1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Freud và Phật giáo: Sự tương đồng đến kinh ngạc

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi doboxo69, 04/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. doboxo69

    doboxo69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2006
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Freud và Phật giáo: Sự tương đồng đến kinh ngạc

    Em là dân ngoại đạo nên không hiểu lắm. Mong các bác chỉ giáo!

    Cho đến nay, có thể nói nhân loại đã 3 lần bị đảo lộn các chuẩn mực, sụp đổ các niềm tin. Đầu tiên là thuyết nhật tâm. Khi cả nhân loại đều tin rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, trên đó cả vũ trụ quay quanh mình thì Copecnic bảo không phải vậy, mặt trời mới là trung tâm.

    Lần thứ hai là Darwin với thuyết tiến hoá. Khi ai cũng tin rằng con người là sản phẩm đặc biệt của tự nhiên, của Thượng đế, không có một mối quan hệ nào với động vật cấp thấp thì Darwin bảo không phải vậy, con người từ khỉ mà thành, chính xác hơn là từ một nhánh nào đó của động vật linh trưởng mà thành.

    Và lần thứ ba là Freud với phân tâm học. Khi ai cũng chắc chắn như đinh đóng cột rằng ý thức của con người (trong đó có trí tuệ, nhận thức và sự hiểu biết) là thiêng liêng và mạnh mẽ, nó quyết định mọi hành vi của con người, là điểm khác biệt giữa người và động vật khác, thế nhưng Freud, với sự phân tích tâm lý của con người một cách xuất sắc và trung thực của mình, đã bảo: Không phải vậy!

    Vô thức và bản năng, những thứ rất gần, nếu không nói là giống hệt với động vật, mới là những điều quyết định rất nhiều đến hành vi của con người. Có thể ví von để dễ hình dung: ý thức như cái con rối mà vô thức và bản năng là kẻ đứng sau giật dây, điều khiển mọi chuyện. Điều này thì "khó chịu" chẳng khác gì khi nghe Darwin bảo con người ta vốn là từ con khỉ mà thành. Nó khó chịu đến mức con người thường nguỵ tạo nên những cái vỏ, cái áo mỹ miều để khoác lên cái động lực rất bản năng của mình.

    Mặc cảm Oedip, cái mặc cảm của kẻ giết cha và lấy mẹ của con người thời bầy đàn kéo dài hàng triệu năm (cần nhớ rằng con người văn minh mới chỉ có chừng 20.000 năm, nếu không nói là chỉ 10.000 năm trở lại đây) đến giờ vẫn còn ám ảnh đâu đó trong vô thức con người và tạo nên những hành vi, căn bệnh tâm thần mà chỉ có nhờ Freud với sự phân tâm mới có thể chữa hết được.

    Rồi bản năng tính dục, chuyện mà ai cũng xấu hổ khi nói đến, thì Freud lại bảo rằng chính nó đã khiến cái thế giới này hình thành, nó khiến cái xã hội con người nàyh cứ sôi lên sùng sục suốt mấy ngàn năm qua. Bao cuộc chiến tranh, bao kẻ tội đồ, bao thánh nhân, bao triết gia, bao nhà thơ, bao của cải? là cũng từ cái nguồn năng lượng vĩnh viên không bao giờ chịu vơi cạn ấy mà hình thành. Đè nén nó là như lấy giấy mà gói lửa. Không tin ư? Bạn hãy cứ hỏi con mắt bạn khắc biết: tại sao cái bóng hồng giữa đám đông kia lại hút ánh nhìn của bạn đến vậy?

    Rồi bản năng sống, bản năng sinh tồn, bản năng chết, bản năng sợ hãi, bản năng giận dữ nữa, ý thức chẳng bao giờ điều khiển được nó. Tại sao nói trước đám đông tim bạn cứ đập liên hồi? Tại sao con người lại sợ rắn, đỉa, chuột, gián? Tại sao đèn đỏ ở ngã tư lại làm ta cồn cào bất an? Và tại sao con người lại không thể kiềm chế được sự giận dữ, nhiều khi qua rồi mới thấy là vô cớ và kỳ cục? Vâng, đời sống tinh thần của con người, mặc dù đã được Freud phân tích khá kỹ từ gần 100 năm trước, cho đến nay vẫn còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn, không phải là không nhìn thấy mà giống như con người đã không chịu nhìn nhận, mặc dù ai cũng có thể nhìn thấy.

