1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Freud...

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi n/a, 21/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi mới có thời gian quay lại suy nghĩ về Phân Tâm Học. Mà Cái vô thức này hay đấy bác Trizzero !!!
    Tớ băn khoăn không hiểu Cuộc sống từ trước là cuộc sống nào? có phải bác muốn đề cập đến Kiếp trước không?

    NO PAIN NO GAIN ​
    Được sửa chữa bởi - koibeto81 vào 06/04/2002 10:29
  2. n/a

    n/a Guest

    Theo những cái mà tớ đã cố hiểu sau khi đọc mấy quyển sách thì Freud chỉ thừa nhận thôi mà không nghiên cứu gì về sự di truyền đó cả. Freud chỉ tập trung nghiên cứu về vô thức do sự tác động của xã hội đem lại, Jung mới là người nghiên cứu về vô thức tập thể.
    Bác nói rằng Vô thức gồm hai phần, có phần sinh lý bản năng, tức là đã có di truyền từ đời này sang đời khác rồi còn rì, ở đây nếu cãi nhau tiếp, e rằng em và bác lại cãi nhau theo kiểu con gà và quả trứng lắm. Em xin được chép một đoạn trong quyển "Jung đã thực sự nói gì".
    John Locke(1632-1704), bác sỹ và nhà triết học, khẳng định rằng tâm trí của đứa trẻ, khi mới sinh, có thể so sánh với một tấm vải thô mà những kinh nghiệm sẽ viết lên. Ngày nay không ai đồng ý với điều này. Quan điểm của Jung chống lại quan điểm của Locke. Ông không thể tin rằng những chi tiết cấu thành nên nhân cách duy nhất của một đứa bé lại chỉ tồn tại khi chúng xuất hiện. "Chúng ta giải thích bằng di truyền những tài năng và năng khiếu qua các thế hệ. Cũng như vậy, sự tái xuất hiện những hành động bản năng phức tạp ở dộng vật không bao giờ bắt nguồn từ cha mẹ chúng, và do đó cũng không thể được dạy bởi cha mẹ chúng. Ý tưởng rằng "bản chất con người" không được di truyền mà tự xuất hiện ở mỗi đứa trẻ thật là không thích hợp như một niềm tin ngây thơ rằng mặt trời mọc buổi sáng khác với mặt trời lặn buổi tối"
    Không , cuộc sống từ trước là cuộc sống mà theo tớ hiểu là trước khi hữu thức bị dồn nén thành vô thức. Đây chỉ là những điều mà Freud nghĩ, chúng ta có quyền hoàn toàn hoài nghi những điều đó như bác nghĩ thôi.

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  3. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Hihi...nếu đi sâu vào vấn đề này thì tớ nghĩ còn phức tạp hơn nhiều so với chuyện Con Gà và Quả Trứng .Chuyện Con Gà và Quả Trứng còn có thể giải quyết được theo quan điểm của các nhà Tiến Hoá, chứ vấn đề các Hiện Tượng Vô Thức được di truyền NTN, có vẻ như KH bây giờ bó tay...Có lẽ mình cứ tạm công nhận nó như một giả thuyết để tiến tiếp nhỉ.
    Như vậy thì trong truyện này không có Kiếp Trước hay Cuộc Sống Trước đây...mà phải tạm giải thích là do Di Truyền vậy thôi.
    Làm phiền bác Post tiếp lên mình lại bàn tiếp, nếu bác bận thì cứ để thư thư thôi bác ạ, tớ thấy cần thời gian để nghiền ngẫm thêm....Tớ với bác còn trao đổi với nhau dài dài mà.
    Kính bác vài chung nhé

    NO PAIN NO GAIN ​
  4. n/a

    n/a Guest

    Hic, bận thật nhưng mà tệ một nỗi là không biết mình phải làm cái rì nữa đây cơ chứ...
    Tiếp theo những hành vi kể trên, Freud trọng tâm nghiên cứu về giấc mơ. Giấc mơ là một vấn đề chẳng rõ ràng tẹo nào, em và các bác có mơ cũng chẳng biết đường kể xem mơ như thế nào/ kể không đầy đủ. Freud nghiên cứu giấc mơ với mục đích chính không phải là để làm gì mà là để chữa bệnh. "...chúng ta muốn khảo sát giấc mơ là chỉ cốt để sửa soạn trong việc chữa chạy bệnh thần kinh."
    Vậy thì giấc mơ là cái rì ? Là một trạng thái trung gian giữa thức và ngủ. Vậy thì ngủ là gì ? Xét về mặt tâm lý thì ngủ chẳng qua chỉ là không thèm để ý gì đến đời sống xung quanh. Do vậy, giấc mơ rõ ràng không thuộc giấc ngủ và giấc ngủ ngon là giấc ngủ mà không có mơ. Do vậy, Freud quan niệm giấc mơ xuất hiện trong giấc ngủ chính là biểu hiện của những gì còn sót lại trong ngày, trong đời sống bên ngoài vào lúc không ngủ.
    Vậy tại sao người ta đã nghỉ ngơi, không quan tâm đến bất cứ điều gì(ngủ) thì cái còn sót lại (giấc mơ) nó lại cứ cựa quậy -> Chỉ ra những đặc tính chung nhất của giấc mơ.

