1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Free as Imagination

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi A_Y_A, 16/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Bác Hót hét ơi, lý thuyết của bác thì chắc là bài bản rồi. Cái nhà của bác là kết quả của quá trình làm việc từ khâu xây dựng lý thuyết đến thiết kế, rất cơ bản. Cơ mà gì thì gì cuối cùng cũng để con người sử dụng và cảm nhận nó. Em nói thiệt là không thể hứng thú nổi việc cái nhà cổ nó nằm bẹp dưới cái nhà mới. Sự "đè" lên nhau như vậy, với em ko đem đến một mỹ cảm nào. Cái phần "bị đè" thì cũng ko vì thế đẹp hơn, cái phần "đè" thì trông cũng chả hoàn chỉnh gì. Nếu cái nhà cổ ở dưới mà cần bảo tồn thì không nên "đè" nó thế. Cái này mà nhòm từng góc thì có thể ko sao chứ nhòm từ trên cao thì càng kỳ cục vì sẽ thấy toàn bộ bối cảnh của khu vực. Thật ko thấy một sự kết hợp trong đó cũ và mới thể hiện sự tôn trọng, chung sống bác ạ... hay ở đây ko cần phải thế, hay Tây họ ko thích thế, hay nghệ thuật của Tây nó vậy. Chúng em toàn học trong nước thôi, lý thuyết chẳng có. Nhưng cảm nhận chung là vậy. Bác bỏ quá cho, có gì giải thích thêm xem.
    Cảm ơn bác.
    Em cũng thấy Tây nó cũng "chịn" cái mới lên cái cũ nhưng nó nhìn khác lắm cơ.
    Được dinerless sửa chữa / chuyển vào 12:55 ngày 21/05/2007
  2. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Hì hì... Good question!
    Tớ cũng xin giải thích thêm xung quanh câu hỏi của dinerless về quan hệ giữa toà tháp mới và toà nhà cũ.
    Toàn bộ khu vực Wynyard, Sydney là sự đan xen giữa mới và cũ. Những toà nhà cổ (1800s) và cũ (1930s - 1960s) nằm lẫn với những tháp cao ốc mới (1970s - 2000s). Và theo chính sách phát triển đô thị của Sydney, những toà nhà cổ (heritage) được phân loại để bảo tồn toàn bộ hay chỉ phần mặt tiền (facade).
    Câu hỏi đặt ra là thái độ của toà nhà mới với cái bối cảnh xung quanh nó hay trực tiếp nhất là đối với những toà nhà cổ ở tại địa điểm xây dựng. Tớ cho rằng quan hệ giữa mới và cũ mang tính hai mặt: kết hợp tương phản.
    Kết hợp về mặt công năng sử dụng (function): Toà nhà cổ nguyên gốc là một khách sạn. Dự án được thành lập với sự thay đổi chức năng sự dụng của nó thành không gian văn phòng và công cộng, kết hợp với chức năng của toà cao ốc mới.
    Kết hợp về hệ thống phục vụ (building services): toàn bộ hệ thống phục vụ, thang máy, thông gió cơ khí, điều hoà trung tâm, v.v... của toà nhà cổ được cải tạo kết hợp vào hệ thống chung của toà nhà mới bên trên nó. Điều này làm nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm thiểu hao phí năng lượng và chi phí vận hành và bảo dưỡng (operation and maintenance cost).
    Kết hợp về mặt tạo hình: quan hệ kết hợp giữa hai toà nhà mới và cũ được cố tình mang tính chất ẩn dụ (implication), không phải là liên hệ bề mặt một cách trực tiếp. Nếu để ý kỹ, bạn có thể nhìn thấy điều này qua cái hình thức (form) của toà nhà mới có liên hệ với cái form của toà nhà cổ như chiều cao, khoảng lùi, phân vị, v.v... Nói ngắn gọn là nếu toà nhà cổ có hình khối và kích thước khác, thì toà nhà mới cũng sẽ thay đổi theo.
    [​IMG]
    Kết hợp vật liệu và màu sắc: một lần nữa, quan hệ kết hợp này chỉ mang tính ẩn sụ. Toà nhà cổ cấu trúc bằng đá sa thạch (sandstone), toà nhà mới cấu tạo từ bê tông nhẹ (ductal concrete) và kính thép. Sự liên hệ ở đây thông qua màu sắc. Mặt tiền (facade) của toà nhà mới được "nhúng" những bảng màu của bối cảnh xung quanh, gồm 3 bảng: sandstone (yellowish orange, redish orange), landscape (green) và sky (blue). Sự phân bố hệ thống màu này được phân bố có vẻ ngẫu nhiên (randomly) nhưng lại mang ngụ ý liên kết toà nhà mới với những yếu tố xung quanh.