    Và thật kỳ lạ, những điều Freud phân tích và khám phá ở trên gần như trùng khớp với những khái niệm cơ bản nhất của Phật giáo, chỉ có điều tất cả đều được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ khác.

    Này nhé, bản năng thì tăm tối và hình thành từ thuở con người còn là những động vật bầy đàn hú hét trong rừng sâu. Nhà Phật cũng có khái niệm vô minh hình thành từ vô thuỷ, thường được gọi chung thành vô thuỷ vô minh. Bấy lâu nay, nhiều người thường hiểu vô minh là sự không hiểu biết các lời dạy của Phật. Thế nhưng hiểu rằng vô minh chính là bản năng thì ta có thể hiểu nhiều khái niệm mà lâu nay đã có nhiều cách hiểu khác nhau trong nhà Phật. Làm chủ sanh tử há không phải là làm chủ bản năng đấy sao? Các tổ Thiền tong cũng thường bảo: phá tan được cái hầm sâu vô thuỷ vô minh ấy thì kiến thánh thành Phật!

    Có một điều cần chú ý: nhà Phật hay nói lìa tri kiến, sở tri chướng, tức những hiểu biết, kiến thức, nhận thức luôn là những trở ngại trên con đường đạt đến sự giác ngộ. Nếu hiểu bản năng chính là Vô minh thì ta sẽ hiểu một tầng nghĩa khác của nó, đó chính là sự hiểu biết không bao giờ, và sẽ không bao giờ, chế ngự được bản năng. Chỉ có sự không biết, thiền định ở mức độ "vô nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý" (không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - Bát Nhã Tâm Kinh), hoặc "tâm như tường bích" "(tâm như tường đá - Bồ Đề Đạt Ma), hoặc vô sở trụ (kinh Kim Cang) tức ở cái chỗ mà tâm con người ta không đứng, không dựa trên bất cứ điều gì cả, tức chỗ không biết cái gì cả, không ý thức cái gì cả, thì hầm sâu vô minh sẽ bị phá. Đó là lúc mà bản năng sẽ không còn "quấy rầy" con người nữa, con người thực sự mất đi phần con để trở thành một NGƯỜI đúng nghĩa.

    Đó là nói phần khác nhau trong giải quyết vấn đề, giữa Freud và Phật giáo, sau khi nhìn thấy sự tác động mạnh mẽ của bản năng đến đời sống tinh thần của con người. Nếu bỏ qua cái giả thuyết là bản năng có thể soi sáng, tức phá tan cái hầm sâu vô thuỷ vô minh, kiến tánh thành Phật, thì vẫn còn rất nhiều điểm giống nhau một cách kỳ lạ giữa Freud và Phật giáo.

    Này nhé, nhà Phật không ai không biết đến các khái niệm vạn pháp do tâm tạo và tu là chuyển nghiệp. Freud cũng nói đến rất nhiều khái niệm số phận của mỗi người là do chính người đó, qua sự điều khiển của vô thức mà hình thành nên số phận. Co người sống với vợ nào rồi cũng ly dị, chơi với bạn nào rồi cũng bị bạn phản. Freud đã phân tích khá kỹ rằng chính vô thức đã thôi thúc ở bên trong để cuộc ly dị xảy ra, cuộc phản bội của bạn hình thành thì anh ta mới thoả mãn mà không hề tự biết điều đó.

    Thì ra ta đi đâu cũng gặp người khó tính, người ích kỷ, người thủ đoạn là do chính bởi ta tạo nên họ chứ không phải họ có sẵn đó và ta chỉ gặp. Những khái niệm này là vô cùng gần với Phật giáo, số phận của ta do chính nhân duyên nghiệp chướng ta tạo nên mà thành.

