1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Freud...

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi n/a, 21/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. n/a

    n/a Guest

    tớ đồng ý với bạn Kobeto81 của tớ là cần phải cẩn trọng. Tuy vậy, tớ có nhầm không khi bạn Kobeto81 quá cẩn trọng khi nói đến chữ "********". ******** xét trên quan điểm của Phân tâm học là một thứ có thể rất xấu xa, sa đoạ nhưng cũng là những khoảnh khắc tốt cơ mà, những khoảnh khắc thăng hoa...Nếu như bạn nhất quyết rằng đó không phải là những ham muốn ********, lúc đó chúng ta sẽ lại phải đứng trước một cái khó khăn, vậy thì ******** xét theo quan điểm của bạn là gì ? và ******** chúng ta đang nói đến là gì ? Chỉ có cái Tôi của bé là chưa hình thành vào giai đoạn đầu mà thôi, còn con người của bé đã hình thành rồi đấy chứ...

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  2. n/a

    n/a Guest

    không ai chơi với tôi à...

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  3. n/a

    n/a Guest

    Có một điều tớ không biết là bác Freud này sinh năm 1856 nhưng không hiểu là mất năm bao nhiêu ??? Hay là vẫn còn ...vì bác Chitto có nói tới thế chiến thứ II muh...
    Mà thôi, kệ bác ý, quan trọng là bác ý đem lại cái rì, rất nhiều kiến thức cho tớ và phương pháp dùng phân bón mới tăng lăng xuất cây chồng cho bác nông dân. Tớ xin được mở màn, mời các bác tham gia, đặc biệt là bác Don Quixote, Kobeto81,....
    Một chút bàn luận về giáo dục
    Nói rằng bàn luận về giáo dục hình như to quá, nên có lẽ tớ chỉ xin bàn luận về nền giáo dục mà tớ đã được tham gia, hay nói cách khác tớ là sản phẩm của nó, cái nền giáo dục không bao giờ có một sản phẩm nào là hoàn thiện cả.
    Xin được phép tô mầu đỏ những điều chép trong sách.
    Tâm phân học coi ba yếu tố dưới đây sẽ dẫn đến việc mắc bệnh tâm thần. Freud viết "Vì thế những ý kiến của chúng ta về quy định bệnh thần kinh được bổ túc. Thứ nhất chúng ta có điều kiện tổng quát nhất, đó là sự thiếu thốn, rồi đến sự định cư của ******** đưa thiếu thốn về một vài hướng nào đó và thứ ba là sự cần thiết của khuynh hướng mâu thuẫn gây ra do sự phát triển của cái Tôi trong khi cái tôi chống lại khuynh hướng khát dục"
    Vậy thì điều tớ muốn bàn luận là học sinh/sinh viên Việt Nam có 3 yếu tố này không, ba yếu tố này sẽ tác động thế nào tới chúng ta, hầu hết là học sinh/sinh viên trên diễn đàn này và trong xã hội nói chung ???
    Nền giáo dục nước ta, và ngay bản thân nền giáo dục trong mỗi gia đình đều luôn coi việc giáo dục nghiêm khắc đặt làm trọng. "Dậy con từ thủa còn thơ..." bản thân câu này đã hàm nghĩa rằng trẻ em đã có ý thức về những hành vi mà người lớn làm/tạo ra đối với mình từ rất sớm. Ở ngoài đường, tớ đã gặp nhiều những em bé khá bự, với cặp kính dầy (hì, giống bác Don quá nhe), được cha mẹ nạp vào đầu cái ý nghĩ phải học giỏi nhất lớp bằng mọi giá với một vẻ mặt lầm lỳ mà người lớn thường khen ngợi là có tương lai... cái tương lai là thế nào thì tớ chưa biết được, nhưng mà có điều tớ biết rằng những đứa trẻ đó luôn mang trong mình mỗi sự khát dục, đòi hỏi thoả mãn lớn hơn những người khác, mà đôi khi lại nhầm tưởng với ý chí...cũng ở trường học, tớ đã được chứng kiến nhiều cảnh tựa như cô giáo cho phép lớp trưởng cầm thước kẻ thẳng tay phang vào bạn bè...những đứa trẻ luôn được cô giáo khuyến khích "mách lẻo" mọi chuyện...nếu bỏ qua những bề nổi của nền giáo dục Việt Nam thì bề chìm của nó quả là đáng để chúng ta cũng phải giật mình. Tớ không có ý định và nói thẳng ra là cũng chẳng buồn nghĩ đến chuyện thay đổi nền giáo dục này sẽ phải bắt chước ai, như thế nào, vì chuyện đó là quá lớn và phải thay đổi cả một ý thức hệ. Tớ chỉ muốn khẳng định, nền giáo dục Việt Nam đang đi trên con đường có rất nhiều sai lầm , và tớ đã là một sản phẩm của nền giáo dục sai lầm đó...

