1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Freud...

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi n/a, 21/02/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Wow

    Wow Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2001
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Tai hại quá, tự dưng thấy người quen thì nhảy bổ vào chào 1 câu, không để ý đến môi trường xung quanh gì cả. Em không nghe các bác bàn bạc gì đâu, em nói thật. Hìhì, thôi em ra, mời các bác tiếp tục...
  2. n/a

    n/a Guest

    hì cái bà chị Wow này, thức khuya rùi mọc mụn tùm lum cho mà coi
    Tất cả những quan niệm nói ở trên đều chưa đưa đến được một định nghĩa của khoa học về ******** vì chưa nêu bật được đặc trưng mang tính bản chất nhất và phổ biến nhất của đời sống ********. Ngoài ra còn những người hành hạ thể xác mình cũng như hành hạ đối tượng ******** của mình. Vì vậy, Freud đã viết rằng :
    "Một định nghĩa nào có thể nói đến sự khác nhau giữa nam và nữ, sự sung sướng trong vấn đề thoả mãn, nhiệm vụ sinh con, và luôn cả tính cách tục tĩu khó coi của ********, những hành động đáng phải giấu giếm, có thể đủ dùng cho mọi nhu cầu thực tế của cuộc đời. Nhưng khoa học không thể thoả mãn như vậy với một định nghĩa tương tự. "
    Vậy đặc tính chung nhất và là mục đích của hành vi ******** là rì ? Đó là những khoái cảm, sự dễ chịu, là phút giây sung sướng trong sự thoả mãn. Sự sung sướng này được Phân Tâm học gọi là sự khoái cảm bao gồm các cảm xúc đặc biệt, những xúc cảm mạnh đạt trình độ cao trong mọi cảm xúc. Chính vì vậy nên hiểu ******** theo nghĩa rất rộng bao gồm mọi tình yêu, và tình yêu này khi có khả năng thực hiện sẽ mang lại những xúc cảm và khoái cảm đặc biệt mà tình yêu khác không đem lại được. Ở đâu có loại tình yêu này là có khả năng tạo ra cho con người một trang thái tâm lý hưng phấn tinh thần, một trặng thái tâm lý hưng phấn cao có thể tạo ra những sáng tạo có ý nghĩa, những phút xuất thần vfa nói chung là một sự thăng hoa nơi mỗi nhân cách, một bước nhảy vọt về tâm hồn...
    Nói một chút về sự sa đoạ trong ********, các bác cũng biết rằng những sự sa đoạ này có thể đem lại những khoái cảm, xúc cảm mãnh liệt nhưng hiệu quả lại làm giảm đi nhân cách. Trong trường hợp này không có một sự thăng hoa nào mà chính nó sẽ dẫn tới việc đưa những con người này trở thành con bệnh các loại kể cả bệnh tâm thần.
    Ví dụ một chút nhé, một số người xa quê hương mỗi lần nhớ đến cũng có những xúc cảm đặc biệt. Một số đồng bào của mình thường có mặc cảm lưu đầy về một số phận đầy đủ vật chất nhưng lại tha hương xứ người. Nếu như được về quê hương, tình yêu quê hương sẽ được thoả mãn. Đó cũng là tình yêu tuy hơi đặc biệt và cách thoả mãn nó cũng đặc biệt. Rồi những nghệ sỹ luôn khát khao sáng tác ra những tác phẩm mới, thậm chí là những người như em và các bác thích đọc một cái rì đấy mà mình có quan tâm khi được thoả mãn đều gây ra những xúc cảm đặc biệt.
    Như vậy, Tâm phân học thực chất không quan tâm tới việc thoả mãn ******** ra sao, bằng cách nào mà chỉ quan tâm tới trạng thái tâm lý mà những phương cách đó mang lại. Dù có bằng cách nào cuối cùng cũng là mang lại sự thoả mãn ********, sự sung sướng khi thoả mã ít nhất cũng là theo chủ quan của người đó.
    Tâm phân học cũng chia loại thành các hành vi ******** bình thường và ******** bất thường. Qua các công trình khảo sát, Tâm phân học có thể khẳng định rằng tất cả những người mắc các chứng bệnh tâm thần đều là những người có hành vi ******** bất bình thường.
    hị, tự nhiên dậy sớm quá, giấc ngủ chưa được thoả mãn, đi ngủ tiếp cái nào

