1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

French Restaurant. Nhờ bạn voiconlontalonton giúp đỡ.

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi madeinviet, 30/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    French Restaurant. Nhờ bạn voiconlontalonton giúp đỡ.

    Tôi tập thiền Tứ Niệm Xứ đã lâu. Và phần tôi bế tắc chính là phần Quán Pháp. Nói chung là trong kinh hình như trình bày không rõ ràng. Nghe bạn voiconlontalonton giải thích tôi... thích lắm nên muốn tìm hiểu.
    Bạn voicon có thể trình bày bắt đầu từ đoạn nào cũng được. Nhưng theo cách hiểu của tôi thì cái mà bạn voicon nói về Quán Pháp có vẻ giống như pratyahara của Yoga hoặc phép "zanshin" của môn Kiếm Nhật Bản.
    Link đây:
    http://yoga.com.vn/diendanyoga/forum_posts.asp?TID=847&PN=2
    http://diendan.maihoatrang.com/viewtopic.php?t=22272&sid=f986cdc1ff7606e9a0f11ee2dd97ac05

    Bạn voicon có thể làm ơn trình bày sự khác biệt giữa "Quán Pháp" của bạn với hai phương pháp luyện tập nói trên để tôi có thể bước đầu phân biệt.
    Xin cảm ơn.
  2. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, theo như em hiểu,
    France nghĩa là tất cả mọi thứ, bất cứ cái gì có thể nhận biết đều là France. Trong Phật giáo thì France có thể được phân chia theo năm uẩn, sắc thọ tưởng hành thức, hoặc được phân chia theo sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý.
    Thế giới được nhận biết, không bao giờ nằm ngoài 6 giác quan. Con người, cây cối, trái đất, mặt trời mặt trăng, thiên hà, vũ trụ, Phật, Pháp, Tăngs, tôi tồn tại, tôi không tồn tại, tôi là, của tôi,.. đều chỉ là sự tổng hợp của hình ảnh, âm thanh, tư tưởng,.. trong 6 giác quan. Không có gì nằm ngoài 6 giác quan. Như vậy 6 giác quan đồng nghĩa với thế giới, sự hiểu biết về 6 giác quan đồng nghĩa với sự hiểu biết về thế giới. Tất cả các pháp đều ở đây, trong 6 giác quan
    Quán là để thấy với trí tuệ, không phải quan điểm, không phải suy luận, mà là cảm nhận trực tiếp. Vd quán thọ trên cảm thọ, có khổ biết là có khổ, không khổ biết là không khổ, đây là cảm giác trực tiếp, khổ có xuất hiện hay không được hiểu biết ngay lập tức, không có nghi ngờ. Như vậy quán pháp là để thấy tính chất của các pháp như nó thực sự là, bằng trí tuệ, không phải bằng triết luận, bằng suy nghĩ.. Nhưng đôi lúc rất dễ nhầm lẫn giữa trí tuệ và sự tưởng tượng đơn thuần
    Hì hì, em có đọc cái yoga của bác, toàn từ ngữ khó hiểu quá, nhưng em thấy hình như cũng có nói về quán pháp ở đó. Có điều ở đó không nói rõ về vị thầy. Đối với em, luôn phải dựa vào Đức Phật, căn cứ vào Đức Phật, bởi vì sự hiểu biết của mình nhiều khi chỉ là tưởng tượng. Đức Phật nói như thế này, đối với sắc thọ tưởng hành thức, trong quá khứ, hiện tại, vị lai, bác có nhận thấy chúng vô thường, khổ, vô ngã không? Và đó là tiêu chuẩn để quán pháp, tức là thấy được tính chất vô thường, khổ, vô ngã.
    Như thế này là quán pháp, bác có nhận rằng mặt trăng của tôi không? Chẳng hạn bác có một cục tiền, bác có cho rằng tiền này của tôi không? Có thể nó chưa rõ ràng, vậy bác thử hình dung nếu tiền bỗng nhiên bị cướp, thì bác có nhận thấy tâm cho rằng tiền CỦA mình bị cướp chẳng hạn. Như vậy là bác thấy với trí tuệ, không dựa vào người khác, trạng thái tâm cho rằng CỦA TÔI, đó là một pháp. Khi bác thấy như vậy mà có ai nói ngược lại bác có tin không? Bởi vì bác đã thấy rõ tâm CỦA TÔI bằng trí tuệ, thì làm sao tin lời lí luận được nữa?
