ ngật nguỡng dưới suối Những gã đi hội làng Đã cài một bông hoa lên mũ Những gã đi hội làng Cái mũ...
Hai bài thơ của Louis Aragon C - Bài thơ được đặt tên như vậy vì mọi dòng thơ đều kết thúc bằng một âm "xê" (C). Bài thơ thể hiện sự tẻ nhạt và buồn chán của cuộc sống ở Pháp trong những năm chiến tranh. J''ai traversé les ponts de Cé - Tôi đã đi qua những chiếc cầu hình chữ C C''est là que tout a commencé - Đó là nơi mọi thứ bắt đầu Une chanson des temps passés - Một bài hát của những thuở xưa Parle d''un chevalier blessé - Kể về một kị sĩ bị thương D''une rose sur la chaussée - Kể về một bông hồng trên ngưỡng cửa Et d''un corsage délacé - Kể về một vạt áo tung bay Du chateau d''un duc insensé - Kể về lâu đài của một bá tước điên cuồng Et des cygnes dans les fossés - Kể về những cánh thiên nga trên hào nước De la prairie où vient danser - Kể về cánh thảo nguyên Une éternelle fiancée - Nơi một cô gái đến nhảy múa Et j''ai bu comme un lait glacé Le long lai des gloires faussées -Và tôi đã uống bài ca của những vinh quang đã qua như uống một cốc sữa lạnh La Loire emporte mes pensées - Dòng sông Loire đem theo những suy nghĩ của tôi Avec les voitures versées - (???) Et les armes mal effacées - Và những giọt nước mắt không thể xoá đi Ô ma France, ô ma délaissée - Ôi nước Pháp của tôi, đất nước bị bỏ rơi J''ai traversé les ponts de Cé. - Tôi đã đi qua những cây cầu hình chữ C. Fetes galantes - Ngày hội tình tứ Bài thơ miêu tả sự lộn xộn của xã hội sau những năm chiến tranh. Bài thơ liên tục mở đầu bằng những từ "On voit..." (người ta nhìn thấy) và những hình ảnh rất nực cười: những bá tước đi xe đạp, những tên đồng cô, những người chết đuối dưới cây cầu, những người bán giầy thất nghiệp, những nguời soi trứng ngồi ngáp ngắn ngáp dài và bài thơ kết thúc bằng 2 câu: "Người ta nhìn thấy những giá trị đạo đức bị suy đồi và cuộc sống trôi đi vô nghĩa": On voit des marquis sur des bicyclettes On voit des marlous en cheval jupon On voit des morveux avec des voilettes On voit des pompiers brûler les pompons On voit des mots jetés à la voirie On voit des mots élevés au pavois On voit les pieds des enfants de Marie On voit le dos des diseuses à voix On voit des voitures à gazogène On voit aussi des voitures à bras On voit des lascars que les longs nez gênent On voit des coïons de dix-huit carats On voit ici ce que l''on voit ailleurs On voit des demoiselles dévoyées On voit des voyous, on voit des voyeurs On voit sous les ponts passer des noyés On voit chômer les marchands de chaussures On voit mourir d''ennui les mireurs d''oeufs On voit péricliter les valeurs sûres Et fuir la vie à la six-quatre-deux.