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm một mặt trời...
  3. n/a

    n/a Guest

    Vậy thì từ đâu lại nảy ra những hành vi ******** bất bình thường này ??? Tại sao nó xuất hiện ở bác này mà lại không xuất hiện ở bác khác.Tâm phân học cho chúng ta biết rằng có hai nguyên nhân : trực tiếp và gián tiếp.
    Nguyên nhân trực tiếp là nguyên nhân được xuất phát từ xã hội. Những người có hành vi bất bình thường là do bị những hoàn cảnh xã hội khác nhau ngăn cấm không được thoả mãn, không được tận hưởng khoái cảm mà họ muốn có. Đương nhiên là do không được thoả mãn những nhu cầu ******** thông thường nên họ phải tìm những cách bất bình thường để thoả mãn. Cũng có thể do những nguyên nhân khác thuộc về cá tính của đương sự với tư cách là một cá thể như sự chịu đựng, sự thông minh, những kinh nghiệm tích luỹ được trong cuộc sống. Những người thiếu thông minh, thiếu kinh nghiệm, tính tình nhu nhược, thậm chí theo tớ có thể là bị quá căng thẳng có thể sẽ phải tìm đến những phương cách bất thường để thay thế cho phương cách bình thường->rơi vào tình trạng bệnh hoạn mà bản thân mình cũng không biết. Nguyên nhân xã hội còn có thể do nhiều mặt những cái đáng chú ý nhất là nền giáo dục xã hội không thích hợp, những quan niệm về đạo đức, về luân lí không tưởng, những phong tục tập quán hủ lậu...Những yếu tố này còn có thể là do cả hệ thống pháp luật và dư luận xã hội. Các cụ có câu này mà :
    "Trăm năm bia đá cũng mòn
    Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ"

    Không hẳn những người có hành vi ******** sa đoạ này là người không có học thức mà đôi khi chính những nền giáo dục đầy đủ nghiêm chỉnh lại tạo ra họ. Một nền giáo dục vô lý, danh dự của gia đình, vị trí xã hội là nhũng điều kiện giúp cho con người ta đôi khi hèn kém hơn mình, không vượt qua được những sự cấm đoán vô lý ở đời, kìm hãm những ham muốn chính đáng->ức chế. Những con người này khi thực hiện hành vi ******** sa đoạ chắc chắn sẽ không sung sướng rì mà thậm chí là còn bứt rứt.
    Đối với những người không có nền giáo dục như những người trên, họ có thể thực hiện các hành vi sa đoạ mà thậm chí cũng không bứt rứt, không thấy tội lỗi miễn là thoả mãn.Với những loại người này, chúng ta có thể cho rằng loại người đó có cái Tôi(Ngã) xã hội còn chưa hình thành hoặc rất thấp.
    Nguyên nhân chủ yếu sâu xa của những hành vi bất bình thường này theo Tâm phân học nằm trong quá khứ, trong thời thơ ấu , trong đời sống trẻ con ngay từ khi bú mẹ, rõ nhất là từ 3-5 tuổi. Nguyên nhân này được Tâm phân học không ngần ngại gọi là đời sống ******** trẻ em.
    Đến đây cho tớ hỏi các bác Mod và mọi người một chút là có được phép tiếp tục không ạ??? Sợ có những người hiểu không đúng mà tớ không muốn trình bầy ra một cái rì mà bị cắt ở giữa cũng như không có ai feedback cả :D

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm một mặt trời...
  4. starhacker

    starhacker Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    692
    Đã được thích:
    0
    Nói rất hay, rất bổ ích, rất đánh quan tâm. Em đề nghị bác tiếp tục cho em được khai sáng văn minh, chả mấy khi thấy cái topic đáng đọc...

