1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Freud...

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi n/a, 21/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SherkVN

    SherkVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Thuc te o VN moi bat dau co sach ve Phan tam
    Va thuc te chang chuyen gia ve phan tam hoc (nhung nguoi biet va hieu chi la tu hoc, va chuyen nghanh khac chu khong chuyen ve phan tam)
    Vi vay, chung ta chi co tim hieu de hieu ro hon ve no.
    Minh rat kham phuc Trizzero tuoi con tre nhung tai cao, tinh than ham hoc hoi (dam dau vao mot linh vuc rat cu chuoi, hic hic)
    Nguoi rung
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Phân tâm học đóng góp cho Tâm lý học một mô hình hoàn chỉnh về tâm lý người. Tâm lý được hiểu như một trạng thái trong 3 cấp độ:
    1. Cái nó hay cái vô thức được quan niệm là cái kế thừa cấu tạo con người ở lớp sâu trong những chiều sâu của nó những hoạt động tinh thần còn ẩn dấu đang làm nhớ lại những con quái vật cũ và thể hiện những ham muốn theo bản năng con người.
    2. Cái tôi hữu thức ở vị trí trung gian giữa Cái nó và thế giới bên ngoài, một cấp độ hỗ trợ thêm cho ảnh hưởng của thế giới bên ngoài đến hoạt động vô thức của cá nhân.
    3. Cái siêu tôi - cấp độ tượng trưng cho mệnh lệnh của cái cần phải thực hiện và cho cái cấm kị của đặc trưng văn hoá-xã hội.
    Cái tôi luôn cố gắng bắt cái nó phụ thuộc vào mình. Nếu không làm được như vậy thì Cái tôi lại phụ thuộc vào cái nó, khi chỉ tạo ra được vẻ bề ngoài cho tính vượt trội của mình trước Cái nó.
    Cái siêu tôi cũng có thể thống trị cái tôi khi đóng vai trò lương tri hay cảm giác vô ý thức về tội lỗi. Rút cục, Cái tôi bị giam hãm trong vòng xiềng xích của những mâu thuẫn đa dạng, trở nên "bất hạnh", bị đe doạ từ 3 phía: thế giới bên ngoài, những khát vọng của Cái nó và sự nghiêm khắc của Cái siêu tôi.
    Học thuyết về "Cái tôi bất hạnh" nhằm chống lại những ảo tưởng tôn giáo và thế tục về con người với tư cách là thực thể phi mâu thuẫn nội tại. Theo Freud, suốt chiều dài lịch sử phát triển tư tưởng khoa học, tính tự phụ của con người đã phải hứng chịu những cú đòn mạnh mẽ. Cú đòn Vũ trụ học của Copecnich giáng xuống đập tan những quan niệm của con người coi Trái đất là trung tâm vũ trụ... rồi cú đòn Thuyết tiến hoá của Darwin... nhưng Phân tâm học là cú đòn sinh ra từ học thuyết về "Cái tôi bất hạnh", cái tôi không hoàn toàn làm chủ cái ngôi nhà của mình.
    Theo Phân tâm học, đời sống tinh thần của con người luôn bị chấn động bởi những xung đột !!!
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Để giải quyết các xung đột này con người dùng những cơ chế bảo vệ cho phép chúng ta thích nghi với thế giới bên ngoài. Chúng ta phải tuân thủ 2 nguyên tắc.
    1. Nguyên tắc khoái cảm
    chương trình hoạt động của những quá trình tâm lý, vốn có trong mỗi cá nhân, trong khuôn khổ của nó những ham muốn vô ý thức tự hướng theo chiều tiếp nhận khoái cảm lớn nhất.
    2. Nguyên tắc thực tại
    nguyên tắc điều chỉnh tiến trình diễn tiến của những quá trình tâm lý cho phù hợp với những yêu cầu của những người xung quanh, đưa các đinh hướng góp phần tránh khỏi những chấn động gắn liền với việc không thể đáp ứng những ham muốn một cách trực tiếp và ngay lập tức.