    Hoặc bác thử xem trong cái mà bác nói, thiền và cuộc sống phân đôi, có phải ở đó có quan điểm cho rằng TÔI như vậy, hay TÔI không làm được điều ngưọc lại. Tức là có sự cho rằng có tôi trong các hành động quá khứ, được nhận thấy nhờ trí tuệ, ngoài suy luận? Vì nó thể hiện rõ ràng trước mặt. Nó tương tự như khi nhìn thấy màu đỏ thì biết là màu đỏ không thể nghi ngờ, có điều những pháp này được thấy không phải bằng mắt, mà bằng ý thức.
    Nếu có một cảm giác tận cùng đau khổ mà diễn ra trong vòng 1/10 giây thì bác có sợ không? Quá ngắn phải không ạ, nhưng điều đó có thể chỉ là sự tưởng tượng chứ không phải thấy được tính vô thường. Bác có thấy cuộc đời bác còn dài, không cần phải lo lắng đến ngày mai, tuổi già, cái chết, lắm. Bác có nhận thấy như vậy là có tâm cho rằng THƯỜNG CÒN không?
    Đấy là quán pháp ạ, mục đích tối cao mà Đức Phật đã chỉ ra là để thấy được tính chất vô thường, khổ, vô ngã bằng trực nhận. Bác có nhận rằng, gia đình của tôi, bạn bè của tôi, công việc của tôi không? Bác có biết rõ ràng điều đó là có hay không không? Trí tuệ là biết được rõ ràng hai thái cực, có xuất hiện hay không xuất hiện. Và chỉ khi bác đã nhìn rõ tâm cho rằng, của tôi, thì bác mới tránh được nó, vì bác biết hình dáng nó là như thế nào. Nếu không biết hình dáng của nó thì khác gì kẻ thù trong bóng tối làm sao mà tóm được?
    Kết quả tối thượng là đối với bất kì pháp nào, sắc thọ tưởng hành thức, hay bất cứ cái gì tồn tại ở 6 giác quan, đều không có sự xuất hiện quan điểm, thường, lạc, ngã. Vậy đối với tất cả các pháp bác đã như vậy chưa? Tại sao bác biết là chưa hoặc rồi? Nếu quan điểm như vậy còn xuất hiện thì nó xuất hiện ở đâu, bác thử tìm xem nhé.
    Đó là quán pháp theo như em hiểu ạ
  3. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Theo em thấy, thì trang yoga không đưa ra được các tính chất cần thiết cần thấy được, như vậy giống kiểu đi không có bản đồ. Ngoài tính chất mà Đức Phật nói đến, có thể có nhiều tính chất khác. Vd, nếu người thân của bác bị nạn thì bác có khổ không? Nếu có thì có phải do có yêu thích phải không? Khổ xuất hiện do yêu thích là tính chất của pháp có thể được thấy với trí tuệ, tính chất của nó phải là như thế. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì vẫn chưa đủ
    Trang kendo thì em thấy thiên về định hơn, tức là sự tập trung. Ở các pháp, các tính chất mà bác cần phải thấy có phải tập luyện gì không? Thấy thì thấy ngay, không thấy thì không thấy, người có mắt thấy màu đỏ, người mù thì không thể thấy được dù luyện tập đến mấy. Như vậy là pháp vượt ngoài thời gian, có khả năng hướng thượng, được người trí thấu hiểu, đến để mà thấy, hehe
  4. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Hà hà! Để tui nói rõ thêm:
    - Pratyahara là tạo ra một đối tượng của ý thức và duy trì sự chú tâm trên đối tượng đó. Nó chỉ đơn giản là vậy.
    - "Tàng Tâm" (trong kiếm đạo) là cố ý hồi tưởng các chi tiết của quá trình luyện tập. Không phải là quá trình hồi tưởng bộc phát tự nhiên mà là cố ý hồi tưởng.