    [​IMG]
    Quan hệ tương phản: toà nhà mới tương phản với những toà nhà cổ nhằm tạo nên một điểm nhấn cho bối cảnh đô thị (a landmark within the urban context). Điều này thể hiện trước tiên qua hình khối (form), vật liệu (materials) và không gian công cộng lớn bên trong (internal public space, atrium), tương phản với những không gian đô thị dạng tuyến ngoài trời (outdoor public space), v.v...
    [​IMG]
    P/S:
    @lionqueen: Tớ đã dùng song ngữ Việt-Anh rồi đó.
    @Lpark: Architecture is not just design
    @wegotjam: Thanks. Keep waiting please !
    @dinerless:
    [​IMG]
    Frank Gehry - Guggenheim Museum, Bilbao, Spain
    (source: www.greatbuildings.com)
    [​IMG]
    Daniel Libeskind - Extension to the Victoria & Albert Museum
    (source: www.daniel-libeskind.com)
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 17:00 ngày 21/05/2007
  3. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    em thấy bác dễ mà tẩu hoả nhập ma với cái trò này lắm, bác hot ạ!
  4. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
  5. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Tớ nói thêm tý.
    Sở dĩ tớ đưa ra ví dụ về 2 cái nhà của ông Mỹ và ông Do Thái là nhằm đưa ra những ví dụ về một cách ứng xử giữa Mới và Cũ
    trong số nhiều cái thái độ khác hoặc tương tự nhau tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể.
    Bạn thử đưa ra cảm nhận của bạn (feeling) cũng như nhận xét về hiệu quả của 2 công trình trên cũng như tính hài hòa
    của chúng đối với bối cảnh, so sánh với 3 ví dụ bạn đưa ra xem.
    Tớ post lại mấy cái hình ví dụ cậu đưa ra và thêm chú thích tác giả và công trình bên dưới.
    [​IMG]
    Sir. Norman Foster - Reichstag, New German Parliament, Berlin, Germany, 1992-1999
    [​IMG]
    Jean Nouvel - Lyon National Opera House, France
    [​IMG]
    Coop Himmelb(l)au - Rooftop Remodelling Falkestrasse, Vienna, Austria (1983-1988)
    Theo tớ thì quan hệ giữa cái Mới và cái Cũ phụ thuộc vào nhiều vấn đề.
    Thứ nhất là tính chất (nature) của đồ án trên thực tế.
    Ví dụ như đồ án cải tạo mở rộng một công trình cũ, nâng cấp và thêm chức năng sử dụng cho nó (1)
    thì khác với đồ án xây mới một tòa nhà với khách hàng (client) mới, yêu cầu (brief) mới trên một địa điểm có tòa nhà cũ (2)
    hoặc một đồ án xây mới một tòa nhà trên một địa điểm trống trong một bối cảnh cũ (3).
    Đồ án của tớ chính xác là loại (2). 2 cái nhà của ông Mỹ và ông Do Thái là loại (3). Còn 3 cái ví dụ bạn đưa ra nó nằm trong loại (1).
    Tác động thứ hai là thể loại và khối tích của công trình mới,
    nó là nhà thấp tầng (low-rire) hay cao tầng (high-rise), nó là nhà văn phòng hay nhà ở, v.v...
    Yếu tố này ảnh hưởng đến thủ pháp xử lý của người thiết kế và quan hệ giữa nhà mới và nhà cũ.
    Bạn thử tưởng tượng cái con "ngồi" bên trên của Coop Himmelb(l)au mà là nhà cao tầng thì lão Wolf Prix xử lý ra sao?
    Thứ ba là thái độ chủ quan của người thiết kế và những bên liên quan đến dự án đối với cái cũ.
    Có thể là kết hợp càng nhiều càng tốt (adaptive re-use), hoặc kết hợp một phần + mở rộng một phần, hay khác biệt hoàn toàn.
    Ở trong đồ án này thì thái độ của tớ như đã trình bày ở bài viết trên: tương phản và chỉ liên hệ một cách ẩn dụ.
    Cuối cùng là những tác động của hệ thống pháp lý như luật lệ, yêu cầu chung và riêng, quy định về thiết kế đô thị (urban design guideline), chiều cao cho phép, chỉ giới, v.v...
    Những yêu cầu này ảnh hưởng đến thiết kế của tòa nhà mới cũng như mức độ và khối lượng can thiệp của nhà thiết kế vào công trình cổ.
    Ví dụ như công trình cũ nhưng không xếp loại di sản thì có thể đập hoàn toàn, nếu là loại 3, 4 thì có thể cải tạo hoàn toàn bên trong chỉ giữ mặt tiền,
    nếu loại 1,2 thì untouchable, không được đụng đến một cọng lông .
