1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Franz Schubert.

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi home_nguoikechuyen, 04/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Franz Schubert.

    Sưu tầm
    * * *

    Thoát ly ...
    Schubert sinh ngày 31 tháng giêng năm 1797 tại Lichtenthal thuộc ngoại ô Vienna, Áo quốc. Gia đình ông có 14 người con nhưng chín trong số này đã chết từ khi còn nhỏ. FS khoác áo mang số 13, một con số định mạng !

    Thuở thiếu thời, FS theo học ở trường làng cho mãi tới hết trung học, đọc thơ văn cổ điển lúc này, năng khiếu âm nhạc nở rộ và bắt đầu viết nhạc khá thành công, nhờ thế được Salieri thu nhận làm học trò một thời gian ngắn (Salieri là soạn nhạc gia người Ý, nổi tiếng trong lãnh vực Opera) Tuy vậy cha ông, một thày giáo chân chính, lại muốn ông nối nghiệp nhà. FS phải vào trường của cha giữ chân phụ giáo và tối tối vẫn tiếp tục sáng tác : La Messe en fa majeur viết tặng mối tình đầu (và có lẽ duy nhứt) Thérèse Grob, lieders Marguerites au rouet (1814) và Le Roi des aulnes (1815) rất nhiều tấu khúc cho dương cầm và symphonies. Bản symphony bất tử Erlkonig op 1 (the Earl king) được viết vào năm này, như điềm báo trước một tai ương !
    Vào năm 1818, FS giã từ thước kẻ và bảng phấn, giã từ luôn mái ấm gia đình, vào thành phố tá túc tại nhà Schober, một người bạn nối khố.

    ... giang hồ.
    Phong cách mới của FS là sống thảnh thơi và không mảy may bận tâm gì khác ngoài chuyện sáng tác. Ông hoàn toàn không xuất hiện trong những buổi hoà nhạc trước công chúng, phần vì nhút nhát phần vì không tha thiết tới tiếng tăm. Nhạc được ông viết ra bằng những rung động đích thực từ tâm hồn, chớ không hề có mục đích mưu sinh hay biểu diễn để thiên hạ lé mắt và nể phục.
    Lửng lơ bên ngoài cuộc sống kiểu đó nên FS nghèo rớt mồng tơi. Lợi tức duy nhứt là từ chuyện phát hành các sáng tác, mà than ơi, việc in ấn này lại không nhiều. Các bạn bè ái mộ tự động quyên góp nuôi ông, nhạc sĩ cứ việc tà tà soạn nhạc !

    Thì có hề chi !
    Ông vốn bình dị. Thức dậy buổi sáng, viết nhạc, rồi thong thả mò ra quán uống rượu bia, đọc báo và đấu láo. Tại đây nếu cảm hứng tuôn ra, ông lượm mảnh giấy vụn đâu đó rồi ghi vào (Phần lớn những tác phẩm nhẹ nhàng, những lieders và những tấu khúc cho dương cầm đã được viết bằng cách này) chúng sẽ được trình diễn trong những tối họp mặt thân hữu. Những buổi văn nghệ bỏ túi này khi ấy tạo thành cái mode thời thượng có tên là ... Schubertiades.
    Schubert, bản tánh rụt rè nhút nhát và đầy mặc cảm, vào dịp này như cá gặp nước, tha hồ vẫy vùng. Quậy kiểu đó thì đương nhiên mệt đứ đừ và khả năng sáng tác do đó chậm lại. Đây là thời điểm của 7 bản sonates, của các quartuos, của otario Lazarre (còn có tên Lễ tái sinh)... Hậu quả là một số trước tác bị dang dở, trong số đó có những operas và bài symphonie en si mineur số 8 nổi tiếng (bản giao hưởng dang dở unfinished...)
    Năm 26 tuổi, sức khoẻ của FS tuột dốc vì chứng nhức đầu kinh niên dữ dội. Lục lọi hồ sơ bệnh lý thì nghe nói ông bị Treponema pallidum vào thời kỳ thứ ba, ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Nhức đầu và dang dở các sáng tác là vậy chăng ??