    Nói chung là chú nói như thế thì tui hiểu cái "Quán pháp" theo ý chú rồi. Cám ơn vì đã nói. Bây giờ thì tui phải tự về ngâm cứu thôi.
    Mà sao nói về thầy Nhất Hạnh chú... hung hăng thế trong khi nói với tui thì chú khiêm tốn thấy mà... thương. Làm tui mắc cỡ mún chít. .
    Hì hì! Stop ở đây được rùi. Bà con ai muốn tám thêm thì cứ việc.
    Bye!
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Ủa em có khiêm tốn hồi nào đâu?
    Hoá ra nói năng nhẹ nhàng cũng làm người khác mắc cỡ , thế bác ưa nặng à?
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Tám tiếp
    Ba tính chất vô thường, khổ, vô ngã nếu chỉ nghe nói là vô thường, khổ, vô ngã thì cũng chẳng khác gì tiếng nước ngoài cả.
    Vô thường nghĩa là không tồn tại mãi, có sinh ra thì có diệt, có tạo thành thì có tiêu hoại. Đức Phật nói vô thường là tính chất của tất của tất cả pháp, nghĩa là tính chất bản thân nó. Vậy con người thấy rằng nó thường còn, nghĩa là có một ảo tưởng, một quan điểm bên ngoài sự vật được tạo ra. Nếu nhận thấy ảo tưởng đó và loại bỏ nó thì sẽ thấy tính vô thường. Giống như ai đó đeo một cái mặt nạ, cái mặt nạ không phải mặt thật, do vậy, bỏ cái mặt nạ đi thì sẽ thấy cái mặt thật.
    Đức Phật nói, có 3 cảm giác, lạc, khổ, và bất khổ bất lạc, nghĩa là cảm giác hạnh phúc, đau khổ và cảm giác không hạnh phúc cũng không đau khổ. Nhưng Đức Phật cũng nói, cái gì được cảm thọ cái đó thuộc đau khổ. Trích từ kinh:
    Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
    Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
    -- Ở đây, bạch Thế Tôn, khi con sống một mình, Thiền tịnh, tâm tư như sau được khởi lên: "Thế Tôn dạy có ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ". Ba thọ này được Thế Tôn thuyết dạy. Nhưng Thế Tôn lại nói: "Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong đau khổ". Do liên hệ đến cái gì, lời nói này được Thế Tôn nói lên: "Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong đau khổ"?
    -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Này Tỷ-kheo, Ta nói rằng có ba thọ này: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Ba thọ này được Ta nói đến. Nhưng này Tỷ-kheo, Ta lại nói: "Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong đau khổ". Chính vì liên hệ đến tánh vô thường của các hành mà lời ấy được Ta nói lên: "Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong đau khổ". Chính vì liên hệ đến tánh đoạn tận, tánh tiêu vong, tánh ly tham, tánh đoạn diệt, tánh biến hoại của các hành mà lời ấy được Ta nói lên: "Phàm cái gì được cảm thọ, cái ấy nằm trong đau khổ
    Và cuối cùng, như thế nào là vô ngã?
    1) ...
    2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường.
    3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường?
    4-6) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?
    -- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
    -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
    -- Là khổ, bạch Thế Tôn.
    -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
    -- Thưa không, bạch Thế Tôn.
    -- Các sắc... Nhãn thức... Nhãn xúc là thường hay vô thường?
    -- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
    -- Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy là thường hay vô thường?
    -- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
    -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
    -- Là khổ, bạch Thế Tôn.
    -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của tôi"?
    -- Thưa không, bạch Thế Tôn.
    --... Tai... Các tiếng... Nhĩ thức... Nhĩ xúc...
    ... Mũi... Các hương... Tỷ thức... Tỷ xúc...
    7-8) ... Thiệt... Các vị... Thiệt thức... Thiệt xúc...
    ... Thân... Các xúc... Thân thức... Thân xúc...
    9) Ý là thường hay vô thường?
    -- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
    -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
    -- Là khổ, bạch Thế Tôn.
    -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
    -- Thưa không, bạch Thế Tôn.
    10) -- Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với nhãn thức, nhàm chán đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy... đối với tai... đối với mũi... đối với với lưỡi... đối với thân... nhàm chán đối với ý, nhàm chán đối với các pháp, nhàm chán đối với ý thức, nhàm chán đối với ý xúc. Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, nay không còn trở lui trạng thái này nữa".