    P/S: Nói cho cùng thì ngài Ăng-lê, quý tộc Phú Lang Sa, tài phiệt Mẽo, bác học Do Thái hay nữ dân quân Iraq
    đều là những nhân vật lớn gây ảnh hưởng đến hòa bình Thế giới cả.

    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 23:58 ngày 21/05/2007
  6. dinerless

    dinerless Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    Bác lại cậy em ko được đi đâu rồi bắt em "Du lịch qua màn ảnh nhỏ rồi"
    Về trường hợp của Libeskin:
    [​IMG]
    Tuyến phố cũ là vậy. Mục tiêu của dự án là phải tạo được điểm nhấn (các bác gọi là len-mắc đấy ạ) trong khi vị trí (qui hoạch), không phải là điểm nhấn chỉ là mặt phố.
    1.Tương phản hoàn toàn về cấu trúc được đặt ra. Khu phố cũ với KTrúc cổ, hệ thống giao thông, cấu trúc công trình hiện trạng kế cận, hệ thống tỷ lệ mặt đứng tuyến phố, như vậy Decon. của Lis. đã thay đổi được tính chất của cấu trúc của bối cảnh địa điểm (các bác gọi là con-tếch ạ), các cấu trúc bề mặt, mầu sắc, cách chiếu sáng đêm và các khối tích (các bác cứ gọi là vô-lum đấy ạ) nhận sáng ban ngày. Và Lis. có điểm nhấn.
    2. Hài hoà. Ông này đã điêu khắc (em ko bít tiếng anh gọi là chi) các thể tích của ổng sao cho tương đồng với các thể tích hiện trạng kề cận, bác sẽ thấy các thể tích của ông cũng ko lớn hơn mấy anh đứng cạnh. Tuyến ngang của mặt đứng tuy bị đì-con nhưng vẫn được xử lý chạy theo các tuyến mặt đứng hiện trạng. Đường đỉnh mái nối giữa hai toà nhà hai bên cũng được lặp lại nhịp điệu và tỷ lệ bằng cái đỉnh nhọn nhọn màu trắng của anh Lis..
    [​IMG]
    3. Nói thêm về giao thông. Cấu trúc giao thông đì-con. của Lis chắc chắn phải được xử lý khi nó hoà nhập với cấu trúc giao thông hiện trạng. Từ cấu trúc logic hiện trạng chuyển vào đì-con trong toà nhà này cũng là vấn đề tạo được sự thay đổi cảm giác cho người tiếp cận nó.
    Em muốn nói riêng về tạo hình bên ngoài thôi mặc dù biết rằng nó cũng liên quan đến trong, nhưng ko phải mục tiêu trao đổi.
    Về nhà của Ghery thì bối cảnh nó khác, bờ sông. Tốc độ, cao độ chuyển động của tuyến điểm nhìn, thành phố phía sau nó trở thành phông nền cho toà nhà khi nhìn từ phía sông hoặc cầu vào, hệ thống tỷ lệ các đối tượng kề cận như cầu, bờ sông, dòng sông... là các là các yếu tố xác định trước để hình thành toà nhà. Em cảm thấy tính chất thay đổi thường xuyên của nước và ánh sáng đã được đưa vào toà nhà này. Hay nói cách khác, khi môi tự nhiên thay đổi, toà nhà này thay đổi theo. Em ko đi sâu thêm vì tránh dài dòng.
    Quay lại cái nhà của Sơ Foster, đó là cái dome truyền thống thôi và được làm theo cấu trúc đương đại, hình ảnh, tỷ lệ thì vẫn xưa.
    Bác Nu-vồ thì vẫn là các vault bằng kính đó. Cái này các bác đi bển đó thấy rõ rồi. Hai bác này vẫn dùng cấu trúc cũ, làm mới lại.
    Còn cái đống kính thép nằm trên mái nhà ở Áo thì là đì-con, tương phản.
    Điềm chung của 3 bác này là sử dụng cấu trúc trong suốt đặt lên trên cấu trúc đặc, nhằm giảm cảm giác về trọng lượng cho phần "ngồi" lên trên vì kính nó trong suốt và bắt sáng, phản chiếu nền trời và làm nhẹ các thể tích. Phần đế, tức toà nhà cũ vẫn được tôn trọng về hình thức (cho dù ko phải là loại ăn-tớt-chờ-ây-bờ), bởi vì anh giữ nó là anh phải tôn trọng nó rồi. Một lưu ý nữa là chiếu sáng, khi 3 toà nhà này được chiếu sáng thì các chi tiết kiến trúc cổ và chi tiết kiến trúc mới đều tạo được sự lung linh, chi tiết, trong trẻo, mỏng mảnh. Các bác tìm thêm ảnh chụp đêm sẽ rõ.