    Lẻ loi và cô độc
    FS viết những valses sentimentales cho các Schubertinades, soạn phẩm Rosamunde op. 26 rất được tán thưởng trong vòng bè bạn.
    Nhưng ...
    Nhạc của FS thường da diết và có khi còn nhuốm chút tuyệt vọng, thành ra không hợp thị hiếu lúc bấy giờ. Các nhà xuất bản sợ lỗ lã nên sanh ngần ngại. Bạn bè nhờ vả mãi cũng chướng, FS ngày càng cô đơn. Trong buồn khổ ông đã viết những tuyệt phẩm, chứng tỏ năng tài vượt bực : Piano Sonatas , Fantasie en fa cho piano duo, Quintet cho cello duo, Messe en si bemol majeur (khác với bản viết tặng mối tình đầu đã kể ở trên) và một số lieders khác.
    Rồi ông đuối sức ...
    Thần tượng của FS là Beethoven (Beethoven 1770-1827 là cái cầu nối của hai thời kỳ Cổ điển và Lãng-mạn. Sẽ có bài viết về Beethoven sau) Trước khi chết, nguyện vọng cuối cùng của FS là được chôn cạnh Beethoven, và nguyện vọng này thành tựu.
    FS mất 1828. Ông chết vì bệnh thương hàn (Typhoid) và tới khi chết vẫn độc thân !

    Quân vương - King of Lieders.
    Về thể loại lieders chưa ai qua mặt được FS, cả phẩm lẫn lượng, tổng cộng hơn 600 bài. Các bản lieders được FS viết dễ dàng bằng một ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, êm ái, hiền hoà. Chúng du dương và truyền cảm mãnh liệt, lắm khi nghe xong người ta xúc động rồi nghệt ra và ngẩn ngơ (cái này là suy bụng ta ra bụng người !)
    Những tác phẩm thính phòng chamber music của FS, cho dù chịu ảnh hưởng của Mozart và Haydn đôi chút, nhưng lúc nào cũng phảng phất cái hồn lieder nhẹ nhàng lãng đãng. Thiên tài của FS thể hiện hoàn toàn kể từ bài String quartet thứ 11. Thiên tài này cao vút ở những tác phẩm sau cùng, nhứt là trong String quintet viết trong năm cuối của cuộc đời 1828.