    Nhà Phật kể một câu chuyện rất hay để minh hoạ: Có cô con dâu không chịu nổi bà mẹ chồng khó tính, xin thầy cho loại thuốc nào đó cho bà chết đi. Vị thầy bảo, để cô không phải bị truy tố, ông sẽ cho một loại thuốc uống hằng ngày mà bà mẹ chồng sẽ chết sau một năm không để lại dấu vết, chỉ với một điều kiện: đừng làm cho bà giận, bà chỉ cần giận một lần thôi là thuốc sẽ không hiệu quả. Cô con dâu cho bà uống thuốc và cố không làm bà giận, mà khi con người ta không giận thì chỉ có vui. Sau một năm, cô đến gặp thầy và khóc xin cho mẹ chồng đừng chết nữa, vì cô và bà mẹ chồng rất yêu mến nhau. Vị thầy cười bảo, thuốc đó là củ sâm, chỉ có tốt chứ không độc và báo cho cô biết mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi chính cô thay đổi cách sống, thay đổi thái độ của cô với bà mẹ chồng.

    Tu là chuyển nghiệp, tức sửa chữa mình thì sẽ thay đổi số phận. Đi đến cùng của khái niệm này ta sẽ thấy quả thật là "Vạn pháp do tâm tạo" thật. Thế giới này xét cho cùng là thế giới ở trong ta, thế giới ta nhận thức. Thế giới được ta quan sát quan trọng hơn rất nhiều cái thế giới thực mà con người khó có thể nắm bắt. Cái tâm ta đối diện với mặt trăng quan trọng hơn rất nhiều bản thân cái mặt trăng khô khốc bụi đất. Thượng đế có thật hay không không quan trọng bằng thái độ của chúng ta khi đối diện với một Thượng đế thật hoặc không có một Thượng đế nào cả.

    Có nghĩa là, với Phật giáo thì cái tâm của mình là một thế giới cần được khám phá hơn bất cứ điều gì khác. Các tầng mức giác ngộ, các tầng thánh quả chính là các tầng mức hiểu biết về cái tâm của mình.

    Và Freud cũng vậy, cả sự nghiệp của ông là khám phá những góc khuất sâu kín, tối tăm, thậm chí bỉ ổi, thối tha nhất mà không ai dám thừa nhận trong tâm hồn con người. Kéo con người đừng nhìn ra ngoài nữa mà hãy nhìn vào cái động lực trên đó mỗi hành vi hình thành là mục đích của cả Freud và Phật giáo. Quán nhân duyên, biết mỗi sự việc xảy ra (quả) là từ cái nguyên nhân (nhân) nào đưa đến là trí tuệ cao nhất mà mỗi Phật tử đều mưu cầu.

    Với công cụ phân tâm học do Freud lập nên, có lẽ sẽ là điều kiện tốt nhất để có thể nhận ra những động cơ sâu kín nhất trong mình, vẫn thường thôi thúc mình hành động thế này chứ không phải thế khác, tạo nên quả này chứ không phải quả khác. Để rồi từ đó hình thành nên một con người thực sự thông tuệ, không còn bị những bản năng tăm tối hoặc vô thức vớ vẩn nào đó điều khiển nữa. Đó chẳng phải là mục đích cao nhất mà nhân loại vẫn mưu cầu từ hang chục ngàn năm qua đấy sao?

    Source: http://www.khampha24h.com/modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=946&mcid=39
  2. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Cái mà bạn nói chỉ là nhận thức của thế giới phương Tây thôi. Cái Địa tâm mà chấn động cái nỗi gì, người ta biết đến nó từ lâu rồi, chỉ có đối với Thần quyền phương Tây thì là mới thôi. Còn không thấy bạn nói đến Einstein? Theo tôi đó mới là chấn động đáng kể.
    Freud thì đối với tâm lí học đúng là rất sâu sắc, nhưng theo tôi không tương đồng lắm với Phật giáo như bạn viết đâu. Cái kiểu cứ so sánh Phật giáo với các lí thuyết phương Tây rất là lệch lạc. Nó là những hệ thống lí thuyết khác hẳn nhau, phục vụ những mục đích khác hẳn nhau
  3. tviet

    tviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng có đọc sơ qua về phật giáo và Freud
    Thành thật thì tôi không hiểu nhiều về hai thứ lắm, nhưng tôi đang rên con đường tìm hiểu Đạo Phật và tâm lí học.
    Tôi thấy ý kiến của bạn doboxo69 rất hay.
    Tôi không cho việc so sánh Phật giáo và Các lí thuyết phương Tây là sai lầm. Theo tôi được thấy, Đạo Phật chính là 1 lí thuyết về tâm lí hoàn thiện. Tôi cũng rất "ngoài luồng" trong tâm lí học và Phật Giáo, nhưng có đọc 1 cuốn sách viết về Trịnh Công Sơn, thấy có 1 người bạn của ông so sánh Phật Giáo và một số quan điểm hiện sinh Phương Tây và có kết luận "Những quan điểm triết học Phương Tây hầu như đều được bao trọn trong Phật Giáo". Tôi không nhớ chính xác, nhưng ai thích TCS có thể tìm ra đoạn này ở cuốn sách xb sau ngày mất của nhạc sỹ ít lâu. 1 cuốn sách hay.
    Sách về Phật giáo có thể mượn miễn phí và vô cùng dễ dàng tại Thư Viện Phật Học tại chùa Quán Sứ.
    Tôi có đọc 1 nhận xét về phật giáo so với các phát kiến khoa học hiện đại. Quyển "Phật học khái lược" tác giả Lưu Vô Tâm. Mọi người tham khảo nhé.
  4. tviet

    tviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Hmm, bác mod ở đây chả biết gì về đạo phật thì phải.
    Dù sao thì cũng bye bye
    PHẬT GIÁO VÀ TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI
    Dịch gỉa: Thích Viên Lý