    Tuy nhiên, những cơ chế có hiệu quả đối với ythực tại bên ngoài, song không phải bao giờ cũng thuận lợi cho việc giải quyết những xung đột sâu xa, đã bị quy định bởi thực tại tâm lý.
    Trong trường hợp tốt nhât cũng chỉ diễn ra việc đẩy những cao hứng ham muốn không thể chấp nhận được về mặt xã hội vào lĩnh vực cái vô thức. Khi đó chỉ tạo ra được cái vẻ bề ngoài cho việc giải quyết những xung đột tâm lý nội tại, bởi những ham muốn của con người một khi đã bị đẩy vào cái vô thức bất cứ lúc nào cũng có thể thoát ra ngoài, trở thành nguyên nhân của bi kịch tiếp theo.
    Giải quyết những xung đột bên trong chỉ có thể đạt được bằng con đường làm chủ có ý thức những ham muốn, đáp ứng trực tiếp chúng hay là bằng sự thăng hoa.
    Phân tâm học đã được dùng để trợ giúp những ai cần chuyển cái vô thức thành ý thức. Cái được dùng làm phương tiện kỹ thuật cho nó là việc vạch rõ và phân tích chất liệu gây đau khổ nhận được trong quá trình giải đoán những "liên tưởng tự do", giải thích các giấc mơ, nghiên cứu những hành động sai lầm (chữ viết nhầm, lời nói lỡ miệng...) và cả "những điều vụn vặt trong cuộc sống" thường ít để ý tới.
    Về lý luận phân tâm học dựa trên sự thừa nhận sự hiện diện ở con người một tri thức nào đó mà bản thân nó không hề biết gì trước khi còn chưa phục hồi được dãy những ký ức về các sự kiện quá khứ hiện thực, một lúc nào đó đã diễn ra trong đời sống của cá nhân riêng biệt hay trong lịch sử phat triển của nhân loại.
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Trong phân tâm học việc nhận thức cái vô thức không phải là cái gì khác ngoài việc nhớ lại, tái hiện lại trong trí nhớ những gì trước đây đã có. Cũng vẫn cái tri thức đã được hiểu theo cách hiểu của phân tâm học thì hoá ra việc tái hiện tri thức - ký ức đã bị đẩy vào cái vô thức do con người không muốn hay không biết nhận biết rằng đằng sau ngôn ngữ biểu tượng của cái vô thức là những mong muốn và ham muốn nội tại của nó, những cái thường được liên tưởng với những sức mạnh ma quái bí ẩn nào đó.
    Phân tâm học giải thích hiện tại bằng cách đưa nó về quá khứ, về thời thơ ấu của con người, dựa trên những định đề cho rằng nguồn gốc sinh ra cái vô thức là một cái gì đó gắn liền với quan hệ nhục dục trong gia đình giữa con cái và cha mẹ. Việc nhận thức cái vô thức ở việc phát hiện ra trong nó tổ hợp bí ẩn - những ham muốn nhục dục ban đầu mà theo phân tâm học toàn bộ hoạt động của con người được kết cấu do tác động của chúng.
    Về phương diện lý luận cũng như thực tế việc giải mã "những dấu vết" của cái vô thức và việc vạch ra ý nghĩa của nó không thể giải quyết dứt khoát vấn đề khả năng hiểu biết và nhận thức được cái tâm lý vô thức, vì việc kiến giải những quan niệm vô thức cho phép có sự giải thích tuỳ tiện và không loại trừ thái độ thiên vị bộc lộ ra trong quá trình nhận thức cái vô thức/
    Phân tâm học không có cao vọng vạch rõ những cơ sở của đạo đức con ngwòi. Việc giải mã ngôn ngữ biểu tượng của cái vô thức, việc giải thích các giấc mơ, phát hiện những triệu chứng phân giải bệnh tật trong thế giới nội tại của cá nhân - tất cả những điều đó đưa tới việc thừa nhận khởi nguyên "độc ác", "xấu xa" trong con người.
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  5. n/a