    Trong symphony, nhạc của FS lúc đầu có gò bó chút đỉnh do cách cấu trúc bài bản nặng nề của thể loại symphony. Nhưng rồi dòng nhạc của FS đã thoát ra và bay bổng chứng tỏ thiên tài toàn vẹn : Dựng sườn theo đúng mẫu mực qui định nhưng trong cái vườn hoa đó ông đã chọn trồng những giống hài hoà về màu sắc và nồng nàn về hương thơm. Symphonies của FS như những vần thơ du dương nhạc điệu đến nỗi khi được ?~đọc?T lên, người thưởng ngoạn nhìn thấy Franz Schubert đứng rõ ràng, không lẫn lộn và lu mờ bởi ánh hào quang sáng rực Mozart và Haydn của thời cổ điển.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Thuần túy lãng mạn.
    Thời cổ điển nhạc chưa thoát khỏi khuôn mẫu bài bản cố định. Beethoven là người tiền phong viết ra những tấu khúc ngắn cho dương cầm, nhưng phải đợi tới thiên tài của Franz Schubert phà hơi vào chúng mới có linh hồn tinh tế nghệ thuật và từ đó có chỗ đứng riêng.
    Các tấu khúc viết cho dương cầm của FS không chỉ gồm 6 Moments musicaux và 8 Impromtus (một thể loại nhạc khác) mà còn có Écossaises, German dances, Waltzes, Landler (Austrian folk dance) Minuets và Klavierstucke (nghĩa là cũng cho piano).
    Vượt trên tất cả là thiên tài về âm điệu, dám vĩ đại nhứt hổng chừng. Trước tác của FS, lớn nhỏ bất kỳ, là những suối nước nóng phun ra các giai điệu ấm áp tuyệt vời.
    Tính trữ tình trong dòng nhạc FS biến các tác phẩm của FS thành những hạt kim cương thuần khiết và long lanh sáng.
    Cho dù ngắn hay dài, viết cho dương cầm, cho nhạc thính phòng hay để ca hát, nhạc FS chứa đựng cái duyên dáng riêng của Vienna mà dám duy nhứt chỉ ông mới có. Dễ hiểu là FS sinh ra và hầu như cả đời chỉ sống ở Vienna. Nói tới nhạc của FS, người dân Vienna dùng hai chữ Fohn và Gemutlichkeit. Fohn là ngọn gió mùa thổi tới mơn trớn nhẹ nhàng thành phố Vienna vào mùa xuân và mùa thu, làm không khí đang oi ả bỗng bừng lên tươi mát, còn Gemutlichkeit trong tiếng đức có nghĩa ?~thoải mái tâm hồn?T. Đây là thời gian FS còn yêu đời và được đời ... yêu lại.
    Nhưng rồi ...
    Dòng nhạc FS đổi điệu và mang những âm giai buồn bã, lúc ông bắt đầu thấm thía chuyện túng quẫn, thất vọng và khổ đau, nhứt là thời gian cuối của cuộc đời còn mang thêm nỗi đau thân xác và niềm tuyệt vọng. FS viết cho một người bạn : ... Ôi, ước chi tôi ngủ đi và đừng bao giờ tỉnh dậy. Mỗi sáng của hôm nay đã làm mở lại vết thương cũ hôm qua ...
    Nhưng không gì có thể làm FS ngừng sáng tác, các tác phẩm tuyệt vời lần lượt nối tiếp nhau. Trong buồn khổ ông đã viết những tuyệt phẩm, chứng tỏ năng tài vượt bực : Piano Sonatas , Fantasie en Fa cho piano duo, Quintet cho cello duo, Messe en si bemol majeur (khác với bản viết tặng mối tình đầu đã kể ở trên) và một số lieders khác. Quintet cho cello duo tức String quintet in C major là một tác phẩm viết cho hai violins, hai cellos và một viola. Đây là một trong những soạn phẩm bi ai nhất của tất cả dòng nhạc thính phòng đương đại. Suốt từ đầu đến cuối, bài nhạc chất chứa đầy dẫy những âm thanh đau đớn dằn vặt thể xác và tâm linh, là nỗi bi ai như một bản kinh cầu hồn FS viết cho cái chết của chính mình không lâu sau đó.
    Ngày 26 tháng ba 1828 một buổi hoà nhạc trình tấu các tác phẩm của ông, the all-Schubert concert, được tổ chức. Sau đó người đời vô tình mới bắt đầu chú ý và thực sự tán thưởng ông. Than ơi danh vọng đến quá trễ, FS mất ngày 19 tháng 11 cùng năm. Sáng tác cuối cùng vẫn chưa ráo mực, lieder mang tên Die Winterrreise op.89 (winter?Ts journey - cuộc du lịch muà đông). Nốt nhạc cuối cùng kết thúc, cùng lúc mang theo nó linh hồn một thiên tài. Ngôi sao sáng vụt tắt vào năm 31 tuổi.
    Về bản symphony số 9. FS có viết một bản sonata for piano duo in C major op 140 vào năm 1824, còn có tên là Grand, đã được trình tấu dưới sự điều kiển của Joseph Joachim, vĩ cầm thủ xuất sắc người xứ Hung gia Lợi.
    Bí mật bao trùm chung quanh tác phẩm này số 9 này. Tin đồn rằng trong một dịp đi thăm Bad Gastein, FS đã viết một bài giao hưởng nhưng sau bị thất lạc. Một số các nhà nhạc học ngờ rằng bản sonata cho piano duo này đã được FS lôi ra viết lại và trở thành bài giao hưởng số 9. Tuy thế giả thuyết này không hoàn toàn được tán đồng.
    Ngay cả bài Fantasy in F minor op.103 tuyệt diệu viết vào năm 1828 cũng cần phải được lôi ra nhìn dưới kính hiển vi. Vì rằng Fantasy in F minor có 4 mouvements nối tiếp liên tục và bằng âm điệu êm ái dịu dàng tiêu biểu, rất Schubertian rất Vienna. Nhạc điệu tới lui suốt hết toàn tác phẩm và còn xuất hiện trong coda ( coda là đoạn cuối trong symphony) Mouvement thứ nhì lãng mạn cho đến nỗi nhà nhạc học Alfred Einstein so sánh nó với một lời tỏ tình (với ai ??). 1828 là năm cuối cuộc đời, mà thời gian này, trong dòng nhạc Schubert, nét trữ tình không còn thấy nữa.
    Riêng về bản symphony thứ 8 dở dang. Unfinished chỉ là tên được gọi sau này. Một câu hỏi lớn được đặt ra : Có thật FS viết dở dang vì không còn hứng để kết thúc nó, hay ông đã viết xong nhưng rồi vì chuyện không in ấn nên bản thảo thất lạc ??
    Các nhà soạn nhạc ái mộ FS đã cố gắng viết tiếp thêm vào để kết thúc nó nhưng không một ai thành công. Những phần viết thêm sau này cho symphony thứ 8 chỉ là những nốt nhạc chắp nối, rời rạc và lạc lỏng
    Linh hồn Lieder thực sự đã chết cùng với đấng quân vương !!!
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    AVE MARIA
    Ave Maria
    Gratia plena
    Maria, gratia plena
    Maria, gratia plena
    Ave, ave dominus
    Dominus tecum
    Benedicta tu in mulieribus
    Et benedictus
    Et benedictus fructus ventris
    Ventris tuae, Jesus.
    Ave Maria
    Ave Maria
    Mater Dei
    Ora pro nobis peccatoribus
    Ora pro nobis
    Ora, ora pro nobis peccatoribus
    Nunc et in hora mortis
    Et in hora mortis nostrae
    Et in hora mortis nostrae
    Et in hora mortis nostrae
    Ave Maria
    Mình nghe bản này do Nana Mouskouri hát rất hay. Ai biết về ca sĩ này không, cho biết với.Và bản SENERADE nữa.
  4. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Franz Shubert (1797-1828)
    1. String Quartet in A Minor (1824) II. Andante