    Em phân tích được thế thôi ạ.
    Nhìn từ góc của người bình thường (tức là ko phải KTS).
    Người thường người ta đi qua công trình, người ta chỉ có thể nói lên cảm nhận và ko cần biết các rào cản cho dự án. Tỷ như họ ko cần biết 4 mục: tính chất, thể tích, thái độ chủ quan..., rào cản pháp lý... đó là việc của KTS, họ cũng khỏi cần biết cái công trình cổ đó được bảo tồn cấp mấy (thời gian đâu mà hỏi). Ko thể đem các vấn đề đó ra biện hộ cho đồ án. Họ chỉ có thể cảm nhận về một mỹ cảm tích cực nào đó thôi ạ.
    Em nghĩ thủ pháp nghiên cứu loằng ngoằng của bác áp dụng vào toà nhà độc lập xây xen trong khu phố cũ thì ok. Trong trường hợp này thì giải pháp của bác tỏ ra chưa hiệu quả. Việc "đè" thể tích mới lên thể tích cũ chưa giải quyết chuyện thẩm mỹ một cách thoả đáng (em xin lỗi bác chứ một số góc trông như ngồi xổm) . Phần cao tầng tạo các tuyến chuyển động đứng, trong đó toà nhà cổ có tuyến chuyển động ngang hơi tĩnh. Hệ thống tỷ lệ chưa ăn nhập trừ bước cột, tuyến ngang cũ mới ko ăn nhập mặc dù bác cũng tạo ra một số tuyến ngang từ cũ chạy sang mới. Các tuyến chạy chéo, cách xử lý các góc chuyển cong từ đứng sang ngang hình như xa lạ với toà nhà cũ. Và quan trọng hơn cả là thủ pháp chung có lẽ chưa phù hợp. Đó là cảm nhận hoàn toàn cá nhân, ko có tính phê phán.
    Trân trọng.
  7. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    là Untouchable phải không bạn? Ha ha ha. Bó tay với mấy cái phiên âm!
    Tớ thấy bản vẽ tay lần trước trông thích hơn, nó sát vào thế này:
    [​IMG]
    giảm đè, tăng viền, kéo nền, dính nhau ... blah blah blah
    Được adamour sửa chữa / chuyển vào 06:56 ngày 22/05/2007
  8. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Hì hì... Như vậy có vẻ như về tạo hình thì con Deconstruction của Linbeskind cũng chỉ liên kết với bối cảnh một cách ẩn dụ thôi nhỉ,
    bên cạnh những quy định chung về chỉ giới và chiều cao xây dựng của cả tuyến phố, cái này phải hỏi hội đồng thành phố London.
    Chưa thấy bạn nói về vấn đề chính là quan hệ giữa "cái đống dặt dẹo" của Ghery với bối cảnh phố cổ Bilbao.
    Nó có hài hoà không, hay chỉ là tương phản?
    Đây là thủ pháp chung cho dạng công trình này, rất hiệu quả. Tớ vẫn đang suy nghĩ là nếu bên trên ba cái nhà cổ đó là cao ốc thép kính thì xử lý tạo hình như thế nào? Bởi vì lúc này tỷ lệ khối tích đã thay đổi rồi.
    Theo bạn thì nếu giả sử cái toà nhà cũ không nằm trên vi trí xây dựng mà nằm bên cạnh thì cái nhà mới của tớ thì OK à? Như vậy những phân tích của bạn về tuyến chuyển động đứng-ngang, hệ thống tỷ lệ, các tuyến chạy chéo, các góc chuyển cong xa lạ là phù hợp với toà nhà mới, không cần có "sự ăn nhập"!!? Tớ thấy trường hợp này sẽ không khác gì về ý tưởng tạo hình. Toà nhà sẽ tương phản với các toà nhà cũ, dù nó có là kế cận (giao tiếp phương ngang - side by side) hay bên trên (giao tiếp phương đứng - girl on top) với toà nhà cũ, đằng nào cũng là xxx thôi. Đùa tý
    Thank you,
    P/S: Nhiều người thấy cái con của Libeskind thì câu đầu tiên họ nói là: "what a fu*king hell is it?"
    Được hot_heart sửa chữa / chuyển vào 09:02 ngày 22/05/2007
  9. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
  10. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thì cũng chỉ có hai bài "Tương phản" và "Hài hoà" thôi, nhưng "Giặc lái" siêu cấp cỡ này thì họ có thể tăng ga nhiều hơn vì họ đạp thắng cũng tốt hơn.

Chia sẻ trang này