    là hoạt động tinh thần vô cùng phong phú với nhiều hình thức đa dạng có khả năng diễn tả những gì xẩy ra trong khi thức nhưng không hoàn toàn giống nhau
    là một hiện tượng mơ hồ không rõ ràng

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    ôi giời ơi, lại lan sang cả Giấc mơ rùi !! CaChep nhảy vào đây mới được !
    Trizzero ơi, đề nghị đồng chí Phân Tâm vào mấy vấn đề sau:
    1. Khi nhìn đến đâu chúng ta cũng nên biết nó nằm trong bức tranh tổng thể như thế nào ? Như thế việc đi sâu vào không phí sức. Nói đến Phân tâm học cần có thêm góc nhìn rộng hơn như sau:
    - Freud đưa ra Phân tâm học trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì ? Giới hạn giải thích của Phân tâm học là đâu ?
    - Thế giới quan hay quan điểm triết học của Freud về thế giới, con người xã hội là gì ?
    - Trong các học thuyết, phương pháp tiếp cận nghiên cứu Tâm lý học (tìm hiểu mô hình, quy luật của hệ thống là con người, giải thích các hành vi của hệ thống này) thì Phân tâm học có vị trí như thế nào ?
    2. ông Genrich Saulovich Altshuller ngoài TRIZ còn 1 vài lý thuyết còn chưa kết thúc về Trí tuệ tổng hợp, lý thuyết viết truyện cổ tích/chuyện viễn tưởng... Cũng có những góc nhìn hay về mơ ước đấy.
    Nếu cậu có thời gian thì nhìn sang bức tranh đó sáng sủa hơn cái Phân tâm của Freud, ít ra là nó sáng sủa đối với đôi mắt của người làm công nghệ. Nó không ham hố, thiên nhiều về ********, bệnh lý quá ! Lời khuyên của mình đấy vì mình cũng đã đọc vài tác phẩm về Freud rồi mà !
    3. à, mà liệu việc ai đó có biểu hiện là cùng lúc quan tâm đến lập trình Windows & Linux thì có phải là biểu hiện của Ham muốn Libido không, thưa nhà Phân tâm học tài năng ???
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
    Được sửa chữa bởi - CaChep vào 11/04/2002 13:21
  6. n/a

    n/a Guest

    Hì, đã có những câu trả nhời chí lí của Trizzero rùi. Ái chà ghê quá đi. Mình cũng nghĩ như thế đấy. Xin phép trình bày về tiểu sử người sáng lập ra Phân tâm học phục vụ cho câu hỏi 1-a.
    Về Freud Signumd (1856-1939) nhà tâm lý học Áo gốc Do thái. Ông học y học và đạt học vị tiến sĩ y năm 1881.
    Năm 1882-1885, ông làm việc tại Viện Y đa khoa Viên, nghiên cứu sâu về giải phẫu não và bệnh lý học tâm thần.
    Năm 1885, ông sang Pari để nghiên cứu về nguyên nhân tâm lý của bệnh nhân tâm thần.
    Năm 1886, ông về Viên và cùng bác sĩ chữa bệnh tâm thần nổi tiếng J. Breur hợp tác cùng chữa bệnh bằng phương pháp thôi miên. Ông đã tổng kết kết quả theo dõi nguyên nhân, đặc điểm, triệu chứng của các người bệnh bằng công trình Nghiên cứu người bệnh (1895).
    Thời điểm ông cho ra đời thuyết phân tâm học là từ khi ông từ bỏ phương pháp chữa bệnh bằng thôi miên để tìm một phương pháp trong theo dõi và điều trị "các tổn thương về cảm xúc". Cuối cùng Freud đã tìm được chúng trong giấc mơ, liên tưởng tự do, các triệu chứng bệnh lý lớn nhỏ. Hạt nhân của Phâm tâm học như một xu hướng tâm lý học mới là thuyết về vô thức.
    Thuyết Phân tâm học phát triển theo 3 giai đoạn chính:
    - Giai đoạn hình thành (1897-1905): Về cơ bản sử dụng phương pháp chữa bệnh tâm thần với những thử nghiệm riêng lẻ. Các công trình của Freud công bố trong thời gian đó là: Lý giải về giấc mơ (1900), Tâm lý bệnh học của cuộc sống thường ngày (1901), Phân tích bệnh tâm thần (1905), Ba khái luận về học thuyết tính dục (1905)
    - Giai đoạn hai (1905-1918): Học thuyết phát triển thành thuyết tâm lý học về nhân cách và sự phát triển nhân cách. Các công trình của ông trong giai đoạn này là: Phân tích sự phát triển của trẻ 5 tuổi (1909), Lêonadvanxi (1910), Totem và Tabu (1913), Hai nguyên tắc hoạt động tâm lý (1911)
    - Giai đoạn ba (1919- ): Freud đã biến những luận điểm của mình thành những tư tưởng triết học. Freud đã viết 2 cuốn: Những nguyên tắc của sự thoả mãn (1920) và Cái tôi và Cái nó (1923)
    Năm 1938, khi Nazis sát nhập Áo, Freud chạy trốn sang Anh về chết vì ung thư năm 1939.
    Được sửa chữa bởi - CaChep vào 11/04/2002 20:19
  7. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Haha...bây giờ thì bác Cachep lại bắt đầu nhảy vào lãnh vực Phân Tâm...quá tốt, được xem hai cao thủ đàm đạo với nhau về Phân tâm học thì còn gì bằng.
    Kính hai bác mấy chung

