1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Freud và Phật giáo: Sự tương đồng đến kinh ngạc

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi doboxo69, 04/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Hình như chỉ có câu "vô chung vô thuỷ" - nôm na là vĩnh cửu, không có giới hạn (không cuối, không đầu) thôi chứ?
    "Vô minh" - không sáng suốt đi với "vô thuỷ" thì không hợp lý lắm!
    Đạo Phật + Lão (nguyên thuỷ) chính là đỉnh cao của trí tuệ nhân loại trong việc giải quyết các vấn đề về tâm lý hành hạ loài người bấy lâu nay!
    Không chỉ có Freud mà cả Dale Canergy, Krishnamuti... đều có nhiều tư tưởng mang hơi hướm Phật, Lão.
    Mời các bạn đọc cuốn "Being Nobody, Going Nowhere" - bản tiếng Việt của Ni sư Ayya Kheman - để tìm hiểu cách diễn giải Phật giáo của một nhà sư phương Tây, rất giản dị, dễ hiểu tại đây:
    http://www.dainam.net/forums/showthread.php?t=44581
    Ai thấm được dù chỉ 50 % tư tưởng của Phật Tổ và Lão Tử thì chắc chả bao giờ gặp rắc rối về tâm lý!
    Ai có lòng cho xin 1 * ^_^
    Được dragonboy1080 sửa chữa / chuyển vào 15:51 ngày 26/10/2006
  2. YoutaMoutechi

    YoutaMoutechi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    967
    Đã được thích:
    0
    Vô thuỷ là không có khởi nguồn, Vô minh có thể là không rõ ràng, cũng có thể là không có liên quan ràng buộc gì chăng, tôi không biết Hán tự nên không dám chắc. Tuy nhiên đó là một cụm từ hay dùng trong sách Phật Giáo, nó đã được dùng, mặc nhiên có nghĩa, không cần phải suy xét làm gì.
    Thực ra , nếu nắm được triết lý của Phật trong thời nay cũng chưa chắc đã tránh được tổn thương tâm lý vì chỉ có những người tu hành đắc đạo rất cao mới có thể làm được điều này (Phật) . Một người bình thường, vẫn phải quẩn quanh kiếm tiền nuôi con hoặc phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng, thì không thể tìm bài thuôc chữa tâm lý từ đạo được. Sự cân bằng mà ta đạt được nếu có chỉ là giả, không phải là cái chân lý mà đạo muốn hướng đến. Vừa muốn có được sự sáng suốt tinh thần, lại không muốn vứt bỏ đời thực thì có khi lại càng stress. Cho nên người bình thường chỉ tin đạo(làm điều thiện, tránh điều ác) mà không cần hiểu cái chân tu của đạo. Phật là rũ bỏ, Lão là thuận theo tự nhiên, ai làm được những cái đó thì phải có nền tảng (vật chất và tinh thần) gì đó mới làm được
    Chính vì vậy Đạo và Phân Tâm học khác nhau ở mục đích đó, tuy nhiên cái mà Phật tránh thì tâm lý học hướng vào, và tâm lý học cũng không giải quyết được hết, tâm lý con người có khi bất khả chế ngự. Tìm những sự trùng hợp giữa Phật và Freud, Phật và Enstein, Phật và Planck hay Hawking là những việc thú vị nhưng cũng chắng có giá trị khoa học gì, không đem lại một ý nghĩa gì ngoài việc chứng minh thêm cho sự minh triết của Phật (một điều chẳng cần phải củng cố thêm). Vậy thôi.
    Suy nghĩ cá nhân, tôi không biết gì nhiều cả về Phật lẫn Freud, có gì các bạn bỏ quá cho.
    Được YoutaMoutechi sửa chữa / chuyển vào 23:16 ngày 26/10/2006
  3. anhnguyennam

    anhnguyennam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2007
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Hihi
    Bây giờ tôi mới rơi vào topic này....rất buồn là bài cuối đã lâu lắm rồi nhưng cũng còn rất may là được học hỏi cách nhìn sáng tạo của bác doboxo69.
    Chỉ xin góp ý với bác Youta ở bài cuối như sau:
    Bác Youta: "Thực ra , nếu nắm được triết lý của Phật trong thời nay cũng chưa chắc đã tránh được tổn thương tâm lý vì chỉ có những người tu hành đắc đạo rất cao mới có thể làm được điều này (Phật)".
    Tôi cho rằng bác nói về Phật nhưng bác chưa hiểu về Phật. Phật thì ở trên cao, nhưng triết lý nhà Phật lại như cái thang để bác lên trời. Và nếu bác có tiến bộ thì bác không bao giờ bị tổn thương về mặt tâm lý được, không cần bác phải ở trên cao thì bác mới sạch sẽ. Vậy tại sao tôi lại dám nói triết lý nhà Phật lại như cái thang.
    Nếu bác tham thì bác hay rơi vào vòng nóng giận, và nóng giận nên bác mất khôn. Đấy là cái con đường đi xuống khổ ải...tham, sân, si.....Tới đây chưa hết....mà nó lặp lại...khi bác mất khôn bác lại càng tham...và rồi....bác thấy bác ở dưới địa ngục...
    Bởi thế Phật dạy bác đừng tham (giới), đừng bốc (định), đừng mê (tuệ). Bác mà suy ngược lại bác sẽ thấy...nếu bác bớt tham..bác sẽ..v.v....nhưng mà không chỉ một vòng...mà là thêm một vòng nữa rồi lại vòng nữa...chẳng mấy chốc bác đã vỗ vai người bên cạnh và nhận ra hắn là kẻ đã nói câu...Thiên thượng, địa hạ....
    Vậy nên trong cuộc sống, nếu bác luôn biết rằng bác đang ở nấc thang nào thì tôi dám cá với bác là bác không thể nào lại có thể bị tổn thương về mặt tâm lý được cả.
    Chúc vui vẻ
  4. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi một chút ạ !!!!
    Nếu mục tiêu của Đạo Phật là diệt đau khổ
    Tôi xin đưa ra một cách diệt đau khổ : "Đem tất cả nỗi đau của nhân loại ra làm hạnh phúc cho chính mình ,nghiền ngẫm tất cả những nỗi đau khổ đó thậm chí lấy cả đau khổ của mình làm hạnh phúc cho chính mình" Làm như vậy thì như một "nguồn suối không bao giờ cạn" vì nỗi đau của nhân loại dài vô hạn , có bao giờ dứt đâu!!!
    Xin hỏi tâm lý của những người thấy tai nạn giao thông là xúm lại xem , nghe tai hoạ của người khác là lòng khấp khởi mừng ???Mong các cao thủ chỉ giáo!!!
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Hehe, cái cách này cũng có trong đạo Phật bạn à. Làm thế tức là không chấp vào sự đau khổ của mình. Cách này cũng tốt đấy chứ?
    Có điều nếu bạn quyết định làm thế, nếu bạn đi ngủ và lạc vào thế giới trong mơ, bạn có còn nhớ đem điều đó ra áp dụng không?
    Chắc là tâm lý của bạn thôi

Chia sẻ trang này