    n/a Guest

    hơ, độ này em đang bận cheat cái luận văn, bác Cá có time thì cứ hăng hái lên nhé...

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  6. tovanhung

    tovanhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến!
    Đây là một chủ đề hay và rất đáng để chúng ta thảo luận. Điều này càng ý nghĩa hơn khi mà ngành Tâm lý học, nhất là tâm lý lâm sàng ngày càng thiết thực và thu hút được nhiều người quan tâm.
    Cả cuộc đời của S. Freud là một sự vĩ đại. Ԯg tượng trưng cho một phần của nền văn hoá đồ sộ Phương Tây những năm đầu thế kỷ XX. Có thể nói Phân tâm học ra đời đã là sự phát triển và khám phá của riêng Freud cũng như của tri thức nhân loại. Ở đây, tôi chưa bàn về Phân tâm học cùng các bạn vì những lý do sau:
    - Thứ nhất, bạn trizzero, người đưa ra chủ đề này chưa cho chúng ta thấy sự mạch lạc trong cách trình bày và sắp xếp ý tưởng. Thật tình là bạn rất am hiểu về Phân tâm học, nhưng đã là khoa học thì phải trung thực và nghiêm túc. ý tôi là trong khi trích, dịch bạn nên ghi rõ nguồn gốc. Phần nào bạn bình luận, lý giải (của bạn) thì cũng nên chú thích rõ để người xem tiện đường tra cú.
    - Thứ hai, Hiện nay tồn tại hai trường phái Phân tâm học và Phân tâm học mới (mà C. G. Jung là đại biểu). Tuy cùng xuất phát điểm như nhau nhưng hiện tại cả hai trường phái này có nhiều điểm khác nhau mà không muốn nói là trái ngược nhau. Vì vậy, nên xác định chúng ta thảo luận về trường phái nào. Vì cả hai đều là Phân tâm học nên cả khi xác định chủ thể rồi chúng ta cũng nên đề cập đến trường phái kia nhằm làm cho người xem không bị ngộ nhận và chủ đề cũng phong phú hơn lên.
    - Thứ ba, xét đoán về một khoa học, nhất là khoa học bị tranh cãi nhiều như Phân tâm học mà chỉ dựa vào tài liệu 'S. Freud và Tâm phân học' của Phạm Minh Lăng thì e còn phiến diện. Khắc phục điều này không khó. các bạn có thể xem thêm các tài liệu tôi liệt kê dưới đây nếu muốn tìm hiểu về Phân tâm học thật sự:
    + Phân tâm học nhập môn (Nguyễn Xuân Hiến dịch)
    + S. Freud - Nhà phân tâm học thiên tài (Stêphn Wilson)
    + Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo (Lương Văn Kế dịch)
    + Freud đã thật sự nói gì (Đavi Stafford - Clark)
    + Jung đã thật sự nói gì (E. A. Bennet)
    Ngoài ra còn có thêm một số sách khác ít nhiều có đề cập đến Phân tâm học. Tôi nhận định rằng, ở Việt Nam ta, Phân tâm học còn mới mẻ mà tài liệu đa phần là sách dịch, có cuốn dịch rất khó đọc. Tôi hẹn các bạn vào một dịp gần đây để chúng ta cùng trao đổi về những vấn đề xung quanh Phân tâm học. Nó có cái hay và cái chưa hoàn chỉnh như thế nào xin hẹn các bạn bài viết sau.
    Thân ái
  7. n/a