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  4. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Có tớ đây nè...
    Không phải tớ quên chủ đề này đâu mà vì bác hỏi mấy câu khó quá...em phải suy nghĩ thật kĩ mới dám trả lời bác.
    Vì tớ và bác đang thảo luận về quan điểm ******** trong phân tâm học nên tớ thấy trước hết mình nên hiểu chính xác xem Freud quan niệm về ******** như thế thì lúc đánh giá sẽ tránh được sự chủ quan .
    Lật lại vấn đề , bác có viết :
    Vậy đặc tính chung nhất và là mục đích của hành vi ******** là rì ? Đó là những khoái cảm, sự dễ chịu, là phút giây sung sướng trong sự thoả mãn. Sự sung sướng này được Phân Tâm học gọi là sự khoái cảm bao gồm các cảm xúc đặc biệt, những xúc cảm mạnh đạt trình độ cao trong mọi cảm xúc. Chính vì vậy nên hiểu ******** theo nghĩa rất rộng bao gồm mọi tình yêu, và tình yêu này khi có khả năng thực hiện sẽ mang lại những xúc cảm và khoái cảm đặc biệt mà tình yêu khác không đem lại được. Ở đâu có loại tình yêu này là có khả năng tạo ra cho con người một trang thái tâm lý hưng phấn tinh thần, một trặng thái tâm lý hưng phấn cao có thể tạo ra những sáng tạo có ý nghĩa, những phút xuất thần vfa nói chung là một sự thăng hoa nơi mỗi nhân cách, một bước nhảy vọt về tâm hồn...
    Tớ thấy ******** với những đặc tính này là Có thể chấp nhận được , tức có thể coi đây là tiêu chuẩn để tớ và bác bàn chuyện tiếp.
    Quay lại chuyện ******** Trẻ Em . Tớ vẫn nhất quyết khẳng định Freud cho rằng hành động bú ty mẹ của em bé là hành động thể hiện ham muốn ******** đầu tiên là sai lầm . Vì nó không mang những đặc tính như đã nêu ở trên . Cảm giác thì có nhưng Xúc cảm và Khoái cảm thì không vì rất đơn giản vào thời điểm đó bé chưa có Ý thức về Xúc cảm và Khoái cảm...chỉ có Cảm giác.
    NO PAIN NO GAIN ​
  5. n/a