    CHƯƠNG I
    ĐIỂM ĐẶC SẮC CƠ BẢN
    CỦA TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
    LUÂN LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC
    Một cách rõ ràng, Phật giáo đã kết hợp hành vi tâm lý và luân lý để luận cập. Luân lý học Phật giáo đã không chỉ giới ở quan niệm luân lý và phân tích lý luận, mà xa hơn, còn chỉ dạy những phương thức sinh hoạt và chuẩn tắc cho mọi hành vi. Luân lý học của Phật giáo đã dạy con người không làm những điều ác, bồi dưỡng thiện tâm và thanh tịnh tâm ý. Chỉ cần hành vi phù hợp với chuẩn mực, thước đo quy phạm của văn hóa xã hội thì đó là tâm lý lành mạnh.
    LUÂN LÝ HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN TÍNH
    Đức Phật dạy rằng, sự hài hòa của thế giới nhân loại được đặt trên nền tảng tâm lý. Vì vậy hành vi xã hội phải được nối kết với tâm lý học của Phật giáo để phân tích. Nếu vấn đề cá nhân đã được giải quyết thì sự khẩn trương và xung đột của xã hội sẽ giảm thiểu. Tạo ra những cảm tính như tham lam, kiêu mạn, sân hận v.v? đều có thể ảnh hưởng đến sự quan hệ của nhân tế. Đức Phật dạy : ?oBảo hộ chính mình là bảo hộ người khác; bảo hộ người khác cũng chính là bảo hộ tự thân.? Đức Phật lại nhấn mạnh, bồi dưỡng tố chất tâm lý đã được nhìn nhận là có giá trị văn hóa xã hội, như tự tiết chế, tâm lý an bình thanh tịnh, tự răn buộc v.v..
    Tóm lại, luân lý xã hội gồm có hai mặt tích cực và tiêu cực : Đứng trên mặt tiêu cực để nói thì sự tiết chế trên phương tiện nhân cách và thực tiễn luân lý chuẩn tắc sẽ có thể làm giảm thiểu sự xung đột của xã hội; đứng trên mặt tích cực để luận cập thì, bồi dưỡng, phát triển nhân cách lành mạnh, có thể kiến lập được một xã hội lương thiện. Đức Phật ví dụ nhân tính như một mỏ vàng, có những lúc bề ngoài tuy bị vô minh làm mê hoặc, nhưng sự huấn luyện của nội tại khả dĩ chuyển hoá và biến nó thành lương thiện.
    LÝ LUẬN CỦA TRI THỨC
    Ý nghĩa của tri thức, nếu nói trên một nghĩa rộng thì gồm có hai loại, đó là lý tính và kinh nghiệm. Kinh nghiệm có thể được chia thành kinh nghiệm cảm quan (sense experience) và kinh nghiệm trực quan (intutive experience). Thông thường thì con người biết sử dụng cả kinh nghiệm lý tính lẫn cảm quan; nhưng, chỉ có những người phát huy kỹ xảo trực quan mới có thể đạt đến phương pháp sử dụng tri thức một cách đầy đủ. Loại sử dụng phương pháp tri thức đầy đủ nầy, đã chẳng phải là một loa/i thần bí; trong Phật giáo, những ai có sự huấn luyện đặc biệt đều có thể đạt đến mục đích nầy.
    Những kẻ ở cõi thế tục đều ràng buộc kinh nghiệm trên khái niệm của một loại kinh nghiệm nào đó, nhưng, Phật giáo thì vượt qua phạm vi cục hạn nầy. Lý do là vì khi chúng ta truy tầm tri thức thường bị chấp trước (craving), và vô minh (ignorance) dụ phát, còn Phật giáo khi phân tích về khái niệm đã không dừng lại ở ngôn ngữ hoặc trên tầng thức của luận lý học mà tiến thêm một bước, Phật giáo có thể tiềm nhận vào cảnh giới tâm lý chân thật. Đối với phương diện nầy, Phật giáo có thể tầm cầu được một loại mô thức mới của nhận thức luận (a new model of epistemology).
    LÝ LUẬN THỰC TẠI (THE THEORY OF REALITY)
    Khi thảo luận đến vấn đề con người và vũ trụ. Phật giáo cho rằng hành động của con người là do ý chí tự do của chúng ta đối với sự phải trái và không bị quyết định bởi bất cứ hình thức nào khác; Khi Đức Phật biện luận với sáu nhà tư tưởng nổi tiếng đương thời, Ngài đã nắm lấy chủ trương nầy.
    CƠ SỞ TRỊ LIỆU CỦA TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
    Mục đích chủ yếu của Tâm lý học Phật giáo là nhằm giải đáp rốt ráo nguyên nhân khổ đau mà nhân loại phải tiếp nhận, và, vấn đề là làm thế nào để giải thoát sự thống khổ đó. Triết học và Tâm lý học của Phật giáo đều có một thứ ?oThủ hướng trị liệu? (Therapy oriented). Triết học Phật giáo cung cấp một loại giải trừ khốn hoặc của tri tánh; còn tâm lý học Phật giáo thì cung cấp phương pháp trị liệu về sự nhiễu loạn của tình cảm.
    Erich Fromm bảo rằng Sigmund Freud không thể trị liệu tật bệnh tâm lý mà Sigmund Freud chỉ muốn giải trừ sự lo âu, nóng nảy không hợp lý và tánh cưỡng bức của nhân loại mà thôi. Phương thức trị liệu của những nhà tâm lý học hiện nay đó là mô thức điều chỉnh vấn đề và bệnh lý xã hội một cách rộng rãi hơn. Trên thực tế, những quốc gia có nền công nghiệp hóa và đã đang phát triển cao độ thì những tâm trạng như hoang vắng trống rỗng, lãnh cảm, sự thiếu sót về mặt hướng đạo nhân sinh trong lòng nhân loại, đều là khái niệm và mục tiêu của tâm lý trị liệu ngày nay. Phật giáo thuyết minh rằng tâm cảnh khó khăn, xung đột, bất mãn, nóng nảy, lo lắng, tham lam, ghét hận, mê chấp v.v? của nhân sinh đều có thể cho là phù hợp với thông bệnh của con người hiện đại; nhưng, Phật giáo còn có khả năng chỉ dạy cho mọi người hướng đến con đường lớn huy hoàng đại giải thoát, tối cực phúc lạc, đó là cảnh giới Niết Bàn.
    LÃNH VỰC CHỦ YẾU CỦA TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
    Những lãnh vực nghiên cứu của Tâm lý học Tây phương đều có chủ đề trung tâm của nó, như tâm lý học Hoàn Hình Phái (Gestlat Psychology) chủ yếu là nghiên cứu về tri giác (Perception); Phân tích tâm lý của Sigmund Freud thì nhắm vào sự nghiên cứu động cơ và nhân cách. Và tâm lý học Hành vi phái (Behaviourism) thì chủ yếu nghiên cứu về lý luận học tập (learning) v.v?
    Nhưng, vấn đề quan thiết nhất của tâm lý học Phật giáo đó là căn nguyên khổ đau của nhân loại và con đường giải thoát; vì thế, động cơ thúc đẩy (motivation) và cảm xúc (emotion) chính là giáo nghĩa chủ yếu; Tri nhận (cognition) là điều kiện tiên quyết phải được nghiên cứu thêm; ngoài ra, như tính tình, nhân cách (personality) kể cả sự kết cấu trị liệu của tâm lý học Phật giáo; giảo nghiệm trên phương diện tâm lý học, như phân tích tâm lý của Sigmund Freud, tâm lý học nhân tính của Carl Rogers và A. Maslow có thể thấy một cách thấu triệt về cách trị liệu của chủ nghĩa tồn tại và cách trị liệu của chủ nghĩa hành vi đều là lãnh vực chủ yếu của sự nghiên cứu tâm lý học Phật giáo.
    NGUỒN TƯ LIỆU TÂM LÝ HỌC PHẬT GIÁO