    StarHacker

  5. n/a

    n/a Guest

    Dạ, tớ cũng vừa post vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, quan trọng là muốn trao đổi để có thể hiểu đúng. Tớ post từ quyển S.Freud &Tâm phân học của tác giả Phạm Minh Lăng in năm 2000, tớ mua mất 20K nhưng rất bổ ích. Được bạn starhacker nói thế là đạt được một ít khoái cảm rùi tiếp tục thôi.
    ------------------------------------------------------------------------
    Đời sống ******** trẻ em là đề tài thực sự gây tranh cãi nhiều nhất trong Phân Tâm học. Nếu như mà tớ post không giải thích rì, chắc là cũng sẽ bị lên án thôi nên tớ cũng khâm phục bác Freud đã rất quyết tâm bảo vệ ý kiến của mình. Không chỉ những người phản đối mà cả những người tán thành Phân tâm học cũng quay lưng lại.
    Phân tâm học cho rằng, những hành vi sa đoạ ngoài nguyên nhân trực tiếp nhất thời còn phải có một mầm mống nào đó, vì nếu không có mầm mống này thì các tác động của xã hội không thể gây ra xáo trộn cho con người như vậy, và tớ nghĩ là nếu không có nó thì tại sao bác này bị xáo trộn mà bác khác lại không bị. Nhưng mà mầm mống lại xuất phát từ cái được gọi là đời sống ******** trẻ em. Trước khi phản đối, mong các bác hãy xem lại những điều nói về ******** ở trên và cũng hiểu cho là tính từ trẻ em ở đây có nhiều điều khác biệt với ******** nói chung và ******** người lớn.
    Nếu mọi người cho rằng nói đến những thiên thần bé nhỏ, trong trắng thiêng liêng mà lại nói tới đời sống ******** thì sẽ có cái gì đó xúc phạm. Tuy vậy, Tâm phân học xem xét vấn đề này dưới khía cạnh khoa học, không thể phủ nhận điều có thật và rõ ràng là không ai có tội rì trong cái điều ít ai muốn nói này. Chúng ta đã nói ở trên về nguyên nhân trực tiếp là mặt xã hội và đời sống người đích thực. Nguyên nhân sau xa muốn nói là mặt bẩm sinh di truyền của con người như một cơ thể sống, một sinh vật. Bất cứ một hoạt động nào của con người cũng do hai mặt này tác động và tuỳ theo sự trưởng thành của con người đó với tư cách là một thực thể xã hội mà mặt này hay mặt kia thấy rõ hơn mà thôi.
    Freud đã viết rằng :
    "...nếu quả đúng là trong những người không được thoả mãn ******** bình thường, chúng ta thấy xuất hiện khuynh hướng sa đoạ và những khuynh hướng này không thể xuất hiện được nếu không có sự ngăn cấm trong việc thoả mãn ********, chúng ta cũng phải công nhận là dù sao trong những người nói trên cũng có sẵn mầm mống của sự sa đoạ đó rồi, có nghĩa là sự sa đoạ tiềm tàng có sẵn trong con người họ từ rất lâu...Tâm phân học phải chú trọng tới ******** trẻ em vì nhận thấy rằng những kỷ niệm và ý tưởng xuất hiện trong những người bị bệnh thần kinh bao giờ cũng đưa họ quay trở lại những kỷ niệm của những năm đầu tiên trong cuộc đời thơ ấu. Kết luận này có thể chứng minh được bằng việc quan sát trẻ con. Và chúng ta đều thấy rằng tất cả những khuynh hướng sa đoạ này đều bắt nguồn trong thời thơ ấu, rằng trẻ em có trong mình chúng những mầm mống của khuynh hướng sa đoạ này. Nói tóm lại ******** sa đoạ không khác gì là ******** trẻ em đã được phóng đại và phân chia thành những khuynh hướng đặc biệt khác..."
    Ở đây tớ xin lạm bàn một chút. Hầu hết trong mỗi chúng ta không ai là không có những lúc khó chịu trước sự ép buộc, uốn nắn chúng ta theo học một cái gì, một hình mẫu nào đó. Riêng tớ thì cho rằng, những sự ép buộc này là do sự không thoả mãn ý thích của bố mẹ trong quá khứ ->muốn con cái thoả mãn hộ .
    -196