    NO PAIN NO GAIN ​
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Các cao thủ ơi, gọi là Phân tâm hay Tâm phân mới đúng hở các bác.
    Tớ thấy Phạm Minh Lăng dịch là Tâm phân học

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  9. n/a

    n/a Guest

    các bác xá cho em chứ em toàn chép sách thui, đồng chí Phạm Minh Lăng mới được gọi là cao thủ, chứ em thấp lắm, lùn một mẩu ý mà....
    Bản chất là phân tích tâm lý, nên em cũng chẳng biết Phân cái tâm hay dùng tâm để phân nữa

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  10. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Vài dòng về học thuyết Freud
    Trung tâm của học thuyết này là luận điểm Triết học về "cuộc chiến" vô tận giữa những thế lực tâm lý vô thức tiềm ẩn (chủ yếu là nhu cầu tính dục - Libido), với một bên là tính nhất thiết phải tồn tại trong môi trường xã hội mà bản chất là thù địch với mỗi cá nhân. Những cấm kỵ từ phía xã hội (tạo thành cơ quan kiểm duyệt của ý thức) đè nén các tinh lực ham muốn vô thức, gây ra những tổn thương về tâm hồn.
    Tinh lực đó tự giải toả bằng nhiều cách khác nhau: dưới hình thức các triệu chứng tâm thần, giấc mơ, hành động nhầm lẫn, quên những điều khó chịu...
    Mô hình nhân cách con người được chia thành 3 thành phần ứng với 3 cấp ý thức là vô thức, hữu thức, tiềm thức: cái nó, cái tôi, cái siêu tôi.
    1. Cái nó là nơi tập trung những khả năng mù quáng (hoặc tính dục, hoặc tính xâm kích) luôn muốn thoả mãn lập tức, không đếm xỉa đến mối quan hệ của chủ thể và thực tế bên ngoài.
    2. Cái tôi có nhiệm vụ thích nghi với hoàn cảnh bên ngoài, điều chỉnh các hành động theo nguyên lý tự vệ.
    3. Cái siêu tôi bao gồm các chuẩn mực đạo đức, các điều cấm kị do cá nhân lĩnh hội được chủ yếu bằng con đường vô thức trong môi trường xã hội, trước hết từ cha mẹ. Cái siêu tôi hiện diện dưới dạng lương tâm, có khả năng khống chế các trạng thái sợ hãi và sám hối.
    Do những đòi hỏi thoả mãn của cái nó, do cái siêu tôi và thực tế bên ngoài không phù hợp với nhau nên cá nhân luôn ở trong tình trạng tự mâu thuẫn. Điều đó tạo ra những căng thẳng ghê gớm khiến cá nhân phải kêu gọi sự bảo vệ của các cơ chế tự bảo vệ: dồn nén, hợp lý hoá, thăng hoa, thoái bộ...
    Freud cho rằng tuổi thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các đặc điểm nhân cách cho về sau. Những liệu pháp tâm lý là tìm ra những trạng thái tổn thương giúp cho cá nhân thoát khỏi chúng bằng cách tự gột rửa, tự nhận thức những ham muốn bị loại trừm thấu hiểu các triệu chứng tâm thần.
    Để đạt được điều đó, người ta sử dụng các phương pháp như "liên tưởng tự do", thôi miên và phân tích các giấc mơ...
    Thuyết phân tâm đã đóng góp quan trọng cho ngành tâm lý học và khoa học nhân văn. Đó là vai trò của động vô thức, yếu tố tính dục, ảnh hưởng của các tổn thương thời thơ ấu, bản chất vô cùng phức tạp và đầy mâu thuẫn trong đời sống tâm lý con người...
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc

Chia sẻ trang này