    Dùng văn Pàli để tập thành kinh điển Phật giáo nguyên thủy (đều có dịch sang Anh Văn) làm gốc, kinh điển được chia thành 3 loại : Một là lời dạy của đức Phật được gọi là Kinh tạng (Sutta Pitaka), hai là những điều mục huấn luyện, răn chế của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni gọi là Luật tạng (Vinaya Pitaka) và ba là Luận tạng (abhidhamma pitaka), trong đó gồm có phân tích tâm lý của tri thức. Nhưng, Kinh tạng lại có thể được chia thành 5 loại :
    Trường Bộ
    (The Digha Nikaya or Dialogues of the Buddha) :
    Đối thoại trường thiên của đức Phật, bao gồm 34 kinh điển trường thiên, trong đó có thể trùng kiến sự tích bình sanh của đức Phật và thật sử về chánh trị, xã hội và tôn giáo Ấn Độ đương thời. Trong đó Sigalovada Sutra đã đưa ra những chỉ dẫn về quan điểm luân lý học Phật giáo thực dụng.
    Trung Bộ A Hàm Kinh
    (The Majjhina Nikaya of Middle Langth Saying)
    Bao gồm 152 kinh. Giá trị của nó ở chỗ là có thể làm cho chúng ta biết được tình hình tiến hóa ở thời kỳ bắt đầu của Phật giáo và những giáo pháp của đức Phật cũng như tình huống khái quát của những đệ tử thân cận và những sinh hoạt của xã hội Ấn Độ đương thời. Kinh Trung A Hàm cũng chứa đựng một số tài liệu về Luật tạng.
    Tạp Bộ A Hàm Kinh
    (The Samyutta Nikaya of Kindred Sayings)
    Gồm 2889 kinh do 56 chương tiết hợp thành, trong ấy có rất nhiều chỗ lập lại, trùng phúc.
    Tăng Chi Bộ A Hàm Kinh
    (The Anguttara Nikaya of Gradual Sayings)
    Thâu tập 2308 kinh, chia thành 11 chương tiết và có thêm phần thảo luận. Đặc điểm chủ yếu là sự đơn giản, thanh khiết và gồm rất nhiều câu thức tỉnh nhân sinh.
    Tiểu Bộ A Hàm Kinh
    (The Khuddaka Nikaya of Division of Small Works)
    Là một loại đoản thiên danh ngôn sử dụng tán văn hoặc hình thức thi ca viết nên, thường được dùng để kỳ đảo, vịnh thi, ca xướng v.v? Đứng trên quan điểm văn học, Phật giáo sử và Triết học để nhận xét thì Tiểu Bộ A Hàm Kinh là một bộ kinh rất có giá trị.
    Ngoài những sự kiện nầy, những tác phẩm nổi tiếng của Đại Thừa kinh điển đã dùng Phạn văn, Hán văn, Nhựt văn và Tạng văn để viết thành, cũng có thể tìm được những tư liệu liên quan như Kinh Dược Sư (Bhaisajya ?" Guru ?" Sutra of the Lapis Lazuli Radiance Tathagata). Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Duy Ma Cật v.v? Truyền thống của Đại Thừa Phật giáo đặc biệt nhấn mạnh đến sự thành Phật hoặc những hành hoạt của các bậc Bồ Tát. Còn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì được miêu tả trong kinh điển Pàli, như là một bậc có khả năng trị liệu vĩ đại, phương thức trị liệu của Ngài gồm có hai loại : Trị liệu trên giáo nghĩa và tâm lý hoặc thần tích.
    Đem kinh Phật và một số nguyên lý của tâm lý học Tây phương hiện đại, nhất là một số học lý của các loại học phái y liệu để so sánh tìm hiểu trên tinh thần nghiên cứu thì mới có thể nhận thức một cách sâu sắc về Tâm lý học Phật giáo.
    VẤN ĐỀ THUỘC TRÊN PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    Trên phương diện hiện tượng tâm lý, đức Phật chủ trương do kinh nghiệm mà chứng thực lý luận. Nhưng kinh nghiệm đã không chỉ là kinh nghiệm cảm quan mà còn là công phu của trực quan (intuition) và nội tỉnh. Bởi lẽ đức Phật nhận thức rằng truyền thống nhân tập, hoặc sử dụng luận lý học và lý tánh đều có sự giới hạn của nó và, chỉ có kinh nghiệm mới được sự bảo hiểm tốt nhất. Kinh nghiệm của đức Phật ngoài việc căn cứ vào ngũ quan còn tái dụng Nội Tỉnh Pháp (Introspection) như là một giá trị cao độ để đạt được kỹ thuật tri thức và phát huy thấu thị (quán sát một cách thấu triệt). Trực quan pháp là một loại kỹ thuật ?oPhân tích tự ngã? (Self-analysis). Ở Tây Phương người ta sử dụng trực quan pháp để nghiên cứu hiện tương tâm lý và đã được cho là kỹ thuật không đáng được tin cậy, bởi vì kinh nghiệm của riêng mình không thể làm cho người khác giác sát được. Nhưng, Phật giáo cho rằng do công phu thiền định cao độ mà có thể đạt đến năng lực vượt qua cảm quan, và chính vì thế mà nó là phương thức khảo nghiệm khách quan. Nếu có thể đạt đến kỹ thuật thiền định một cách nhất định thì không bị vô minh làm trở ngại và do vậy mà tâm lý có khả năng đạt đến giai đoạn của sự an bình và thanh tịnh.
    KHÁI NIỆM VỀ TÂM (MIND)
    Đức Phật phủ định bất cứ thực thể nào có tánh vĩnh cửu tức Tâm hoặc Ý Thức (Mind or Consciousness). Phật dạy : cái được gọi là tâm là một loại phức tạp thể của nhân thể (a psycho-physical complex of nama-rupa), nama là chỉ cho 4 loại quần thể phi vật chất tức là cảm giác, ấn tượng của cảm giác (tưởng tượng, quan niệm, khái niệm), ý chí hoạt động (conative activity) và ý thức; rupa là nói về 4 nguyên tố lớn, tức là khuếch đại (extention), ngưng tụ lực (cohesion), nhiệt (heat) và hình trạng vật chất (materialshape) có được từ những nguyên tố nầy. Vì vậy, có thể nói, nó là một phúc hạp thể được tổ thành bởi những thành phần tâm lý và vật chất và có tính chất tâm thể (hoặc thể tâm) nương tựa lẫn nhau. Muốn liễu giải một cách rốt ráo về hiện tượng tâm lý thì cần phải xuyên qua luật nhân quả, bởi vì chúng cùng làm nhân và quả cho nhau.
    Nhân duyên giả hợp là sự biểu thị của điều kiện hỗ vi của tâm lý và vật chất. Giáo nghĩa vô ngã (egolessness) cũng còn chỉ dạy rằng cả nội lẫn ngoại đều không có cái gọi là thực thể tồn tại. Vì thế, hai giáo nghĩa nhân duyên giả hợp và vô ngã là tâm lý học Phật giáo giải thích về tâm (có thể dùng phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích để phân biệt giải thích hai loại hiện tượng nầy). Căn cứ theo tâm lý học Phật giáo, chúng ta có thể bảo rằng Tâm là một thể loại liên tục động thái (dynamic continuum), có thể khuếch đại đến khởi nguyên và khó mà tính đếm được, vả lại, nó còn có thể phát triển bên ngoài của sự kết liễu của thọ mạng.
    Loại thuyết pháp nầy hiện vẫn chưa được sự thừa nhận của tâm lý học Tây Phương. Nhưng, ?oTính chất di truyền nguyên thủy của người? (Archaic heritage of mind) của Sigmund Freud và quan niệm về ?oTập thể vô ý thức? (Collective Unconsciousness) của Carl Jung đều muốn thăm dò vào một lãnh vực sâu xa khác, trong tương lai, rất có thể sự khám phá mới sẽ hội tụ cùng chủ trương tâm lý học của Phật giáo
  5. HNloveMC