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm một mặt trời...
  6. nông_dân_new

    nông_dân_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Cuốn sách bác Phạm Minh Lăng viết nà cuốn dở nhất tớ từng đọc về văn hoá Tây và Freud nói riêng. Không thể tin một bác lổi nửa về văn hoá châu Âu mà nại viết chán thế. Sau nần đọc cuốn đấy hầu như dờ cháu không đọc sách về Tây ro các bác lổi tiếng ở VN viết lữa. Chịu khó tra từ điển toét mắt ít da còn thu thập được một ít vào đầu.
    ơ hay xức rân như nước
    quan cả đời rân vạn dại
  7. n/a

    n/a Guest

    thì tớ cũng đã được đọc nhiều như bác đâu, vớ được một quyển sách, chẳng biết nó hay dở thế nào nhưng cũng cố hiểu và nhét vào đầu. Bác nông dân xem có cái cách nào hay sách nào hay hơn thì bác giảng cho mọi người đi...

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm một mặt trời...
  8. n/a

    n/a Guest

    Hị, hị, trong khi đợi bác nông dân giúp tớ thì tớ tiếp tục vậy nhé .
    Vậy thì trẻ em dưới tuổi dậy thì(13-14 tuổi) có đời sống ******** không ? Tâm phân học cho rằng nếu nói không là không phù hợp với những phương diện sinh lí, chẳng khác nào cho rằng đến tuổi dậy thì các em mới có cơ quan ******** còn trước đó thì không có.Quan niệm này là do không phân biêt được sinh dục********. ******** có từ rất sớm trong tuổi ấu thơ còn sinh dục chỉ xuất hiện khi bắt đầu tuổi dậy thì.
    Về mặy xã hội, nếu trẻ em dưới tuổi dậy thì không có đời sống ******** thì tại sao xã hội lại áp dụng nghiêm ngặt nền giáo dục trong đó cấm trẻ em tiếp cận với mọi hình thức của đời sống ********. Sự cấm đoán này diễn ra ở mọi dân tộc, mọi quốc gia, từ trước và có lẽ vẫn sẽ là thế. Tại sao xã hội lại áp dụng đôi khi khá nghiêm khắc các biện pháp ngăn chặn nếu như xã hội thực sự tin là trẻ em không có đời sống ******** ??? Tóm lại tất cả những việc làm của xã hội để ngăn chặn đời sống ******** của trẻ em đã bác bỏ lời khẳng định rằng trẻ em có cuộc sống vô dục. Muốn ngăn chặn hay muốn cho nó phát triển theo chiều hướng có lợi thì cần phải hiểu đúng đắn mới hi vọng có lối thoát được.
    Nếu như chỉ nói mà không chỉ ra được các biểu hiện thì không chính xác. Để làm cơ sở cho việc tìm hiểu phương thức hoạt động của đời sống ******** trẻ em, Tâm phân học nêu lên khái niệm khát dục (libido)
    Khát dụcsự đòi hỏi phải được thoả mãn một ham muốn mang nội dung ********.
    Ví dụ như đói đòi hỏi phải tiêu thụ thức ăn cho hết đói. Sự khát dục thể hiện trên trẻ em từ khi còn bú sữa mẹ. Dựa trên những quan sát khoa học, người ta thừa nhận rằng trẻ em sau khi bú no, nó lăn ra ngủ với một nét mặt thực là khoan khoái chẳng kém gì người lớn sau khi khát dục đã được thoả mãn bằng các hành vi ******** thực thụ. Rõ ràng nếu coi là chúng hớn hở vì chẳng qua chúng ăn no một cách sinh lý là không đúng vì Tâm phân học chỉ ra sự thoả mãn này còn mang ý nghĩa tâm lý nữa. Điều này dễ thấy sau khi trẻ no vẫn muốn ngậm đầu vú mẹ, ngậm đầu vú giả hoặc mút tay của chính mình và lúc này nét mặt của các em chẳng khác gì khi được ăn no. Từ đó, vùng miệng là một trong những bộ phận gây nhiều khoái cảm mang ý nghĩa ******** nên được gọi là miền khát dục. Đây là giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển đời sống ******** trẻ em và mẹ của nó chính là đối tượng ******** đầu tiên theo một nghĩa trong sáng và lành mạnh hơn bất cứ sự trong sáng lành mạnh nào trên đời này. Điều này động chạm đến tình mẫu tử thiêng liêng nhưng nhận định này của Tâm phân học thật khó bác bỏ.