    n/a Guest

    Hì, chào bác tovanhung.
    Bản thân em không thuộc chuyên ngành có dính dáng đến Tâm lý học, do vậy, tất cả những rì em trình bày ở trên, cũng chỉ là trình bầy lại những điều em đã đọc, theo cách hiểu của em, với mong muốn sẽ được trao đổi, học hỏi. Do vậy, sự mạch lạc và cách sắp xếp ý tưởng rõ ràng là không được trôi và không expert cho lắm. Thật tình là em rất không am hiểu về Tâm phân học,, mong bác chỉ giáo.
    Cũng xin được phép nói là tất cả những cái em trình bầy ở trên đều chép trong quyển "Phân tâm học" do bác Phạm Minh Lăng biên soạn và "Jung đã thực sự nói rì", còn hầu như những gì em nghĩ thường là rất ít và thường được nói tới ở cuối mỗi lần em post. Vì vậy, mong bác xá cho em khi không trình bầy được rõ ràng là chép ở đâu(vì thực ra ngay ở trang đầu tiên em đã nói là em chép sách mà ).
    Thực ra nếu bác đọc từ lúc đầu tiên thì em còn viết sai tên của ông Freud cơ , vì lúc đấy em đã biết rì đâu. Cũng mong bác thông cảm là em chưa đi cày cuốc/cày cuốc còn non kém, , nên cũng không có quá nhiều đ/k để sắm sửa.
    Rất mong được tiếp tục đọc bài của bác..., hy vọng là sẽ sáng sủa hơn và giúp em hiểu ra nhiều điều, còn em thì chỉ có thời gian và một chút nhiệt tình thui

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...