    HNloveMC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2004
    Bài viết:
    353
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn đã từng đọc tác phẩm"Cái vô hạn trong lòng bàn tay" thì bạn sẽ kô nói Phật Giáo và tâm lý phương Tây là rất khác nhau đâu.
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Thế bạn hiểu mình nói khác nhau là khác cái gì?
  7. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Nếu bạn muốn tìm cái gì đó có ích cho mình thì nên chịu khó lắng nghe trước đã, voicon ạ!
    Mọi người tiếp tục chủ đề này đi, mình thấy nó rất thú vị. Xét cho cùng, học thuyết nào cũng truy nguyên đến nguồn gốc của mọi vấn đề, thế nên sự trùng hợp ở nguyên lý rất dễ xảy ra, có điều cách diễn đạt khác nhau như thế nào thôi! MÌnh không phải dân tâm lý học nên không dám nói nhiều, thấy cái gì hợp lý thì cố tiếp thu thôi!
  8. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0

    Giới thiệu về Sư Thầy, Sư Cô trong buổi đầu đến với Làng Mai : (mp3)
    http://www.esnips.com/doc/c8c5902c-5ca2-4131-bb30-e600244c0fe2/Giới-thiệu-Các-Sư-ThầyCô-tại-Làng-Mai.mp3
    Bồ Tát Quan Thế Âm bằng tiếng Anh :
    http://www.esnips.com/doc/0dee9667-7724-4832-af83-c249225e81ef/Bồ-Tát-Quan-Thế-Âm.mp3
    Sau khi click vào các đường link trên, bạn click tiếp vào <download file> để nghe từng phần.