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm một mặt trời...
  9. n/a

    n/a Guest

    hị hị, buồn quá cơ chứ, bác nông dân bác ý còn mải buôn xe máy ở bên box Thảo Luận(new-không chính trị) chẳng chịu thò mặt ra giảng cho tớ hiểu thêm rì cả.
    Như vậy là tớ đã nói tới miền khát dục, bàn luận một chút nhé. Ai cũng biết rằng trừ những nghi thức xã giao ra, nụ hôn là một cái gì đó thật cao đẹp, một thể hiện công khai của tình yêu mang nội dung ******** mà nhiều người, nhiều dân tộc đã thừa nhận, sẽ và còn mãi mãi tồn tại. Nụ hôn mang lại cho chúng ta những khoái cảm dễ chịu mà nhiều khi khó tả được, không kém các hành vi ******** khác.
    Đọc đến chỗ này hơi khó nói một chút, hì cố vậy.
    ******** trẻ em với tư cách là mầm mống của ******** thực thụ không chỉ có một miền khát dục mà còn lan sang cả các miền khác. Đó là cơ quan bài tiết. Hị hị, xấu hổ quá nhưng các bác có công nhận với tớ rằng sau khi đi hái hoa, ai cũng có một cảm giác thoải mái "thanh thản" cực kỳ không ?. Nghĩa là cơ quan bài tiết vừa có chức năng sinh lý vừa có chức năng ********. Điều này có vẻ khó xẩy ra nhưng thật ra lại xẩy ra rất nhiều và giải thích được việc thoả mãn ******** của những người đồng tính luyến ái.
    Trước những hành vi ******** của trẻ em với tư cách là mầm mống này, người đời và các bậc cha mẹ thường có những ngăn cấm quyết liệt, thô bạo. Chúng ta có thể thấy bà mẹ giật đầu vú ra khỏi miệng của đứa trẻ mặc cho nó khóc và hờn dỗi, nếu chúng sờ mó hay nghịch ngợm các cơ quan bài tiết, sinh dục thì quở trách và đôi khi còn doạ chặt tay hay thiến ...Sự ngăn cấm này có vẻ rất có hiệu lực và người ta cứ yên tâm với các biện pháp có phần cực đoan này.
    Sự thực là tất cả mọi người đã vui mừng quá sớm. Những hành vi này sẽ được thực hiện một cách lén lút hơn, một cách tinh vi hơn hoặc nó lặn vào trong ký ức như một quả bomb nổ chậm mà chỉ chờ có chút kích thích là nổ tung liền.
    Bàn luận chút nhe, nhất là ở trong xã hội phương Đông kín kẽ trước và nay, nếu xã hội quá hà khắc với vấn đề này, nhưng tại sao những Kama Sutra, Nghìn lẻ một đêm, Tố Nữ Kinh... vẫn còn tồn tại. Ai trong số chúng ta lại dám nói rằng mình chưa và sẽ không bao giờ dù chỉ là ngó qua những truyện, những film X, những gì mà xã hội đã cố gắng ngăn cấm như vậy(hê hê các bác đừng có hiểu nhầm là em đòi tự do ******** giống hippie đâu nhé, chính bao nhiêu người hiểu nhầm đã đổ oan cho Freud rùi ). Rùi các bác có để ý con gái của những gia đình nghiêm khắc, bên ngoài có vẻ hiền lành ngoan ngoãn nhưng thực chất luôn luôn là một quả bom mà có thể phá bỏ tất cả để làm cái mình thích, đi theo người mình yêu hay không ? Tớ nghĩ đó là hậu quả của việc nghiêm khắc khi chưa nghiên cứu kỹ về mặt tâm lý.