    2. String Quartet in A Minor (1824) IV. Allegro moderato The
    3. Trout (1819) III. Scherzo- Presto
    4. The Trout (1819) V. Finale.mp3
    Các bạn có thể vào đây nghe mấy bản nhạc trên:
    http://www.kirkwood.cc.ia.us/faculty/ryost/stereographs/music/19th%20Century/Franz%20Shubert%20(1797-1828)/
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Down về nghe tuyệt lắm duyk6 à.bạn có biết về Nana Mouskouri , nói cho mình nghe với.
  6. haynoivecuocdoi

    haynoivecuocdoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    2.000
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghe nói có một bản Serenade của Schubert đã được Phạm Duy viết lời Việt
    Xem ở đây (bản dạ khúc)
    http://www.phamduy.com/document/loiviet/codien.html
    Có ai nghe được cái này không (em không nghe được file Ram)
    Có ai có mp3 hay wma thì cho em xin với
    Mọi người thử nghe cái bản serenade này của Schubert thử
    (Lấy ở trong phim)
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Nghe bản này lại nhớ đến bản Serenade rất hay có tên Dạ Khúc của Nguyễn Mỹ Ca. Ca sĩ Kim Tước đã hát nó trong chương trình Tiếng Tơ Đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng vào những năm 65-70.
    Gió mang hương nhớ nâng tiếng đàn bơ vơ.
    Buồn vương vấn, gây mơ khóc trên giây tơ.
    Trong sầu nhớ bóng ai thoáng về cô phòng.
    Nào đâu thấy tình xưa mơ mộng ....
    Đàn ai lên cung oán tang tình...gieo hờn
    Sầu ai nâng trong gió xế xang... gieo buồn
    Lần mò trong đêm tối
    Dần dò chân theo lối mấp mô
    Ôi cung đàn réo vang đêm trường
    Dây tơ gào gió đê mê lòng
    Lệ tràn vì đâu?
    Bao tình tê tái nương đàn gió
    Mong tìm ánh trăng sao...
    Đàn ai lên cung oán tang tình...gieo hờn
    Sầu ai nâng trong gió xế xang... gieo buồn
    Lần mò trong đêm tối
    Dần dò chân theo lối mấp mô...
  8. robertino

    robertino Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Franz Schubert được mệnh danh là vua của những ca khúc, trong cuộc đời mình ông đã viết tới hơn 1500 ca khúc các loại chưa kể tới nhiều thể loại khác. Trong số đó không thể không kể tới Ave Maria và Serenade.
    Mình cực thích nghe 2 ca khúc này do ca sĩ thần đồng 13 tuổi người Italia Robertino Loreti thể hiện, mời các bạn cùng thưởng thức :
    Mời các bạn cùng vào đây để nghe thêm các ca khúc của Robertino - ca sĩ đã đưa mình tới nhạc cổ điển !
    ROBERTINO LORETI
    [​IMG]
    Nhớ mãi hoạ mi vàng !!!
    O Sole Mio Ave Maria Mamma Anema e Cuore Spaaza Camino La PalomaPapgallo Santa Lucia Jamaica Papaveri e papere Torna a Surriento Lady fortuna Lulabye Luna Rossa Romantica Buon anno buona fortuna O Mei Papa

  9. Franz_Schubert

    Franz_Schubert Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Bạn có biết rằng 2 ca khúc nổi tiếng nhất của Schubert đáng giá bao nhiêu không
    Bản Ma Vương đổi được 1 đĩa khoai tây trong luc đói bụng (Sau này người sở hửu bán được 2000 franc )
    Bản Cá chày đổi được 2 xu để lo tiền thuốc hơn thế nữa Schubert không có piano thường đi muợn piano để sáng tác trong giờ nghỉ của 1 nguời quen .
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Mời nghe SENERADE qua giọng ca của Nana Mouskouri
    http://laboheme.greatnow.com/Angel/Senerade-nana.rm

Chia sẻ trang này