    11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con đường thích hợp đưa đến nhổ lên tất cả tư lường
  7. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Hihi, em đọc sách thấy rất nhiều người giảng về 12 nhân duyên nhưng thấy ai giảng về 12 nhân duyên cũng sai, chỉ toàn dựa trên suy luận cố gán ghép linh tinh.
    Tại sao có bệnh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não? Tại vì có sinh ra cho nên có bệnh già chết sầu bi khổ ưu não. Nếu không có sinh thì làm sao có già chết sầu bi khổ ưu não?
    Tại sao có sinh? Tại vì có tồn tại (hữu) cho nên có sinh, vì có tồn tại thế giới, có tồn tại con người, có tồn tại chỗ này chỗ kia. Vì có tồn tại nên có sinh ra. Nếu không có tồn tại thì lấy chỗ nào để sinh? Nếu không có sinh thì làm sao có già chết sầu bi khổ ưu não?
    Tại sao lại có tồn tại? Vì chấp thủ cho nên có tồn tại. Thế Tôn giảng như sau: ai như thật thấy thế giới hình thành, vị ấy không chấp nhận thế giới là không tồn tại, ai như thật thấy thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là có tồn tại. Điều này có thể được thấy rõ ràng bởi bất kì ai. Nếu có người nói, những hình ảnh trước mặt là không có, liệu với trí tuệ có thể chấp nhận được không? Không thể. Nếu hôm qua mang tiền đi chợ, hôm nay không mang tiền mà vẫn đòi mua hàng. Một người bán hàng có trí tuệ sẽ thấy, tiền trong quá khứ đã đoạn tận, vị ấy sẽ không chấp nhận tiền đó là có tồn tại, hehe.
    Như vậy với trí tuệ, thế giới không được chấp nhận có tồn tại, điều đó không đồng nghĩa với chấp là không tồn tại. Thế giới cũng không được chấp nhận là không tồn tại, điều đó cũng không đồng nghĩa với thế giới được chấp nhận là có tồn tại. Bản thân thế giới không phải có tồn tại, vì tính vô thường. Do duyên chấp thủ, thế giới được coi là có tồn tại (hữu) nên có sinh già bệnh chết sầu bi khổ ưu não.
    Thực ra thế giới không phải có tồn tại, vì chấp thủ cho nên thế giới trở thành có tồn tại
    Vì sao có thủ? Vì có ái.
    Vì sao có ái? Vì có cảm giác nên có yêu thích và ghét bỏ.
    Vì sao có cảm giác? Vì có sự tiếp xúc, mắt nhìn thấy hình ảnh, tai nghe thấy âm thanh,.. nên có cảm giác
    Tạm thế đã, các nhân duyên trước nữa không hiểu được
    Được voiconlontalonton sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 02/08/2008
  8. vinhxuan2006

    vinhxuan2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Chú Voi thích nói người này sai, người khác sai. Thực ra thì không nên. Bản thân cách nhìn đó là cách nhìn nhị nguyên không đúng với đạo phật.
    Thực ra thì trên thế giới này có cái gì là sai hoàn toàn, đúng hoàn toàn đâu. Nó luôn là sai theo hệ suy diễn này, đúng theo hệ suy diễn kia. Thích hợp với người này, thích hợp với người kia. Vậy thì việc nói sai, đúng theo cách của chú rất dễ rơi vào ngã mạn mà rồi chỉ thích đi chê người. Như thế khó tiến triển lắm.
  9. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Có hai vị thiền xinh tranh cãi nhau không ngã ngũ bèn đến gặp thầy để nhờ thầy phân giải.
    Sau khi nghe người học trò thứ nhất lập luận về vấn đề của mình, thầy gật gù:
    - Đúng đấy.
    Người học trò thứ hai không nhịn được cũng vội đứng ra nói một thôi một hồi về quan điểm của mình như thế này như thế nọ.
    Ông thầy há mồm ra nghe rồi thốt lên:
    - Hi, cũng có lý.
    Ngạc nhiên chưa.
  10. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Thế hoá ra ông thầy này ba phải hả bác?

Chia sẻ trang này