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  10. n/a

    n/a Guest

    Hôm nay mới đọc một bài trên box Thảo luận, nói về chuyện làm thế nào để không bị nghĩ về *** nhiều quá. Cũng có nhiều ý kiến đưa ra đều đúng cả nhưng tớ nghĩ cái ý kiến đưa ra là đừng tự lừa mình, hãy nghe những gì mình đòi hỏi là đúng nhẩt. Bản thân trẻ em khi bị người lớn cấm đoán sẽ không nói được, hoặc nếu nói được cũng sẽ không làm rì được->không ngăn chặn được hoàn toàn mà lại có hậu quả nghiêm trọng về sau này. Vì quá sợ nên trẻ em sẽ có tình trạng sợ sệt, u sầu, bạc nhược...
    Ta còn thấy được là trẻ em có khả năng tự thoả mãn ngay trên cơ thể mình bằng việc ngậm ngón tay, ngậm đầu vú của mẹ, ngậm đầu vú giả...thậm chí là ngay cả các cơ quan sinh dục của mình. Những hành vi này là mầm mống của những hành vi mà ta thấy rất rõ ở những người sa đoạ, không chỉ là tự thoả mãn bằng cơ thể mình mà còn là cơ thể người khác, không phân biệt giới tính, thậm chí là con vật, đồ vật.
    Điều đáng nói là những hành vi ******** bất bình thường này không chỉ là tài sản riêng của những người bị mắc chứng bệnh tâm thần thật sự mà cũng có ít nhiều khác nhau ở những người lành mạnh, có đạo đức , có tư cách, kinh nghiệm sống, văn hoá... như tớ và các bác. Có thể chỉ là ngắm nhìn một nụ hôn cho đến ngắm nhìn các bộ phận sâu kín hơn. Vì vậy, Phân Tâm học khuyên rằng hãy bình tình và xem xét thận trọng trước các hành vi ******** bất thường.
    Vậy thì bình thường là thế nào? Không bình thường là thế nào? Ranh giới giữa hai mặt đối lập đó là ở đâu ? Chỗ này có thể coi là sự giống nhau giữa triết học phương Đông và phương Tây khi chúng ta cần phải thừa nhận rằng không có một sự bình thường một cách tối đa cũng như sự bất bình thường tối đa, chỉ có sự hoàn toàn bình thường mới là điều bất thường. Các bác và tớ là một sự đan xen giữa những điều cao cả và thấp hèn, cái tốt và cái xấu, cái hoàn thiện và không hoàn thiện. Chỗ này tớ nghĩ là thầy tớ dậy rất đúng "Không ai là không có cái để ta phải học cả." Mọi người ở trên mạng cũng như ở ngoài đời đều có rất nhiều cái mà tớ cần phải học. Tỷ dụ như tớ có thể post một bài dài lê thê ntn cũng có nghĩa là tớ phải học ai đó cách nói súc tích hơn. Quay lại chủ đề nhé, thật ra cái mà Tâm phân học gọi là ******** sa đoạ đôi khi lại chỉ là một cái rất bình thường như một nụ hôn, một cái nhìn thoả mãn. Tất cả những hành vi bất bình thường dù tốt đẹp hay xấu xa đều chỉ là để thuần tuý thoả mãn sự khát dục chứ không phải là để sinh con đẻ cái. Đó chính là ranh giới mà Phân tâm học đã vạch ra. Bản thân chúng ta cảm thấy kinh sợ, ghê tởm những hành vi ******** sa đoạ nhưng trong chúng ta cũng có những hành động như thế, chỉ biểu hiện ở cách khác mà thôi. Việc post bài lên đây càng nhiều càng tốt, việc chứng minh rằng mình luôn đúng, việc kêu gọi mọi người vote cho mình nhiều sao chẳng hạn...cũng chỉ là để thoả mãn những đòi hỏi của bản thân mình mà thôi.
    Như vây, rõ ràng là có tồn tại đời sống ******** trẻ em, ******** bất thường và ******** bình thường. ******** theo nghĩa hẹp là ******** bình thường, phục vụ cho việc sinh sản. ******** theo nghĩa tương đối rộng là gồm cả ******** bất thường trong đó có ******** trẻ em không nhằm mục đích sinh sản. Còn theo nghĩa thật rộng thì ******** là những hoạt động sáng tạo gây ra những khoái cảm mạnh mẽ không khác gì ******** thông thường mang lại. Vì vậy, Phân tâm học đã mở rộng ******** ra rất nhiều, và đặc trưng nổi bật của ******** là nguyên tắc khoái cảm và thăng hoa.

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...

    Được sửa chữa bởi - trizzero vào 05/03/2002 22:28

Chia sẻ trang này