    n/a Guest

    hay lắm, coi như bác và em đã hiểu nhau được một phần qua những đặc tính đó. Tuy vậy, bác và em nếu chưa tranh luận cho ra vấn đề này, e rằng khó mà đi tiếp được, đúng không
    Tớ cũng không muốn bắt bẻ câu chữ nhưng thực tế là tớ cũng chưa hiểu trong Tâm lý học cổ điển định nghĩa cảm giác và xúc cảm khác nhau ntn(có ai biết làm ơn nói hộ cái ạ) ??? Cứ tạm hiểu là khoái cảm = các cảm xúc đặc biệt-> có cảm xúc đặc biệt này là có khoái cảm. Điều cần làm bây giờ là chỉ ra một cảm xúc đặc biệt là đủ đúng không ạ(các bác cứ hiểu tạm cho em là có nhiều cảm xúc tạo ra khoái cảm cho em, gặp NY này, nghe nhạc Rock này, ăn bánh rán này , học được cái rì hay hay này ... nhưng chỉ cần một trong những điều trên cũng tạo cho em khoái cảm rồi).
    Nói qua nói lại, vậy bác Kobeto81 có công nhận với em chuyện bú tý mẹ tạo cho trẻ những cảm giác(cảm giác đã) đặc biệt không, xuất phát từ bản năng đứa trẻ, được coi là một công việc mang tính sinh lý nhưng xét về mặt tâm lý làm đứa trẻ có ham muốn được thoả mãn. Và trong sách cũng đã chỉ rõ rằng đứa trẻ không chỉ có ham muốn này khi đói, chúng còn thể hiện bằng cách ngậm đầu vú mẹ sau khi đã no, ngậm đầu vú giả, mút tay...như vậy rõ ràng là hành động thoả mãn cơ mà.
    Em xin được post tiếp một đoạn trong sách :
    ...
    Sau nhiều lần quan sát trẻ em, Phân tâm học ghi nhận là trẻ em rất thích bú, thể hiện sự thoả mãn được đáp ứng, nhưng chỉ sau đó ít lâu chúng lại rất sợ sữa mẹ. Chính lúc này là lúc để người ta cai sữa mẹ cho các em.
    Những triệu chứng tâm thần nhiều khi thể hiện một cái rì đó rất ngông cuồng. Những ý tưởng ngông cuồng này không phải là không có nguồn gốc và vai trò của nó không phải là cái không đáng quan tâm. Những ý tưởng ngông cuồng của con người có nguồn gốc sâu xa do tổ tiên để lại.
    Để sống, con người phải luôn sống với những rì có thực đang diễn ra hàng ngày nhưng con người lại còn sống được nhờ những ý tưởng ngông cuồng do trí tưởng tượng sinh ra. Những truyện cổ tích, thần thoại cũng như tôn giáo đều là những ý tưởng tưởng tượng mang ít nhiều tính chất ngông cuồng. Nhiều khi nhờ vào những ý tưởng này mà con người có thể vượt qua được tất cả những khó khăn trở ngại để tiếp tục sống. Trong cuộc sống thực không phải bao giờ con người cũng được toại nguyện. Lúc đó con người sẽ phải toại nguyện bằng trí tưởng tượng của mình mà nhiều khi cũng có giá trị chẳng kém sự hưởng thụ trong thực tế hay ít nhất cũng làm cho người ta bớt đi được nhiều đau khổ, nhiều phiền muộn. Làm như vậy, con người đã có được sự hưởng thụ mới mà hầu như chẳng mất rì
    ...

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  6. QuynhNguyen

    QuynhNguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Híc, tớ đọc quyển sách ấy rùi, nhưng cái tớ nhớ lại được sau đó chỉ là nguyên nhân của bệnh tâm lý (cái định cư và cái thiếu thốn) và các phương pháp để tránh không mắc bệnh tâm lý....
    Híc, còn những cái còn lại chẳng nhớ mấy...
    A, mà còn quyển nào của Freud không, bác giới thiệu em với. Em có một quyển nhỏ nhỏ, tên là "Freud đã nói gì?", trong đó có một bài giới thiệu và nhận định của Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, nhưng em không khoái quyển này lắm.... Híc, còn quyển nào, các bác giới thiệu em với, không thì có lẽ em đọc sách về chùa chiền, đi tu vậy... híc... Freud ở VN hiếm quá....
    Quynh Nguyen

    Rồi một ngày mai tôi sẽ đi
    Vì sao, ai nỡ hỏi làm chi!
    Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá,
    Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì

  7. n/a

    n/a Guest

    ...tự nhiên lại thấy bài của mình được đọc nhiều nhất tuần, hoá ra là có Trưởng ban Nhân sự của XXX-XXXX. Hì lại có thêm cao thủ vào chơi cùng rùi...
    ...hơ hơ, bác đừng đi tu vội, bác đừng tưởng tu là dễ nhé, vứt hết mọi thứ mà đi tu á, vội càng quá. Ngày xưa Đức Phật Tổ đã trải qua mọi cái sướng, chức quyền có, vợ con có, của cải có mới tĩnh tâm muh nghĩ cho dân, cho bác và cho em, chứ bác và em đã có mấy cái đấy đâu mà đòi đi tu huh
    ...Em cũng đi kiếm nhưng chả thấy bán, không biết mấy bác học ngành tâm lý có học cái này không nhỉ ? Hồi xưa nhớ rõ là có quyển Tâm Phân Học hẳn hoi bán ở nhà sách Thăng Long, bẵng đi mấy tháng quay lại đã không còn thấy nữa
    ...Nếu mà không có sách đọc thêm, tốt nhất là cố mà áp dụng để hiểu thêm bác à. Em thì đang cố nhưng lực bất tòng tâm, không có ai hợp tác cả...
    ...Tiện đây em chép mấy đoạn vụn vặt trong quyển Văn Hoá Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm (Trần Quốc Vượng) cho các bác đọc chơi nhé (tất nhiên là không được như nguyên bản đâu...)
    Cái thú ăn chơi của các bác nhà ta xưa nay cũng đa đạng lắm. Chỉ nói riêng về ăn, đã có ăn cỗ, ăn cưới, ăn đám ma và đặc sắc nhưng cũng có thể là "quái dị" đối với một số người thời nay là "ăn nằm". Hội làng La trước kia có đêm 'rã La", trong đêm này tất cả mọi người tắt đèn và thoài mái lao vô <- em không được tham dự đâu . Trước tất cả những nền Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo thấm vào văn hoá, đã có một nghi lễ phồn thực của văn hoá nông nghiệp sơ kỳ mà còn để lại nhiều vết tích tới ngày nay. Văn hoá phồn thực thờ Linga(*********) và Ioni(Âm vật) với mục đích kích thích cho vạn vật sinh sôi nảy nở.
    Chắc đã nhiều bác vào Đà Nẵng và có tới thăm bảo tàng Chăm rùi đúng không ạ. Em cũng đã vào đó (hì, mất cả buổi sáng để sờ, , người ta bảo sờ thiêng lắm mà ), tận mắt chứng kiến các hình tượng phồn thực của thần Shiva và con cháu của thần. Nhưng chắc là các bác sẽ ngạc nhiên khi cái mà ngày nay được giải thích là cái roi ngựa trong hội Dóng, làng Phù Đổng, thực chất là hình tượng phóng to của chiếc đũa tre cắm trên bát cơm đặt trên quan tài người chết, nó chính là biểu tượng của Linga.
    Cũng chính nhờ Hội Dóng mà GS Trần Quốc Vượng đã tìm hiểu được Tâm thức dân gian dân tộc, tìm hiểu tới những điều mà ông cha ta trước đây bận tâm tới hàng ngày : làm ăn-đánh giặc-giao phối-vui chơi.
    Ông cha ta xưa kia cũng đã không ngại ngần lắm trong chuyện gọi tên con trai con gái theo "cái giống" mà bây giờ hay gọi là "thằng cu", "cái đĩ" hoặc ở Thanh Hoá là "anh cò, chị cò" nếu đôi này sinh được con trai đầu lòng và "anh hĩm, chị hĩm" nếu đôi này sinh được con gái đầu lòng.
    Hì, chỗ này xin lỗi trước nếu các bác nào chê em thô tục nhé, em CC sang bác nông dân để hiểu thêm cái Tholobiology của bác ý.
    Cái tứ khoái ngày xưa của dân gian ta nó đời thường lắm, nó tự nhiên lắm các bác ạ. Ăn-Ngủ-Đụ-Ị . Cái tứ khoái này cũng đã và sẽ được văn hoá tuỳ theo bản sắc cộng đồng và cách nhìn nhận của mỗi chúng ta hay phản văn hoá (ăn uống bê tha, ngủ đêm ngủ ngày, mãi dâm, các bác cứ xẹt xẹt lung tung ra đường, thậm chí cả các bác có giáo dục sau khi là xẹt xẹt ra đường...) Vì vậy em nghĩ, ******** hiểu theo nghĩa hẹp trước đã được cha ông ta nhìn nhận với quan niệm đúng đắn và thoáng hơn bây giờ rất nhiều.

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  8. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Cái nhà bác Trizzero này hay nhỉ...lôi cả chuyện ******** của các cụ nhà mình ra bàn nữa hả...
    Bác cho thêm thông tin về Freud đi rùi mình nói chuyện tiếp...hình như đối tượng nghiên cứu của Freud chỉ là những bệnh nhân Tâm Thần thôi phải không nhỉ ?

    CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM ​
  9. n/a

    n/a Guest

    Hị hị, chả là em mới ngẫm ra là mình là người VN mà chẳng hiểu tý rề về người VN thì không được . Với cả bác thấy nó cũng hay hay đấy chứ ạ ???
    Chính xác là Phân tâm học là một môn khoa học dùng phương pháp phân tích tâm lý để chữa bệnh. Nói là nó chữa bệnh cho những người Tâm thần thì đúng rồi, nhưng bác Koi thì em chẳng chắc chứ em thì cũng dễ bị lắm nên cứ phải phòng hơn chữa , mà với cả định nghĩa bệnh Tâm thần thế nào nữa cơ...
    ...bệnh thần kinh có một số bệnh là do rối loạn, những tổn thương các cơ cấu thần kinh hệ( vật chất) gây ra và gọi là bệnh thần kinh theo nghĩa thông thường của nó. Còn một số bệnh thần kinh khác lại không phải do cơ cấu thần kinh hệ gây ra mà là do mặt tâm lý, mặt tinh thần gây ra và được gọi là những chứng bệnh tâm thần...
    Thần Kinh Học chỉ chữa được các bệnh Thần Kinh mang tính di truyền, mà không hẳn là chữa mà dùng các biện pháp làm thuyên giảm có định kỳ (ví dụ thôi miên sau một thời gian lại phải thôi miên lại), không tìm đến cái gốc. Tâm Phân Học thì đi tiếp, tìm hiểu những biến cố tinh thần của người bệnh(vật chất + tinh thần chứ không phải vật chất <> tinh thần).
    ...Giữa bệnh tâm thần do tai nạn gây ra và những bệnh tâm thần tự phát có nhìu điều khác nhau. Nhưng cả hai đều có chung một điểm là tất cả những bệnh nhân đó luôn luôn quay về thời kỳ xảy ra những biến cố trước đó từ gần đến xa xưa và sống với biến cố này (vô thức).
    ...Freud đưa ra danh từ kinh tế để giải nghĩa cho việc bị thương có ý nghĩa kinh tế như sau : " Chúng ta gọi bằng danh từ đó một biến cố chỉ trong thời gian ngắn đem lại cho đời sống tinh thần một số khích động quá nhiều khiến cho ta không thể dùng những phương sách thông thường để gạt bỏ được chúng và hậu quả của tình trạng này là gây ra những rối loạn lâu dài trong việc sử dụng nghị lực của con người."
    Ý này dùng để chữa cho các bác bị một cú Choc (sốc) vào tinh thần, Cú choc này in sâu vào tinh thần và chờ dịp để quay lại oánh các bác.
    Tuy vậy không phải thương tổn nào khi quay lại nó cũng gây ra cú choc này, có thể chỉ làm các bác có vài nỗi buồn nho nhỏ mà thôi. Có khả năng sinh bệnh hay không là còn tuỳ vào nhiều điều khác nữa.
    <hic thôi phải đi học đây...>

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...

    Được sửa chữa bởi - trizzero vào 16/03/2002 11:28
  10. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ như theo Freud thì chú nào cũng có khả năng tiềm tàng là bị dính bệnh Tâm Thần nhỉ bác Trizzero , cái đó thì tớ thấy không cãi được , tâm phục khẩu phục . Do đó Freud mới đưa ra Phân Tâm học để giảm Khả năng dính bệnh xuống . Vậy cách làm ra sao?
    Nói thật tớ vẫn thấy cần mở rộng thêm nội hàm của khái niệm ******** trong Phân Tâm học , để mọi nguời có thể hiểu đúng cái Ham muốn ******** trong lần xuất hiện Ham muốn******** đầu tiên của mình . Khi xem xét đến đoạn này tớ thấy có lối ra cho mặc cảm CEdip bác Trizzero ạ. Vì tớ nghĩ nếu được giáo dục đầy đủđúng đắn thì có thể tránh hay vượt qua cái mặc cảm đó.

    CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM ​
    Được sửa chữa bởi - koibeto81 vào 16/03/2002 13:08

Chia sẻ trang này