    Hy vọng rằng, những Bài Pháp thoại này sẽ giúp các bạn thoát ra khỏi những bế tắc về tâm lý trong cuộc sống...
    Dưới đây là các bài Pháp thoại được chính Thiền Sư THích Nhất Hạnh giảng
    Các Bài PHáp thoại về các chủ đề tình yêu, cuộc sống: Làm thế nào để tự chủ, kiểm soát được sự nóng giận, đau khổ, làm cách nào để làm sống dậy tình yêu thương đôi lứa, tình yêu thương gia đình, biết chia sẻ, tôn trọng nhau trong cuộc sống..v...v...
    www.langmai.org/TNH/PhapThoai/PhapThoai.htm
    www.Langmai.org

    Được chutdamme sửa chữa / chuyển vào 15:36 ngày 24/08/2006
  9. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy rằng các nội dung trong bài rất bổ ích cho những người được đọc nó. Tôi thấy rằng xuyên suốt những quyển sách nói về hạnh phúc, thành công đều phải dựa vào những yếu tố mà lý thuyết Freud đã đưa ra. Theo tôi được biết thì tất cả những hành động của con người đều do ý thức điều khiển, và ý thức được điều khiển bởi tiềm thức. Và như vậy, nếu con người có cách nào đó để tác động được vào tiềm thức thì sẽ có thể thay đổi cả số phận. Rất mong được sự góp ý .
  10. _taythinhaduong_

    _taythinhaduong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0

    cho em hỏi câu này nghe hơi ngu 1 tí.
    Vô minh vô thuỷ dịch ra nghĩa thuần việt là sao????

Chia sẻ trang này