    Được sửa chữa bởi - trizzero vào 18/04/2002 18:28
  8. tovanhung

    tovanhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Bạn trizzero thân mến!
    Bạn không nên khiêm tốn như vậy, thực ra tôi nhận thấy bạn rất am hiểu về Phân tâm học đấy chứ. Cái đáng quí là bạn đã khởi xướng lên chủ đề này và còn hết sức nhiệt tình trình bày cho mọi về mặt lý luận của Thuyết Phân tâm học (dù phần lớn là trích từ sách).
    Tôi nói bạn nên chú thích rõ ở đây không chỉ là nói về nguồn tài liệu mà theo tôi, bạn nên ghi cả số trang. Làm được như thế cần nhiều thời gian và công sức nhưng bù lại bài viết lại gọn gàng và mạch lạc. Một lần nữa rất cám ơn bạn quan tâm đến ý kiến của tôi và đã có trả lời tuy hơi khách sáo.
    Chủ đề chúng ta là Freud, vậy tôi xin nói chút ít về Freud nhé. Để hiểu Phân tâm học, theo tôi, chúng ta nên hiểu cuộc đời của Freud trong mối tương quan xã hội đầy biến động lúc bấy giờ. Để rồi sau này, một khi cứu xét đất nước, con người nơi Freud sinh ra lớn lên sẽ giúp chúng ta dễ dàng thông cảm cho những hạn chế của Phân tâm học.
    Bài viết dưới đây của Nguyễn Dương Khư trích trong "Chân dung các nhà tâm lí - giáo dục thế giới thế kỉ XX", NXB. Giáo Dục, 1997 trang 124. Mời các bạn tham khảo, sau đó chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu và trao đổi những vấn đề xung quanh Phân tâm học.
    "Ông là thầy thuốc tâm thần ?" thần kinh Áo, là người sáng lập khoa Phân tâm học. S. Freud (Phrôiđơ) sinh năm 1856 theo học khoa y ở Trường Đại học Viên, thiên về thần kinh học. Đỗ tiến sỹ y học năm 1883, ông thực hiện ở viện sinh lý học và ở phòng thí nghiệm giải phẫu não nhiều công trình nghiên cứu về tuỷ, về nơron, về giải phẫu và về những bệnh thuộc các cơ quan của hệ thần kinh. Năm 1885, ông dạy bệnh lý thần kinh ở Trường Đại học Viên. Cùng năm, được học bỏng sang Pháp học giáo trình của Martin Charcot ở bệnh viện Salpêtriere và sang Đức bổ túc về các bệnh trẻ em ở bệnh viện Adolf Baginski ở Erlin. Trở về Viên, ông được coi là chuyên gia về bệnh thần kinh và thực hành thôi miên.
    Tin chắc rằng những rối loạn chức năng của hệ thần kinh là những bệnh tâm lý không phụ thuộc vào các tổn thương của các cơ quan trong cơ thể, Freud tìm kiếm một phương pháp có khả năng làm cho những kỷ niệm bị chôn vùi sống lại. Sau khi sử dụng lần lượt thôi miên, rồi sự chữa trị bằng câu hỏi, ông đi đến phương pháp những kết hợp tự do và phát biểu qui tắc không loại bớt. Ông nghiên cứu các giấc mơ, những sự quên, những nhầm nhịu... chứng minh và lý giải các cơ chế của chúng. Ông xây dựng các khái niệm: kiểm duyệt, ẩn ức, libido, vô thức, sự chuyển giao... ông nghĩ rằng nguồn gốc của các rối loạn thần kinh là những dục vọng bị bỏ quên trong mối quan hệ với mặc cảm Ơđíp và không hoà hợp được với các dục vọng khác và với đạo đức. Những dục vọng bị ẩn ức đó tiếp tục tồn tại trong vô thức, nhưng chỉ có thể vào ý thức với điều kiện là trở nên biến dạng. Từng bước một, ông xây dựng một phương pháp tâm lý học mới, được biết dưới một cái tên mới: Phân tâm học. Thế là trong khi muốn cải tiến một phương pháp điều trị những bệnh thần kinh, Freud đã đi đến cấu tạo một học thuyết đặt lại vấn đề về những ý tưởng chi phối phần tinh thần tư tưởng tâm hồn của con người.
    Với một sự dũng cảm vô song và một sự kiên trì hiếm có ông theo đuổi công trình của mình không để cho nó bị đánh đổ bởi hận thù, sự khinh khi và những nhạo báng mà các luận thuyết của ông gây nên trong giới y học. Phương pháp của ông là phương pháp của mọi nhà khoa học chân chính: thu thập những sự việc quan sát thấy trên người bệnh, trong môi trường xung quanh và ở bản thân; ông so sánh, xếp loại trở lại với sự việc, kiểm tra các giả thuyết bằng cách bảo đảm dự kiến và thực tế khớp với nhau. Ông không ngần ngại thay đổi quan điểm khi sự việc không còn thích hợp.
    Từ sau 1920, ông mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình, dành tâm sức nhiều hơn cho những vấn đề lớn của các nền văn minh mà ông cũng áp dụng kỹ thuật phân tích như đối với tâm thức con người. Ba tác phẩm cuối cùng của ông chứng tỏ điều đó: Tương lai của một ảo ảnh (1927), Những điều khó chịu trong nền văn minh (1930), Mô-izơ và chủ nghĩa độc thân (1939).
    Không có học thuyết tâm lý học nào gây nhiều tranh cãi và chia rẽ như Phân tâm học của Freud... Nhưng dần dà, các ý tưởng của Freud thâm nhập vào tất cả các khoa học của loài người, gợi ý cho kỹ thuật xạ ảnh với chẩn đoán tâm lý học của Rorschach (1921), trắc nghiệm chủ đề tổng giác của Muray, được sử dụng vào việc khảo sát nhân cách và cung cấp những yếu tố giải nghĩa cho các nhà nhân loại học như Marguerit Mead, Brovislav Malinovski. Phân tâm học của Freud cũng đã vượt quá các lĩnh vực y học, tâm lý học, nhân loại học để được vận dụng vào giáo dục học, văn học, nghệ thuật, thần thoại học và tôn giáo.."
  9. n/a

    n/a Guest

    Không phải em khiêm tốn +khách sáo đâu, em nói thật đấy bác ạ. Từ nay em sẽ sửa chữa(thêm cả số trang), chuyện đó đơn giản ý mà.

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  10. n/a

    n/a Guest

    lâu lắm rùi thấy cái bài của mình nó sắp mốc nên đành phải làm tươi một chút vậy.
    ơ nhưng mà em cũng chả biết nói rì cả, hi` hi`, vì sách vở thì các bác cũng có hết cả rùi, mà bác nào cũng qua đây nói dăm ba câu chuyện rùi lại chạy mất. Hum trước đang nói đến đoạn giấc mơ, hum nọ đi xem sách thấy có cả một quyển phân tích giấc mơ, rùi mấy quyển nữa, chả hiểu có hay không ... mà em thì chả mấy khi mơ/nhớ là mình có mơ nên cũng chả hiểu đúng sai thế nào nữa...

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...

Chia sẻ trang này